Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
1
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh tế đối ngoại luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
mỗi quốc gia. Cùng với đó là chính là nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán cho
các đơn hàng xuất khẩu hay chuyển đổi sang đồng nội tệ từ đơn hàng nhập khẩu ngày
càng trở nên cấp thiết. Kèm theo quá trình này thì nguy cơ rủi ro hối đoái luôn tiềm ẩn
phức tạp. Chính sự biến động của tỷ giá là nguyên nhân gây ra thua lỗ cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trước sự biến động khó lường của tài chính quốc tế. Vì thế, nghiệp
vụ ngoại hối phái sinh ra đời nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro và thua lỗ cho các chủ thể
tham gia vào thị trường tài chính. Năm 2009, tổng giá trị giao dịch phái sinh trên thế giới
đạt hơn 600.000 tỷ USD và liên tục tăng mạnh trong các năm qua. Công cụ phái sinh đã
và đang giúp các doanh nghiệp trên thế giới phòng vệ hiệu quả trước sự biến động không
ngừng của tài chính quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của các công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa
rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp
phòng ngừa rủi ro tỷ giá của công ty ITOCHU (Mỹ) trong hoạt động xuất nhập khẩu”
đề nghiên cứu cho bài tiểu luận này.
Để hoàn thành được bài tiểu luận, ngoài sự nỗ lực của nhóm, chúng em xin chân
thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Thị Thanh Phƣơng – người đã
đóng góp ý kiến, định hướng nghiên cứu cho chúng em nghiên cứu đề tài này.
Đề tài được tập trung nghiên cứu và cố gắng đạt được những mục đích đề ra song
do những hạn chế về mặt kiến thức, tính khả thi và thời gian nghiên cứu nên nhóm
chúng em xin được rút ngắn chỉ nghiên cứu cách phòng vệ bằng hợp đồng kỳ hạn và
hợp đồng quyền chọn của công ty ITOCHU so với 4 cách đã ghi trong đề cương, chúng
em rất mong sự sửa đổi trên được Cô cho phép. Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh
được những sai sót, nhóm chúng em rất mong sự góp ý của Cô qua email
để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô!
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I. SƠ LƢỢC VỀ CT ITOCHU VÀ CÁC ĐỐI TÁC XUẤT NHẬP KHẨU 3
II. PHÒNG VỆ TRONG HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 4
1. Phòng vệ bằng hợp đồng kỳ hạn 5
2. Phòng vệ bằng hợp đồng quyền chọn 6
III. PHÒNG VỆ TRONG HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 12
1. Phòng vệ bằng hợp đồng kỳ hạn 12
2. Phòng vệ bằng hợp đồng quyền chọn 14
IV. NHẬN XÉT 18
1. Đối với hợp đồng xuất khẩu 18
2. Đối với hợp đồng nhập khẩu 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
BÁO CÁO THU HOẠCH 21
1. Phân tích kỹ thuật 21
2. Các loại biểu đồ 21
3. Các mô hình và xu hƣớng 23
4. Sóng Elliott 28
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
3
NỘI DUNG
I. SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TY ITOCHU VÀ CÁC ĐỐI TÁC XUẤT NHẬP
KHẨU
1. Sơ lƣợc về công ty ITOCHU
Tập đoàn ITOCHU thành lập năm 1858 dưới hình thức chuỗi cửa hàng bán lẻ, sau
khi được sáp nhập và mua lại, nó được thành lập lại vào năm 1918 và 1949. Tập đoàn
được xếp hạng 174 trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới do Fotune Global lập
nên. Chi nhánh của tập đoàn ITOCHU tại Mỹ được thành lập năm 1992, với mục đích
đầu tiên là đầu tư bán lẻ những sản phẩm về điện của công ty ITOCHU Nhật Bản, sau mở
rộng đầu tư ra các lĩnh vực khác như máy móc, thiết bị, thực phẩm, điện, than…, trong đó
xuất nhập khẩu các mặt hàng điện tử là một lĩnh vực mũi nhọn.
2. Sơ lƣợc về đối tác xuất khẩu
Đối tác xuất khẩu của công ty ITOCHU (Mỹ) là công ty Ilfordphoto. Ilfordphoto
được thành lập năm 1879, là một công ty của Anh chuyên sản xuất và phân phối vật liệu
nhiếp ảnh nổi tiếng thế giới, với các sản phẩm phim đen trắng, phim màu, máy ảnh v v
Với vị thế lâu năm của mình, Ilfordphoto dần dần chiếm lĩnh thị trường vật liệu nhiếp ảnh
của châu Âu và vươn ra toàn thế giới.
3. Sơ lƣợc về đối tác nhập khẩu
Nikon Corporation được thành lập ngày 25 tháng 7 năm 1917, là một công ty rất
nổi tiếng của Nhật Bản chuyên sản xuất và bán dụng cụ quang học. Tính đến ngày 31-3-
2013 số vốn chủ sở hữu là 65.475 triệu Yên Nhật, doanh thu 1.010.493 triệu yên Nhật.
Nikon nổi tiếng về các mặt hàng kính hiển vi, máy quay phim, máy ảnh kĩ thuật số, máy
scan.vv tất cả đều hoạt động dựa trên sản phẩm thấu kính do chính Nikon sản xuất,
thông qua một quá trình sản xuất khắt khe từ khâu chọn lựa nguyên liệu đến từng khâu
cắt kính. Chính điều này đã làm thương hiệu Nikon trở nên uy tín trên toàn thế giới.
Chính vì vậy, công ty ITOCHU đã chọn Nikon làm đối tác nhập khẩu của công ty.
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
4
II. PHÒNG VỆ TRONG HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
Trích dẫn hợp đồng:
Hợp đồng xuất khẩu từ Mỹ sang Anh của công ty ITOCHU Corp sẽ được thanh
toán 3 lần, 10% giá trị đơn hàng vào ngay lúc giao hàng, 30% được thanh toán sau 2
tháng, 60% còn lại được thanh toán sau 6 tháng. Giao hàng được thực hiện trong tháng 12
năm 2013. Tổng giá trị đơn hàng là £ 625,000.
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
5
Thời điểm thanh toán
Giá trị (GBP)
10/12/2013
62,500
10/02/2014
187,500
10/06/2014
375,000
1. Phòng vệ bằng hợp đồng kỳ hạn
Công ty sẽ nhận được GBP trong tương lai nên để phòng vệ, chiến lược của công
ty là short forward contract GBP. Công ty sẽ short 2 forward contract với thời điểm đáo
hạn lần lượt là vào 10/02 (2 tháng sau) và 10/06 (6 tháng sau). Nếu tỷ giá biến động cùng
chiều với kỳ vọng của công ty thì công ty không những phòng vệ được rủi ro mà còn thu
thêm được khoản thu nhập từ việc chêch lệch tỷ giá.
Bảng tỷ giá giá giao ngay và lãi suất (10/12/2013)
GBP/USD
USD
GBP
Bid
Ask
Borrowing
Lending
Borrowing
Lending
Spot rate
1.6329
1.6333
2M
0.1995
0.2120
0.4935
0.5060
6M
0.3315
0.3440
0.5895
0.6020
Nguồn:
Ta tính tỷ giá kỳ hạn sau 2 tháng và 6 tháng:
F
m
= Bid
1+r(/)
1+r(GBP /Lending )T
F
2
= 1.6329
1+0.1995/
1+0.5060 62/365
= 1.5553
F
6
= 1.6329
1+0.3315 /
1+0.6020 182/365
= 1.4664
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
6
Vì công ty thực hiện bảo hiểm bằng cách short 2 forward contract kỳ hạn 2 tháng
và 6 tháng với tỷ giá lần lượt là F
2
= 1.5553 GBP/USD và F
6
= 1.4664 GBP/USD
nên sau 2 tháng và 6 tháng, công ty chắc chắn sẽ nhận được số tiền là:
Thời gian
10/02/2014
10/06/2014
Số tiền nhận đƣợc từ hợp đồng
xuất khẩu (GBP)
187,500
375,000
Tỷ giá kỳ hạn (GBP/USD)
1.5553
1.4664
Số tiền nhận đƣợc từ hợp đồng
bán kỳ hạn (USD)
291,618.75
549,900
Gọi S
2
và S
6
là tỉ giá giao ngay GBP/USD tại thời điểm 2 tháng và 6 tháng sau, ta có:
Nếu S
2
>1.5553: Hợp đồng kỳ hạn có lãi, hay nói cách khác, trong trường hợp này
công ty nên thực hiện bảo hiểm kì hạn cho kì hạn 2 tháng.
Nếu S
2
= 1.5553: Hợp đồng kỳ hạn hòa vốn, có nghĩa là bảo hiểm hay không bảo
hiểm đều như nhau.
Nếu S
2
< 1.5553: Hợp đồng kỳ hạn bị lỗ, hay nói cách khác trong trường hợp này
công ty không nên thực hiểm bảo hiểm kì hạn 2 tháng cho hợp đồng.
Nếu S
6
> 1.4664: Hợp đồng kỳ hạn có lãi, hay nói cách khác, trong trường hợp
này công ty nên thực hiện bảo hiểm kì hạn cho kì hạn 6 tháng.
Nếu S
6
= 1.4664: Hợp đồng kỳ hạn hòa vốn, có nghĩa là bảo hiểm hay không bảo
hiểm đều như nhau.
Nếu S
2
< 1.4664: Hợp đồng kỳ hạn bị lỗ, hay nói cách khác trong trường hợp này
công ty không nên thực hiểm bảo hiểm kì hạn 6 tháng cho hợp đồng.
2. Phòng vệ bằng hợp đồng quyền chọn
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
7
Công ty ITOCHU Mỹ sẽ nhận được ₤187,500 sau 2 tháng, và sẽ nhận được
₤375,000 sau 6 tháng kể từ ngày giao hàng 10/12/2013. Ngoài cách phòng vệ rủi ro bằng
cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn, công ty còn có thể phòng vệ bằng hợp đồng quyền chọn
bằng cách mua 2 quyền chọn bán trong đó 1 quyền chọn bán có số lượng ₤187,500 thời
hạn 2 tháng và một quyền chọn bán có số lượng ₤375,000 thời hạn 6 tháng với cùng tỷ
giá thực hiện K = S
o
= 1.6329 GBP/USD. Điều ngày có nghĩa là vào ngày đáo hạn của 2
hợp đồng lần lượt là 10/02/2014 và 10/06/2014, công ty có quyền nhưng không có nghĩa
vụ bán số ngoại tệ tương ứng với tỷ giá 1.6329 GBP/USD.
Bây giờ ta sẽ xác định phí quyền chọn của hợp đồng bằng mô hình Black-Scholes.
Giá của quyền chọn bán với các tham biến Black – Scholes là:
= .
. (
2
)
0
.
1
Với
1
=
ln
0
++
2
2
.
;
2
=
ln
0
+
2
2
.
=
1
Trong đó:
N(d) là hàm phân bổ tích lũy của phân phối chuẩn N(0, 1).
T là thời gian còn lại đến kì hạn.
S
0
là giá giao ngay (spot price) của tài sải gốc, ở đây là tỷ giá GBP/USD.
K là giá thực hiện (strike pricce).
r là lãi suất phi rủi ro.
là biến động giá của tài sản gốc, ở đây là biến động tỷ giá GBP/USD.
Trong hợp đồng này, S
o
= K = 1.6329 GBP/USD, r = 2.81%/năm (lãi suất trái
phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm và độ biến động tỷ giá được dự đoán là = 30%/năm.
a) Với hợp đồng quyền chọn bán đáo hạn sau 2 tháng
Ta có: T = 2/12
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
8
1
=
ln
1.6329
1.6329
+
0.0281 +
0.3
2
2
.
2
12
0.3
2
12
= 0.0995
2
=
1
= 0.0995 0.3
2
12
= 0.0230
Tra bảng phân phối chuẩn, ta có N(0.095) = 0.5378; N(0.100) = 0.5398. Sử dụng
phương pháp nội suy, ta có:
N
d
1
= N
0.0995
= 0.5378 +
0.0995 0.095
0.100 0.095
0.5398 0.5378
= 0.5396
N(-d
1
) = 1 – N(d
1
) = 1 – 0.5396 = 0.4604.
Tra bảng phân phối chuẩn, ta có N(0.020) = 0.5080; N(0.025) = 0.5100, sử dụng
phương pháp nội suy, ta có:
N
2
= N
0.0230
= 0.5080 +
0.0230 0.020
0.025 0.020
0.5100 0.5080
= .
Giá của quyền chọn bán:
p = .
.
2
0
.
1
= 1.6329.
0.02812/12
. 0.5092 1.6329.0.4604 =
. (USD)
0
Profit
(GBP/USD)
Spot price
(GBP/USD)
Limited loss
“In the money”
“Out of money”
“At the money”
Strike price
Unlimited profit
“Break – even price”
-0.076
1.5569
1.6329
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
9
Vào thời điểm đáo hạn 10/02/2014, có 3 trường hợp có thể xảy ra:
TH1: S
T
< 1.5569
Profit = (1.6329 – S
T
) – 0.076 > 0. Tại thời điểm đáo hạn, S
T
thấp hơn so với giá
thực hiện, nên công ty sẽ thực hiện quyền chọn với mức tỷ giá đã được ấn định trước
1.6329. Tổng số USD mà công ty nhận được từ hợp đồng xuất khẩu khi đó sẽ là:
(1.6329 – 0.076)*187,500 = 291,918.75 (USD)
TH2: 1.5569 ≤ S
T
< 1.6329
Profit = (1.6329 – S
T
) – 0.076 ≤ 0 Không bù đắp được phí quyền chọn nhưng
công ty vẫn thực hiện quyền chọn bán. Bởi nếu không thực hiện thì công ty sẽ vẫn phải
chịu phí 0.076 USD/1GBP mà không thu được một đồng lãi nào. Trong trường hợp S
T
=
1.5569 thì công ty hòa vốn, tức là không lãi hay lỗ một đồng nào. Tổng số USD mà công
ty nhận được từ hợp đồng xuất khẩu khi đó vẫn sẽ là:
(1.6329 – 0.076)*187,500 = 291,918.75 (USD)
TH3: S
T
1.6329
Công ty sẽ không thực hiện quyền chọn bởi nếu thực hiện quyền chọn, công ty chỉ
bán 187,500 GBP ở mức giá 1.6329 USD/1GBP trong khi nếu đem bán số GBP này trên
thị trường sẽ được mức giá cao hơn là S
T
. Tổng lỗ của công ty khi đó sẽ là 0.076*187,500
= 14,250 USD và tổng số USD mà công ty nhận được từ hợp đồng xuất khẩu sẽ là (S
T
–
0.076)*187,500 USD.
Vậy khi bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn, công ty đã cố định số
tiền nhỏ nhất mà công ty nhận được từ hợp đồng xuất khẩu sẽ là 219,918.75 USD và tổng
lỗ lớn nhất là 14,250 USD bất chấp tỷ giá giao ngay GBP/USD vào thời điểm đáo hạn 2
tháng sau có biến động như thế nào đi chăng nữa.
b) Với hợp đồng quyền chọn đáo hạn sau 6 tháng
Ta có: T=6/12=0.5
1
=
ln
1.6329
1.6329
+
0.0281 +
0.3
2
2
. 0.5
0.3
0.5
= 0.1723
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
10
2
=
1
= 0.1723 0.3
0.5 = 0.0398
Tra bảng phân phối chuẩn, ta có N(0.170) = 0.5675; N(0.175) = 0.5695. Sử dụng phương
pháp nội suy, ta có:
N
d
1
= N
0.1723
= 0.5675 +
0.1723 0.17
0.175 0.17
0.5695 0.5675
= 0.5684
N(-d
1
) = 1 – N(d
1
) = 1 – 0.5684 = 0.4316
Tra bảng phân phối chuẩn, ta có N(0.035) = 0.5140; N(0.040) = 0.5160. Sử dụng
phương pháp nội suy, ta có:
N
d
2
= N
0.0398
= 0.5140 +
0.0398 0.035
0.040 0.035
0.5160 0.5140
= .
Giá của quyền chọn bán:
p = K. e
rT
. N
2
S
0
. N
1
= 1.6329.
0.02816/12
. 0.5159 1.6329.0.4316
= .
Vào thời điểm đáo hạn 10/06/2014, có 3 trường hợp có thể xảy ra:
0
Profit
(GBP/USD)
Spot price
Limited loss
“In the money”
“Out the money”
“At the money”
Strike price
Unlimited profit
“Break – even price”
-0.126
1.5069
1.6329
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
11
TH1: S
T
< 1.5069
Profit = (1.6329 – S
T
) – 0.126 > 0. Tại thời điểm đáo hạn, S
T
thấp hơn so với giá
thực hiện, nên công ty sẽ thực hiện quyền chọn với mức tỷ giá đã được ấn định trước
1.6329. Tổng số USD mà công ty nhận được từ hợp đồng xuất khẩu khi đó sẽ là:
(1.6329 – 0.126)*375,000 = 565,087.5 (USD)
TH2: 1.5069 ≤ S
T
< 1.6329
Profit = (1.6329 – S
T
) – 0.126 ≤ 0 Không bù đắp được phí quyền chọn nhưng
công ty vẫn thực hiện quyền chọn bán. Bởi nếu không thực hiện thì công ty sẽ vẫn phải
chịu phí 0.126 USD/1GBP mà không thu được một đồng lãi nào. Trong trường hợp S
T
=
1.5069 thì công ty hòa vốn, tức là không lãi hay lỗ một đồng nào. Tổng số USD mà công
ty nhận được từ hợp đồng xuất khẩu khi đó vẫn sẽ là:
(1.6329 – 0.126)*375,000 = 565,087.5 (USD)
TH3: S
T
1.6329
Công ty sẽ không thực hiện quyền chọn bởi nếu thực hiện quyền chọn, công ty chỉ
bán 375,500 GBP ở mức giá 1.6329 USD/1GBP trong khi nếu đem bán số GBP này trên
thị trường sẽ được mức giá cao hơn là S
T
. Tổng lỗ của công ty khi đó sẽ là 0.126*375,000
= 47,250 USD và tổng số USD mà công ty nhận được từ hợp đồng xuất khẩu sẽ là (S
T
–
0.126)*375,000 USD.
Vậy khi bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn, công ty đã cố định số
tiền nhỏ nhất mà công ty nhận được từ hợp đồng xuất khẩu sẽ là 565,087.5 USD và tổng
lỗ lớn nhất là 47,250 USD bất chấp tỷ giá giao ngay GBP/USD vào thời điểm đáo hạn 6
tháng sau có biến động như thế nào đi chăng nữa.
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
12
III. PHÒNG VỆ TRONG HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
Trích dẫn hợp đồng:
Hợp đồng nhập khẩu từ Nhật của công ty Mỹ ITOCHU Corp thanh toán 100% sau
3 tháng kể từ ngày giao hàng. Giao hàng được thực hiện trong tháng 12 năm 2013. Tổng
giá trị đơn hàng là ¥ 87,500,000.
1. Phòng vệ bằng hợp đồng kỳ hạn
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
13
Công ty sẽ phải trả cho hợp đồng nhập khẩu bằng đồng JPY nên để phòng vệ,
chiến lược của công ty là long forward contract với trị giá ¥ 87,500,000 có ngày đáo hạn
là 10/03/2014 (3 tháng sau). Nếu chiến lược phòng vệ hiệu quả thì công ty sẽ tránh được
tổn thất về rủi ro tỷ giá.
Bảng tỷ giá giao ngay và lãi suất (10/12/2013)
USD/JPY
USD
JPY
Bid
Ask
Borrowing
Lending
Borrowing
Lending
Spot rate
103.04
103.07
3M
0.2295
0.2420
0.1432
0.1450
Nguồn:
Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng là:
+ F
m
= Bid
1+r(/)
1+r(USD /Lending )T
= 103.04
1+0.1432 90/360
1+0.2420 90/360
= 100.64
+ F
b
= Ask
1+r(/)
1+r(USD /Borrowing )T
= 103.07
1+0.1450 90/360
1+0.229590/360
= 101.01
Vì công ty thực hiện bảo hiểm bằng cách long forward contract kỳ hạn 3 tháng với
tỷ giá F
b
= 101.01 USD/JPY hay 0.99 US cent/JPY nên sau 3 tháng, công ty chắc
chắn sẽ nhận được ¥87,500,000 với chi phí là 87,500,000*0.99/100 = 866,250 USD.
Điều này có nghĩa là giá trị của hợp đồng nhập khẩu tính bằng USD là 866,250 USD
bất chấp tỷ giá giao ngay 3 tháng sau là bao nhiêu.
Gọi S
T
là tỷ giá giao ngay sau 3 tháng, có thể có 3 trường hợp xảy ra:
+ S
T
< 0.99: Hợp đồng kỳ hạn bị lỗ vì đáng nhẽ công ty có thể mua ¥87,500,000 với
tỷ giá giao ngay S
T
trên thị trường nhưng vì ký kết hợp đồng kỳ hạn nên công ty phải
mua ¥87,500,000 với tỷ giá F
b
= 0.99 US cent/JPY cao hơn S
T
. Tổng lỗ trong trường
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
14
hợp này của công ty là (0.99 – S
T
)*87,500,000/100. Vậy trong trường hợp này không
nên thực hiện bảo hiểm.
+ S
T
= 0.99: Hợp đồng kỳ hạn hòa vốn, có nghĩa là bảo hiểm hay không bảo hiểm
đều như nhau.
+ S
T
> 0.99: Hợp đồng kỳ hạn có lãi vì công ty có thể mua ¥87,500,000 với tỷ giá
0.99 cent/JPY trong khi tỷ giá giao ngay trên thị trường khi đó là S
T
cao hơn 0.99.
Tổng lãi trong trường hợp này là (S
T
– 0.99)*87,500,000/100. Vậy trong trường hợp
này nên thực hiện bảo hiểm.
Như vậy, nếu công ty dự đoán tỷ giá giao ngay vào thời điểm thanh toán lớn hơn
tỷ giá kỳ hạn, công ty nên thực hiện bảo hiểm. Ngược lại, nếu tỷ giá giao ngay vào thời
điểm thanh toán được đự đoán là sẽ nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn, công ty không nên thực hiện
bảo hiểm. Tuy nhiên, do công ty không thể dự đoán chính xác tỷ giá vào thời điểm đáo
hạn nên thiệt hại trên hợp đồng kỳ hạn được xem là chi phí bảo hiểm của doanh nghiệp.
2. Phòng vệ bằng hợp đồng quyền chọn
Vì 3 tháng sau (10/03/2014) công ty cần có ¥87,500,000 để thanh toán cho công ty
Nhật nên chiến lược phòng vệ bằng hợp đồng quyền chọn của công ty ITOCHU sẽ là
long call (mua quyền chọn mua) với số lượng ¥87,500,000 với tỷ giá thực hiện K = So =
103.07 USD/JPY hay 0.97 US cent/JPY. Điều ngày có nghĩa là vào ngày đáo hạn của hợp
đồng 10/03/2014 công ty có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua ¥87,500,000 với tỷ giá
0.97 US cent/JPY.
Bây giờ ta sẽ xác định phí quyền chọn của hợp đồng bằng mô hình Black-Scholes.
Giá của quyền chọn mua với các tham biến Black – Scholes là:
= .
1
.
. (2)
Với 1 =
ln
++
2
2
.
; 2 =
ln
+
2
2
.
= 1
Trong đó:
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
15
N(d) là hàm phân bổ tích lũy của phân phối chuẩn N(0, 1).
T là thời gian còn lại đến kì hạn.
S
o
là giá giao ngay (spot price) của tài sải gốc, ở đây là tỷ giá JPY/USD.
K là giá thực hiện (strike pricce).
r là lãi suất phi rủi ro.
là biến động giá của tài sản gốc, ở đây là biến động tỷ giá JPY/USD.
Trong hợp đồng này, S
o
= K = 0.97 US cent/JPY, T = 3/12 = 0.25, r = 2.81%/năm
(lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm) và độ biến động tỷ giá được dự đoán là =
30%/năm.
Ta có:
1 =
ln
103.07
103.07
+
0.0281 +
0.3
2
2
. 0.25
0.30.25
= 0.1218
2 = 1
= 0.1218 0.3
0.25 = 0.0282
Tra bảng phân phối chuẩn, ta có N(0.120) = 0.5478; N(0.125) = 0.5497. Sử dụng
phương pháp nội suy, ta có:
N
d1
= N
0.1218
= 0.5478 +
0.1218 0.120
0.125 0.120
0.5497 0.5478
= 0.5485
Tra bảng phân phối chuẩn, ta có N(0.025) = 0.5100; N(0.03) = 0.5120, sử dụng
phương pháp nội suy, ta có:
N
0.0282
= 0.5100 +
0.0282 0.025
0.03 0.025
0.5120 0.5100
= 0.5113
N(d
2
) = N(-0.0282) = 1 – N(0.0282) = 1 – 0.5113 = 0.4887
Giá của quyền chọn mua:
c = So. N
d1
K. e
rT
. N
d2
= 0.97 0.5485 0.97 e
0.02810.25
0.4887 =
. (US cent)
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
16
Vào thời điểm đáo hạn 10/03/2014, có 3 trường hợp có thể xảy ra:
TH1: S
T
≤ 0.97
Công ty lựa chọn không thực hiện hợp đồng quyền chọn mua bởi vì khi tỷ giá
giảm, JPY tăng so với USD. Để thu được 87,500,000 JPY thì công ty phải bỏ ra nhiều
USD hơn để mua so với viêc mua ở tỷ giá giao ngay. Vì vậy công ty sẽ mua JPY giao
ngay trên thị trường với tỷ giá S
T
. Công ty chỉ mất phí quyền chọn là 0.06 US cent/JPY
nên tổng lỗ = 0.06*87,500,000/100 = 52,500 USD. Tổng số tiền công ty phải chi trả cho
hợp đồng nhập khẩu khi đó là: (S
T
+ 0.06)*87,500,000/100 USD.
TH2: 0.97 < S
T
≤ 1.03
Profit = (S
T
– 0.97 ) - 0.06 ≤ 0 không bù đắp được phí quyền chọn nhưng công
ty vẫn thực hiện quyền chọn mua. Bởi nếu không thực hiện thì công ty sẽ vẫn phải chịu
phí 0.06 US cent/JPY mà không thu được một đồng lãi nào. Trong trường hợp S
T
= 1.03
thì công ty hòa vốn, tức là không lãi hay lỗ một đồng nào. Tổng số tiền công ty phải chi
trả cho hợp đồng nhập khẩu khi đó là: (0.97 + 0.06)*87,500,000/100 = 901,250 USD
0
Profit
(US cent/JPY)
cent/JPY)
Spot price (US
cent/JPY)
Limited loss
“Out of money”
“In the money”
“At the money”
Strike price
Unlimited profit
“Break – even price”
1.03
0.97
-0.06
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
17
TH3: S
T
> 1.03
Profit = (S
T
– 0.97) – 0.06 > 0 Công ty thực hiện quyền chọn, lúc này JPY giảm
so với USD. Để thu được 87,500,000 JPY, khi có hợp đồng quyền chọn công ty đã phải
bỏ ra ít USD hơn so với việc mua 87,500,000 JPY khi không có hợp đồng quyền chọn
mua. Tổng số tiền công ty phải chi trả cho hợp đồng nhập khẩu khi đó vẫn là:
(0.97 + 0.06)*87,500,000/100 = 901,250 (USD)
Vậy khi bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn, công ty đã cố định số
tiền lớn nhất mà công ty phải chi trả cho hợp đồng nhập khẩu sẽ là 901,250 USD và tổng
lỗ lớn nhất là 52,500 USD bất chấp tỷ giá giao ngay USD/JPY vào thời điểm đáo hạn 3
tháng sau có biến động như thế nào đi chăng nữa.
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
18
IV. NHẬN XÉT
1. Đối với hợp đồng xuất khẩu
Đối với khoản phải thu sau 2 tháng
Phòng vệ bằng hợp đồng
kỳ hạn
Phòng vệ bằng hợp đồng
quyền chọn
Số tiền nhận đƣợc (USD)
291,618.75
219,918.75
Lỗ lớn nhất (USD)
Không giới hạn
14,250
Lãi lớn nhất (USD
Không giới hạn
Không giới hạn
Đối với khoản phải thu sau 6 tháng
Phòng vệ bằng hợp đồng
kỳ hạn
Phòng vệ bằng hợp đồng
quyền chọn
Số tiền nhận đƣợc (USD)
549,900
565,087.5
Lỗ lớn nhất (USD)
Không giới hạn
47,250
Lãi lớn nhất (USD
Không giới hạn
Không giới hạn
Nhận xét:
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
19
Đối với khoản phải thu sau 2 tháng, số tiền nhận được từ việc phòng vệ bằng hợp
đồng kỳ hạn tốt hơn so với việc phòng vệ bằng hợp đồng tương lai khi số tiền nhận
được lớn hơn, tuy nhiên, rủi ro bị lỗ của công ty khi phòng vệ bằng hợp đồng kỳ hạn
cũng lớn hơn.
Đối với khoản phải thu sau 6 tháng, phòng vệ bằng hợp đồng quyền chọn tốt hơn
so với việc phòng vệ bằng hợp đồng kỳ hạn khi số tiền nhận được chắc chắn từ hợp
đồng quyền chọn lớn hơn, đồng thời rủi ro cũng nhỏ hơn so với việc công ty phòng vệ
bằng hợp đồng kỳ hạn.
Công ty nên phòng vệ khoản phải thu sau 2 tháng bằng hợp đồng kỳ hạn và
phòng vệ khoản phải thu sau 6 tháng bằng hợp đồng quyền chọn.
2. Đối với hợp đồng nhập khẩu
Phòng vệ bằng hợp đồng
kỳ hạn
Phòng vệ bằng hợp đồng
quyền chọn
Số tiền phải trả (USD)
866,250
901,250
Lỗ lớn nhất (USD)
Không giới hạn
52,500
Lãi lớn nhất (USD
Không giới hạn
Không giới hạn
Nhận xét: Đối với việc phòng vệ khoản phải trả 3 tháng sau của công ty, việc
phòng vệ bằng hợp đồng quyền chọn của công ty là tốt hơn vì tuy số tiền phải trả lớn
nhất của hợp đồng quyền chọn lớn hơn so với hợp đồng kỳ hạn nhưng với số nhân rất
lớn ở đây là 87,500,000 thì chỉ cần biến động tỷ giá với biên độ nhỏ cũng có thể gây
thiệt hại rất lớn cho công ty. Sử dụng hợp đồng quyền chọn ở đây có rủi ro thấp hơn.
Công ty nên phòng vệ khoản phải trả sau 3 tháng bằng hợp đồng quyền chọn.
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hull, John C. (2006), “Options, Futures and other Derivatives”.
2. Steiner, Bob (2002), “Foreign Exchange and Money Markets”.
3. www.itochu.com
4. www.ilfordphoto.com
5. www.nikon.com
6. www.fxstreet.com.vn/rates/forward-rates/
7. www.easy-forex.com/int/vi/currencyratespage/
8. www.forex.com
9. Hồng Thủy (2013), Lãi suất trái phiếu Mỹ giảm mạnh sau quyết định của Larry
Summers < />larry-summers>
10. Nguyễn Thức Vũ Hoàng (2012), Mô hình Black-Scholes
<
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
21
BÁO CÁO THU HOẠCH
1. Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích chứng khoán dự báo hướng của
giá cả thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ, chủ yếu là giá cả, khối
lượng và lãi suất mở.
2. Các loại biểu đồ
a. Biểu đồ đường Line
Là loại biểu đồ được tạo thành bằng cách nối các giá trị giá đóng cửa của phiên
giao dịch trong một khoảng thời gian xác định bằng 1 đường thẳng.Khoảng thời gian có
thể là phút,giờ,tuần,ngày,tháng…Biểu đồ đường thẳng cũng có thể tạo thành bằng cách
sử dụng giá trị mở cửa.
Biểu đồ đường của GBP/USD 4 tiếng ngày 15/12/2013
b. Biểu đồ dạng thanh – Bar chart
Thể hiện bằng các thanh đứng biểu diễn sự thay đổi của mức giá trong một khoảng
thời gian xác định.
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
22
Biểu đồ dạng thanh giá vàng 4 tiếng ngày 15/12/2013
c. Biểu đồ nến Nhật Candle stick
Đồ thị hình nến liên quan mật thiết đến đồ thị cột, vì nó cũng đại diện cho bốn giá
chính: cao, thấp, mở cửa, đóng cửa. Mỗi hình nến đại diện cho khoảng thời gian mà bạn
chọn. Các khoảng thời gian sau đây được các phần mềm biểu đồ khác nhau cung cấp: 1
phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 8 giờ, mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.
Đối với một đồ thị thường nhật (mỗi ngày), mỗi hình nến đại diện cho vùng giao
dịch của một ngày và được thể hiện là "mở" hoặc "đóng":
Một hình nến mở đại diện cho một giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa và có màu xanh
dương.
+ Một hình nến đóng đại diện cho một giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa và có màu
đỏ.
+ Mỗi hình nến gồm hai thành phần, phần thân và phần bóng:
+ Phần thân là phần dày của hình nến đại diện cho giá mở cửa và đóng cửa
+ Đường mỏng phía trên và phía dưới thân là bóng đại diện cho các điểm cực của
giá trong chu kỳ. Bóng phía trên (bên trên thân) đo giá cao của chu kỳ và bóng phía
dưới (bên dưới thân) đo giá thấp của chu kỳ.
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
23
Chỉ số VNINDEX dạng nến ngày 15/12/2013
Đồ thị hình nến là đồ thị phổ biến nhất được sử dụng để phân tích kỹ thuật. Nhiều
chiến lược kinh doanh đã lấy cơ sở là các dạng mô hình trong đồ thị hình nến.
3. Các mô hình và xu hƣớng
a. Hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là những đường minh họa sự giằng co giữa người mua (bull)
và người bán (bear). Các đường hỗ trợ báo hiệu giá mà phần lớn nhà đầu tư tin rằng sẽ
lên cao hơn. Khi giá giảm đến đường hỗ trợ và giá rẻ hơn, người mua sẽ muốn mua hơn
và người bán ít muốn bán hơn.
Các đường đối kháng báo hiệu giá mà phần lớn nhà đầu tư tin rằng sẽ xuống thấp
hơn. Khi giá di chuyển đến đường đối kháng và giá cao hơn, người bán sẽ muốn mua hơn
và người mua ít muốn bán hơn.
Đồ thị bên dưới là một ví dụ thể hiện đường hỗ trợ và đường kháng cự của cặp
tiền tệ EUR/JPY:
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
24
Hình minh họa đường hỗ trợ và đường kháng cự
Với điều kiện là giá của chứng khoán di chuyển giữa đường hỗ trợ và kháng cự,
xu hướng có thể sẽ tiếp tục. Một sự đột phá ra khỏi đường hỗ trợ hoặc kháng cự có thể là
dấu hiệu của một xu hướng tăng tốc hoặc một xu hướng đảo chiều.
Khi đường kháng cự bị phá vỡ, vai trò của nó bị đảo ngược và nó trở thành đường
hỗ trợ. Tương tự, khi một đường hỗ trợ bị phá vỡ, đường này sẽ thành đường kháng cự.
Bạn sẽ thấy trong đồ thị bên dưới thể hiện sự tăng tốc trong xu hướng của cặp tiền
tệ AUD/JPY khi một đường kháng cự trở thành đường hỗ trợ.
Đường kháng cự khi bị vỡ trở thành mức hỗ trợ
Phân tích đường hỗ trợ và kháng cự được các nhà kinh doanh kỹ thuật dùng để ra
các quyết định kinh doanh và xác định thời điểm một xu hướng tăng tốc hay đảo chiều.
Đường kháng cự thành hỗ trợ
Đường
kháng cự
Đường
hỗ trợ
Tiểu luận kinh doanh ngoại hối
K50-FTU
25
b. Xu hướng – trend
Đường xu hướng cổ phiếu công ty Gemadept ngày 15/12/2013
Đường xu hướng là đường nối đỉnh và đáy của các giai đoạn khác nhau,ngoài ra ta
có thể sử dụng chỉ báo Zig Zag để thay thế.
c. Một số mô hình
Mô hình đầu và vai (Head & Shoulders): là mô hình đồ thị đảo chiều hình thành
sau một xu thế tăng giá (uptrend) và thời điểm hoàn thành mô hình này đánh giá sự đảo
chiều. Mô hình đầu và vai bao gồm 3 đỉnh kế tiếp nhau trong đó đỉnh giữa (phần đầu) là
đỉnh cao nhất và 2 đỉnh ở hai bên (vai trái và vai phải) thì thấp hơn và thấp bằng nhau.
Các mức giá thấp (low) phản ứng của mỗi đỉnh có thể được nối với nhau để hình thành
vùng hỗ trợ hay đường viễn cổ (neckline).
Đường
xu thế