Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Tìm hiểu nội dung, chương trình của môn đúng sai kỹ thuật đo để chuẩn bị cho quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.8 KB, 19 trang )

Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Lí do chọn đề tài
2. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố
3. Thảo luận về tổng quan nghiên cứu
PHẦN 2: HƯỚNG NGHIÊN CỨU
1. Phân tích hướng nghiên cứu
2. Nhận định và đề xuất hướng nghiên cứu
PHẦN 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
1
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Lí do chọn đề tài
2. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố
Việc đo lường và đánh giá trong giáo dục đã phát triển từ xa xưa, tuy nhiên có thể nói một
ngành khoa học thực sự về đo lường trong tâm lý và giáo dục mới bắt đầu và hình thành từ
cuối thế kỷ 19 ở Châu Âu và đặc biệt là Mỹ, lĩnh vực khoa học trắc nghiệm phát triển mạnh
trong thế kỷ 20. Có thể kể những dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của trắc
nghiệm đó là: Trắc nghiệm trí tuệ Simon – Binet được xây dựng bởi hai nhà tâm lý người
Pháp Alfred Binet và Theodore Simon vào khoảng năm 1905, tiếp đến được cải tiến tại đại
học Stanford Mỹ bởi Lewis Terman năm 1916, sau đó nó được cải tiến liên tục và ngày nay
được sử dụng với tên gọi là Trắc nghiệm trí tuệ IQ (interlligence quotient). Bộ trắc nghiệm
thành quả học tập tổng hợp đầu tiên Stanford Acheevement Test ra đời vào năm 1923 tại Mỹ.
Với việc đưa vào chấm trắc nghiệm bằng máy IBM năm 1935, việc thành lập Hội quốc gia về
Đo lường trong giáo dục (National Council on Measurement in Eduacation – NCME) vào
thập niên 1950, sự ra đời hai tổ chức tư nhân Eduacation Testing Services (ETS) năm 1947
và American College Testing (ACT) năm 1950, hai tổ chức làm dịch vụ trắc nghiệm lớn thứ
nhất và thứ hai Hoa Kỳ, một ngành công nghiệp trắc nghiệm đã hình thành. Từ đó đến nay
khoa học về đo lường trong tâm lý và giáo dục đã phát triển liên tục, những phê bình chỉ trích
đối với khoa học này cũng xuất hiện thường xuyên nhưng chúng không đánh đổ được nó mà


chỉ làm cho nó tự điều chỉnh và phát triển mạnh mẽ hơn. [19, Tr 15]
Các thành tựu lý luận quan trọng của khoa học về đo lường trong giáo dục đạt được cho đến
thập niên 70 của thế kỷ trước là “lý thuyết trắc nghiệm cổ điển” (classical test theory). Còn
bước phát triển về chất của nó trong khoảng 4 thập niên vừa qua là “lý thuyết trắc nghiệm
hiện đại” hoặc “lý thuyết đáp ứng câu hỏi” (Item Response Theory – IRT). IRT đã đạt được
những thành tựu quan trọng nâng cao độ chính xác của trắc nghiệm và trên cơ sở lý thuyết đó,
công nghệ trắc nghiệm thích ứng máy tính (Computer Adaptive Test – CAT) ra đời. Ngoài ra
trên cơ sở của những thành tựu của IRT và ngôn ngữ học máy tính, công nghệ Criterion chấm
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
2
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
tự động các bài thi tự luận tiếng Anh nhờ máy tính của EST đã được triển khai qua mạng
Internet trong mấy năm qua. [19, Tr 16]
Trắc nghiệm ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước Đức, Pháp, Mỹ, Liên Xô
nhưng vào thời điểm nào thì khó mà xác định được. Một điều mà nhiều người hiện nay
có thể kiểm chứng được là các học sinh Việt Nam từ đầu thập niên 50 đã được tiếp xúc
với trắc nghiệm qua các cuộc khảo sát khả năng ngoại ngữ do các cơ quan quốc tế tổ
chức. Các tài liệu sư phạm chỉ đề cặp đến trắc nghiệm khách quan về tâm lý và giáo
dục một cách sơ sài và một số bài viết trên các tập san giáo dục vào năm 1960.
1
Đến năm 1964, ở miền Nam Việt Nam đã thành lập một cơ quan đặt trách về trắc
nghiệm, lấy tên“Trung tâm trắc nghiệm và hướng dẫn” cơ quan này phổ biến nhiều tài
liệu về trắc nghiệm. Cuối năm 1969 đầu năm 1970 thì các môn trắc nghiệm thành quả
học tập và thống kê giáo dục mới được giảng dạy ở các lớp Cao học và Tiến sĩ giáo
dục tại Đại học Sư Phạm Sài Gòn.
Đến năm 1972, các nhà giáo dục Việt Nam mới bắt đầu quan tâm đến trắc nghiệm
thành quả học tập, năm 1974 lần đầu tiên các bài thi trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa được
áp dụng cho tất cả các môn thi trong hai khóa thi Tú tài tại miền Nam Việt Nam.
Đến năm 1994, hoàn cảnh đất nước đã đổi mới, nền giáo dục nước ta có những chuyển
biến nhanh chóng để theo kịp khoa học kỹ thuật của nền giáo dục tân tiến trên thế giới.

Việc đánh giá giáo dục nói chung và trắc nghiệm thành quả học tập nói riêng được sự
quan tâm đặc biệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những hoạt động tập huấn về trắc
nghiệm, hội thảo đưa ra các văn bản khuyến khích sử dụng trắc nghiệm tại các trường
đại học để đánh giá thành quả học tập của sinh viên một cách chính xác, khách quan.
Riêng tại Khoa sư phạm kỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
các đề tài luận văn thạc sĩ từ khóa 1 (năm 1995) đến khóa 16 (năm 2010) đã có nhiều
1
Dương Thiệu Tống (2005): Trắc nghiệm & Đo lường thành quả học tập.NXB Khoa học xã hội, Tr.206.
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
3
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
công trình nghiên cứu về trắc nghiệm như: xây dựng, phân tích và đánh giá bộ câu hỏi
trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 Huỳnh Thị Minh Hằng (2006), Phân tích đánh giá và hoàn thiện bộ đề thi trắc
nghiệm khách quan môn Hóa hữu cơ tại Đại học Y dược TP HCM, Luận văn
thạc sĩ, Tp.HCM.
 Nguyễn Hoàng Phụng (2006), Xây dựng và đánh giá bộ đề thi trắc nghiệm
khách quan môn Công nghệ sản xuất hàng may công nghiệp ở các trường
THCN TPHCM, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM.
 Văn Hoàng Lâm (2009), Xây dựng chương trình máy tính thẩm định chất
lượng câu trắc nghiệm khách quan môn tin học căn bản tại trường Trung cấp
nghề công nghệ bách khoa, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM.
 Hoàng Thiếu Sơn (2009), Xây dựng ngân hàng câu hỏi đánh giá kiến thức và
ngân hàng đề thi kỹ năng cho nghề dệt-may thổ cẩm theo tiêu chuẩn kỹ năng
nghề, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM.
 Trần Thị Ngọc Thiện (2009), Xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm môn Tiếng anh
kỹ thuật chuyên ngành Cơ khí tại trường Trung cấp Kỹ thuật công nghiệp Đồng
Nai, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM.
 Cổ Tồn Minh Đăng (2010), Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn
Toán đại số tuyến tính (ĐSTT) cho sinh viên khối không chuyên trường Đại học

Sài Gòn, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM.
 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010), Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn
Công nghệ lớp 10, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM.
 Hoàng Thị Hằng (2010), Xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra, đánh giá cho môn học
Âu phục nam tại trường Trung học kỹ thuật thực hành thuộc trường Đại học sư
phạm kỹ thuật TP HCM, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM.
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
4
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
PHẦN 2: HƯỚNG NGHIÊN CỨU
1. Phân tích hướng nghiên cứu
- Tìm hiểu tài liệu, các website nói về quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi
khách quan để trang bị cơ sở lí luận cho đề tài.
- Tham khảo và tìm hiểu thực trạng ra đề thi của môn Dung sai kỹ thuật đo.
- Tìm hiểu nội dung, chương trình của môn Dung sai kỹ thuật đo để chuẩn bị
cho quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi.
- Tham khảo ý kiến của các giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy môn
dung sai
2. Nhận định và đề xuất hướng nghiên cứu
2.1. Nhận định chung:
2.2. Đề xuất hướng nghiên cứu
PHẦN 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.
Trắc nghiệm (test) theo tiếng Anh là “thử”, “phép thử”, “sát hạch”, theo tiếng Hán
trắc có nghĩa là “đo lường”, nghiệm là “suy xét”, “chứng thực”.
Có rất nhiều định nghĩa về trắc nghiệm của các nhà Tâm lý học và Giáo dục học. Theo
Gronlund: “Trắc nghiệm là một công cụ hay một quy trình có hệ thống nhằm đo lường
mức độ mà một cá nhân đạt được trong một lĩnh vực cụ thể”.
2
2

Trần Thị Tuyết Oanh (2007): Đánh giá và đo lường kết quả học tập.NXB ĐH Sư Phạm, Tr.61.
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
5
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
Theo Giáo sư Dương Thiệu Tống, trắc nghiệm là một dụng cụ hay một phương thức hệ
thống nhằm đo lường một phương thức hệ thống đo lường một mẫu các động tháiđể trả
lời cho câu hỏi “Thành tích của cá nhân như thế nào, so sánh với những người khác
hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm vụ học tập được dự kiến”.
3
Theo Giáo sư Lâm Quang Thiệp, trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được
thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác
định. Trong giáo dục trắc nghiệm được tiến hành ở các kì thi, kiểm tra để đánh giá kết
quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một
cấp học; hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào một khóa học.
4
Theo Giáo sư Trần Bá Hoành, trắc nghiệm là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc
điểm về trí tuệ của học sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý) hoặc để kiểm tra
một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định”.
5
Cho đến nay, người ta thường hiểu bài trắc nghiệm là một phương pháp kiểm tra khách
quan gồm những bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn, yêu cầu
học sinh sau khi suy nghĩ, dùng một kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời.
2.2. Trắc nghiệm khách quan (trắc nghiệm chuẩn mực).
2.2.1. Khái niệm trắc nghiệm khách quan (OBJECTIVE TEST).
Trắc nghiệm khách quan được biểu đạt bằng hệ thống các câu hỏi. Người trả lời được
chọn câu trả lời đúng hoặc tốt nhất trong số các câu trả lời cho một câu hỏi. Người chấm căn
cứ vào hệ thống cho điểm khách quan để đánh giá, không phụ thuộc vào chủ quan của người
chấm.
Ngày nay, việc nâng cao tính khách quan cho quá trình kiểm tra, đánh giá; mang lại kết
quả chính xác, công bằng và giảm thiểu được những tiêu cực trong quá trình tổ chức thi cử

đang ngày càng được nhiều người quan tâm, ủng hộ.
3
Dương Thiệu Tống (2005): Trắc nghiệm & Đo lường thành quả học tập.NXB Khoa học xã hội, Tr.364.
4
Lâm Quang Thiệp: Đo lường và đánh giá trong giáo dục.Trường Đại học Huế, Tr.3.
5
Trần Bá Hoành (1996): Đánh giá trong giáo dục. NXB Hà Nội, Tr.36.
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
6
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
2.2.2. Các hình thức và nguyên tắc soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Hiện nay, có nhiều tài liệu viết về trắc nghiệm đã đề cập một cách rất kỹ lưỡng về hình
thức, cấu trúc, ưu, nhược điểm và nguyên tắc soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Nhưng thường được sử dụng nhiều nhất trong kiểm tra, đánh giá, đó là: 1) lọai câu trắc
nghiệm đúng - sai, 2) loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, 3) loại câu ghép đôi (hay đối
chiếu cặp đôi) và 4) loại câu điền khuyết.
2.2.2.1. Lọai câu trắc nghiệm đúng – sai.
Loại câu trắc nghiệm đúng – sai được trình bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh phải
trả lời bằng cách lựa chọn Đúng (Đ) hay Sai (S). Câu trắc nghiệm đúng – sai thường có hai
dạng:
- Dạng có thân chung: Câu hỏi gồm một phần thân chung và các ý trả lời. Người học phải
xem xét các ý trả lời, so sánh với nội dung của phần thân chung để xác định câu nào đúng, câu
nào sai.
Phần thân chung: có thể là một cụm từ hoặc một vấn đề mang tính lý thuyết.
Câu trả lời: thường có 5 câu cho phần thân chung, hoặc cũng có khi nhiều hơn. Những
câu trả lời có thể đúng, cũng có thể là sai; câu trả lời thường là những ý có liên quan trực tiếp
và giúp làm rõ phần thân chung.
Trắc nghiệm đúng/ sai dạng có thân chung thường có cấu trúc như sau:
Hãy đánh dấu (X) vào cột Đ (đúng) hoặc cột S (sai) phù hợp trong các ý sau:
Phần thân chung (là một cụm từ hoặc một vấn đề mang tính lý thuyết) Đ S

a. Câu trả lời 1
b. Câu trả lời 2
c. Câu trả lời 3
d. Câu trả lời 4
e. Câu trả lời 5
- Dạng không có thân chung: Ở dạng này, câu hỏi đúng/sai được viết dưới dạng một câu
hoàn chỉnh, thường là câu có tính khẳng định. Người trả lời lựa chọn đáp án phù hợp với câu
hỏi được nêu ra. Ví dụ:
Hãy khoan tròn vào chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các câu thích hợp sau:
1) Khi lựa chọn phương pháp dạy học, giáo viên phải căn cứ vào Đ S
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
7
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
mục tiêu và nội dung học tập
2) Để nhanh chóng chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân nên dùng những
loại thuốc mới nhất tuy có đắt tiền
Đ S
Ở cả hai dạng trên của câu trắc nghiệm đúng/ sai, đối với câu đúng phải là câu có toàn bộ
nội dung phù hợp với tri thức khoa học, trong câu trắc nghiệm chỉ cần có một chi tiết không
phù hợp với tri thức khoa học thì toàn bộ câu trắc nghiệm được đánh giá là sai.
Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
- Đây là dạng câu hỏi trả lời nhanh nên có thể hỏi trên diện rộng của chương trình, thích
hợp để trắc nghiệm kiến thức về các sự kiện.
- Dễ soạn thảo đối với giáo viên và không mất thời gian để tìm cách “đánh lạc” người học
vì vậy có thể viết với số lượng lớn câu hỏi bao phủ chương trình.
- Học viên không phải viết câu trả lời nên kết quả hoàn toàn đúng so với đáp án, khi chấm
điểm nhanh và rất dễ thống nhất.
Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của dạng câu hỏi đúng sai là học viên có thể “đoán mò” mà vẫn có

khả năng đúng 50%, khả năng phân biệt học sinh giỏi và học sinh kém thấp. Chính nhược
điểm này đã hạn chế tính giá trị của phương pháp.
Quy tắc biên soạn
- Không chép nguyên văn những câu hỏi từ sách giáo khoa hoặc giáo trình, vì làm như vậy
chỉ khuyến khích học thuộc lòng một cách máy móc.
- Nội dung các câu phát biểu phải được dựa trên cơ sở khoa học, tính đúng hay sai phải
chắc chắn, không tùy thuộc vào quan niệm riêng của từng cá nhân.
- Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc nhất, tránh những câu phức tạp,
bao gồm quá nhiều chi tiết.
- Tránh dùng những từ tiết lộ kết quả. Chẳng hạn những từ: “tất cả”, “không bao giờ”,
“không một ai”, “không thể nào”, những từ này thường có ở những câu sai, những từ:
“thường thường”, “đôi khi”, “một số”, “có khi”, bộc lộ một sự dè dặt nào đó, nên thường
hay được sử dụng với các câu đúng. Học sinh có nhiều kinh nghiệm có thể khám phá ra điều
này một cách dễ dàng.
- Tránh dùng các câu ở thể phủ định, nhất là thể phủ định kép.
- Trong bài thi, số câu đúng và số câu sai nên gần bằng nhau.
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
8
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
- Tránh làm cho một câu trở nên sai vì một chi tiết vụn vặt hoặc một ý tưởng nhằm đánh
lạc học sinh.
Cách cho điểm
Có hai phương pháp chấm điểm thường được áp dụng:
- Phương pháp thứ nhất là chấm mỗi câu trả lời đúng 1 điểm và không kể đến câu làm sai
hoặc không làm:
Điểm số = Số câu đúng.
- Phương pháp thứ hai là đếm số câu trả lời đúng và trừ đi số câu trả lời sai. Công thức
tính điểm của bài thi là:
Điểm số = Số câu đúng – Số câu sai
Phương pháp thứ hai thường được dùng nhiều hơn để tránh trường hợp học sinh đoán mò,

làm tăng tính giá trị cho bài trắc nghiệm.
2.2.2.2. Lọai câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (đa phương án)
Lọai câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (Multiple choice) gồm có hai phần: Phần “gốc”
(còn gọi là phần thân chung) và phần “lựa chọn” (còn gọi là phần trả lời).
- Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất). Phần gốc cũng có thể là
hình vẽ, đồ thị. Phần gốc phải tạo căn bản cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay
đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài có thể hiểu rõ câu trắc nghiệm muốn hỏi
điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp. [21, Tr 71]
- Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hay 5) câu trả lời, trong đó có một câu trả lời
đúng hoặc đúng nhất. Các câu trả lời còn lại đều là những “mồi nhử” hoặc câu “nhiễu” có vẻ
như hợp lý để buộc học sinh phải cân nhắc, lựa chọn.
Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
- Để trả lời câu hỏi có nhiều lựa chọn, học sinh phải suy nghĩ để lựa chọn được câu trả lời
đúng, tránh được những câu “nhiễu” chứ không chỉ sử dụng trí nhớ đơn thuần. Như vậy câu
hỏi có nhiều lựa chọn có thể kiểm tra được kiến thức ở mức cao hơn.
- Có thể hỏi trên phương diện rộng của chương trình, do đó có thể làm tăng độ giá trị.
- Chấm điểm rất nhanh, chính xác nên tiết kiệm được thời gian chấm bài.
- Câu hỏi có nhiều lựa chọn thường có độ tin cậy cao nếu các câu trả lời “mồi nhử” không
quá sơ hở để học sinh nhận biết một cách dễ dàng.
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
9
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
Nhược điểm:
- Vì chỉ có một câu trả lời đúng trong số các câu trả lời nên nếu học sinh biết trước, học
sinh sẽ không cần đọc các câu trả lời khác. Trong trường hợp này, những câu “mồi nhử” hay
việc lựa chọn sẽ không có ý nghĩa.
- Việc soạn thảo câu hỏi có nhiều lựa chọn mất rất nhiều thời gian. Nhiều khi rất khó tìm
được câu “ mồi nhử” cho có vẻ hợp lý.
- Vì khó biên soạn nên có khi các câu hỏi dễ tập trung vào những kiến thức không quan

trọng và do đó sẽ làm giảm đi tính giá trị của câu hỏi.
- Học sinh có óc sáng kiến có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn phương án đúng đã cho,
nên họ có thể sẽ không thỏa mãn hay cảm thấy khó chịu.
- Câu hỏi có nhiều lựa chọn không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải
quyết vấn đề khéo léo.
- Học sinh cần nhiều thời giờ để đọc câu hỏi và các câu trả lời.
Quy tắc biên soạn
- Phần gốc của câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng vấn đề để người trả lời hiểu được chính xác
nội dung câu hỏi đề cập.
- Phần gốc của câu hỏi nên mang chọn ý nghĩa và câu trả lời nên ngắn gọn.
- Nên có 4 đến 5 phương án trả lời cho một câu hỏi, thống nhất trong một bài trắc nghiệm.
- Không kết thúc phần gốc bằng các từ để lộ ý trả lời.
- Tránh dùng phủ định trong phần gốc: những từ như “không”, “chẳng” tránh sử dụng
trong câu hỏi.
- Các câu trả lời để lựa chọn phải có vẻ hợp lý để học sinh buộc phải cân nhắc khi lựa
chọn.
- Độ dài của các câu trả lời phải gần như nhau. Không nên viết câu trả lời đúng có khuynh
hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các câu trả lời khác.
Cách cho điểm
Với loại câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, trong đó có một câu trả lời đúng, nếu chọn
đúng đáp án thì được điểm số quy định (thông thường là 1 điểm cho mỗi câu chọn đúng), nếu
chọn sai thì không được điểm.
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
10
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
Trong tài liệu “Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập”, các
tác giả Nguyễn Phụng Hoàng và Võ Thị Ngọc Lan đã đưa ra công thức chấm điểm bài trắc
nghiệm loại có nhiều lựa chọn như sau:
Điểm số = R -
1−K

W
Trong đó: R là số câu trả lời đúng; W là số câu trả lời sai; k là số câu trả lời cho sẵn để
chọn trong mỗi câu hỏi. Đây là công thức có hiệu chính cho yếu tố đoán mò may rủi. [12, Tr
58]
Hai cách thức cho điểm trên có sự khác nhau. Cách cho điểm thứ nhất vẫn thường được
các giáo viên sử dụng nhiều hơn trong quá trình giảng dạy. Có thể vì điểm số của bài kiểm tra
chỉ mang ý nghĩa thăm dò năng lực học sinh để từ đó giáo viên có thể đưa ra những điều chỉnh
kịp thời giúp cho quá trình giảng dạy và học tập có hiệu quả hơn. Cách cho điểm thứ hai đòi
hỏi sự khắt khe hơn đối với học sinh khi làm bài thi. Học sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi
chọn câu trả lời chứ không thể chọn một cách tùy tiện. Tuy nhiên, khi áp dụng cách cho điểm
này giáo viên cần thông báo cho học sinh biết trước hoặc có lời chú thích trong bài thi về cách
thức cho điểm. Đó là sự định hướng cần thiết đối với học sinh trước khi làm bài thi.
2.2.2.3. Lọai câu ghép đôi (Đối chiếu cặp đôi).
Loại trắc nghiệm ghép đôi là một dạng đặc biệt của loại trắc nghiệm có nhiều lựa chọn.
Câu trắc nghiệm ghép đôi thường có hai bộ phận, đó là hai danh mục thông tin gồm những
chữ, nhóm chữ hay câu. Danh mục thứ nhất được gọi là tiền đề (thường là danh mục bên trái);
danh mục thứ hai được gọi là danh mục trả lời (danh mục bên phải).
Người dự thi có nhiệm vụ làm phù hợp mỗi câu tiền đề bằng một ý trả lời đúng tương
ứng .
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
- Trắc nghiệm ghép đôi có những ưu điểm của trắc nghiệm có nhiều lựa chọn.
- Dễ biên soạn và dễ sử dụng.
Nhược điểm: Nếu danh sách trong mỗi danh mục quá dài, sẽ tốn thời gian để biên soạn.
Mặt khác học sinh sẽ mất nhiều thời gian để đọc cả bản danh mục nhiều lần mới có thể trả lời
được. Nếu ít câu quá, học sinh dễ đoán ra.
Quy tắc biên soạn
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
11
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân

- Sử dụng một số lượng hợp lý các tiền đề và các ý trả lời: Đa số các chuyên gia tán thành
với con số tối thiểu là 5 cho mỗi danh mục. Ít câu quá làm cho học sinh dễ đoán ra, nhiều câu
quá đòi hỏi học sinh phải đọc bản danh mục quá nhiều lần mới có thể trả lời được.
- Các tiền đề và các ý trả lời trong một danh mục phải đồng nhất. Ví dụ: Nếu một danh
mục là công cụ thì tất cả các câu trong danh mục là công cụ, chứ không được là danh mục bao
gồm cả vật liệu và công cụ.
- Số ý lựa chọn trong danh mục trả lời nhiều hơn số tiền đề. Một cách khác có hiệu quả là
cho phép một ý trả lời được sử dụng nhiều hơn một lần (áp dụng với câu trắc nghiệm thi trên
giấy)
- Các tiền đề có thể dài nhưng câu trả lời phải ngắn gọn. Thông thường người dự thi đọc
tiền đề trước sau đó mới xem đến danh mục các câu trả lời. Nếu câu trả lời quá dài thì người
dự thi có thể bị lẫn lộn.
Cách cho điểm
Trắc nghiệm ghép đôi là một dạng đặc biệt của loại trắc nghiệm có nhiều lựa chọn nên có
thể sử dụng cách cho điểm của loại trắc nghiệm có nhiều lựa chọn.
2.2.2.4. Lọai câu điền khuyết.
Câu hỏi điền khuyết hay câu hỏi trả lời ngắn (short answer) là loại câu hỏi cung cấp không
đầy đủ thông tin, yêu cầu học sinh phải bổ sung, điền thông tin vào chỗ còn thiếu. Câu hỏi
điền khuyết có thể được viết theo một trong 6 dạng sau:
- Một câu có để trống một hoặc vài từ, người trả lời có nhiệm vụ đọc kỹ câu đó rồi tìm và
điền các từ thích hợp vào ô trống.
- Một câu có để trống một hoặc vài chỗ, cho trước 2 hoặc 3 từ hoặc cụm từ (viết trong
ngoặc) để người trả lời chọn và điền vào chỗ trống.
- Một hình vẽ không có chú thích hoặc chú thích thiếu, người dự thi phải điền chú thích
vào vị trí cần thiết.
- Hình vẽ bỏ sót vài nét, yêu cầu người dự thi vẽ thêm cho hoàn chỉnh.
- Sơ đồ bỏ trống vài khâu hoặc mũi tên, yêu cầu người dự thi vẽ hoặc vẽ thêm cho đủ.
- Một câu hỏi xác định cụ thể số ý phải trả lời, yêu cầu người dự thi phải viết các ý đó.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm:

HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
12
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
- Là dạng câu hỏi có câu trả lời ngắn và nhanh nên có thể hỏi trên diện rộng của chương
trình do đó làm tăng tính giá trị cho bài trắc nghiệm.
- Chấm điểm nhanh và đáng tin cậy hơn so với loại luận đề.
- Câu hỏi có nhiều dạng nên kiểm tra được nhiều khía cạnh.
- Thí sinh mất cơ hội đoán mò.
- Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học.
Nhược điểm:
- Giáo viên có thể hiểu sai, đánh giá thấp giá trị các câu trả lời sáng tạo, khác với đáp án
nhưng vẫn hợp lý. Điều này làm cho việc chấm bài mất nhiều thời giờ và điểm của bài thi dù
sao cũng kém tin cậy so với bài thi sử dụng một số loại trắc nghiệm khách quan khác (như
loại câu hỏi có nhiều lựa chọn
- Phạm vi khảo sát thường chỉ giới hạn vào chi tiết, các sự kiện vụn vặt, không khảo sát
được khả năng tổng hợp của học sinh.
Quy tắc biên soạn
- Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, và chắc chắn chỉ có một câu trả lời đúng. Tránh viết các câu mơ
hồ dễ làm học sinh có thể trả lời theo nhiều cách.
- Sử dụng ngôn từ của riêng mình, tránh trích nguyên văn các câu từ sách để không
khuyến khích học sinh học thuộc lòng.
- Chỉ nên chừa trống các chữ quan trọng và chỉ kiểm tra những phần kiến thức quan trọng,
tránh những câu không có giá trị.
- Không đưa ra quá nhiều chỗ trống. Một hoặc hai khoảng trống trong một câu là đủ.
Nhiều chỗ trống hơn có thể làm cho câu hỏi không thể làm được.
- Tránh viết các từ loại “cái”, “chiếc”, “con” trước chỗ trống.
- Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau cho thí sinh không đoán được chữ phải trả
lời.
Cách cho điểm
Trong một câu trắc nghiệm, mỗi chỗ điền vào đúng thì cho một điểm (01 điểm). Điểm cho

một câu hỏi sẽ bằng số khoảng trống được điền đúng nhân với 01 điểm. Trường hợp câu trả lời
của thí sinh khác với đáp án nhưng vẫn hợp lý sẽ vẫn được điểm.
2.2.3. Phân tích câu trắc nghiệm .
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
13
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
Việc phân tích các câu trả lời của thí sinh trong một bài trắc nghiệm là việc làm rất cần
thiết và hữu ích cho người soạn thảo trắc nghiệm. Nó giúp cho người soạn thảo: [21, Tr 153]
- Biết được những câu nào là quá khó, câu nào là quá dễ.
- Lựa ra các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học sinh giỏi với học sinh
kém.
- Biết được lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn và cần sửa
đổi như thế nào cho tốt hơn.
Một bài trắc nghiệm, sau khi đã được sửa đổi trên căn bản của sự phân tích các câu trắc
nghiệm, có khả năng đạt được tính tin cậy cao hơn là một bài trắc nghiệm có cùng số câu hỏi
nhưng chưa được thử nghiệm và phân tích.
Việc phân tích câu trắc nghiệm là phân tích độ khó, độ phân cách (hay độ phân biệt) của
câu trắc nghiệm.
2.2.3.1. Độ khó của câu trắc nghiệm
Độ khó P của câu trắc nghiệm bằng tỷ số phần trăm thí sinh làm đúng câu hỏi trên tổng số
thí sinh tham gia làm câu hỏi đó: [19, Tr 59]
ĐK =
%100x
n
Sd

Trong đó:
- ĐK: Độ khó của câu hỏi thứ i.
- Sd: Số người trả lời đúng câu hỏi thứ i.
- n: Tổng số người làm bài trắc nghiệm.

Giá trị độ khó thay đổi từ 0% đến 100% hoặc từ 0 đến 1. Người ta xác định độ khó dựa
vào việc thử nghiệm câu hỏi trắc nghiệm trên các đối tượng thí sinh phù hợp.
Mức độ khó của một câu trắc nghiệm được xác định theo 3 mức :
- ĐK = 0 ÷ 24%: Câu hỏi quá khó;
- ĐK = 25% ÷ 75%: Câu hỏi có độ khó chấp nhận được;
- ĐK = 76% ÷ 100%: Câu hỏi quá dễ.
Trong tài liệu Quy trình, phương pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và tổ chức đánh
giá kiến thức nghề, các tác giả Nguyễn Đức Trí và Hoàng Anh đưa ra 4 mức độ khó của câu
trắc nghiệm:
- ĐK = 0 ÷ 24%: Câu hỏi quá khó;
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
14
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
- ĐK = 25% ÷ 50%: Câu hỏi có độ khó trung bình;
- ĐK = 51% ÷ 70%: Câu hỏi dễ.
- ĐK = 76% ÷ 100%: Câu hỏi quá dễ.
Hai cách phân loại trên cơ bản giống nhau. Cách phân loại thứ hai chỉ chi tiết hơn mà
thôi.
Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm
Theo các chuyên gia đo lường, một bài trắc nghiệm được gọi là tốt sẽ bao gồm các câu hỏi
có mức độ khó trung bình hay mức độ khó vừa phải. Muốn xác định được khái niệm này cần
phải lưu ý đến xác suất làm đúng câu hỏi bằng cách chọn hú họa hay là tỷ lệ may rủi. Tỷ lệ
may rủi thay đổi theo từng loại câu trắc nghiệm:
Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm đúng - sai
Câu trắc nghiệm đúng – sai có độ khó vừa phải là câu có 50% số thí sinh làm đúng câu ấy
và 50% số thí sinh làm sai. Câu hỏi thuộc loại này có hai lựa chọn do đó sự may rủi làm đúng
câu hỏi là 50%. Đó là tỷ lệ may rủi kỳ vọng. Như vậy, độ khó vừa phải của câu hỏi loại này là
trung bình cộng giữa tỷ lệ may rủi kỳ vọng và 100% nghĩa là: (100 + 50)/2 = 75%.
Nói cách khác, câu trắc nghiệm đúng – sai có độ khó vừa phải nếu 75% thí sinh trả lời
đúng câu hỏi ấy. [21, Tr 165]

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn
Với câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn thì tỷ lệ may rủi kỳ vọng là 100/4 tức là 25%. Vậy độ
khó vừa phải của câu trắc nghiệm loại này là: (100 + 25)/2 % = 62.5%
Đối với các câu hỏi thuộc loại “trả lời tự do” như loại điền khuyết thì độ khó vừa phải là
50%.
Một bài trắc nghiệm được gọi là tốt sẽ bao gồm các câu hỏi có mức độ khó trung bình hay
mức độ khó vừa phải. Do vậy, khi phân tích các câu hỏi người ta thường phải loại những câu
quá khó vì không ai làm đúng hoặc những câu quá dễ vì ai cũng làm đúng.
2.2.3. 2. Độ phân biệt (phân cách) của câu trắc nghiệm.
Độ phân biệt của câu trắc nghiệm là: “khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự
phân biệt năng lực khác nhau của học sinh: giỏi, trung bình, kém”. [19, Tr 60]
Độ phân biệt của câu trắc nghiệm hoặc một đề trắc nghiệm liên quan đến độ khó. Một đề
trắc nghiệm có độ phân biệt tốt thì nó phải bao gồm nhiều câu hỏi có độ khó ở mức trung bình.
Khi ấy điểm số thu được của nhóm thí sinh sẽ có phổ trải rộng.
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
15
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
Một phương pháp đơn giản để tính độ phân biệt của câu trắc nghiệm đã được các chuyên
gia đo lường giới thiệu:
- Dựa vào tổng điểm thô của từng thí sinh người ta tách từ đối tượng thí sinh ra một nhóm
giỏi bao gồm 27% thí sinh đạt điểm cao từ trên xuống, và nhóm kém bao gồm 27% thí sinh
đạt điểm kém từ dưới lên.
- Gọi C là số thí sinh làm đúng câu hỏi thuộc nhóm giỏi (nhóm cao), T là số thí sinh làm
đúng câu hỏi thuộc nhóm kém (nhóm thấp), n là số lượng thí sinh của một trong hai nhóm nói
trên (27% tổng số). Ta có biểu thức tính độ phân biệt D của câu hỏi như sau:
D =
n
TC −
Một phương pháp gọn hơn để tính độ phân biệt D được GS Dương Thiệu Tống giới thiệu
là: Lấy tỷ lệ phần trăm làm đúng câu trắc nghiệm trong nhóm giỏi trừ đi tỷ lệ phần trăm làm

đúng trong nhóm kém. Phương pháp tính này được trình bày trong bảng 1.6.
Bảng 1.6. Cách tính độ phân cách (phân biệt) của câu hỏi trắc nghiệm.
Câu
Tỷ lệ phần trăm làm đúng
của nhóm giỏi
Tỷ lệ phần trăm làm đúng
của nhóm kém
D
1 2 3 4= 2-3
Câu 1
Câu 2
Câu 3

Ý nghĩa độ phân biệt D
Căn cứ vào kinh nghiệm với rất nhiều loại trắc nghiệm ở lớp học, các chuyên gia đã đưa ra
một thang đánh giá chỉ số phân biệt: [21, Tr 159]
Độ phân biệt D Đánh giá câu trắc nghiệm
Từ 0.40 trở lên Rất tốt
Từ 0.3 ÷ 0.39 Khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn
Từ 0.2 ÷ 0.29 Tạm được, có thể cần phải hoàn chỉnh
Dưới 0.19 Kém, cần loại bỏ hay sửa chữa lại cho tốt hơn
Như vậy, khi lựa chọn hoặc đánh giá các câu trắc nghiệm người ta căn cứ vào độ phân
biệt của các câu trắc nghiệm ấy. Độ phân biệt càng cao thì càng tốt. Với hai bài trắc nghiệm
tương tự nhau, bài trắc nghiệm nào có độ phân biệt trung bình cao nhất thì bài trắc nghiệm ấy
sẽ là bài tốt nhất, đáng tin cậy nhất.
2.2.4. Yêu cầu về độ tin cậy và độ giá trị của bài trắc nghiệm.
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
16
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
Một trắc nghiệm kết quả học tập cần phải có cả độ giá trị và độ tin cậy, đây là hai tiêu

chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của bài trắc nghiệm.
2.2.4.1. Độ tin cậy.
“Độ tin cậy của bài trắc nghiệm là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ
bài trắc nghiệm” [19, Tr 62]. Một bài trắc nghiệm được xem là đáng tin cậy khi nó cho ra
những kết quả có tính cách vững chãi. Điều này có nghĩa là, nếu làm bài trắc nghiệm ấy nhiều
lần, mỗi học sinh vẫn sẽ giữ được thứ hạng tương đối của mình trong nhóm.
Tính tin cậy của bài trắc nghiệm tùy thuộc vào các yếu tố như: Chọn mẫu các câu hỏi, may
rủi do việc phỏng đoán, độ khó của bài trắc nghiệm. Do vậy, muốn đảm bảo độ tin cậy tối đa
của một bài trắc nghiệm, cần phải: 1) giảm thiểu các yếu tố may rủi đến mức tối thiểu bằng
cách hạn chế việc sử dụng các loại câu hai lựa chọn; 2) viết những lời chỉ dẫn sao cho thật rõ
ràng để học sinh khỏi bị nhầm lẫn; 3) chuẩn bị trước bảng chấm điểm, ghi rõ các câu đúng.
Tóm lại, độ tin cậy của bài trắc nghiệm cho thấy tính khách quan của điểm số, sự thống
nhất trong các câu trả lời phân biệt được trình độ của học sinh. Độ tin cậy của một bài trắc
nghiệm là một trong những cơ sở tạo nên chất lượng của bài trắc nghiệm ấy.
2.2.4.2. Độ giá trị
Theo các chuyên gia về trắc nghiệm, yêu cầu quan trọng nhất của một bài trắc nghiệm với
tư cách là một phép đo lường trong giáo dục là phép đo ấy đo được cái cần đo. Nói cách khác,
phép đo ấy cần phải đạt được mục tiêu đề ra cho nó. Phép đo bởi một bài trắc nghiệm đạt được
mục tiêu đó là phép đo có giá trị.
Độ giá trị của một bài trắc nghiệm: “là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra
cho phép đo nhờ bài trắc nghiệm” [19, Tr 64]. Để bài trắc nghiệm đạt được độ giá trị cao, cần
phải xác định tỷ mỉ mục tiêu cần đo qua bài trắc nghiệm ấy và bám sát mục tiêu đó trong quá
trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cũng như khi tổ chức các kỳ thi.
Có thể xét độ giá trị của bài trắc nghiệm dưới nhiều góc độ khác nhau. Vấn đề cơ bản luôn
luôn phải đặt ra là dụng cụ ấy có đo lường được đúng cái mà ta muốn đo lường hay không và
đúng ở mức độ nào. Thông thường tính giá trị của bài trắc nghiệm thành quả học tập được
phân loại như sau [21, Tr 47]:
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
17
Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân

- Giá trị đồng thời nói lên mối liên hệ giữa điểm số của bài trắc nghiệm với một tiêu chí
khác đồng thời, đã có sẵn và được nhiều người chấp nhận, về khả năng mà bài trắc nghiệm ấy
muốn đo lường.
- Giá trị tiên đoán nói lên mối liên hệ giữa điểm số của bài trắc nghiệm với một tiêu chí
khác căn cứ vào khả năng (hay thành quả học tập) ở thời điểm tương lai.
- Giá trị nội dung là mức độ “bao trùm” được nội dung môn học, bài học.
- Giá trị khái niệm tạo lập là giá trị liên quan đến các loại học tập được quy định trong các
mục tiêu dạy và học.
- Giá trị thực nghiệm (hay giá trị thống kê) nói lên sự tương quan giữa các điểm số trắc
nghiệm với một tiêu chí, tức là một loại đo lường nào đó, độc lập và trực tiếp, về khả năng
(hay đặc điểm) mà bài trắc nghiệm ấy muốn đo lường.
- Giá trị yếu tố là sự tương quan giữa bài trắc nghiệm ấy với yếu tố chung cho cả một
nhóm gồm nhiều bài trắc nghiệm. Loại giá trị này căn cứ vào sự phân tích bằng những phương
pháp thống kê, gọi là phân tích yếu tố.
Tóm lại:
- Tính giá trị của bài trắc nghiệm có thể được dưới nhiều góc độ khác nhau. Dựa vào định
nghĩa về độ giá trị và căn cứ vào mục tiêu đề ra cho bài trắc nghiệm là muốn đo lường cái gì,
khi soạn thảo hoặc xem xét một bài trắc nghiệm, người soạn thảo có thể dựa vào từng loại giá
trị thích hợp để làm cơ sở cho việc soạn thạo hoặc xem xét bài trắc nghiệm ấy.
- Độ giá trị của bài trắc nghiệm liên quan đến mục tiêu của sự đo lường, còn độ tin cậy
liên quan đến sự vững chãi của điểm số. Tính giá trị phản ánh mức độ mà một bài trắc nghiệm
đo được cái mà nó định đo, còn tính tin cậy phản ánh sự chính xác của phép đo. Theo các
chuyên gia về đo lường, tính tin cậy và tính giá trị của bài trắc nghiệm có liên quan với nhau.
Một bài trắc nghiệm muốn có giá trị thì phải có độ tin cậy. Nhưng ngược lại, một bài trắc
nghiệm có độ tin cậy cao chưa hẳn đã có giá trị cao, vì nó không đo được cái mà nó định đo.
Chính vì thế, để đảm bảo cho một bài trắc nghiệm thành quả học tập có chất lượng, cần phải
xem xét cả tính giá trị và tính tin cậy.
1.1 QUY TRÌNH XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
18

Lý Luận Dạy Học Hiện Đại GVHD: TS.Võ Thị Xuân
Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo trật tự sau:
Bước 1: Phân tích nội dung môn học
Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học
Bước 3: Thiết lập dàn bài trắc nghiệm môn học
Bước 4: Lựa chọn hình thức câu trắc nghiệm
Bước 5: Soạn thảo và chỉnh sửa các câu trắc nghiệm
Bước 6: Tổ chức kiểm tra thử nghiệm
Bước 7: Xử lý kết quả và điều chỉnh
Bước 8: Lập ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn học
HVTH: Lưu Thị Lan Anh Trang
19

×