Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
Bảng: Danh sách và phân phối điểm nhóm 2:
Các Tài Liệu Tham Khảo Dùng Trong Bài Tiểu Luận:
Bộ Tài nguyên và Môi trường: WWW.monre.gov.vn
moitruong.com.vn
Cổng thông tin điện tử - Tổng cục môi trường: Vea.gov.vn
Bách khoa toàn thư mở: wikipedia.
khoahoc.com.vn
yeumoitruong.com.vn
Cục cảnh sát môi trường: canhsatmoitruong.gov.vn
vnexpress.net
kysumoitruong.vn
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 1
Danh sách Điểm
Nguyễn Thị Dung
A
Trần Thị Thu Dung
A
Vũ Kim Dung
A++
Phạm Công Duy
B
Nguyễn Thị Thu Duyên
C
Lê Công Dương
B
Nguyễn Thị Thùy Dương
C
Nguyễn Trường Giang
C
Trần Đức Anh
C
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 2
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
Mục Lục:
I, Ô NHIỄM NƯỚC.
1. Khái niệm:
Ô Nhiễm Môi Trường nước là hiện tượng các vùng nước như sông,suối, ao, hồ,
biển,nước ngầm bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con
người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
2. Nguyên nhân :
Ô nhiễm sinh học: do nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt,
phân,nước rửa của các nhà máy đường,giấy.
Ô nhiễm hoá học: do các chất vô cơ thải vào nước các chất nitrat, phôtphat dùng
trong nông nghiệp và các chất thải doluyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Hg,
Asen. Sự ô nhiễm bơỉ các hiđrocacbon: do các hiện tượng khai thác dầu mỏ, vận chuyển ở
biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu.các chất tảy rửa như bột giặt tổng hợp và xà bông.
Ô nhiễm vật lý:
+ Các chất rắn không tan khi được thải vàonước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm
tăng độ đục của nước.
+ Các chất thải công nghiệp chứa các chất có màu,hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm
giá trị sử dụng của nước.
+ Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa hợp chất hoá học như Mn, Clo tự
do,phenol…làm nước có vị không bình thường.
3. Hiện trạng :
- Nước sinh hoạt tại nhiều khu dân cư trên địa bàn HN có nồng độ amoni vượt mức
cho phép nhiều lần, có nơi còn nhiễm cả asen , đồng thời ở 1số khu vực người dân không đủ
nước sạch để sinh hoạt và tưới tiêu.
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 3
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
- Theo mẫu thử của các hộ dândùng nước từ nhà máy nước Hạ Đình, Pháp Vân,
Tương Mai nhiễm amoni,asen vượt mức cho phép nhiều lần. Mẫu thử từ các trạm cấp nước
Bách Khoa, Phòng Không Không Quân, Hào Nam và các trạm khu vực phía nam HN, khu
vực đường Tam Trinh đều nhiễm amoni.
+ Nặng nhất là các hộ gia đình dùng nước từ nhà máy Pháp Vânvới hàm lượng amoni
vượt 10-40 lần mức cho phép 1,5mg/l.
+ Các nhà máy Hạ Đình, Tương Mai có mức nhiễm 5-13 lần cho phép.
+ Hàm lượng asen từ nhà máy Pháp Vân, Hạ Đình cao gấp 2-5lần mức giới hạn.
-Khảo sát các mẫu nước nhiễm asen trên 7 huyện của Hà Tây: ứng Hoà 64,12%,
Thanh Oai 51,11%, Đan Phượng 40,98%, Hoài Đức 37,45%, Phúc Thọ 31,02%, Ba Vì
3,516%.
-Tại Cầu Diễn – Từ Liêm – HN cũng bị nhiễm asen và nitrat.
4. Biện pháp khắc phục:
- Loại bỏ hàm lượng các kim loại nặng: amoni, a sen, ni trat bằng cách dùng nước
Sông Đà để thay thế.
- Chính Phủ cần đầu tư xây dựng những dự án nước sạch, công trình xử lí nước thải.
- Tăng cường chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp, các làng nghề, đô thị đảm bảo tính khoa học cao.
- Nghiên cứu nuôi trồng các loài thuỷ sinh vật có khả năng chuyển hoá các chất thải.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho người dân nhằm tạo ra sự
chuyển biến và nâng cao nhận thức.
II, Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ.
1. Khái Niệm:
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần
không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do
bụi)".
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 4
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
2. Hiện Trạng:
Theo Báo cáo môi trường có tên gọi là “The Environmental Performance Index” - gọi tắt là EPI
2012 do Trung tâm nghiên cứu thuộc đại học Yale và đại học Columbia của Hoa Kỳ cùng với Liên hiệp
Châu Âu thực hiện, ề chỉ số môi trường tổng quát, Việt Nam hiện đứng thứ 79 trong tổng số 132 nước
được khảo sát. Chỉ số môi trường không khí, Việt Nam hiện đứng thứ 123 trên 132 nước được xếp hạng,
và theo dự báo, sẽ tiếp tục rớt hạng trong thời gian tới.
Theo số liêu khảo sát: Các khí CO, SO
2
, NO
2
trong không khí tại các đô thị nhìn chung vẫn trong
ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tại một số địa điểm và trong một số thời điểm, nồng độ các chất này có tăng
lên, một số trường hợp đã vượt trị số cho phép. Môi trường không khí xung quanh của hầu hết
các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao thông, các khu
vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp. Do ảnh
hưởng của các hoạt động giao thông, nồng độ NO
2
ở gần các trục đường giao thông cao hơn
hẳn các khu vực khác. Đặc biệt tại những đô thị có mật độ phương tiện giao thông cao như
TP. Hồ Chí Minh, nồng độ NO
2
trong không khí cao hơn hẳn những đô thị khác
TP.Hồ Chí Minh - Kết quả đo đạc về chất lượng không khí liên tục từ năm 2002 đến
nay đã cho thấy ở khu vực dân cư chất lượng không khí tương đối tốt. Nồng độ ozon (O3)
dao động trong khoảng 28-48 micrôgam (mg)/m
3
, đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh (TCVN 5937-2005). Nồng độ ôxit nitơ (NO2) dao động trong khoảng 17-
29mg/m
3
và ôxit lưu huỳnh (SO2) dao động trong khoảng 6-51mg/m
3
, đạt tiêu chuẩn chất
lượng không khí xung quanh. Tuy nhiên, nồng độ bụi PM10 (hạt bụi có kích thước nhỏ hơn
10 micrômet-mm) trung bình năm, tính từ năm 2002 đến nay dao động trong khoảng 61-
81mg/m
3
, không đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, (được giới hạn tối đa ở
mức 50mg/m
3
). Trong khi đó, chất lượng không khí ven đường thì kém hơn nhiều. Cũng
theo kết quả đo đạc từ năm 2000-2005 cho thấy cả nồng độ bụi tổng (TSP) và bụi PM10
đều không đạt tiêu chuẩn cho phép của VN và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Mặc dù trong
những năm gần đây (2002-2005), nồng độ bụi có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức vượt
tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
3. Nguyên Nhân:
Tác nhân gây ô nhiễm
* Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx
* Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr
* Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn
* Các khí quang hóa: PAN, O3
* Các chất lơ lửng: sương mù, bụi
* Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 5
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
Các hoạt động gây ô nhiễm:
+) Tự nhiên:
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có
nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập
trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn
này.
+) Công nghiệp:
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình
đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu
cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các
quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một
không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng
thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
+) Giao thông vận tải:
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư.
Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2,
SO2, NOx, Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng
phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy
hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
+) Sinh hoạt
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu
nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân
gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi
4. Biện Pháp Khắc Phục:
*Cải tạo, nâng cấp giao thông đô thị trở thành giao thông đô thị xanh
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 6
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
- Cải tạo quy hoạch hệ thống giao thông đô thị sao cho đáp ứng các chỉ tiêu: Tỷ lệ
diện tích giao thông động đạt 15-20% tổng diện tích xây dựng đô thị, tỷ lệ diện tích giao
thông tĩnh đạt 3-6%, mật độ đường đạt khoảng 6km/1km
2
;
- Phát triển giao thông công cộng (đạt trên 40%), giao thông đi bộ và đi xe đạp trong
thành phố;
- Thắt chặt các tiêu chuẩn môi trường có liên quan (tiêu chuẩn xăng dầu, tiêu chuẩn
khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới);
- Tiến hành kiểm soát nguồn thải của các loại xe và cấm vận hành đối với các xe
không đạt tiêu chuẩn EURO2 về khí thải.
- Khuyến khích xe cộ sử dụng nhiên liệu sạch hơn (xe chạy bằng khí hóa lỏng (LPG),
khí tự nhiên nén (CNG), ethanol, dầu sinh học) và xe điện.
- Cấm hoặc giảm lượng xe cá nhân chạy ở khu vực trung tâm thành phố, chỉ dành cho
người đi bộ và xe công cộng.
* Phát triển công nghiệp xanh
Hoàn thành việc di chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp
gây ô nhiễm nặng ra ngoài thành phố. Phát triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tất cả các
khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp ở xung quanh thành phố (phát triển công nghiệp
xanh);
*Về xây dựng
Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu công xây dựng,
chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”;
- Phát triển xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị;
- Phát triên không gian xanh và mặt nước trong đô thị;
*Giữ gìn vệ sinh đường phố
* Về giáo dục
Truyền thông nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho mọi
người dân đô thị, đặc biệt là đối với những người lái xe ô tô, xe máy và chủ các cơ sở sản
xuất.
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 7
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
III, Ô NHIỄM ÁNH SÁNG ĐÔ THỊ.
1. Khái niệm.
Ô nhiễm ánh sáng được định nghĩa là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức cần
thiết so với khả năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường.
2.Nguyên nhân ô nhiễm ánh sáng
Ánh sáng nhân tạo là một yếu tố quan trọng góp phần đắc lực trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế, xã hội công nghiệp đã quá phụ thuộc vào ánh sáng nhân
tạo vì nó được dùng để chiếu sáng tại các địa điểm công cộng, văn phòng, nhà máy, khu dân
cư nhằm đáp ứng và phục vụ cho các hoạt động xã hội như học tập, làm việc, an ninh, vui
chơi, giải trí Tuy nhiên, khi ánh sáng được sử dụng không hiệu quả, gây ra hiện tượng
sáng quá mức lại chính là nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm ánh sáng. Dựa vào đặc trưng
của các nguồn gây ra và đối tượng chịu tác động, ô nhiễm ánh sáng được phân chia thành
các loại sau: ánh sáng xâm nhập, ánh sáng chói lòa, lạm dụng ánh sáng, ánh sáng lộn xộn và
ánh sáng chiếm dụng bầu trời.
Ánh sáng xâm nhập xảy ra khi ánh sáng phản chiếu vào những khu vực không cần
thiết hoặc không mong muốn. Chẳng hạn như đèn đường chiếu vào cửa sổ của các căn hộ
sống ven đường, hậu quả là có thể gây mất ngủ đối với những người sống trong đó.
Ánh sáng chói lòa là hậu quả gây ra bởi hiện tượng đối lập giữa vùng sáng và vùng
tối trong tầm nhìn. Khi ánh sáng chói chiều thẳng vào mắt người đi đường sẽ làm mất tầm
nhìn trong đêm và vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng xen lẫn nhau. Điển hình là trên các
đường phố có quá nhiều đèn quảng cáo. Đây cũng là một đối với an toàn giao thông.
Lạm dụng ánh sáng là việc sử dụng quá mức ánh sáng, gây lãng phí. Nguyên nhân
chủ yếu của vấn đề này là do không tắt ánh sáng khi không cần thiết hoặc thiết kế chiếu
sáng không phù hợp làm cho việc sử dụng ánh sáng lớn hơn mức cần thiết hoặc ánh sáng
không tập trung vào khu vực cần thiết.
Ánh sáng lộn xộn do nhiều nguồn sáng được sử dụng quá mức cùng lúc. Đồng thời
chúng được bố trí tạo ra các luồng chiếu sáng đan nguyên nhân làm cho người đi đường dễ
mất tập trung và có thể dẫn tới tai nạn.
3. Hiện trạng.
Tác động đối với sức khỏe con người
- Chói mắt:
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 8
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
Những khu vực được chiếu sáng quá mức gây chói mắt, khiến cho con người có phản
xạ nhắm mắt hoặc ngoảnh mặt đi để màn ánh sáng không phân tán xuyên qua võng mạc.
Những tác động tiêu cực của màn ánh sáng đối với mắt:
+) Giảm độ tinh tế.
+) Giảm khả năng nhận biết màu sắc.
+) Giảm khả năng nhận biết độ tương phản.
- Nhịp sinh học:
Nhịp sinh học, hay còn gọi là đồng hồ sinh học, là chu kỳ hoạt động trong vòng 24
giờ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của hầu hết cơ thể sống. Những quá trình này bao
gồm hoạt động của não bộ, sự sản xuất hormone (melatonin), các hoạt động của tế bào và
nhiều hoạt động sinh học khác. Ô nhiễm ánh sáng có thể làm rối loạn nhịp sinh học, gây
mất ngủ, suy nhược cơ thể, ung thư và các bệnh về tim mạch.
- Melatonin:
Melatonin là một loại hormone được sản xuất một cách tự nhiên thông qua môi
trường bóng tối và bị kìm hãm bằng ánh sáng. Hormone này có chức năng chủ yếu là điều
chỉnh chu kỳ hằng ngày của các hoạt động mang tính hệ thống của con người. Vì vậy, bóng
tối về đêm có tác dụng duy trì nhịp độ sản xuất melatonin ổn định. Bất kỳ loại ánh sáng nào
cũng có thể gây rối loạn quá trình sản xuất melantonin ở người, nhưng ánh sáng có màu lam
và bước sóng ngắn là có khả năng làm suy giảm melatonin nghiêm trọng nhất.
- Rối loạn giấc ngủ:
Trong một thế giới hiện đại luôn được chiếu sáng thường trực như ngày nay, việc tiếp
xúc thường xuyên với ánh sáng làm gia tăng nguy cơ rối loạn nhịp độ sinh hoạt, ảnh hưởng
đến khả năng đi ngủ và thức dậy đúng giờ của con người, đồng thời tác động lên các quá
trình chuyển hóa của cơ thể. Trong khi đó, một giấc ngủ đầy đủ có thể giúp cơ thể con
người chống thừa cân, giảm stress, tái tạo sức lao động và giảm nguy cơ đái tháo đường.
Ô nhiễm ánh sáng và ung thư: Cộng đồng khoa học vẫn đang nghiên cứu về rối loạn
nhịp sinh học và những hậu quả của sự suy giảm quá trình sản xuất melatonin gây ra do sự
tiếp xúc ánh sáng quá mức. Các nhà nghiên cứu tin rằng tiếp xúc ánh sáng vào ban đêm làm
hạn chế quá trình tổng hợp melatonin hoặc tăng quá trình sản sinh cortisol, về lâu dài có thể
dẫn đến ung thư vú, ung thư ruột kết, trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt.
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 9
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
Dù chưa xác định được chính xác lượng ánh sáng tiếp xúc về đêm bao nhiêu thì được
xem là quá mức, nhưng các nhà khoa học có thể đưa ra khẳng định về những căn bệnh liên
quan đến ánh sáng thường phổ biến ở những xã hội công nghiệp hóa. Một nghiên cứu của
Đại học Haifa, Israel, kết luận rằng phụ nữ sống ở những vùng đô thị nhiều ánh sáng nhân
tạo có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 73% so với những phụ nữ ở những nơi tận dụng
chiếu sáng tự nhiên. Nghiên cứu này so sánh ung thư vú với ung thư phổi thì nhận thấy ô
nhiễm ánh sáng gia tăng khả năng ung thư vú nhưng không làm tăng khả năng ung thư phổi.
Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê “hoạt động trong ngày liên quan đến rối
loạn nhịp sinh học” là một nhân tố gây ung thư.
Ô nhiễm ánh sáng gây mất cân bằng sinh thái.
Hàng trăm vạn năm nay, mọi sinh vật trên địa cầu đều sinh trưởng và phát triển dưới
tác dụng của ánh sáng tự nhiên. ánh sáng nhân tạo hiện nay là một sự gây nhiễu vô cùng
nghiêm trọng đối với giới tự nhiên. Các nhà khoa học phát hiện, một bảng đèn quảng cáo
nhỏ một năm có thể giết chết 35 vạn côn trùng. Cứ kéo dài như vậy rất có thể sẽ nguy hại
nghiêm trọng tới tính đa dạng của thế giới tự nhiên. Bởi côn trùng là một mắt xích quan
trọng của vành đai tự nhiên, ví như côn trùng là thức ăn chính của chim rất nhiều thực vật
nhờ côn trùng mà thụ phấn hoa nếu như không có côn trùng thì hệ sinh thái sẽ bị uy hiếp
nghiêm trọng.
Ánh sáng của những chiếc đèn nhân tạo còn có thể truyền xa tới hàng ngàn kilomet.
Không ít động vật mặc dù rất xa nguồn sáng, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của ánh sáng. Khi
chịu sự kích thích của nguồn sáng, ngay cả buổi đêm chúng cũng hưng phấn, làm tiêu hao
mất nhiều tinh lực cho tự vệ, tìm thức ăn và sinh đẻ. Theo thống kê khoa học thì một số loài
cóc chỉ giao phối vào ban đêm đã dần bị tuyệt diệt vì ánh sáng nhân tạo.
Loài rùa biển ở bờ biển Đại Tây Dương cũng không thoát khỏi vận ác này. Những
chú rùa nhỏ mới nở căn cứ vào bóng trăng và sao đổ trên mặt nước để bơi ra đại dương. Thế
nhưng, vì ánh sáng trên mặt đất mạnh hơn ánh sáng trăng, sao khiến cho những chú rùa biển
nhỏ mới ra đời tưởng nhầm lục địa là đại dương và bò vào đất liền, và thiếu nước mà chết.
Loài chim di cư là động vật dễ bị gây nhiễu bởi ánh sáng nhân tạo nhất. Chúng vốn
định hướng bằng các vì sao, nên ánh sáng của những bóng đèn thành thị thường làm cho
chúng mất phương hướng. Một đàn khổng tước vì ánh sáng đèn quảng cáo ở thành phố
Paris quá sáng mà cứ bay lượn vòng cả đêm trên bầu trời, cuối cùng kiệt sức rơi cả xuống
đất. Rất nhiều khi các đàn chim nhầm tưởng ánh sáng đèn ở những tòa cao ốc là sao, cuối
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 10
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
cùng bay đập vào tường lầu mà chết. Theo thống kê của các nhà sinh vật học Mỹ thì hàng
năm có tới 400 vạn con chim chết vì những vụ va đập vào đèn quảng cáo trên các lầu cao.
4. Giải pháp
Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu và đánh giá lại các hệ thống chiếu sáng hiện
có. Dựa theo tiêu chuẩn chiếu sáng để tính toán thiết kế, lựa chọn các loại đè chiếu sáng, độ
cao cột đèn, góc chiếu của cần đèn và độ rọi của đèn phù hợp. Việc lắp đèn có công suất
phù hợp vừa đảm bảo yêu cầu chiếu sáng, vừa hạn chế ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm ánh
sáng.
Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết: Khi
bóng đèn được lắp đặt trong những chụp đèn có độ tập trung kém sẽ dẫn đến một phần ánh
sáng sẽ tỏa đi các hướng không cần thiết, gây lãng phí năng lượng. Việc thiết kế cải tiến các
chụp đèn này đặc biệt có ý nghĩa để ánh sáng phản chiếu tập trung đảm bảo độ rọi theo tiêu
chuẩn ánh sáng, nhằm tiết kiệm năng lượng và góp phần giảm thiểu những tác hại do ô
nhiễm anh sáng gây ra.
Quản lý chế độ chiếu sáng hợp lý: Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ
hẹn giờ. Việc quên tắt đèn đường vào ban ngày gây lãng phí năng lượng. Những đèn chiếu
sáng không cần thiết trong đêm góp phần gây ô nhiễm ánh sáng.
Tham gia vào các tổ chức toàn cầu chống ô nhiễm ánh sáng: Từ những năm 1980 đã
bắt đầu nổi lên các hoạt động nhằm giảm bớt lượng ô nhiễm ánh sáng. Hai tổ chức hoạt
động nổi bật trong lĩnh vực này là Tổ chức Bảo vệ bầu trời đêm quốc tế (IDA), hoạt động
nhằm làm giảm ô nhiễm ánh sáng, chủ yếu ở Mỹ và Hiệp hội Thiên văn (ABB) hoạt động
nhằm làm giảm ô nhiễm ánh sáng ở Anh. Tham gia vào các tổ chức này để có được những
thông tin mới nhất về kết quả nghiên cứu về các chính sách quản lý và các biện pháp kỹ
thuật trong việc hạn chế vấn đề ô nhiễm ánh sáng.
Ô nhiễm ánh sáng đang là nguy cơ lớn đối với cuộc sống hiện đại, đặc biệt ảnh hưởng
tới hệ sinh thái. Việc sử dụng ánh sáng không hiệu quả làm lãng phí năng lượng, là một
nguyên nhân làm tăng phát thải CO2 và góp phần gây ra những vấn đề môi trường toàn cầu
như: Hiệu ứng nhà kính, vấn đề nóng lên toàn cầu, vấn đề băng tan ở hai cực, nước biển
dâng lên, gây ngập các thành phố ven biển Ô nhiễm ánh sáng không còn là vẫn đề cục bộ
của một địa phương, mà là vấn đề của toàn cầu, thu hút được sự tham gia của nhiều nhà
nghiên cứu và nhiều tổ chức nghiên cứu trên thế giới.
Trong cuộc sống hiện nay, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo đã trờ thành một phần
thiết yếu của cuộc sống. Ô nhiễm ánh sáng nhân tạo là một phần tác động của nền văn minh
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 11
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
công nghiệp vì vậy chúng ta khó có thể loại bỏ hoàn toàn các tác động tiêu cực mà chỉ có
thể hạn chế các tác hại của nó.
Hạn chế tối đa các loại ô nhiễm ánh sáng nhân tạo (ánh sáng xâm nhập, lạm dụng ánh
sáng, ánh sáng chói, ánh sáng lộn xộn và ánh sáng chiếm dụng bầu trời) trong công tác tư
vấn thiết kế, thi công lắp đặt và vận hành sử dụng hệ thống chiếu sáng. Từ đó, chúng ta có
thể giảm thiểu các tác hại của ô nhiễm ánh sáng nhân tạo (tác hại đối với môi trường tự
nhiên, ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa xã hội, lẵng phí năng lượng và tác động xấu
đến sức khỏe con người) đối với con người và môi trường tự nhiên. Để hạn chế được ô
nhiễm ánh sáng, chúng ta cần bắt đầu từ các quy định pháp lý trong công tác quản lý, tư vấn
thiết kế chiếu sáng. Tiếp đó là các giải pháp công nghệ ý thức sử dụng ánh sáng nhân tạo
trong cuộc sống.
Giải pháp về công nghệ giúp hạn chế ô nhiễm ánh sáng nhân tạo
Các chuyên gia Đức cho rằng cần có quy chế đối với việc chiếu sáng trên đường phố
và nơi công cộng. Slovenia đã ban hành luật về chiếu sáng ngoài trời. Châu Âu dự kiến
chậm nhất đến năm 2011 sẽ cấm sử dụng loại đèn hơi thủy ngân vì kém hiệu quả và giết hại
côn trùng. Thay vào đó sẽ sử dụng rộng rãi loại đèn diod (LED). Tại Toulouse (Pháp) người
ta đã áp dụng thử mô hình mới theo đó chỉ có một số diod liên tục chiếu sáng, số diod còn
lại chỉ bắt đầu hoạt động khi được kích hoạt, đó là trên đường phố có người đi bộ hoặc đi xe
đạp (Theo Spiegel, 8/2009).
Trong 5 năm qua, Philips đã đầu tư khoảng 400 triệu euro vào “công nghệ ánh sáng
xanh”, không ô nhiễm. Theo ước tính, nếu thay thế tất cả những bóng đèn “tiêu chuẩn”
đang sử dụng tại châu Âu bằng loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng mới, thì lượng khí thải
nhà kính carbon dioxide có thể giảm 28 triệu tấn một năm, tương đương 50 triệu thùng dầu
hỏa. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ tiết kiệm nhiều hơn nữa nếu biết sử dụng ánh sáng có chọn
lọc và kiểm soát hơn, trong đó có cả việc học cách dùng ánh sáng mặt trời tốt hơn và học
được cách tắt đèn đúng lúc. Hỗ trợ biện pháp này là những bộ cảm biến có thể nhận biết
người trong phòng đã đi ra ngoài hay chưa để tắt đèn. Philips đang nghiên cứu hệ thống
kiểm soát ánh sáng tự động với khả năng tự động tắt mở, tùy theo có hay không có người
trong phòng. Tại Anh, dự án “ánh sáng đô thị” trị giá 100 triệu bảng đang được tiến hành tại
thành phố Leeds để thay thế 80% ánh sáng đường phố trong 5 năm. Đây là dự án cải tạo,
chống ô nhiễm ánh sáng lớn nhất ở Anh, mà mục tiêu là thay thế ánh đèn vàng vọt bằng ánh
sáng trắng thân thiện với môi sinh và tiết kiệm hơn 20% điện năng.
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 12
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
Tại Viêt Nam, Bộ Công Thương đã ban hành quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với
choá đèn chiếu sáng đường phố tiết kiệm năng lượng số: 13/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 6
năm 2008. Trong giai đoạn 2008 đến 2010, thành phố Hà Nội đã tiến hành cải tạo hệ thống
chiếu sáng cho 296 tuyến phố trung tâm trên địa bàn thành phố. Toàn bộ các chóa đèn cũ đã
được Công ty TNHH NN MTV Chiếu sáng và thiết bị đô thị (HAPULICO) thay thế bằng
5.728 bộ đèn mới đáp ứng yêu cầu tiết kiệm điện năng. Các bộ đèn này đều được lắp bộ
điện tiết kiệm điện năng, tự động tiết giảm công suất chiếu sáng sau 23h đêm. Công tác
nghiên cứu ứng dụng chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời đã được thực hiện thành công
tại dự án: Chiếu sáng hiệu suất cao – kế hoạch chiếu sáng quốc gia hiệp định Việt Nam –
Venezuela (giai đoạn1). Thành công này mở ra kế hoạch trong các giai đoạn tiếp theo khi
ứng dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng đô thị góp phần giảm nhu câu sử dụng điện
năng trong chiếu sáng.
Nâng cao ý thức khi sử dụng ánh sáng nhân tạo
Sử dụng ảnh sáng nhân tạo một cách hợp lý sẽ hạn chế được rất nhiều các tác hại của
ô nhiễm ánh sáng. Tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng đã được xem xét và thực hiện rất
triệt để trong thời gian qua. Đặc biệt trong mùa hè khi nguồn điện năng cung cấp bị hạn chế,
các hoạt động cắt giảm chiếu sáng nhân tạo tại những nơi không quan trọng hoặc vào trong
thời gian không cần thiết đã được triển khai mạnh mẽ. Các hoạt động tuyên truyền nâng cao
ý thức sử dụng điện thông qua chiếu sáng đã được triển khai rộng rãi. Điển hình là hoạt
động “ Giờ Trái Đất” được tổ chức vào ngày thứ bẩy cuối cùng của tháng 3 hàng năm đã
nhận được sự ửng hộ và tham gia nhiệt tình của đông đảo người dân. Ông Andy Ridley,
người đồng sáng lập chiến dịch, Giám đốc Điều hành Giờ Trái đất cho biết: "Sự lớn mạnh
nhanh chóng của Giờ Trái đất trong bốn năm qua đã chứng tỏ rằng hàng trăm triệu người
muốn nỗ lực hơn nữa để bảo vệ hành tinh của chúng ta, cho dù đó là việc một em học sinh
tạo ra sự thay đổi trong phòng học của mình, hay là việc một vị tổng thống thay đổi cả một
quốc gia”. Năm 2010, tại Việt Nam, Giờ Trái đất đã tiết kiệm được 500.000 kWh thống kê
trên toàn bộ hệ thống điện cả nước.
IV, Ô NHIỄM TIẾNG ỒN ĐÔ THỊ.
1. Khái Niệm:
Ô nhiễm tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độvà tần số khác nhau,sắp xếp
không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc
và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phat ra không đuungs lúc, đúng nơi
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 13
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
phát ra với những cường độ lớn vượt quá mức chịu đựng con người. Tùy thuộc vào mỗi
người mà có những cảm nhận về tiếng ồn khác nhau, mức độảnh hưởng khác cũng khác
nhau.
2. Nguyên Nhân:
- Do hoạt động của giao thông.
- Do hoạt động xây dựng.
- Do hoạt động công nghiệp và sản xuất
- Do hoạt động đời sống sinh hoạt.
3. Tác Hại:
- Tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, năng suất, hiệu quả của công việc, trao đổi
thông tin,
- Tiếng ồn trên 50 dB: Làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là lao động trí óc.
- Tiếng ồn trên 70 dB: Làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể,
tăng huyêt áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, giảm hứng thú làm việc.
- Tiếng ồn trên 90 dB: Gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương đến chức năng thình giác
mất cân bằng cơ thể, suy giảm thần kinh.
- Tiếng ồn trên 120 dB: Có thể gây cói tai, đau tai thủng màng nhĩ.
- Tiếng ồn quá mức chịu đựng của con ifcos thể gây bệnh lãng tai, điếc giảm trí
nhớ,
4. Hiện Trạng:
- Tiếng ồn giao thông: Hiện nay phương tiện giao thông cơ giới rất phổ biến, mỗi xe
khi vận chuyển trên đường sẽ thường gây ra rất nhiều tiếng ồn do hoạt động, tiếng còi, ống
xả, tiếng phanh, sự rung động các bộ phận trên xe.
VD:
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 14
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
Loại Phương Tiện Mức Ồn
Xe khách nhỏ 79 dB
Xe khách vừa 84 dB
Xe thể thao 91 dB
Tiếng còi tàu 75-105 dB
Tiếng máy bay 85-90 dB
Xe quân sự 120-130 dB
Xe chở rác 82-88 dB
Tiếng ồn giao thông hiện nay chủ yếu do mật độ xe trên đường quá lớn, tập hợp nhiều
xe sẽ gây ra tiếng ồn với tần xuất khác nhau. ở nước ta còn tồn tại nhiều phương tiện lạc
hậu, kém chất lượng nên gây ra tiếng ồn.
Còn phải kể đến tiếng ồn do máy bay nhất la khu vực gần sân bay
- Tiến ồn trong xây dựng:
Phương tiên máy
móc
Mức ồn
Máy trộn bê tông 75dB
Máy ủi 93dB
Máy búa 1.5 tấn 80dB
Máy khoan 87-114dB
Máy nghiền xi
măng
100dB
- Tiếng ồn công nghiệp và sản xuất
Công nghiệp và sản xuất có rất nhiều náy mó khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn. Trong
Sản xuất, luôn có sự va chạm giữa các vật thể rắn với nhau, chuyển động hỗn loạn giữ các
dòng khí và hơi.
- Tiếng ồn trong Sinh Hoạt:
Trong Sinh hoạt thướng sử dụng nhiều thiết bị như: Ti vi, Radio, Karaoke, Ngoài
ra nơi tập trung nhiều người cũng gây ô nhiễm tiếng ồn như hội hè, đám cưới, sân thể
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 15
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
thao, Những âm thanh này lan truyền qua không khí, vật thể răn như sàn nhà, trần tường,
tất cả những loại tiếng ồn trên đều phụ thuộc vào ý thức con người
5. Biện Pháp:
- Quy hoạch kiến trúc hợp lý:
+ Quy hoach nguồn gây tiêng ồn, đân cư phải có lớp đệm, có cây xanh cách ly trồng
thích hợp giữ nguồn gây ô nhiễm va nơi sinh hoạt con người. Tiếng ồn sẽ giảm đi từ 6 dB
khi tăng khoảng các gấp đôi, dải cây xanh rông khoảng 10-15m có thể giảm 15-18dB, khả
năng giảm tiếng ồn phụ thuộc vào loại cây và cách bố trí phối hợp loại cây có tán, lùm, các
khóm cây, bụi cây.
+ Quy hoạch nhà máy cần sắp xếp để hướng gió chính từ khu nhà ở đến khu nhà máy,
khu công nghiệp ở cuối hướng gió.
+ Bố trí sân bay xa khu dân cư.
- Giẩm tiến ồn trấn động tại nguồn:
+ Cần làm tốt khâu thiết kế, chế tạo lắp đặt cho đến khâu vận hành, sử dụng bảo
dưỡng cho máy móc.
+ Sử dụng thiết bị ít gây tiếng ồn, Hiện đại hóa quy trình công nghệ và thiết bị, giẩm
lượng công nhân tại môi trường ồn, giảm thời gian lưu lại công việc đó
- Sử dụng các thiết bị cách âm tiêu âm.
- Thông tin giáo dục con người.
V, VẤN ĐỀ RÁC ĐÔ THỊ.
1.Khái Niêm & Nguồn Phát Sinh:
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra rác đô thị bao gồm : - Từ các khu dân cư (rác sinh
hoạt) - Từ các trung tâm thương mại, - Từ các công sở, trường học, công trình công cộng, -
Từ các hoạt động công nghiệp; - Từ các hoạt động xây dựng đô thị; - Từ các trạm xử lý
nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố.
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 16
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
2. Phân Loại Rác Thải Đô Thị:
Dựa vào nguồn phát sinh rác thải đô thị, người ta có thể phân loại rác thải đô thị thành:
1. Rác sinh hoạt : là lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người.
2. Rác từ khu dân cư và khu thương mại : lượng rác thải này chiếm 50-70% tổng lượng
chất thải.
3. Rác công sở : nguồn rác công sở bao gồm trường học, văn phòng của bệnh viện, nhà
tù. Ngoại trừ các chất thải phát sinh từ nhà tù và rác từ bệnh viện, sự phân bố thành
phần của rác thải từ các nguồn này khá giống nhau nên có thể lẫn lộn với rác từ khu
dân cư và khu thương mại.
4. Rác xây dựng và phá dỡ rất khó ước tính và có thành phần thay đổi, nhưng chủ yếu
gồm 40-50% rác (bê tông, nhựa đường, gạch, đá, bụi,…), 20-30% gỗ và các thành
phần làm bằng gỗ (bệ gỗ, gỗ thừa, nhánh cây, gỗ xẻ, ván lợp …), 20-30% là hỗn hợp
các loại rác khác (gỗ đã sử dụng, kim loại, sản phẩm chứa nhựa đường, vữa, kính vỡ,
amiăng, các vật liệu điện khác, ống nước, các bộ phận cấp nhiệt và cấp điện).
5. Rác công nghiệp và nông nghiệp điển hình : bao gồm các nguồn như đồ hộp và thực
phẩm đông lạnh; in ấn, xuất bản; ô tô, máy móc tự động; lọc hóa dầu; cao su; các
loại phân bón; mùa thu hoạch trái cây và hạt ngũ cốc
3. Hiện Trạng Rác Thải Đô Thị:
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế
giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả của ô nhiễm môi
trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp nhiều khó khăn cả về
phương tiện và phương pháp, hiện nay phổ biến là việc thực hiện 3R (Reduce: giảm thiểu,
Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế) đang được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế
giới trong đó có thủ đô Hà Nội (Việt Nam) vài năm gần đây.
Nhưng vẫn có nhiều vấn đề phải nhắc đến, ở Việt Nam cách thức áp dụng hình thức
3R là mỗi công nhân vệ sinh môi trường đến từng hộ gia đình phát 3 túi nilon đựng rác hữc
cơ, vô cơ; do đó việc áp dụng vẫn chưa đại trà, tốn nhiều công sức công nhân, việc phát túi
nilon tới hộ gia đình khi túi nilon hỏng bản thân nó lại là rác thải cho môi trường! Trong khi
đó, công việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm tới từng người dân trong xã hội ngày nay,
do vậy tiến trình giảm thiểu giảm thải ô nhiễm môi trường chưa rộng khắp.
4. Biện Pháp Xử Lý Rác Thải Đô Thị:
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 17
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
- Chôn lấp rác thải ( hon 80% lượng rác thải được xử lý bằng phương pháp này).
- Đốt rác thải.
- Ép rác thải.
- Tái chế thành vật liệu xây dựng.
- Xử lý thành phân vi sinh nhờ các vi sinh vật.
VI, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐỘ THỊ: THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.
1. Ô Nhiễm Nước:
Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số
611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt đôlng của các khu
công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày
thải vào hệ thống sông Sài Gòn – đồng Nai tổng cộng 1.740.000m3 nước thải công nghiệp,
trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá),
1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại
nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là
nguồnn cung cấp nuócc sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến
các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các
dòng sông.
Tổng thể thoát nước của Hà Nội thì đến năm 2010 hầu hết các con sông ở Hà Nội có
chỉ tiêu BOD dưới 25 mg/lít; còn nếu không có biện pháp cải thiện môi trường rõ rệt thì chỉ
số BOD sẽ tăng gấp đôi so với thời kì 1992-1994 và khoảng 1,8 lần so với thời kì 1997-
1998, trong đó song Lữ sẽ bị ô nhiễm nặng nhất với chỉ số BOD là 130 mg/l, khá nhất là
sông Sét thì cũng là 54 mg/l; trong đó tiêu chuẩn cho phép đối với nước loại A không quá 4
mg/l, với nước loại B không quá 25 mg/l.
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 18
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
2. Ô Nhiễm Không Khí:
Và ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao
thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng. Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh,
hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng
và 190.000 tn dầu Dizel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì,
4200 tấnCO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và
156 tấn Aldehyt. Chính vì thế, tới nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô
nhiễm lên khá cao. Tại Hà Nội, vào những năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở
xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng đình với đường kính khoảng 2500
mét vá nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lấn. Cũng tại khu công nghiệp
Thượng Đình, kết quả đo đươc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí
vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 làn. Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các
xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức là gấp 29 lần
so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hạinh khu vực ô nhiễm khoảng
1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần xung kính khoảng
2500 mét vá nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lấn. Cũng tại khu công
nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đươc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong
không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 làn. Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện
tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức là
gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hạiquanh các nhà máy
thuộc khu công nghiệp Minh Khai - Mai động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng
2500 mét vá nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lấn. Cũng tại khu công
nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đươc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong
không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 làn. Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện
tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức là
gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại. Nếu tốc độ tăng
trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công
nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000,thì đến năm
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 19
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4lần so với bây giờ, lượng ô
nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay
3. Giải Pháp:
Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CHN, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp thiết
đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của
mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường
trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước;Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của
Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ
môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính phủ hướng dấn thực hiện Luật Bảo vệ môi
trường
• Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong
đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ
sức dăn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi
trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ
chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con
người.
• Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về
môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên
môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường vói lực lượng cảnh sát môi trường các cấp,
nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường
của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để
phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này
• Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp,các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng,
toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn
lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi
trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 20
Đại Học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội - Khoa: Môi Trường Môn: Ô Nhiễm Môi Trường
hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung mới được phép hoạt
động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại
đó
• Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá
tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên cơ sở đó xem sét việc cấp hay không cấp
giấy phép đầu tư.
• Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn
xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ
môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn ginf và bảo vệ
môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị
trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người – xã hội
Nhóm: 2 - CĐ10QM2 Trang: 21