PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS HOÀ BÌNH
Số: ....../KH-THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hoà Bình, ngày 06 tháng 12 năm 2010
KẾ HOẠCH
Xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi thi
I. Căn cứ xây dựng kế hoạch
Công văn số 993/CV-PGDĐT, ngày 29/11/2010 của Phòng GD&ĐT Hữu
Lũng về việc xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi thi,
Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị. Trường THCS Hoà Bình xây dựng
kế hoạch quản lý ngân hàng câu hỏi như sau:
II. Mục đích, yêu cầu
1, Mục đích
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và chủ
đề năm học 2010-2011 "Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục"; thực hiện công tác thi/kiểm tra theo hướng đảm bảo chuẩn
kiến thức kỹ năng và thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
- Tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi/kiểm tra từ cấp tổ đến cấp
Trường tiến tới cung cấp nguồn câu hỏi thi phục vụ công tác giảng dạy của giáo
viên, học tập và tự kiểm tra của học sinh.
2. Yêu cầu đối với câu hỏi thi
- Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, đảm bảo tính chính xác, khoa học,
khách quan nhằm đánh giá đúng chất lượng thực tế, trình độ kiến thức, năng lực
vận dụng của học sinh; có tỷ lệ trên chuẩn thích hợp để phát hiện và khuyến
khích đối tượng học sinh khá, giỏi.
- Đối với một số môn khoa học Xã hội và Nhân văn như: Ngữ văn, Lịch
sử, Địa lí, GDCD chú trọng ra đề kiểm tra theo hướng phát huy ý thức tự học và
sáng tạo của học sinh; hạn chế việc ghi nhớ kiến thức một cách máy móc; từng
bước ra đề “mở” đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng khi
làm bài. Đối với môn Toán và các môn Khoa học tự nhiên chú ý phát triển kỹ
năng tư duy logic, kỹ năng thực hành, khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức
vào thực tiễn.
- Chú trọng xây dựng ma trận đề thi có đủ các yếu tố về nội dung kiến
thức cần kiểm tra và đảm bảo sự phân hoá đối tượng học sinh theo yêu cầu
riêng của mỗi kì thi/kiểm tra với các cấp độ kiến thức: Nhận biết, Thông hiểu,
Vận dụng sáng tạo.
- Các câu hỏi trước khi đưa vào ngân hàng câu hỏi thi được thẩm định kĩ
lưỡng, đảm bảo tính chính xác, khoa học.
II. Nội dung
1. Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi
1
- Các tổ trưởng chuyên môn phân công cụ thể giáo viên đề xuất câu hỏi
thi, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu.
- Nhà trường thành lập Hội đồng thẩm định, gồm: Lãnh đạo nhà trường,
các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng bộ môn và mỗi bộ môn một giáo viên
có chuyên môn vững vàng, ý thức trách nhiệm cao, có khả năng sử dụng thành
thạo vi tính.
- Các tổ xây dựng, quản lý ngân hàng đề theo cấu trúc thư mục.
- Tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn phân công giáo viên đề xuất câu hỏi thi
(ra đề thi) theo từng chương, bài trong chương trình(có cả đáp án), thống nhất tỷ
lệ câu hỏi tự luận, trắc nghiệm phù hợp đối với môn Tiếng Anh.
- Tổ trưởng, nhóm trưởng cùng ít nhất một giáo viên bộ môn tổ chức
thẩm định, lựa chọn câu hỏi thi do các giáo viên đề xuất, sau đó nhập vào ngân
hàng đề thi của tổ. Ngân hàng đề thi của tổ có thể gồm 2 phần: chung và riêng.
Phần chung cung cấp cho tất cả giáo viên và học sinh tham khảo; phần riêng
dùng để ra đề theo mục đích của trường, của tổ (được bảo mật).
- Lãnh đạo nhà trường tập hợp, quản lý ngân hàng câu hỏi thi của các bộ
môn.
2. Sử dụng ngân hàng câu hỏi thi để tạo đề thi
- Căn cứ vào mục đích sử dụng đề thi (kiểm tra 15'; 45'; học kỳ,…) các tổ,
nhóm bộ môn cần có sự trao đổi thống nhất về nội dung cơ bản, phạm vi kiến
thức của đề nhằm đảm bảo tính khách quan và mặt bằng kiến thức chung cho
một khối lớp; xây dựng ma trận đề thi.
- Tổ hợp đề thi từ nguồn trong ngân hàng câu hỏi thi hoặc dùng đề thi đề
xuất; soạn thảo hướng dẫn chấm. Sau khi soạn thảo, đề thi và hướng dẫn chấm
được tổ chức phản biện, thẩm định, chỉnh sửa (nếu thấy cần thiết).
- Tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn có trách nhiệm ra đề (hoặc chọn đề…)
kiểm tra 15', 45' và in sao, bảo quản, phân phối đề thi đảm bảo bảo mật.
- Lãnh đạo nhà trường cùng với tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm ra
đề (hoặc chọn đề) thi học kỳ, thi học sinh giỏi cấp trường,… và in sao, bảo
quản, phân phối đề thi đảm bảo bảo mật.
- Đề thi, kiểm tra sau khi sử dụng được lưu giữ trên máy tính và bản in
gốc do người ra đề (hoặc chọn đề) quản lý.
3. Kế hoach tổ chức thực hiện
Thời gian Nội dung
bộ phận thực
hiện
Tháng
12/2010
- Lập kế hoạch xây dựng và quản lý NH đề thi
- Thực hiện quy trình xây dựng ngân hàng thi cấp trường
(đợt I: học kỳ 1, học sinh giỏi)
- Thanh lập Hội đồng thẩm định cấp Trường
- Kiểm tra việc thực hiện ở hai tổ
- BGH
- Trường, Các tổ
- BGH
- BGH
- BGH
Tháng
01/2011
- Tập hợp ngân hàng câu hỏi thi từ các đơn vị trường (đợt
I: học kỳ 1, học sinh giỏi từ ngày 03/01)
- Tổ chức thẩm định câu hỏi thi cấp Trường ngày 04 đến
06/01)
- Nhập hệ thống câu hỏi đã được thẩm định vào ngân
- Tổ Khối, Nhóm
tổng hợp
-HĐ thẩm định
2
hàng câu hỏi thi cấp Trường.
- Tập hợp, quản lý ngân hàng câu hỏi thi các tổ bộ môn;
gửi ngân hàng câu hỏi thi về Sở GD&ĐT (15/1)
- Gửi ngân hàng đề cấp trường cho Phòng
- Tổ Khối, nhóm
tổng hợp, GV bộ
môn
- BGH
Tháng
2- 3/2011
- Sử dụng phần riêng của ngân hàng câu hỏi thi để tạo đề
thi theo mục đích của trường
- Triển khai kế hoạch sử dụng, quản lý học kỳ I và xây
dựng ngân hàng đề học kỳ II.
- Họp rút kinh nghiệm về thực hiện kế hoạch sử dụng,
quản lý ngân hàng đề.
- Thực hiện quy trình xây dựng ngân hàng thi học kỳ 2
cấp trường
- BGH,các tổ
- HĐSP
- Các tổ
Tháng
4/2011
- Tập hợp ngân hàng câu hỏi thi từ các đơn vị trường (Đợt
II, từ 16 đến 20/04)
- Tổ chức thẩm định câu hỏi thi cấp phòng (từ ngày 22
đến 25)
- Nhập hệ thống câu hỏi đã được thẩm định vào ngân
hàng câu hỏi thi cấp trường (từ ngày 27 đến 30)
- Tập hợp, quản lý ngân hàng câu hỏi thi các tổ bộ môn
- Tổ khối, Nhóm
tổng hợp
- HĐ thẩm định
- Tổ khối, Nhóm
tổng hợp
- Nhóm tổng hợp
Tháng
5/2011
- Gửi ngân hàng câu hỏi thi học kỳ 2 cho Phòng trước
15/05
- Sử dụng phần riêng của ngân hàng câu hỏi thi để tạo đề
thi theo mục đích của trường
- Tập hợp, quản lý ngân hàng câu hỏi thi các tổ bộ môn
- BGH
- BGH,tổ khối
- BGH,tổ khối
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT
- Treo ở phòng HĐ
- Lưu VT.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Vi Mạnh Tiến
3
4