Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Quan điểm cơ bản Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong lĩnh vực văn học VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.6 KB, 17 trang )

A- PHẦN MỞ ĐẦU :
1–LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Chủ nghĩa Hậu hiện đại là vấn đề không mới nhưng nó vẫn ảnh
hưởng và cịn đang là mốt đối với một nhóm nhỏ văn nghệ sĩ ở ta.
Viết về nó là khó, khơng phải vì cao siêu mà vì nó không thống
nhất . Tinh thần chung là muốn vượt qua giới hạn của chủ nghĩa
hiện đại nhưng hiện đại lại là một khái niệm đa nghĩa.
Về mặt nghệ thuật, nó nối tiếp tinh thần của những trào lưu tiền
phong thuộc chủ nghĩa hiện đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX .
Về tư tưởng nó chống lại tinh thần hiện đại của chủ nghĩa duy lý
Cận đại, học thuyết Khai sáng. Riêng về mặt triết học, nó thuộc
loại phản triết học bởi nó khơng tin vào khả năng của triết học với
tư cách sự thống nhất lý luận và thế giới quan.
Theo Lyotard, chúng ta đang sống trong thời hậu hiện đại, thời
mà tất cả những lý thuyết có từ thời Ánh sáng đều đã bị đổ vỡ.
Theo ông, tinh thần hậu hiện đại sinh ra là để chống lại sự độc tài
của các chủ thuyết mà ông gọi là các siêu văn bản ; chống lại
quan niệm rằng trật tự và ổn định là luôn luôn tốt và coi sự hỗn
loạn, bất ổn là luôn luôn xấu.
Chủ nghĩa Hậu hiện đại cũng như mọi trào lưu đã xuất hiện khác
đều có phần có lý. Tư tưởng chống giáo điều, chống khuôn mẫu
xơ cứng, áp đặt; đấu tranh cho bình đẳng, dân chủ, vai trị cá
nhân; phá vỡ những quy phạm nghệ thuật mòn cũ… là những mặt
tốt.
Chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện ở Việt Nam khá muộn. Phải
đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, khi những tác phẩm
của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài ra đời, màu sắc hậu
hiện đại mới thể hiện trong văn xuôi Việt. Khi xét về biểu hiện của
chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam .
Chủ nghĩa hậu hiện đại theo tác giả Nguyễn Hưng Quốc gồm ba
nội dung chính :


+Tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại vừa như là một khuynh hướng
bản địa được hình thành qua nỗ lực sáng tạo của giới cầm bút
trong nước vừa như là một di sản thế giới.
+Phản bác những nguyên tắc thẩm mĩ và nhận thức của chủ
nghĩa hiện đại ấy

1


+Phản bác cả thái độ cực đoan và duy lí trong chính sự phản
bác ấy.
Nói cách khác, chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam là sự kết hợp
cùng lúc giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại thế
giới trong đó các yếu tố mang tính hậu hiện đại được đẩy lên
thành chủ đạo.
Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài : “Quan điểm cơ
bản Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu
hiện đại trong lĩnh vực văn học VN” .
2- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
Muốn tìm hiểu: Chủ nghĩa hậu hiện đại có phải là :







Sản phẩm của chủ nghĩa hiện đại?
Hậu quả của chủ nghĩa hiện đại?
Con đẻ của chủ nghĩa hiện đại?

Sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại?
Sự phủ nhận chủ nghĩa hiện đại?
Sự khước từ chủ nghĩa hiện đại ?

Như vậy ta hiểu chủ nghĩa hậu hiện đại như thế nầy đã đúng
chưa :
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một khái niệm rất rộng và khá phức
tạp. Con người hậu hiện đại chấp nhận rằng bản chất của thế giới
là hỗn mang.
Họ chỉ cố gắng làm chủ và điều chỉnh điều kiện tồn tại của
riêng họ trong mối tương quan với những điều kiện tồn tại của kẻ
khác.
Họ nhận thức rằng họ chỉ tồn tại trong vùng giao thoa của sự
tương phản và những giá trị tương đối. Đối với họ, thế giới không
phải là một thứ hiện thực đơn giản và đồng nhất trong nhãn quan
của mỗi người.
Họ khơng cịn thực sự tin vào một thứ quy luật nào to lớn bao
trùm tất cả, mà tin vào những thí nghiệm và ứng dụng ở quy mơ
nhỏ.
Bởi thế, mỗi người có thể cùng lúc nhìn thấy nhiều thế giới
khác nhau và có thể bị chi phối cùng lúc bởi nhiều hệ quy chiếu
khác nhau. Họ thấy rằng bản thể và thế giới là những thứ hiện
thực đa tầng và đa phương.
Còn vấn đề nào ta cần quan tâm và chủ nghĩa hậu hiện đại đã
ảnh hưởng như thế nào trong lĩnh văn học ở nước ta?
2


3- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Có lẽ cách tiếp cận dễ dàng nhất về chủ nghĩa hậu hiện đại là

nên bắt đầu từ chủ nghĩa hiện đại (modernism): nguồn gốc phát
triển, đồng thời cũng là đối tượng bị phủ nhận của chủ nghĩa hậu
hiện đại. Theo phương pháp này, chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ được
giải thích trên hai bình diện khác nhau: lịch sử và xã hội, văn học
và các khuynh hướng nghệ thuật.
Qua tìm hiểu tài lệu , sách , báo , các trang web liên quan đến
chủ nghĩa hiện đại nhằm giải thích , hiểu rõ chủ nghĩa hậu hiện
đại cụ thể hơn .
Cách tiếp cận này sẽ dẫn đến sự đối chứng và so sánh giữa thời
kỳ hậu hiện đại và thời kỳ hiện đại, tiền thân lịch sử và xã hội của
thời đại chúng ta đang sống.
B – NỘI DUNG :
I – Cơ sở lý thuyết triết học :
Chủ nghĩa hậu hiện đại, theo giáo sư Mary Klages , là một từ
ngữ phức tạp bao hàm một hệ thống tư tưởng được giới nghiên
cứu đại học tiếp nhận, khai triển từ những năm giữa thập niên
1980 đến nay. Rất khó có một định nghĩa thật chính xác và hàm
súc về chủ nghĩa hậu hiện đại, vì khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại
xuất hiện trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, bao gồm
nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, phim ảnh, văn chương, chính trị,
xã hội, truyền thông, khoa học kỹ thuật và ngay cả thời trang hay
các phương tiện giải trí thường ngày như Disneylandchẳng hạn .
Nếu dựa theo quan điểm lịch sử và xã hội để giải thích chủ
nghĩa hậu hiện đại, chúng ta sẽ thấy rằng chủ nghĩa hậu hiện đại
mặc dầu trên danh nghĩa là chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng có vẻ
như đó là tên gọi cho tồn thể hình thái xã hội, hoặc cho những
thái độ xã hội của các khuynh hướng chính trị, triết lý, hay văn học
nhất định. Đứng trên một ngữ cảnh như thế, chủ nghĩa hậu hiện
đại sẽ mang một ý nghĩa khơng có gì khác với thời kỳ hậu hiện
đại cùng với những tính chất đặc trưng của nó.

Ở thời hiện đại, tri thức khoa học được hợp thức hoá nhờ vào
các siêu tự sự, trong đó hai siêu tự sự có ảnh hưởng lớn là triết
học Hêghen và triết học Mác. Siêu tự sự của Hêghen là sự tự biện
về tính tồn vẹn của sự kiện và sự hợp nhất mọi tri thức. Siêu tự
sự của Mác mang lại cho khoa học vai trị giải phóng nhân loại.
Khi thế kỉ XIX cịn chưa kết thúc, F. Nietzsche đã tuyên bố khai
tử Thượng đế và tiên báo chủ nghĩa hư vô sẽ thao túng thế kỉ XX.

3


Sau cái chết của Thượng đế, Khoa học nhảy lên chiếm địa vị độc
tôn, con người hiện đại đặt trọn niềm tin vào Lí tính và Sự thật.
Rồi từ những năm 40 của thế kỉ XX, M. Heidegger – nối gót F.
Nietzsche – ra sức lột trần tồn bộ lịch sử siêu hình học từ Platon
cho tới Friedrich Hegel như sự lừa dối vĩ đại. M. Heidegger đặt lại
yếu tính của kĩ thuật cơ khí đang quy định thời đại chúng ta, làm
môi giới triết học Tây phương tiếp cận Đạo học Đông phương, nỗ
lực đưa tư tưởng hợp tác với thi ca vượt qua siêu hình học, qua
đó hi vọng mở lối cho con người vượt thoát khỏi nỗi thiếu vắng
quê hương chung. Để rồi, đến năm 1979, Jean-Francois Lyotard
mở cuộc tấn công quy mô vào đại tự sự , đánh phá nốt chốn trú
ẩn của niềm tin nhỏ nhoi cịn sót lại trong tâm hồn con người.
Vài gắng gượng mang ảo tưởng khôi phục trật tự đều vô ích và
bất khả. Bởi, có một làn sóng gồm các trí tuệ tự do, khám phá ra
rằng mọi hệ quy chiếu đều phiến diện và đầy áp đặt, bạo động.
Chủ nghĩa hiện đại đặt Lí tính như một thứ quyền uy duy nhất
phán xét cho những gì nó coi là Sự thật để làm nền tảng cho hệ
thống tri thức, đã phá sản. Hai cuộc thế chiến, chiến tranh lạnh, sự
sụp đổ dây chuyền của hệ thống xã hội chủ nghĩa Đơng Âu,…

Con người bất tín vào đấng tối cao bất tín hệ thống, bất tín ngay
cả nhận thức của chính mình. “Mọi ý niệm của chúng ta về thực
tại chỉ là phái sinh từ vô số hệ thống đại diện của chính
chúng ta” (Ch.Brooke-Rose, 1986). Triết học hiện sinh lật mở đến
tấm voan cuối cùng sự tha hóa của con người thời hiện đại. Các
nghệ sĩ hiện sinh dấn thân đến tuyệt vọng tìm cách chinh phục
thực tại như thực, đưa con người trở lại là mình – bất lực! “Hậu
hiện đại tháo gỡ vấn đề tha hóa bằng cách tháo gỡ luôn hiện
thực” (Mikhail Epstein, 2000), để cái lâu nay chúng ta tưởng là
hiện thực lộ nguyên hình là hiện thực giả.
Theo Jean Baudrillard, xuất phát từ một đặc điểm căn bản của
xã hội hậu hiện đại vốn được tạo thành bởi những kí hiệu khơng
cịn quy chiếu về hiện thực, những kí hiệu tự chúng trở thành
những sự thế vì hiện thực (Nguyễn Hưng Quốc, 2006). Xã hội
hậu hiện đại khơng có bản gốc, chỉ tồn bản sao, là vậy.Tri thức
chỉ cịn là một trị chơi ngơn ngữ, không hơn không kém. Trong khi
, bản chất của ngôn ngữ là dối trá . Ngôn ngữ sa đọa kéo con
người rơi vào vùng xốy dối trá vơ tận của nó.
Thời hậu hiện đại được đặc trưng bằng sự cáo chung của các
siêu tự sự. Khi đưa ra định nghĩa về chủ nghĩa hậu hiện đại
như sự hoài nghi đối với các siêu tự sự . J.F.Lyotard đã coi đó là
những câu chuyện bao quát về lịch sử và coi mục tiêu của nhân
4


loại là nền tảng của sự hợp thức hoá tri thức cùng với thực tiễn
văn hoá.
Hiện đại được hiểu là thời kỳ hợp thức hố các siêu tự tự, cịn
hậu hiện đại là thời kỳ phá sản của các siêu tự sự. Với quan niệm
về sự cáo chung của các siêu tự sự, J.F.Lyotard cho rằng,

hậu hiện đại là thời kỳ của sự phân mảnh và đa nguyên.
Ông viết: “Trong xã hội và văn hoá hiện nay, tức trong xã hội hậu
cơng nghiệp và văn hố hậu hiện đại, vấn đề hợp thức hoá của tri
thức được đặt ra một cách khác. Đại tự sự mất đi tính đáng tin của
nó, bất kể nó được xếp vào phương cách nhất thể hoá nào: tự sự
tư biện hoặc tự sự giải phóng” . Coi cái hợp thức hố khoa học
ngày nay là tiêu chuẩn hiệu quả thực hiện (1).
Ông viết: “Tri thức đang và sẽ được sản xuất ra để đem bán, nó
đang và sẽ được tiêu dùng để có thêm giá trị trong một tiến trình
sản xuất mới: trong cả hai trường hợp đều là để được trao đổi. Nó
thơi khơng cịn là mục đích riêng đối với chính mình, nó mất đi “giá
trị sử dụng” của mình” (1).
Triết học của J.F.Lyotard thường xuyên thể hiện sự hoài nghi về
các quyền lực của lý tính, bác bỏ nhiều quan điểm của triết học
truyền thống. Những giới hạn của lý tính bộc lộ rõ ràng ở các vấn
đề phản ánh.
Kể từ Descartes, các mơ hình của tư duy lý tính trong triết học
phương Tây đều cho rằng, chủ thể phản ánh, mơ tả thế giới khách
quan qua cái Tơi của nó. Và, bằng cách này, về nguyên tắc, có thể
đạt tới tri thức đầy đủ và xác thực.
J.F.Lyotard đã phủ nhận quan điểm này khi cho rằng, mọi sự
kiện đều có thể vượt qua sự phản ánh. Ngồi ra, lý tính ln có
khuynh hướng vận hành trong những hệ thống khái niệm chặt
chẽ, nên nó thường loại trừ phương diện cảm xúc, cảm tính. Tuy
vậy, sự loại trừ như thế khơng bao giờ được duy trì một cách trọn
vẹn, một mặt, mọi sự phản ánh ln bỏ qua điều gì đó của sự
kiện; và mặt khác, những động năng phi lý tính, như cảm xúc, khát
vọng cũng ln xuất hiện để phá vỡ những sơ đồ tư duy lý tính.
Nhìn chung, mặc dù cịn mang tính võ đốn và chưa thật sự
thuyết phục khi đồng nhất các học thuyết triết học phổ quát với

các đại tự sự, quy mọi tri thức về các phát ngơn ngơn ngữ, xố
nhồ ranh giới phân biệt có tính bản thể giữa khoa học với truyện
kể .
Song có thể nói, J.F.Lyotard đã đưa ra những kiến giải mới về
vấn đề tri thức và cách tiếp cận đối với thực tại trong hoàn cảnh xã
5


hội hậu hiện đại. Đó là cơ chế của sự hợp thức hoá tri thức, vạch
rõ sự độc quyền khoa học dưới sức mạnh của tư bản; đồng thời
chỉ ra những mối hoạ trong nghiên cứu trước sự chi phối của tiêu
chuẩn hiệu quả thực hiện, gợi mở hướng đi mới cho hoạt động
nghiên cứu và giáo dục, đề xuất cách tiếp cập đa chiều đối với
thực tại, chống giáo điều, phê phán ý đồ triệt tiêu vai trò của cảm
xúc, cảm tính trong nhận thức luận truyền thống.
Với những ý tưởng mới mẻ này, J.F.Lyotard đã xác lập những
nền tảng căn bản đầu tiên cho nhận thức luận của chủ nghĩa
hậu hiện đại.
II – NGUỒN GỐC DANH TỪ :
Danh từ postmoderne, hậu hiện đại, xuất hiện trong cuộc tranh
luận triết học, từ năm 1979, cùng với sự ra đời của cuốn La
condition postmoderne (Điều kiện hậu hiện đại) của Jean Francois
Lyotard, thật ra, đã được dùng từ trước trong nhiều lãnh vực khác
nhau.
Ngay từ năm 1861, nhà khoa học và triết gia Pháp, Antoine
Augustin Cournot, đã nói đến khái niệm hậu lịch sử (post-histoire)
trong Chuyên luận về sự liên kết những ý tưởng cơ bản trong
khoa học và sử học. Trong cuốn sách này, Cournot nhắc đến giả
thuyết của Hegel về sự hoàn tất lịch sử ở thời điểm hiện đại, để
gián tiếp chỉ định những gì xẩy ra sau đó là hậu lịch sử.

Sang thế kỷ XX, từ 1934, một số tác giả khác như Arnold J.
Toynbee, Oswald Spengler, Alexandre Kojève, G. Benn và Arnold
Gehlen đã lấy lại khái niệm hậu lịch sử này trong các chuyên luận
khảo sát lịch sử, triết học, triết lý lịch sử, nghiên cứu thi học của
họ.
Một mặt khác, cũng năm 1934, nhà phê bình văn học Tây Ban
Nha, F. de Onis trong cuốn Antologia de la poésia espanola e
hispanoamérican a đã dùng danh từ postmoderne để chỉ định sự
vượt qua chủ nghĩa hiện đại những năm 1905-1914. Nhưng muốn
biết sự”vượt qua” này là gì, thì có lẽ phải trở lại khái niệm chủ
nghĩa hiện đạitrước đã. Từ hiện đại thường dùng trong nghĩa đối
lập với truyền thống, và thuật ngữ chủ nghĩa hiện đạimodernisme chỉ ba phong trào hoàn toàn khác nhau :
• Về tơn giáo: là phong trào cải cách tơn giáo, nhằm mục đích
hiện đại hóa đạo thiên chúa, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chỉ
toàn bộ những lý thuyết và khuynh hướng có mục đích làm mới
việc chú giải thánh kinh, cải tổ học thuyết xã hội và quản trị giáo
hội, sao cho phù hợp với nhu cầu khoa học của thế kỷ XX; đặc
biệt cuộc khủng hoảng tơn giáo dưới thời đức giáo hồng Pie X
6


(1903-1914) ở Pháp và ở Ý. Những tư tưởng cải cách này, bị nghị
định Lamentabili và sắc lệnh Pascendi của giáo hội kết án nghiêm
khắc năm 1907.
• Về văn học : chỉ trào lưu văn học phát xuất từ châu Mỹ la
tinh năm 1890, của một số nhà văn, nhà thơ, viết tiếng Tây Ban
Nha mà người khai phá là Ruben Dario ( Nicaragua), muốn thoát
khỏi ảnh hưởng Tây Ban Nha, nhưng lại nghiêng về nhóm Thi sơn
(Parnasse), Thi Sơn do Théophile Gautier đề xướng, tập hợp
trong một thi tuyển ba cuốn, tác phẩm của những nhà thơ rất khác

nhau như: Gautier, Leconte de Lisle, Baudelaire, Banville, Heredia,
Sully Prudhomme, Verlaine, Mallarmé, Coppée,... nhưng có cùng
một chí hướng: chống lãng mạn, chủ trương đổi mới hình thức, đề
cao quan niệm vơ ngã trong thơ và nghệ thuật vị nghệ thuật và
nhóm Tượng trưng (Symbolisme) của Pháp.
• Ngồi ra, Modernisme, cịn chỉ phong trào văn chương nghệ
thuật ở Brésil, phát sinh từ São Paulo năm 1922, tìm những chủ
đề thiên nhiên và văn hóa dân tộc.
Tóm lại chữ hậu hiện đại năm 1934, de Onis dùng để chỉ phong
trào văn học Tây Ban Nha châu Mỹ la tinh, từ 1905 đến 1914, chủ
trương vượt quachủ nghĩa hiện đại- Modernismo, khơng dính
dáng gì đến chữ hậu hiện đại mà JF Lyotard dùng sau này.
III – CƠ SỞ LÝ LUẬN VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI :
Vào thập niên 60 của thế kỉ trước, khuynh hướng hậu hiện đại
đã được các nghệ sĩ và giới trí thức áp dụng rộng rãi tại New York,
sau đó được các triết gia và lí thuyết gia châu Âu triển khai vào
thập niên 70. Nhưng mãi đến đầu những năm 80 hậu hiện đại như
là một lí thuyết, mới ra đời tại Pháp; rồi du nhập trở lại vào Hoa Kì
để tạo thành một trào lưu tác động rộng rãi đến nhiều lãnh vực:
văn học-nghệ thuật, chính trị-xã hội,… Nó nhanh chóng bắt tay với
người anh em như hậu cấu trúc luận, nữ quyền luận và đặc biệt,
hậu thực dân luận, lan truyền ra khắp thế giới. Từ châu Âu, châu
Úc cho đến châu Mĩ Latin và cả châu Á: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn
Quốc,…
Tại Hoa Kì, năm 1994, trong lúc tổng kết một giai đoạn thơ, Paul
Hoover mạnh dạn tuyên bố: “Thơ hậu hiện đại là thơ tiên phong
của thời đại chúng ta , chính nó trao cơ hội cho Mĩ có được “nền
thơ dũng cảm nhất của mình ; thì ở Nga, “chủ nghĩa hậu hiện đại
trở thành một hiện tượng sống động duy nhất trong tiến trình văn
học” (V. Kuritzyn, 1992). Vào đầu những năm 80, nó như một cơn

sốt. Cơn sốt lại bùng lên vào cuối những năm 80 rồi chuyển sang
Trung quốc. Năm 1994, “Hội thảo khoa học quốc tế văn học
7


đương đại Trung quốc và văn hóa hậu hiện đại” lần đầu tiên khai
mạc tại Bắc Kinh càng làm cho chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành
điểm nóng trên văn đàn (Hồng Vĩ Tơng, 1998), và cả trong giới
đại học. Tự giác hay không tư giác, ở mức độ khác nhau, các nhà
thơ thuộc Thế hệ thứ ba như: Đảo Tử, Bách Hoa, Dâu Dương
Giang Nam, Mạnh Lãng, Chu Luân Hựu,… đều tiếp thu lí luận và
khuynh hướng sáng tác hậu hiện đại.
Trên thế giới, các tên tuổi nhà văn lẫy lừng là đại biểu hậu hiện
đại chủ nghĩa: Gabriel García Márquez, Italo Calvino, Umberto
Eco,… Trong đó lực lượng tác giả xuất thân từ các quốc gia thuộc
Thế giới Thứ ba góp mặt đơng đảo: Julio Cortázar và Manuel Puig
(Argentina), John M.Coetzee (Nam Phi), Mario Vargas Llosa và
Alfredo Bryce Echenique (Peru), Carlos Fuentes (Mexico),
Nuruddin Farah (Somalia), Abdelkebir Khatibi và Tahar Ben
Jelloun (Moroc), v.v....
Thuyết hậu hiện đại-postmoderne, tuy ra đời cách đây hơn
hai mươi năm, nhưng đối với độc giả Việt Nam, dường như
vẫn còn là vấn đề thời thượng. Một đề tài dễ gây tranh luận, tuy
được nói đến rất nhiều, nhưng nếu muốn tìm một chun luận giải
thích rõ ràng, tường tận, khơng dễ. Có người cho rằng đó là một
chủ nghĩa, một trường phái, có người cho đó là một lý thuyết
suông. Phần đông những người bênh vực lý thuyết này, thường
xem nó như một chủ thuyết văn học mới nhất, vượt xa những
trường phái, chủ thuyết văn học cũ như: lãng mạn, siêu thưc, hiện
sinh đã lỗi thời. Postmoderne mặc nhiên trở thành

postmodernisme, một chủ nghĩa văn học có khả năng hướng dẫn
sáng tạo cho tồn bộ những nghành nghệ thuật avant-garde thời
này. Đối với người đọc bình thường, một số câu hỏi được đặt ra:
có một thứ chủ nghĩa hậu hiện đại thật không? Và nếu có, thì chủ
nghĩa ấy có những đường hướng sáng tác như thế nào? Những
chữ hậu hiện đại nghĩa là gì? Có từ bao giờ? Do ai đề xướng? Nội
dung tư tưởng của từ hậu hiện đại? ... Và liệu chính quyền hiện tại
của các nước có chấp nhận quan điểm chủa chủ nghĩa hậu hiện
đại không ? Khi mà nếu hiểu nó là muốn phá bỏ những qui tắc
đang được xem là chuẩn mực quy luật của xã hội , trong quy luật
kinh tế hiện đại đã được hình thành từ lâu nay , là quy luật đang
được dùng để quản lý xã hội mà khơng có nó xã hội sẽ đi về đâu .
Khi mà sự hỗn loạn , mất trật tự trong văn học nghệ thuật khác xa
trong xã hội – kinh tế. Ở đó trong văn học , sự sáng tạo ít ảnh
hưởng đến số đơng dân chúng hay ảnh hưởng đến nền an ninh
kinh tế toàn cầu . Hay nếu có chỉ ảnh hưởng đến tinh thần , đến
quan điểm nhận định chung chung .
8


Hậu hiện đại, bắt nguồn từ hiện đại với cơ sở hiện sinh và cấu
trúc luận, dựa chung trên tư tưởng tương đối nhưng lại phản ứng
lại, khơng hài lịng với sự giới hạn của hiện đại trong khuôn khổ
qui luật của xã hội và tư tưởng đóng khung của cấu trúc luận về
tơn giáo, giới tính, kỷ thuật, tiến bộ, cấu trúc xã hội .v.v.. mà hiện
đại đã tiếp tục từ truyền thống lý trí của thời khai sáng. Hậu hiện
đại chủ yếu đặt trên căn bản của tư tưởng hậu cấu trúc luận .
Trước hết hãy nói sơ về biểu tượng học,cấu trúc luận và hiện
sinh trong hiện đại. Đánh giá tương đối , thưởng thức khác nhau
với các tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật, nó phóng khống và bao

gồm. Nó cũng dựa vào triết lý hậu cấu trúc luận , tiêu biểu bởi hai
triết gia Pháp R. Barthes và Jacques Derrida. Khác với cấu trúc
luận của Claude Levi-Straus, cho rằng bất cứ tác phẩm viết về
thiên nhiên, lịch sử hay chủ đề gì thì cả chủ đề và ngôn ngữ dùng
để cấu tạo tác phẩm cũng phải được xem xét trên một hệ thống
rộng lớn hơn bao gồm qui ước, hoàn cảnh lịch sử, xã hội trong
thời đại mà tác phẩm được ra đời, chứ không chỉ chun về chủ
đề mà thơi, và ta có thể dùng hệ thống cấu trúc cùng ngôn ngữ, lý
luận, phương pháp khoa học để khám phá ra sự thật cụ thể.
Những biểu hiện của văn hoá hậu - hiện đại ở Việt Nam là
sự phát triển tất yếu trong xu thế hội nhập . Trong đó có nhiều
hình thức thể nghiệm mới như sắp đặt, trình diễn, body - art, video
- art, digital – art v.v… được giới trẻ đón nhận, nhưng những
người nhiều tuổi hơn thì rất dễ lắc đầu. Không thể phủ nhận sự ra
đời và ảnh hưởng của nghệ thuật hậu - hiện đại là điều tất yếu
trong bối cảnh tồn cầu hố, khi khoa học kỹ thuật, trong đó có
cơng nghệ thơng tin, đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc
tiếp nhận nó đến đâu, như thế nào lại đang cần những định hướng
cụ thể để có thể vừa thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ
thuật đất nước, vừa bảo tồn được các giá trị văn hoá đặc sắc của
dân tộc.
Đứng trước trào lưu như là một xu thế chung mang tính
tồn cầu ấy, Việt Nam khơng thể đứng ngồi. Dù chậm, nhưng
ngay từ đầu thế kỉ XXI, các nhà phê bình và dịch thuật ta cũng kịp
đã giới thiệu lí thuyết văn nghệ này đến với người đọc. Nhiệt tình
hơn cả có thể kể vài tên tuổi: Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng NgọcTuấn, Nguyễn Văn Dân, Phương Lựu, Nguyễn Thị Ngọc Nhung,
Phan Tấn Hải v.v…Và mới nhất, các vấn đề lí thuyết và thực tiễn
sáng tác hậu hiện đại đã trình làng khn mặt khá đậm nét của
mình cho người đọc bằng những bộ sách mới.


9


Vậy mà, mãi đến hôm nay, đại đa số giới văn học VN vẫn còn dị
ứng với sợ hãi cái từ hậu hiện đại. Từ thành phần thủ cựu đến
người cách tân, thế hệ đàn anh hay các người viết trẻ, nhà phê
bình cho đến kẻ sáng tác v.v…
Trong lúc Hoàng Ngọc-Tuấn dự cảm chẳng bao lâu nữa lối viết
hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam thì Lê Chí Dũng, một
giảng viên Đại học kết luận đinh đóng rằng: Chủ nghĩa hậu hiện
đại, với tư cách là một trào lưu văn học, khơng có tiền đồ ở Việt
Nam .
IV – NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI VÀ CHỦ
NGHĨA HẬU HIỆN ĐAI TRONG VĂN HỌC – NGHỆ THUẬT :
a- Cấp độ bản thể luận thực chứng :
• Chủ nghĩa hiện đại : thực thể là khách quan trong nghiên
cứu vì đối tượng nghiên cứu là hiện tượng xã hội , quan điểm duy
lý …Phân biệt giữa chủ thể và khách thể xã hội .
• Chủ nghĩa hậu hiện đại :Thực tại là quá trình tạo nghĩa ,
khơng mang tính tồn thể , khơng ổn định và chủ quan không duy
lý .Không tách rời chủ thể và khách thể .Khơng có mối quan hệ
giữa cái phản ánh và cái được phản ánh, bản thân cái phản ánh
có ý nghĩa của nó .
b- Cấp độ lý thuyết – phương pháp luận :

Chủ nghĩa hiện đại : Trật tự , thứ tự – Chú trọng vào kết
quả - Giữ khoảng cách với đối tượng – Cấu trúc – Văn bản mang
tính độc lập – Mơ hình hóa – Chiều sâu –Cái được biểu hiện –
Ngôn ngữ bác học – Chú trọng thể loại – Quyết định loại v.v ..


Chủ nghĩa hậu hiện đại :Hỗn loạn – Tính trình tự - Tham dự
- Giải cấu trúc – Liên văn bản – Biến hóa – Bề mặt – Cái biểu hiện
– Ngơn ngữ bình dân – Lai tạp – Hiện tượng luận .v.v..
Dĩ nhiên , chẳng có một tác phẩm hậu hiện đại nào lại hội đủ
tồn bộ những tính chất thể hiện sự khác biệt này. Thông thường,
những tác phẩm hậu hiện đại vẫn dựa trên nền của những trường
phái nghệ thuật đã và đang tồn tại nhưng chúng tạo được đột biến
bởi sự nhấn mạnh vào một vài sự khác biệt .
C - ẢNH HƯỞNG CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN
HỌC VN:
I – VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI VN :
Cho đến nay, với người Việt Nam, ngay cả với giới trí thức, từ
giới trí thức trong nước đến giới trí thức hải ngoại, chủ nghĩa hậu
10


hiện đại vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ, hơn nữa, cịn bị nhìn
một cách đầy ngờ vực, thậm chí thù nghịch.
Đối diện với thái độ ngờ vực và thù nghịch ấy, có một số vấn đề :
• Việc tiếp cận và tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại có phải là
một việc nên làm và đáng làm hay đó chỉ là một trị nhiễu sự, hoặc
tệ hại hơn, một sự a dua ?.
• Liệu Việt Nam, từ một nền văn hoá chưa bao giờ thực sự
được hiện đại hố, có thể tiếp cận được với chủ nghĩa hậu hiện
đại ?.
• Nếu tiếp cận được thì diện mạo của cái chủ nghĩa hậu hiện
đại ấy có giống với diện mạo của chủ nghĩa hậu hiện đại ở các
quốc gia Tây phương, nơi nó được sinh thành và phát triển ?.
Văn hóa, tư tưởng Việt Nam phương đơng truyền thống đã có
cốt rễ hậu hiện đại nên thật sự sẽ tự nhiên dễ dàng thấm nhuần

thâu nhận hậu hiện đại mà không cần phải qua giai đoạn hiện
đại.Nhưng văn hóa Việt Nam trong thành phần chính thống, bác
học khơng chắc là có thể chấp nhận hậu hiện đại dễ dàng.
Dĩ nhiên tình thế có thể thay đổi và trong tương lai hậu hiện đại
có thể là chính thống nhất trong thời kỳ tồn cầu hóa và sư trao
đổi hấp thụ thơng tin nhanh chóng khơng biên giới trong thế giới
ngày nay. Nhưng nếu có xảy ra như vậy, thì chỉ có ở trong thành
phần trí thức, và bản thân hậu hiện đại khơng cịn hậu hiện đại với
đặc tính dị biệt phi chính thống và chắc chắn sẽ phải có hậu-hậu
hiện đại thay thế nó.
Vấn đề cơ bản hiện nay cho sự phát triển văn học hậu hiện đại
trong văn học Việt Nam là sự khuyến khích, mơi trường có sự đối
thoại, trao đổi, tranh luận trên các diễn đàn rộng rãi với nhiều giới
làm văn hóa tham gia và sự thông hiểu dễ dàng thế nào là hậu
hiện đại. Nhưng trong bối cảnh hiện nay trong văn học trong và
ngồi nước, đã có những sự va chạm giữa những nhà hậu hiện
đại và chính thống mà nhiều người theo hậu hiện đại cho rằng là
do sự bảo thủ, sức trì quá lớn của văn học Việt Nam so với các
nước khác và có hơi bi quan về sự phát triển của văn học nghệ
thuật hậu hiện đại trong văn hóa Việt Nam. Đa số các nhà hậu
hiện đại đều trẻ và có trình độ nhận thức cao và họ đã tạo cho
họ có chổ đứng riêng trong mơi trường sách báo, tạp chí và
mạng hiện nay.
Trong khơng gian đầy rất sôi động và rất sáng tạo. Nhưng không
gian ấy vẫn còn nhỏ và sẽ phát tán rộng hơn nếu tư tưởng hậu
11


hiện đại được phổ cập hay phổ thơng hóa trong quần chúng và
chính vì thế trách nhiệm của các nhà hậu hiện đại là phổ thơng

hóa thay vì phàn nàn hay bi quan về sức trì hay trình độ nhận hiểu
tiếp nhận của độc giả hiện nay. Tồn cầu hóa có thể làm cho sự
khó khăn này dần dần biến mất nhưng hệ quả của tồn cầu hóa là
chưa nhất quán ở nhiều nơi.
Bản chất của văn học vốn là một sự sáng tạo, người ta sẽ
thấy ngay là mọi sự thử nghiệm đều vơ cùng cần thiết. Có thể
nói trong lãnh vực văn học và nghệ thuật nói chung, khơng có thử
nghiệm nào là hồn tồn vơ ích. Có những thử nghiệm thành cơng
và có những thử nghiệm thất bại nhưng ngay khi thất bại thì sự
thất bại trong một thử nghiệm cũng đáng khuyến khích hơn là một
sự lặp lại .
Trường hợp Nguyễn Vỹ cũng phần nào tương tự. Lâu nay, dưới
ảnh hưởng của Thế Lữ, trên báo Phong Hố, và đặc biệt của Hồi
Thanh, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, chúng ta vẫn thường nhìn
những thử nghiệm thơ 12 chân của Nguyễn Vỹ như một trò lố
bịch. Những bài thơ 12 chân của Nguyễn Vỹ, tuy không hay, thậm
chí có thể nói là dở, nhưng rõ ràng là chúng khơng dở hơn vơ số
những bài thơ mịn sáo ê hề trên sách báo thời 1930-45.
Trên phạm vi toàn thế giới, từ giữa thế kỉ XX cho đến nay,
nguyên tắc lạ hoá theo kiểu câu đố là nền tảng cấu trúc hình
tượng trong sáng tác của các loại văn học dòng ý thức, văn học
dòng sự kiện và các trào lưu, trường phái hậu hiện đại. Văn học
Việt Nam cho đến nay, về cơ bản, vẫn là văn học ẩn dụ. Nó xây
dựng hình tượng chủ yếu trên ngun tắc dụ ngơn. Đó là lí do vì
sao các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp thường phàn nàn về sự cũ
kĩ của nền văn học dân tộc. Tuy nhiên, khi Nguyễn Huy Thiệp và
Phạm Thị Hoài xuất hiện, ta thấy có những dấu hiệu về một cuộc
chia tay với nguyên tắc dụ ngôn cùng với những vị ngữ bất biến,
quen thuộc của nó. Điều này thật dễ hiểu. Khi sự hồ nghi tồn tại đã
thấm sâu vào cảm quan nghệ thuật, chắc chắn nhà văn sẽ tìm đến

nguyên tắc lạ hố làm nền tảng cấu trúc hình tượng.
Có thể tìm thấy nhiều thủ pháp lạ hoá của văn học hậu hiện
đại trong sáng tác của Phạm Thị Hoài. Khi đưa hình tượng, nhất
là các nhân vật chính, hay hình tượng trung tâm vào hoạt động
trong tác phẩm, thể nào nhà văn cũng -cung cấp những dấu hiệu
nhận biết để giúp người đọc làm quen với chúng ngay từ lần gặp
đầu tiên. .
Ta nhận ra nghệ thuật hậu hiện đại chủ yếu qua các kiểu kết
cấu văn bản. Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Huy
12


Thiệp và Phạm Thị Hoài là thế giới phân mảnh, đứt gẫy mạch lạc,
hình tượng được kiến tạo theo nguyên tắc lạ hố, văn bản ngơn từ
nổi trên bình diện thứ nhất của văn bản văn học, lời và nghĩa xô
đẩy, giễu nhại nhau đưa nghệ thuật ngôn từ đến với các hình thức
hỗn loạn thể loại. Đây chính là kiểu kết cấu thể hiện loại hình tư
duy của nghệ thuật hậu hiện đại. Loại hình tư duy ấy khơng phải
từ trên trời rơi xuống, mà gắn với những nguyên tắc kiến tạo hình
tượng, tổ chức văn bản của đồng dao, câu đố có nguồn cội từ thời
tiền văn học, trong sáng tác dân gian.
Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hồi là những nhà văn của thời
đại thơng tin, thời đại hội nhập và giao lưu quốc tế. Không thể phủ
nhận ảnh hưởng của văn học Âu-Mĩ đối với sáng tác của hai nhà
văn ấy, nhất là bút pháp của Phạm Thị Hoài. Nhưng sự xuất hiện
của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam nói chung,
trong sáng tác của Phạm Thị Hồi và Nguyễn Huy Thiệp nói riêng,
chắc chắn không phải là hiện tượng vay mượn, ngoại nhập. Sáng
tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài cung cấp đủ tư liệu
cho phép rút ra kết luận: những điều kiện lịch sử, xã hội trong

vòng 30 năm nay đã làm nẩy sinh tâm thức, cảm quan và loại hình
văn hố hậu hiện đại trong văn học Việt Nam .
Tinh thần hậu hiện đại đã và đang phảng phất đâu đó trong
văn chương Việt Nam cũng là lẽ thường tình, nhưng khơng có
tài, khơng hiểu biết đến nơi đến chốn mà mê muội bắt chước, thì
chỉ làm ra được những bản sao tồi mà thơi. Cũng đã có những
nhóm cực đoan đúng là đã làm ra được văn chương hậu hiện đại
thứ thiệt nhưng tiếc là chỉ mới ở dạng thấp nhất của nó. Ví dụ như
tính phản kháng, phản kháng cao cấp tức là phải có khả năng
phân tích sự yếu kém của cái cũ và đưa ra được cái mới tốt hơn
thay thế, còn chỉ chống đối sng thì q đơn giản.
Đối với văn học Việt Nam, sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu
hiện đại gần như chưa có một dấu ấn nào đáng kể. Cũng có
một số học giả nói rằng chúng ta nên giữ một thái độ bao dung và
thể tất tối đa với văn học nước nhà, khơng nên vì cái mới mà xoá
bỏ cái cũ.
Bảo vệ nền văn học truyền thống của dân tộc là chuyện nên
làm . Truyền thống là một giải trình ngơn ngữ văn hố, chúng ta sẽ
khơng bao giờ mất, bởi tự thân giải trình ngơn ngữ văn hoá này
xuất phát từ quan điểm cá nhân rất Việt Nam đã ăn sâu vào tâm
khảm trong máu huyết của mỗi một chúng ta Cái còn lại mà
chúng ta sẽ mất là đà tiến hoá của nhân loại. Khi thế giới đang
13


vượt lên trên mọi giới hạn toàn cầu để tạo nên một cách nhìn đa
nguyên về cuộc sống, để tạo nên một sự hồ trộn giữa các nền
văn hố, lẽ nào chúng ta cứ ôm giữ mãi một đại tự sự độc tơn:
Việt nam là đỉnh cao của trí tuệ và lương tri của loài người.
Một đại tự sự đã từng hô hào bằng các bài báo chứng minh một

cách rất “khoa học và biện chứng” rằng củ mì là sâm trắng, khoai
lang là sâm ngọt , rau muống là rau thần kỳ tổng hợp tất cả các
chất bỗ dưỡng trên đời vào những năm thiếu gạo mà dùng nó ta
sẽ làm được những đại tự sự.
Một đại tự sự đã làm cho ai đó ở Tây ba năm, ở Mỹ nửa đời
niên thiếu, vẫn nặng lòng với dân tộc, để hơ hào bảo vệ nền văn
hố truyền thống dân tộc, vì e rằng văn hố Âu Mỹ sẽ ăn tươi nuốt
sống nền văn học Việt Nam.
Chủ nghĩa hậu hiện đại khơng những khơng phá huỷ nền
văn hố dân tộc mà ngược lại, cịn cổ x cho sự phát triển
tính đa dạng của các nền văn hoá nhỏ bé đầy bản sắc đó. Mà
nó cịn thể hiện nó dưới một quan điểm mới hơn, lạ hơn và thú vị
hơn. Để làm được như vậy, khơng phải chúng ta có nên bao dung
với nền văn học nước nhà hay không, mà thực ra những kẻ hơ
hào bao dung đó phải từ bỏ những Đại Tự Sự kiểu như: dân tộc ta
thông minh có thừa… Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng v.v. May
ra văn học Việt có được một lối đi mới mẻ trong kỷ nguyên tới.
II -THƠ HẬU HIỆN ĐẠI VN :
Có thể nói, Hồ xuân Hương , Bùi Giáng là những nhà thơ đầu
tiên sáng tác theo cảm thức hậu hiện đại , hoặc gần như thế. Sáng
tác của ông giai đoạn sau, nhất là các bài thơ mà tỉ lệ từ Hán Việt
lấn át. Có khi bài thơ chỉ là một chuỗi liên hệ âm, thanh, vần, phép
nói lái trong ngơn ngữ nối tiếp hoặc chồng chéo lên nhau, lồng vào
nhau như thể một ma trận chữ vơ nghĩa; rồi cả chuỗi hình ảnh, ý
nghĩ dẫm đạp lên nhau, xơ đẩy, nhảy cóc rối tù mù. Bùi thi sĩ điên
chữ là vậy.Mà đôi lúc người đọc thơ ơng ngộ nhận ơng bị “điên” ?
Tất cả nói lên điều gì? Ngơn ngữ khơng thể khám phá ra cái gì
cả! Và làm thơ như thể là một nhập cuộc vào trị đùa bất tận, Ở
đó, thi sĩ phó thác mình cho ngơn ngữ thao túng,tung hê.
Cho nên, đọc Bùi Giáng, dù ông bàn chuyện nghiêm túc, nghiêm

trọng chúng ta cứ như thấy ông đang bỡn cợt; hoặc cho dù ông
đang buồn bã ủ dột, người đọc vẫn cứ cảm thấy vui. Bùi Giáng
ln biết nói điều hệ trọng bằng một lối khinh khoái nhẹ
nhàng. Một Lão ngoan đồng( Thi sĩ vui vẻ ), như ông tự

14


nhận! Đó là một trong những thái độ căn bản của nghệ sĩ hậu
hiện đại.
Trở lại với hiện trạng về nhìn nhận thơ của sinh hoạt văn học
hiện thời. Bởi chưa tiếp cận hệ mĩ học của trào lưu văn nghệ này,
nên giới văn học ta cứ giật mình thột mỗi khi nhắc đến hậu hiện
đại. Từ đó các sáng tác mang yếu tố hậu hiện đại không thể mon
men gần chứ chưa nói nhập dịng chính lưu.
Hơn 30 nhà thơ sáng tác có ít nhiều yếu tố hậu hiện đại trong
cảm thức thủ pháp, khơng thể nói ai đại diện cho ai được. Qua
nhiều hình thức và phương tiện khác nhau, họ trình diện bộ mặt
của mình đủ dáng đủ vẻ, cho ra mắt các tác phẩm đa giọng điệu
đa phong cách. Họ có mặt và bổ sung cho nhau.
Nguyễn Thế Hoàng Linh linh hoạt với lục bát hậu hiện đại.
Nguyễn Hồng Tranh có thơ thị giác visual poetry kết hợp ngơn
ngữ và hình ảnh. Đinh Linh, Đỗ Khả thơ photo và thơ video. Đặng
Thân và thơ phụ âm đầu tiên. Nguyễn Tôn Hiệt với thơ thực hiện,
thực hiện Tun ngơn thơ vơ tiền khống hậu trong lịch sử thơ
Việt. Lê Văn Tài khẳng định tên tuổi qua hàng loạt bài thơ cụ thể
concrete poetry đăng liên tục trên Tienve.org, tạo một hiệu quả
nghệ thuật bất ngờ. Riêng Nguyễn Hồng Nam, ngồi thơ graphic,
anh cịn chế tạo ra loại thơ phân thân chưa từng có tiền lệ. “Một
bàn chưn” tự tách ra khỏi chủ thể con người để làm cuộc hành

trình độc lập với cả chuỗi hành động qua cuộc phiêu lưu riêng lẻ,
không liên quan đến con người từng sở hữu nó.
Các nhà thơ hậu hiện đại Việt tiếp nhận và bày ra bao nhiêu loại
thơ nữa. Họ không từ chối hay chống lại mà tận dụng mọi lợi thế
của khoa học kĩ thuật, để làm thơ. Sáng tạo hậu hiện đại Việt
Nam ,nhất là thơ ca bị phân biệt đối xử bởi nhà thơ thuộc hệ mĩ
học cũ, bị kì thị bởi các cơ quan báo chí trong nước, cịn các Đại
học thì làm ngơ, từ đó các Nhà xuất bản không mặn mà với bản
thảo của nó. Nhưng dù gì thì gì, văn thơ hậu hiện đại đã tồn tại
như nó vẫn tồn tại từ hơn mươi năm nay. Rất nhiều nhà thơ in
thơ đã từ bỏ được thói quen xin phép, hoặc chỉ muốn xuất hiện
bên lề.
Thơ mạng, thơ photocopy, tập thơ tác giả tự in. Nói tiếng nói
trung thực, thơ dũng mãnh cắt đứt lề thói cũ để lên đường khai
phá lối thể hiện mới, và nhất là thơ không ngán ngại đề cập đến
khu vực, vấn đề lâu nay bị coi là nhạy cảm, húy kị.Thơ giành lại tự
do cho chính mình. Ít nhất cho đến nay đã có gần 100 tác phẩm có
mặt dưới hình thức này. Chúng vẫn có cuộc sống của mình.
15


D – KẾT LUẬN :
Những nét tương đồng với tính hậu hiện đại đã từng hiện hữu
trong truyền thống phương Đông và Việt Nam. Tất nhiên những
điều ấy chưa thể gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng chúng đã là
những hạt mầm có khả năng thích ứng với tâm thức hậu hiện đại.
Mươi năm qua, chính sự vận động của chủ nghĩa hậu hiện đại
đã tạo nên sự sinh động và phong phú của văn chương tiếng Việt
đương đại. Sinh động và phong phú kia không dừng lại ở một, hai
trung tâm mà đang mở rộng ra các vùng miền, các thành phần,

các thế hệ. Trong một tương lai không xa, văn học Việt sẽ là một
nền văn học đa trung tâm.
Văn chương hậu hiện đại có mặt ở Việt Nam đã tạo dị ứng và
phản bác dây chuyền. Người biết phản đối đã đành, ngay cả kẻ
chưa tiếp cận lí thuyết hay sáng tác hậu hiện đại cũng té nước
theo. Bao nhiêu hình dung từ tiêu cực đã đổ lên đầu hậu hiện đại.
Năm năm trước, Hoàng-Ngọc-Tuấn tuyên bố đầy dự cảm
rằng: "Chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến
ở Việt Nam" (báo Thế thao - văn hóa, 6-1-2004).
Khi internet ra đời, văn hóa mạng phát triển, khi những người
cầm bút Việt Nam nhất là thế hệ trẻ hết còn bị bưng bít thơng tin.
Họ sáng mắt, mở trí và cởi mở tâm hồn. Để cuối cùng, soi nhìn lại
mình, họ thức nhận rằng bao giá trị hôm qua ông cha họ và cả
chính bản thân họ từng ra sức bảo vệ bỗng chốc đổ rụm, không
thể cứu vãn được nữa. Khủng hoảng niềm tin cùng lúc với sự hình
thành một cảm thức khác: cảm thức hậu hiện đại.
Dĩ nhiên, lối viết , lối nghĩ của họ cũng khác đi. Từ năm 1996
đến năm 2008, trong 12 năm đó : năm 2002 là năm bản lề
mang tính xoay chuyển với sự ra đời của hàng loạt website
văn học tiếng Việt, được xem là thời kì văn học hậu hiện đại
Việt Nam định hình.

*************************************************

16


E - TÀI LIỆU SỬ DỤNG THAM KHẢO :
1 - Hoàn cảnh Hậu hiện đại - Jean Franςois Lyotard – NXB Tri Thức – năm
2008 .

2-Các trang web :
- Nguyễn Đức Hiệp, Triết lý khoa học, Tạp chí thời đại mới, tháng 2 2004,
/>•
Nguễn hưng quốc ,
/>9B56FA76EA80E8268?action=viewArtwork&artworkId=32 .
- />desktop=Search-Articles
- />SearchTerms=chủ+nghĩa+hậu+hiện+đại

17



×