Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÀI BÁO CÁO -TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.73 KB, 18 trang )

TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA
NƯỚC CHỦ NHÀ
MỤC LỤC
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC
CHỦ NHÀ
NHÓM 10
Page 1
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
1. Cơ sở lí luận
1.1 Các khái niệm FDI, môi trường
1.1.1 Khái niệm FDI
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với
những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực
tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục
đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh
nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một doanh
nghiệp về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc
thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các
doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh
nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cở phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản
vay trong nội bộ công ty.
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại
nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản
tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết
định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế
ấy.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước
ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh


doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân
trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu
quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công
ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các QG nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định
FDI. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của
NHÓM 10
Page 2
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp,
trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở
một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được
quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó,
với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy
móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các loại hợp đòng và giáy phép có
giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…)
hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI bao
giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của
FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể
nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại những nước đang phát triển,FDI đã
mang lại những lợi ích đáng kể về phát triển kinh tế, chuyển giao các nguồn lực (tài
chính, kỹ thuật, con người). Nhưng bên cạnh đó, FDI cũng là nhân tố chính dẫn đến
tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sự phát triển kinh tế, những lợi ích mà
FDI mang lại cho các nước nhận đầu tư chính là sự tăng trưởng không bền vững

1.1.2 Khái niệm môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất,
nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để
giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường tự nhiên bao gồm môi trường đất, môi trường nước, môi trường
không khí, môi trường biển, môi trường rừng….
NHÓM 10
Page 3
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
1.1.3 Khái niệm ô nhiễm môi trường.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi
tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”
Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:
- Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí.
Ví dụ về các khí độc là carbon monoxide, sulfur dioxide, các chất chlorofluorocarbon
(CFCs), và nitrogen oxide là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ozone quang hóa và
khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với ánh sáng mặt trời.
- Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công
nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
- Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá
giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác
khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá
nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô
nhiễm đất là hydrocarbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và
chlorinated hydrocarbon
- Ô nhiễm phóng xạ

- Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
1.2 Tác động của FDI đến môi trường
1.2.1 Tích cực :
FDI có tác động tích cực tới môi trường thông qua việc ra đời những sản phẩm
mới tiết kiệm năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào những nguyên liệu hoặc nguồn
năng lượng truyền thống và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất hoặc
các kinh nghiệm tốt về bảo vệ môi trường . Ngoài ra, sự có mặt của các công ty đa
quốc gia cũng có tác động lan tỏa đối với các công ty trong nước thông qua việc
chuyển giao công nghệ tiên tiến, kỹ năng chuyên môn và những yêu cầu áp dụng tiêu
chuẩn môi trường nghiêm ngặt.
Hiện nay,FDI cùng với việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang là một xu
hướng đầu tư tất yếu đồng thời các quốc gia nhận đầu tư ngày càng chú trọng đến việc
NHÓM 10
Page 4
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
tăng cường các chính sách bảo vệ môi trường,vì vậy khi một nước nhận được các dự
án đầu tư FDI sạch sẽ có cơ hội đón nhận các công nghệ xử lí,thân thiện với môi
trường hiện đại .Vừa tăng được các lợi ích về kinh tế,vừa đảm bảo môi trường.
- Nhìn chung,FDI sẽ góp phần giúp tăng trưởng kinh tế tại nước nhận đầu
tư.Những lợi ích kinh tế này sẽ được sử dụng một phần giúp giải quyết các vấn đề về
môi trường theo các phương cách khác nhau.
VD: Chile chỉ chiếm 0,5% đất rừng trên toàn thế giới và 1,9% ở Mỹ Latinh, đây
là đất nước sản xuất bột giấy quan trọng thứ hai trong khu vực sau Brazil. Ngành lâm
nghiệp Chile bao gồm khai thác gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ và bột giấy và giấy.Các
dòng vốn FDI đầu tư vào ngành lâm nghiệp vào Chile đã làm có tác động tích cực,làm
tăng diện tích rừng trồng của quốc gia này.
Diện tích rừng trồng tăng 154,4% giữa năm 1979 và 1997 (từ 739,6 đến 1,881.9
nghìn ha). Từ năm 1997 đến năm 2005, tổng diện tích rừng trồng tăng dưới 10%, đến
2,078.6 nghìn ha. Ở Chile, rừng bản địa đóng góp giá trị gia tăng của ngành lâm
nghiệp là ít hơn là rừng trồng. Hiện nay, chỉ có 2,9% nguyên liệu có nguồn gốc từ khu

rừng nguyên sinh (trái ngược với những năm 1960, khi họ là nguồn gốc của nguyên
liệu chủ yếu lấy từ các khu rừng nguyên sinh ).
1.2.2 Tiêu cực:
FDI gây ô nhiễm môi trường. Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất
của FDI
đối với nước nhận đầu tư là những ảnh hưởng về môi trường. Đặc biệt là tình
hình xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông
qua FDI ngày càng gia tăng. Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành những
nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao, nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam
Hiện nay vấn đề xử lý nước thải tại Việt Nam chưa được chú trọng, hầu hết các xí
nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải. Các chương trình giám sát, xử phạt vẫn chưa
được thực hiện một cách toàn diện trong khi ngày càng có nhiều dự án khai thác tài
nguyên, vận chuyển dầu với hiểm họa tràn dầu có nguy cơ gia tăng trong các năm tới.
Rõ ràng rằng tự do hoá thương mại và đầu tư FDI đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động
NHÓM 10
Page 5
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
kinh tế, dẫn đến những áp lực lớn hơn đối với môi trường từ việc khai thác ngày một
nhiều các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như khoáng sản, gỗ, nước ngọt v.v., đầu
ra là khối lượng khí thải và chất thải gây ô nhiễm không khí, nguồn nước và đất đai.
FDI ảnh hưởng tới đa dạng sinh thái. Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho
ngành
Du lịch Việt Nam thì sự đầu tư quá lớn và liên tục gia tăng trong những năm gần
đây đã đặt
môi trường tự nhiên Việt Nam trước những thách thức lớn. Nguy cơ ảnh hưởng
xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thuỷ sản, khí hậu và gia tăng ô nhiễm các
lưu vực sông. Các khu công nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống,
nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy. Trong khi đó,
vấn đề bảo vệ tốt môi trường vẫn đang là thách thức lớn đối với Việt Nam hiện nay.
FDI đã tạo cho cạnh tranh quốc tế trở nên quyết liệt hơn. Xu hướng chung trong

kinh doanh quốc tế là các công ty đang theo đuổi chiến lược về giá nhằm chiếm thị
phần lớn hơn và tạo chỗ đứng chững chắc trên thương trường. Do đó, họ luôn tìm
cách để giảm chi phí sản xuất và tránh các chi phí vô hình khác (sunk costs). Ở cấp vĩ
mô, các nước đang phát triển cũng tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài và giữ chân họ
bằng các định chế ít ràng buộc, trong đó có việc nới lỏng các quy định về môi trường.
Điều này đã khiến cho chất lượng môi trường tại các quốc gia nhận đầu tư bị ảnh ô
nhiễm nghiêm trọng.
Nhiều dự án FDI có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên nhiên vật liệu- năng
lượng, gây ô nhiễm môi trường đã vào nước ta. Nhiều dự án đầu tư vào ngành thép,
ngành sản xuất xi măng, sửa chữa tàu, chế biến thực phẩm… thuộc nhóm này.
Việt Nam là một minh chứng rõ ràng cho thực trạng gây ô nhiễm môi trường của
các công ty FDI. Việc chú trọng thu hút các dự án FDI vô hình chung đã khiến cho
chính phủ Việt Nam nới lỏng các chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường của các
công ty FDI. Chính vì thế dẫn đến thực trạng hàng loạt các công ty đầu tư trực tiếp
nước ngoài bị cáo buộc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điển hình là vụ việc
của công ty Vedan Việt Nam .
NHÓM 10
Page 6
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
“Không chỉ có Vedan, thống kê hiện nay trong số hơn 100 khu công nghiệp ở
Việt Nam có đến 80% đang vi phạm các quy định về môi trường. Bộ TN&MT đã
đang và sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra đi khắp các địa phương, lập danh sách đen
các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khả năng bị đóng cửa, trong đó sẽ đặc biệt
chú ý đến các điểm nóng về môi trường hiện nay như sông Thị Vải, Khánh Hòa lưu
vực sông Nhuệ, sông Đáy ” .
Hiện nay mới chỉ có 250 doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện các biện pháp sản
xuất sạch hơn và đều thông qua các dự án hỗ trợ. Số lượng các doanh nghiệp tham gia
còn khiêm tốn như vậy bởi Việt Nam hiện chưa có cơ sở pháp lý để bắt buộc hoặc
khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn. Còn nhiều trường hợp
ngân hàng không cho doanh nghiệp vay tiền để áp dụng sản xuất sạch hơn vì quan

niệm đó là nhiệm vụ môi trường và phải được chi từ ngân sách nhà nước Bởi vậy,
có tình trạng có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư sản xuất sạch hơn trong
khi các doanh nghiệp khác tự do xả các chất ô nhiễm ra môi trường và chỉ bị phạt
hành chính với số tiền quá nhỏ.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Khái quát về khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Khai thác mỏ bauxite là hoạt động khai thác mỏ chứa bô xít, bao gồm hoạt động
xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm
thu khoáng sản. Việc khai thác bôxít chủ yếu được tiến hành thô phương pháp khai
thác lộ thiên vì chúng nằm ở sát hay ngay trên mặt đất. Khoảng 95% lượng bauxite
được khai thác trên thế giới đều được dùng để luyện thành nhôm.
Vùng có trữ lượng bôxit lớn nhất Việt Nam là Tây Nguyên. Theo tài liệu cũ của
Liên Xô để lại, Tây Nguyên có trữ lượng bô xít khoảng 8 tỉ tấn. Ngày 1 tháng 11 năm
2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng,
thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến
năm 2025 và hiện nay, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam cũng đã thăm dò, đầu tư
một số công trình khai thác bô-xít, luyện alumina tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc
NHÓM 10
Page 7
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
làm này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học và dân cư bản địa vì
nguy cơ hủy hoại môi trường và tác động tiêu cực đến văn hoá - xã hội Tây Nguyên
và có thể tổn thương cả một nền văn hóa bản địa.
Từ năm 2001, trong Ðại hội IX, dự án này đã được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản
Việt Nam thông qua: "Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương
nhất quán từ Ðại hội IX và Ðại hội X của Ðảng đến nay".
Một số ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng Chính phủ Việt Nam đã "lách luật"
khi tách cụm dự án thành nhiều dự án nhỏ để Chính phủ phê duyệt vì theo quy định
của Luật xây dựng, đối với những dự án có tổng mức đầu tư có tổng mức đầu tư từ
10.000 tỷ đồng trở lên phải được Quốc hội chấp thuận.

2.2 Các dự án đầu tư FDI vào khai thác bauxite ở Thái Nguyên
Quy hoạch dự án được Thủ tướng phê duyệt từ 1/11/2007, với mục tiêu phát triển
công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản bô xít phù hợp với quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội các địa phương và phát triển mạng hạ tầng cơ sở liên quan như giao
thông vận tải, cảng biển, điện Doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm chủ đầu tư xây dựng
dự án, kêu gọi các đối tác trong và ngoài nước tham gia góp vốn cổ phần trên nguyên
tắc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nắm giữ cổ phần chi
phối và chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư, thực hiện quy hoạch.
Quá trình triển khai chia thành 3 giai đoạn: đến 2010, 2011-2015 và 2016-2025.
Trước năm 2015, các dự án sẽ tập trung sản xuất alumina xuất khẩu, sản xuất
hydroxyt nhôm (phèn chua) phục vụ trong nước và xuất khẩu. Sau năm 2015, sản
xuất alumina và nhôm điện phân, duy trì sản xuất hydroxyt nhôm. Sản lượng dự kiến
sẽ lên tới 13-18 triệu tấn vào năm 2025.
Trong giai đoạn đến năm 2010, Việt Nam dự kiến triển khai 3 dự án alumina gồm
Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đăk Nông 1), Kon Hà Nừng (Gia Lai) và 1 dự án
hydroxyt nhôm tại Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Hiện TKV đã khởi công dự án Tân Rai với gói thầu EPC nhà máy alumina do nhà
thầu Chalieco Trung Quốc thực hiện; đồng thời chuẩn bị khởi công dự án nhà máy
alumina Nhân Cơ. Dự án Kon Hà Nừng đang được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu
NHÓM 10
Page 8
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
tư xây dựng thương mại và Công nghệ Hà Nội thăm dò trên diện tích 68 km2. Riêng
dự án hydroxit nhôm, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam là chủ đầu tư dự án đang triển
khai công tác thăm dò mỏ bô xít Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Theo Bộ Công Thương, có thể coi đây là các dự án thử nghiệm tại 3 tỉnh thuộc
khu vực Tây Nguyên là Lâm Đồng, Đăk Nông và Gia Lai.
Đến 2011-2015, dự kiến sẽ đầu tư tiếp 3 dự án alumina Đăk Nông 2 - 3 - 4, với
tổng công suất dự kiến 4,5-6 triệu tấn alumina mỗi năm. Các dự án này chỉ có thể đưa
vào vận hành sau khi hoàn thành việc xây dựng tuyến đường sắt Tây Nguyên - Bình

Thuận, dự kiến vào giai đoạn 2014-2015.
TKV và một số chủ đầu tư khác (Công ty cổ phần An Viên) đang hoàn chỉnh thủ
tục xin thăm dò 7 mỏ bô xít Đăk Nông, 2 mỏ bô xít Lâm Đồng và 2 mỏ tại Bình
Phước. Dự kiến, toàn bộ công tác thăm dò sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2010-2011,
đảm bảo có cơ sở tài nguyên tin cậy để lập dự án đầu tư.
Theo số liệu công bố tháng 1 của Cơ quan Địa chất Mỹ, tài nguyên bô xít trên thế
giới có trữ lượng 55-75 tỷ tấn, phân bổ ở hơn 40 nước. Việt Nam là một trong số 5
nước có trữ lượng trên 1 tỷ tấn. Tổng trữ lượng đã thăm dò trên toàn thế giới đạt 27-
38 tỷ tấn, đủ đáp ứng nhu cầu trong vài trăm năm nữa.
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có nguồn tài nguyên bô xít thuộc loại lớn trên
thế giới. Trữ lượng đã được xác định và dự báo là 5,4 tỷ tấn, chủ yếu tập trung ở khu
vực Tây Nguyên. Đã nhiều năm qua, Tây Nguyên tập trung phát triển tối đa cây công
nghiệp, nhưng hiệu quả kinh tế còn hạn chế, đời sống đồng bào còn khó khăn, hạ tầng
nghèo nàn, trình độ dân trí hạn chế. Vì vậy, bô xít được xác định là nguồn lực quan
trọng thúc đẩy sực phát triển kinh tế xã hội khu vực, góp phần ổn định tình hình chính
trị, an ninh trên địa bàn.
Cũng theo Bộ Công Thương, việc phát triển ngành công nghiệp khai thác bô xít,
sản xuất alumina - nhôm đã được nghiên cứu cân nhắc và quyết định thận trọng, phù
hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ và đáp ứng nguyện vọng của đồng bào các
dân tộc Tây Nguyên. Dự án đã được gửi lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và địa
phương liên quan để hoàn chỉnh, đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định,
NHÓM 10
Page 9
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
góp ý và trình Chính phủ phê duyệt. Tuy chưa có báo cáo đánh giá tác động môi
trường chiến lược nhưng trong dự án quy hoạch đã đề cập nội dung cơ bản của vấn đề
này.
Bộ Công Thương thừa nhận, ngành công nghiệp nhôm sử dụng nhiều điện năng,
chi phí giá thành cao, không hiệu quả và không khả thi trong giai đoạn đầu của quy
hoạch. Vì vậy, trước mắt sẽ ưu tiên các dự án sản xuất alumina.

Hiện nay lượng alumina sản xuất trên thế giới khoảng 75 triệu tấn mỗi năm.
Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu 10 triệu tấn mỗi năm. So với một số nước xuất
khẩu lớn như Australia và Mỹ, Việt Nam có lợi thế khi làm ăn với thị trường Trung
Quốc. TKV đã mời một số nhà sản xuất nhôm lớn của Trung Quốc hợp tác đầu tư
kèm theo cam kết tiêu thụ sản phẩm.
Tổng quan 2 dự án bô xít nhôm do TKV đang triển khai:
Trong khuôn khổ 2 dự án, tổng cộng có 13 mỏ bô xít nằm ở 2 tỉnh Đăk Nông và
Lâm Đồng, diện tích thăm dò hơn 1.811 km2 với tổng chi phí thăm dò dự kiến hơn
590 tỷ đồng.
Dự án tổ hợp bô xít nhôm Lâm Đồng tại Tân Rai (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng)
gọi tắt là dự án Tân Rai có công suất 600.000 tấn alumina một năm. Đến nay, TKV đã
đề bù giải phóng mặt bằng 424 ha đất của 559 hộ dân (trong đó có 77 hộ đồng bào
dân tốc), đang và sẽ đền bù tiếp 980 ha đất của 1.080 hộ đân (327 là đồng bào dân
tộc). Số hộ yêu cầu tái định cư khoảng 700 hồ, trong đó 230 hộ đồng bào dân tộc.
Dự án bô xít alumina Nhân Cơ (Đăk Nông) có công suất 600.000 tấn một năm.
Tổng vốn đầu tư đã thực hiện tới cuối 2008 là 271 tỷ đồng. Đã đền bù giải phóng mặt
bằng 265 ha đất của 216 hộ dân (trong đó có 18 hộ đồng bào dân tộc), đang và sẽ đền
bù tiếp 782 ha đất của 545 hộ đân (15 hộ đồng bào dân tộc).
Vốn đầu tư cho 2 dự án bô xít alumina Tân Rai và Nhân Cơ sẽ do tập đoàn tự huy
động trên thị trường tài chính trong và ngoài nước, không vay của chính phủ các
nước. Riêng dự án Tân Rai được Chính phủ đầu tư 500 tỷ đồng từ nguồn vốn thu do
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương. Vốn đầu tư cảng
NHÓM 10
Page 10
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
biển Kê Gà, Bình Thuận do TKV huy động trên thị trường tài chính, không có bảo
lãnh của Chính phủ
2.3 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư FDI vào khai thác bauxute đến môi
trường
2.3.1 Tích cực

Những năm qua, Tây Nguyên tập trung phát triển tối đa cây công nghiệp, nhưng
hiệu quả kinh tế còn hạn chế, đời sống đồng bào khó khăn, hạ tầng cơ sở nghèo nàn,
trình độ dân trí thấp. Khai thác bauxite sẽ phát triển công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản bô xít phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các địa phương và
phát triển mạng hạ tầng cơ sở liên quan như giao thông vận tải, cảng biển, điện Bô-
xít được xác định là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
khu vực, góp phần ổn định an ninh - chính trị trên địa bàn.
2.3.2 Tiêu cực
Nguy cơ chiếm dụng đất là không thể tránh khỏi
Phần lớn, tới 95% bô - xít trên thế giới khai thác lộ thiên. Trong ngành mỏ, đây là
phương thức khai thác đòi hỏi chiếm dụng nhiều đất, có tác hại huỷ diệt hệ thực vật
và động vật (flora & fauna), làm xói mòn trôi lấp đất (soil erosion). Mức độ chiếm
dụng đất của các dự án bô - xít trên Tây Nguyên rất lớn. Diện tích rừng & thảm thực
vật bị phá huỷ trong khâu khai thác bình quân 30 - 50ha/triệu tấn bô - xít, diện tích
mặt bằng bị chiếm dụng để tuyển bô - xít bình quân 150 ha/triệu tấn, và diện tích mặt
bằng bị chiếm dụng để tuyển alumina 450 ha/triệu tấn.
Việc chiếm dụng đất lớn, nhưng lại mâu thuẫn với việc tạo ra chỗ làm việc cho cư
dân. Ví dụ, dự án Tân Rai có diện tích chiếm đất tới 4.200ha, nhưng chỉ tạo ra chỗ
làm việc cho tổng số 1.668 lao động. Như vậy, bình quân dự án bô - xít cần 2,5ha để
tạo ra một việc làm.
Phần lớn các dự án trên thế giới (VN không là ngoại lệ) đều lẩn tránh việc xác
định danh mục các ngành nghề của nhà máy alumina có thể phù hợp để sử dụng lao
động tại chỗ. Các cơ sở sản xuất alumina về bản chất là các nhà máy hóa chất, đòi hỏi
công nhân phải được đào tạo ở trình độ cao, với số lượng không cần nhiều, khả năng
NHÓM 10
Page 11
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
tạo ra chỗ làm việc là không đáng kể. Khâu khai thác bô - xít thì cần có mức độ cơ
giới hóa cao, càng không thể tạo ra việc làm cho dân cư tại chỗ.
Các chủ đầu tư thường vận hành các dự án bô - xít hay alumina bằng lực lượng

công nhân được thuê từ nơi khác đến, vì rẻ hơn nhiều so với đào tạo cư dân tại chỗ.
Điều duy nhất, như các chuyên gia thường đánh giá, các dự án bô - xít và alumina có
thể tạo ra cho cư dân tại chỗ là chất thải và bùn đỏ.
Bùn đỏ: là nguy cơ hiện hữu lớn nhất
Bùn đỏ (red mud) gồm các thành phần không thể hoà tan, trơ, không biến chất và
tồn tại mãi mãi như Hematit (Fe2O3), Natri silico aluminate, Canxi titanat,
Monohydrate nhôm (Al2O3.H2O), Trihydrate nhôm (Al2O3.3H2O)…
Bùn đỏ là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến bô - xít. Trên thế giới,
chưa có nước công nghiệp phát triển nào (kể cả Mỹ) có thể xử lý được vấn đề bùn đỏ
một cách hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xã hội (chỉ đáp ứng được khả năng của
nhà đầu tư). Australia là nước có lợi thế về địa hình (bằng phằng, có lớp đá gốc), khí
hậu (rất ít mưa) và dân cư (rất thưa) thuận lợi cho việc chế biến bô - xít tại chỗ và
chôn cất bùn đỏ.
Ở Việt Nam, nếu chế biến bô - xít thành alumina trên Tây Nguyên sẽ bắt buộc
phải tạo ra các hồ chứa bùn đỏ thường xuyên đe dọa tình hình an ninh trên địa bàn
(các hồ “red mud” có thể bị biến thành bom bẩn “mud bomb”). Lượng bom bẩn tạo ra
trên Tây Nguyên sẽ lớn gấp 3 lần lượng alumina thu được từ Tây Nguyên để xuất
khẩu. Ngoài ra, còn phải thường xuyên tồn chứa một lượng lớn hoá chất độc hại (để
chế biến bô - xít) trong các kho trên Tây Nguyên.
Chỉ riêng dự án của công ty cổ phần Nhân Cơ, theo báo cáo đánh giá tác động
môi trường, phần đuôi quặng nước thải và bùn thải có khối lượng tới hơn 11 triệu
m3/năm. Dung tích hồ thải bùn đỏ 15 năm: 8.754.780m3. Tổng lượng bùn thải vào
hồ: 1733 tấn/ngày. Lượng nước thải phải bơm đi từ hồ: 5.959.212m3/năm. Với qui
mô như vậy, thiệt hại do vỡ đập không thể kiểm soát được, nguy cơ vỡ đập không thể
lường trước được.
NHÓM 10
Page 12
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
Tương tự, dự án Tân Rai có lượng bùn đỏ thải ra môi trường: 826.944m3/năm,
lượng bùn oxalat thải ra môi trường 28.800m3/năm, lượng nước thải ra môi trường

(sau tuần hoàn) 4,625 triệu m3/năm. Khối lượng quặng bô - xít khai thác của dự án
này lên tới 2,32 triệu m3/năm, dẫn đến nguy cơ tổng lượng bùn đỏ phải tích trên cao
nguyên cả đời dự án Tân Rai 80-90 triệu m
3
Nguy cơ làm mất nguồn nước không có gì thay thế
Cả hai khâu tuyển bô - xít và tuyển alumina trên Tây Nguyên đều đòi hỏi rất
nhiều nước. Dự án Nhân Cơ có tổng mức tiêu dùng nước 14,832 triệu m3/năm, trong
đó để tuyển quặng cần 12 triệu m3/năm, để sản xuất alumina cần 2,4 triệu m3/năm,
trong khi cấp cho sinh hoạt chỉ là 0,432 triệu m3/năm.
Dự án Tân Rai có dự kiến xây đập chắn nước để đáp ứng nhu cầu của dự án
khoảng 18 triệu m3/năm. Nước thải ra sau tuần hoàn là 4,625 triệu m3/năm. Như vậy,
nguồn nước cho cà phê, cao su và các nhu cầu khác bị mất đi 13,375 triệu m3/năm.
Nguy cơ thay đổi môi trường và sinh thái là đương nhiên
Vấn đề môi trường chủ yếu liên quan đến các chất thải. Các chất thải không thể
tránh được trong các dự án bô - xít gồm: (i) trong khai thác bô - xít, khối lượng chất
thải rắn rất lớn, bình quân lượng đất đá phủ phải bốc lên và đổ thải 1m3/tấn bô - xít;
(ii) trong khâu tuyển quặng bô - xít, lượng chất thải bình quân 1tấn/tấn quặng nguyên
khai; (iii) trong khâu tuyển alumina lượng chất thải (gồm bùn đỏ, bùn oxalate, và
nước thải) bình quân trên 2m3/tấn; và cuối cùng, (iv) trong khâu luyện nhôm, lượng
chất thải độc hại (gồm chất thải cathode, phát thải fluoride) bình quân 1kg/tấn.
Chúng ta hoàn toàn có thể xác định được cái giá phải trả (định lượng) về ô nhiễm
môi trường của các dự án bô - xít trên Tây Nguyên trong tất cả các khâu.
Về vấn đề sinh thái, ngoài các nguy cơ phá hủy môi trường tại chỗ, các dự án bô -
xít alumina còn có những ảnh hưởng tiêu cực không thể tránh được đến hệ sinh thái
trên qui mô rộng lớn.
Trong khâu khai thác bô - xít, nguy cơ hiện hữu là thảm thực vật và động vật của
Tây nguyên (Flora & Fauna) sẽ bị thay đổi. Trong khâu tuyển alumina nguy cơ hiện
hữu là tiêu dùng nhiều nước, phải xây đập chắn, sẽ ảnh hưởng đến chế độ thủy văn
NHÓM 10
Page 13

TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
của các dòng chảy. Các biến đổi dị thường về thời tiết và khí hậu khu vực miền trung
có nguy cơ sẽ xẩy ra gay gắt hơn (thiệt hại do các biến đổi dị thường về thời tiết hiện
nay đã tới 4000 - 5000 tỷ đồng/năm).
3. Các biện pháp, chính sách
3.1 Các biện pháp, chính sách môi trường quốc tế sử dụng để giảm tác động
của FDI tới môi trường.
1 Mỗi quốc gia cần tăng khả năng lưu trữ quốc gia để điều tiết và xây dựng tiêu
chuẩn môi trường quốc tế. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài và không
chắc chắn bởi không phải quốc gia nào trên thế giưới cũng có khả năng như
nhau.
2 Mỗi quốc gia cần thiết lập những chính sách cụ thể để cải thiện FDI. FDI với
chất lượng cao hơn (hiệu suất, năng lực làm việc…) sẽ hỗ trợ sự phát triển của
nước sở tại và giảm phần nào tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên.
3 Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp. Kinh doanh và công nghiệp phải
tiến tới nguyên tắc “ hoạt động doanh nghiệp cộng đồng” thay vì nguyên tắc “
trách nhiệm doanh nghiệp” sẽ giúp nâng cao tiêu chuẩn môi trường bên trong
thị trường và cộng đồng mà họ hoạt động.
4 Điều ước kinh tế quốc tế không được làm suy yếu luật môi trường .
VD: Dự thảo OECD – MAI ( HIệp định đa phương về đầu tư ) đã có nhứng quy
tắc đầu tư quốc tế xung đột với MEAs ( Hiệp định đa phương về môi trường ) và Pháp
luật môi trường của các Quốc gia. Thứ nhất, OECD – MAI làm suy yếu những nỗ lực
rộng lớn để đạt được tính bền vững bằng cách cấm bắt buộc thực hiện các yêu cầu về
chuyển giao công nghệ, sở hữu chung…Thứ hai, OECD – MAI cũng mâu thuẫn với
nỗ lực tăng cường quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên địa phương và giảm khả
năng của chính phủ trong việc thu lợi ích công bằng trên tài nguyên thiên nhiên của
họ ( thuế môi trường ). Nghiên cứu đã cho thấy rằng, những mâu thuẫn này sẽ làm
hạn chế những tác động tích cực tới môi trường tự nhiên của MEAs. WTO đã thỏa
thuận sẽ không lặp lại những sai lầm này.
NHÓM 10

Page 14
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
5 Quy định quốc tế để thúc đẩy dòng vốn đầu tư bền vững
Các quy tắc quốc tế cần tập trung vào quy trình quản lý môi trường , minh bạch
và tham vấn. Chẳng hạn, quy định kết hợp với khuyến khích khen thưởng cải tiến liên
tục, sẽ tạo điều kiện cho một "cuộc chạy đua lên đỉnh" trong tiêu chuẩn môi trường.
6 Giảm thiểu các ngành công nghiệp có lợi nhuận thấp và ít có cơ hội cải thiện
môi trường.
7 Hạn chế việc giảm các tiêu chuẩn môi trường, bóp méo khuyến khích sử dụng
tài nguyên thiên nhiên để thu hút FDI của các quốc gia.
Tóm lại, một môi trường bền vững chỉ có thể đạt được bên trong một hệ thống
rộng lớn là tôn trọng và tăng cường quyền cơ bản của con người, và thúc đẩy cơ cấu
thị trường tốt. Ưu tiên đàm phán và tăng cường các công cụ quốc tế: đẩy mạnh công
bằng cạnh tranh; loại bỏ các hàng rào đầu tư, giảm hối lộ và tham nhũng, và thực thi
các tiêu chuẩn lao động cốt lõi.
3.2 Chính sách của Việt Nam
Về công tác quy hoạch: Các địa phương cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các
doanh nghiệp FDI để đảm bảo các quy hoạch đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; cần xem xét lại mối quan hệ
qua lại giữa quy hoạch phát triển tại mỗi vùng kinh tế với quy hoạch của các ngành
kinh tế - xã hội khác trong vùng; quy hoạch phát triển tại mỗi vùng cần phù hợp với
điều kiện tài nguyên, đặc điểm kinh tế - xã hội, triển vọng thị trường. Quá trình lập
quy hoạch phải tính ngay tới các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu và bảo vệ môi trường. Việc thành lập và phát triển phải đảm bảo tuân
thủ đúng với quy hoạch đã được phê duyệt.
Về thu hút đầu tư: Thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp
sạch, ít ô nhiễm, đảm bảo cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng và thực tế giải
quyết ô nhiễm của địa phương; thu hút có trọng điểm để phát triển các ngành kinh tế
chủ lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí nhà máy, xây dựng phương án
bảo vệ môi trường.

NHÓM 10
Page 15
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
Về cơ chế, chính sách: Rà soát và tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến việc phân cấp quản lý môi trường theo hướng đẩy mạnh
việc phân cấp, giao quyền và trách nhiệm trực tiếp về công tác bảo vệ môi trường cho
các BQL các doanh nghiệp. Các BQL phải được trao đầy đủ thẩm quyền và trách
nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, các văn
bản cũng cần phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư với các doanh nghiệp thứ cấp
đầu tư trong công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích
doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu phát
triển mô hình thân thiện với môi trường, trước hết là thí điểm, sau đó nhân rộng ra
toàn quốc.
Về phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản
lý tập trung: các doanh nghiệp FDI cần được UBND các tỉnh và huyện, Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các bộ, ngành khác có liên quan ủy quyền để trở thành một
chủ thể đầy đủ, có quyền và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý môi trường
trong doanh nghiệp và triển khai các quy định bảo vệ môi trường liên quan. Bổ sung
thanh tra BQL các doanh nghiệp vào hệ thống thanh tra nhà nước để tạo điều kiện cho
các BQL thực hiện tốt chức năng, giám sát thi hành pháp luật về môi trường trong
doanh nghiệp FDI. Trong thời gian tới, phải có biện pháp để nâng cao năng lực quản
lý về môi trường cho các BQL cả về nhân lực và trang thiết bị để tạo điều kiện cho
các BQL chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường .
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo đánh giá
tác động môi trường của doanh nghiệp; xây dựng và hoàn thiện các hệ thống xử lý
nước thải tập trung, các hạng mục này cần được thiết kế đúng và phù hợp điều kiện
thực tế, xây dựng và lắp đặt đúng thiết kế, duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả trong
suốt quá trình hoạt động; tham gia ứng phó các sự cố môi trường trong doanh nghiệp.
Chủ đầu tư cần bố trí địa điểm và xây dựng các khu vực lưu giữ tạm thời và trung
chuyển các chất thải rắn, chất thải nguy hại từ các doanh nghiệp.

Tất cả các doanh nghiệp FDI có nước thải phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào
của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải,
trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì từng doanh nghiệp phải xử
NHÓM 10
Page 16
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ
lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài. Các doanh nghiệp có phát
sinh khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi xả thải.
Các doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại phải có hợp đồng với các đơn vị có
chức năng và đủ năng lực để thu gom và xử lý đúng cách.
Về pháp luật môi trường: Rà soát, bổ sung và tiếp tục điều chỉnh hệ thống văn
bản pháp luật về môi trường, trong đó hướng dẫn cụ thể, quy định rõ các nhiệm vụ
cần thực hiện trong công tác bảo vệ môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước;
ban hành, cập nhật các tiêu chuẩn môi trường cho phù hợp với thực tế. Đối với các
công trình xử lý chất thải của doanh nghiệp thì cần quy định rõ về tiêu chuẩn, chế độ
vận hành để thống nhất thực hiện, đảm bảo được chất lượng của các công trình, nhất
là đối với nhà máy xử lý nước thải tập trung, khắc phục tình trạng vận hành không
thường xuyên, công nghệ chưa phù hợp như hiện nay; hướng dẫn quản lý vận hành
các trạm xử lý nước thải tập trung.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trường trong các
doanh nghiệp, đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với
hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Đối với việc đầu tư nhà máy xử lý nước thải
tập trung, cần có những chế tài có tính bắt buộc đối với doanh nghiệp phát triển hạ
tầng. Ví dụ như: coi việc xây dựng công trình xử lý chất thải tập trung là một trong
những điều kiện khi thực hiện các ưu đãi về thuế, đất đai cho chủ đầu tư cơ sở hạ
tầng, là điều kiện để cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp FDI hoạt
động.
NHÓM 10
Page 17
TÁC ĐỘNG FDI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC CHỦ NHÀ

NHÓM 10
Page 18

×