Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- THựC TRạNG HOạT ĐộNG CủA CÁC CÔNG TY CHứNG KHOÁN VIệT NAM THờI ĐIểM HIệN TạI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.61 KB, 16 trang )

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM THỜI ĐIỂM
HIỆN TẠI
Môn học: Thị trường chứng khoán
Nhóm 1
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 10 năm thành lập đã có những
bước phát triển vượt bậc, đồng thời cũng có những bước ngoặt lớn trước
những biến đổi của nền kinh tế thế giới. So với các quốc gia có nên kinh tế
phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ nhưng không thể
phủ nhận sự ra đời của thị trường chứng khoán đã tạo một sân chơi mới cho
các nhà đầu tư, 1 kênh vốn mới cho những công ty, doanh nghiệp tại Việt
Nam. Tuy nhiên, sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ
cuối năm 2007, đầu năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua
những thay đổi lớn, chấm dứt thời kì hoạt động sôi động giai đoạn 2006-2007
và bước vào thời kì ảm đạm. Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang trên đà phục
hồi, các công ty chứng khoán Việt Nam vẫn phải đối mặt với tình trạng kinh
doanh thua lỗ hoặc lợi nhuận chấp, chỉ số giá VN-index tuột dốc, số lượng
giao dịch giảm, nhà đầu tư rút lui khỏi thị trường… Trước những nguy cơ đó,
các công ty cần có những đánh giá kịp thời, đúng đắn để có những biện pháp
khôi phục lại hoạt động của mình, góp phần cải thiện tình hình hoạt động kinh
doanh trên thị trường chứng khoán, tạo cơ hội kinh doanh mới cho các công ty
và các nhà đầu tư.
Phần I. Lí thuyết
I. Khái niệm công ty chứng khoán
Ở Việt Nam, các công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn được thành lập hợp pháp tại VN và được Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh
chứng khoán


II. Vai trò của công ty chứng khoán:
1. Vai trò làm cầu nối giữa cung – cầu chứng khoán.
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu
hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị
trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp.
2
2
2.Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường
Theo quy định của các nước, các công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự
doanh phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng
khoán vào khi giá giảm và bán chứng khoán dự trữ ra khi giá lên quá cao
nhằm góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường.

3. Vai trò cung cấp các dịch vụ cho TTCK
- Công ty chứng khoán với lợi thế chuyên môn hóa, trình độ kinh
nghiệp nghề nghiệp sẽ thưc hiện tốt vai trò trung gian mua bán chứng khoán,
giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí trong từng giao dịch.
- Cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư
III.Phân loại công ty chứng khoán
1. Công ty môi giới (The member firm).
Loại công ty này còn được gọi là công ty thành viên vì nó là một thành
viên của Sở giao dịch chứng khoán. Công việc kinh doanh chủ yếu của công
ty môi giới là mua và bán chứng khoán cho khách hang của họ trên Sở giao
dịch chứng khoán mà công ty đó làm thành viên.
2. Công ty đầu tư ngân hàng (The Investment Banking Firm)
Loại công ty này phân phối những chứng khoán mới được phát hành
cho công chúng qua việc mua chứng khoán do công ty cổ phần phát hành và
bán lại các chứng khoán này cho công chúng theo giá tính gộp cả lợi nhuận
của công ty. Vì vậy công ty này còn gọi là nhà bảo lãnh phát hành.
3. Công ty giao dịch phi tập trung (The over the counter firm)

Công ty này mua bán chứng khoán có vốn lớn được luật pháp cho phép hoạt
động trên cả ba lĩnh vực trên.
4. Công ty dịch vụ đa năng (Multiervices Firm)
Những công ty này không bị giới hạn hoạt động ở lĩnh vực nào của
ngành công nghiệp chứng khoán. Ngoài ba dịch vụ trên, họ còn cung cấp cho
khách hang dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, niêm yết chứng khoán trên Sở
giao dịch chứng khoán, uỷ nhiệm các giáo dịch buôn bán cho khách hàng trên
thị trường OTC
5. Công ty buôn bán chứng khoán:
Là công ty đứng ra mua bán chứng khoán với chi phí do công ty tự
3
3
chịu. Công ty phải cố gắng bán chứng khoán với giá cao hơn giá mua vào. Vì
vậy loại công ty này hoạt động với tư cách là người uỷ thác chứ không phải
đại lý uỷ thác.
6. Công ty buôn bán chứng khoán không nhận hoa hồng
Loại công ty này nhận chênh lệch giá qua việc buôn bán chứng khoán, do
đó họ còn được gọi là nhà tạo thị trường, nhất là trên thị trường giao dịch OTC
IV. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán:
1. Môi giới
- Định nghĩa: Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian mua bán
chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, làm dịch vụ nhận các lệnh
mua, lệnh bán chứng khoán của khách hàng, chuyển các lệnh mua bán đó vào
Sở giao dịch chứng khoán và hưởng hoa hồng môi giới.
- Quy trình môi giới gồm:
+ Mở tài khoản: CTCK phải làm thủ tục mở tài khoản giao dịch cho
khách hàng và hợp đồng ký với khách hàng có nội dung quy định tại các mẫu mà
các CTCK soạn sẵn cho khách hàng, các giấy tờ hợp pháp có liên quan.
+ Hợp đồng lưu kí và tài sản lưu kí: Để tạo thuận lợi cho các giao dịch
và tạo lợi thế (về thời gian và chi phí) cho khách hàng, các CTCK đều tư vấn

khách hàng mở tài khoản lưu ký.
+ Quy trình đặt lệnh giao dịch: Lệnh giao dịch là chỉ thị của khách hàng
cho CTCK , bao gồm đầy đủ các nội dung quy định theo mẫu của CTCK.
2. Tự doanh
- Định nghĩa: Giao dịch tự doanh là các giao dịch bằng chính nguồn
vốn kinh doanh của CTCK nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh của
chính mình, đây là hoạt động kinh doanh nhằm thu chênh lệch giá nên mang
tính đầu cơ cao.
- Có hai phương thức giao dịch tự doanh
+ Giao dịch trực tiếp là các giao dịch “trao tay” giữa khách hàng và
CTCK theo giá thỏa thuận trực tiếp.
+ Giao dịch gián tiếp là các giao dịch mà CTCK không thể thực hiện
được bằng giao dịch trực tiếp để đảm bảo an toàn khi thị giá có biến động lớn
và đôi khi có thể vì mục đích can thiệp vào giá thị trường.
- Quy trình nghiệp vụ tự doanh trải qua những giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược đầu tư cho chính mình.
4
4
+ Giai đoạn 2: Khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Theo mục tiêu đã
chọn, nhân viên tự doanh sẽ chủ động tìm kiếm cơ hooiij đầu tư đối với cả chứng
khoán niêm yết và chưa niêm yết trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
+ Giai đoạn 3: Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư.
+ Giai đoạn 4: Thực hiện đầu tư
+ Giai đoạn 5: Quản lý đầu tư và thu hồi vốn.
3. Bảo lãnh phát hành
- Định nghĩa: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là hoạt động hỗ trợ cho
công ty phát hành hay chủ sở hữu chứng khoán trong việc phân phối chứng
khoán thông qua thỏa thuận mua chứng khoán để bán lại, hoạt động này được
thực hiện trên thị trường sơ cấp.
- Hoạt động bảo lãnh phát hành bao gồm:

+ Nghiên cứu và tư vấn cho tổ chức phát hành về các thủ tục và phương
pháp phát hành, cơ cấu giá…
+ Thỏa thuận với các nhà bảo lãnh khác trong việc tiếp thị, phân phối
chào bán chứng khoán.
+ Quản lý phân phối và thanh toán chứng khoán.
+ Thực hiện các công việc hỗ trợ cho thị trường và dịch vụ sau khi phát
hành.
+ Đại lý phân phối chứng khoán.
4.Tư vấn
a. Tư vấn phát hành chứng khoán.
- Mục tiêu của tư vấn phát hành chứng khoán là giúp cho tổ chức phát
hành lựa chọn công cụ và phương thức phát hành chứng khoán có lợi nhất.
- Ý nghĩa của tư vấn phát hành chứng khoán là giai đoạn khởi đầu của hoạt
động “bảo lãnh phát hành” mà các tổ chức phát hành nhất thiết phải thực hiện.
b. Tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Khái niệm: Tư vấn đầu tư chứng khoán là các hoạt động tư vấn liên
quan đến chứng khoán hoặc công bố và phát hành các báo cáo phân tích, đưa
ra lời khuyên có liên quan đến chứng khoán hoặc thực hiện một số công việc
có tích chất dịch vụ cho khách hàng.
- Tư vấn đầu tư bao gồm:
+ Tư vấn mua bán chứng khoán
+ Tạo dựng danh mục đầu tư
+ Quản trị điều hành tài sản đầu tư.

c. Tư vấn tài chính.
Nghiệp vụ tư vấn tài chính bao gồm:
5
5
- Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, thâu tóm sáp nhập doanh
nghiệp, tư vấn quản trị công ty cổ phần.

- Tư vấn chào bán, niêm yết chứng khoán.
- Tư vấn cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp.
- Tư vấn tài chính khác phù hợp với quy định pháp luật.
V/ Điều kiện thành lập
1. Vốn điều lệ
- Yêu cầu về vốn điều lệ: công ty xin giấy phép phải đạt mức vốn điều
lệ tối thiểu do luật định theo từng loại hình nghiệp vụ
- Nghiệp vụ môi giới: 25 tỷ đồng
- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 100 tỷ đồng.
- Bảo lãnh phát hành: 165 tỷ đồng
- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng

2. Nhân sự:
- Cá nhân được cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán trong
công ty chứng khoán.
- Người đại diện cho công ty chứng khoán: Đây là người hành nghề
tham gia vào hoạt động chứng khoán của công ty chứng khoán; phải chịu
trách nhiệm chính về hoạt động của công ty ở Sở giao dịch chứng khoán, các
chi nhánh. Họ phải đáp ứng điều đủ các điều kiện như có đủ trình độ chuyên
môn, được Ủy ban chứng khoán cấp giấy phép hành nghề.
3. Cơ sở vật chất
Có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tốt cho việc kinh doanh chứng khoán
4. Có phương án hoạt động kinh doanh chứng khoán phù hợp với
ngành chứng khoán.
* * *
*
Phần II. Thực trạng
1. Hiện tại Việt Nam có bao nhiêu công ty chứng khoán?
Tính đến năm 2011, thị trường chứng khoán Việt Nam có tới 105 công
ty chứng khoán và 46 công ty quản lí quỹ. Số lượng này tăng vọt so với thời

6
6
kì mới thành lập của thị trường chứng khoán tại Việt Nam (với 7 công ty
chứng khoán và 1 công ty quản lí quỹ).
Xin được nêu lên một số công ty chứng khoán lớn tại Việt Nam như sau:
* Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI):
- Thành lập vào ngày 30/12/1999, vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng.
- Tính đến năm 2011, tổng số vốn điều lệ của công ty lên đến hơn 1700
tỷ đồng.
* Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long
- Thành lập vào ngày 20/5/2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội, là 1
trong 5 công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam.
- Vốn điều lệ tính đến thời điểm hiện tại là 1200 tỷ đồng.
* Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt:
- Thành lập vào ngày 26/11/1999 với cổ đông sáng lập là Tổng công ty
Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt).
- Vốn điều lệ hiện tại: hơn 700 tỷ đồng
* Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Á Châu(ACBS):
7
7
- Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) là công ty TNHH 100%
vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu, được thành lập vào tháng 6/2000.
- Vốn điều lệ hiện tại: 1500 tỷ đồng
* Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam(AGR)
- Thành lập vào ngày 21/12/2000 theo Quyết định số 269/QĐ/HĐQT
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
-Vốn điều lệ hiện tại: 2120 tỷ đồng
* Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(VCBS)

- Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN
được thành lập theo Quyết định số 27/QĐ-HĐQT ngày 07/01/2002 của Hội
đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Vốn điều lệ hiện tại: 700 tỷ đồng.
* Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh(HSC):
8
8
- Thành lập vào ngày 23/4/2003 bởi Công ty Đầu tư Tài chính Nhà
nước TP.Hồ Chí Minh (HFIC).
- Vốn điều lệ: 600 tỷ đồng
2. Tình hình hoạt động chung của các công ty chứng khoán Việt
Nam hiện nay (đầu năm 2011 - thời kì sau khủng hoảng kinh tế thế giới):
* Thực trạng hoạt động chung của các công ty chứng khoán Việt Nam:

Từ 06 tháng đầu năm 2011, giá của hầu hết các cổ phiếu đều bị giảm ít
hoặc nhiều, có những mã chứng khoán đã xuống còn 50% so với mệnh giá.
Điều này làm cho nhiều công ty chứng khoán lâm vào cảnh thua lỗ.
9
9
- Một số nghiệp vụ không thể duy trì: Hoạt động tự doanh không đem
lại hiệu quả, trên thực tế đem lại nhiều lỗ nhất; nghiệp vụ môi giới chứng
khoán và tư vấn thì nguồn thu không bù chi; tư vấn niêm yết, bảo lãnh phát
hành không đủ giúp các công ty chứng khoán cầm cự.
- Vốn chủ sở hữu giảm nghiêm trọng, lợi nhuận giảm sút, thậm chí hàng
loạt công ty báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ nặng.
- Nhiều công ty đứng trên bờ vực giải thể, sáp nhập hay bị các công ty
nước ngoài mua lại khi mà đầu năm 2012, nhà đầu tư ngoại được phép thành
lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
- Trước bối cảnh như vậy, phản ứng của các công ty chứng khoán là:
+ Bán chứng khoán để cắt lỗ.

+ Giảm thiểu chi phí: cắt giảm nhân sự, không dám mở rộng hoạt động,
đem tiền đi gửi ngân hàng lấy lãi thay vì đầu tư.
+ Xuất hiện hành vi thực hiện hoặc đứng ra làm trung gian cho việc bán
hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán (bán
khống) và cho khách hàng vay chứng khoán để bán khi chưa có văn bản pháp
luật hướng dẫn .
+ Chấp nhận phá sản, giải thể để chuyển sang mô hình hoạt động khác
hoặc ngành nghể kinh doanh khác.
+ Tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài để vực dậy công ty, “săn lùng”
đối tác mua bán, sáp nhập (M&A) với một công ty hoặc tập đoàn khác để có
thêm được vốn, công nghệ, thương hiệu và những nhà đầu tư.
Tuy nhiên, với tình hình thị trường khó khăn và lãi suất ngân hàng cao
ngất như hiện nay, chi phí của các công ty chứng khoán tiếp tục tăng và
chuyện tiếp tục lỗ là điều rất có thể xảy ra.
a. Doanh thu, chi phí và tình hình kinh doanh của một số công ty
làm ăn thua lỗ và thuộc diện cảnh báo nguy cơ đóng cửa
10
10
Ví dụ: Nghiên cứu hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán Sài
Gòn như sau:
Chúng ta cùng xem xét bảng báo cáo tài chính của công ty chứng
khoán SSI. Đây là công ty có thị phần môi giới lớn nhất trên sàn HOSE
theo số liệu thống kê quý I/2011.
• Cho giai
đoạn 6
tháng kết
thúc ngày
30 tháng 6
năm 2011
• Môi giới và dịch

vụ khách hàng
• VNĐ
• Tự doanh
• VNĐ
• •
• 1. Doanh
thu thần
hoạt động
kinh
doanh
chứng
khoán
• 49.465.238.152 • 127.823.444.650
• 2. Các chi
phí trực
tiếp
• 12.598.463.710 • 375.570.352.225
• 3. Khấu
hao và các
chi phí
phân bổ
• 71.987.071.747 • 12.190.744.018
11
11
• Lợi nhuận
từ hoạt
động kinh
doanh
trước thuế
• -35.120.297.305 • -159.937.851.593


Theo bảng báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2011 của công ty, -nhìn
vào bảng số liệu dễ có thể thấy doanh thu từ hoạt động môi giới nhỏ nhiều so
với hoạt động tự doanh. Điều này cho thấy SSI đã trở nên kém hứng thú với
dịch vụ môi giới và tập trung hơn vào nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Tuy
nhiên, theo các số liệu từ báo cáo, thì khoản lỗ từ hoạt động tự doanh rất cao,
gần 160 tỷ đồng.
Đồng thời, các chi phí phát sinh lien quan đến cung cấp dịch vụ trong
cả 2 lĩnh vực môi giới và tự doanh lớn hơn rất nhiều so với doanh thu, cho
thấy SSI trong 6 tháng đầu năm hoạt động không hiệu quả trong cả 2 nghiệp
vụ
41
0
Nguồn vốn chủ
sở hữu

411 Vốn đầu tư của
chủ sở hữu
3.511.117.420.000 3.511.117.42
0.000
41
2
Thặng dư vốn
cổ phần
340.921.476.378 340.921.476
.378
41
3
Vốn khác của
chủ sở hữu

_ _
41
4
Cổ phiếu quỹ (88.591.286.000) (12.356.677.
000)
41
6
Chênh lệch tỷ
giá hối đoái
_ _
41
8
Quỹ dự phòng
tài chính và dự trữ
pháp định
289.383.181.436 220.524.469
.842
41
9
Quỹ khác thuộc
vốn chủ sở hữu
_ _
Ko chỉ giảm sút mạnh về doanh thu từ các nghiệp vụ kinh doanh chứng
khoán, tư vấn mà vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán ở thời điểm
hiện tại cũng giảm mạnh. Như các bạn đang thấy ở đây là bảng kê khai nguồn
vốn chủ sở hữu của SSI
Có thể dễ dàng nhận thấy phần vốn cổ phiếu quỹ và phần quỹ dự phòng đã
giảm mạnh, đặc biệt là cổ phiếu quỹ, từ 88.591.286.000 xuống còn
12
12

12.356.677.000. đồng thời quỹ dự phòng tài chính và dự trữ pháp định cũng
giảm từ 289.383.181.436 xuống còn 220.524.469.842 Đây không chỉ là tình
trạng riêng của SSI mà là tình trạng chung của các công ty chứng khoán Việt
Nam trong thời điểm hiện tại. Đa phần các công ty chứng khoán cắt giảm quỹ
dự phòng để dồn vốn cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Việc giảm
quỹ dự phòng tài chính và dự trữ pháp định dẫn đến 1 hệ lụy khác. Đó là khả
năng gánh chịu của công ty chứng khoán khi có tổn thất sẽ giảm xuống tỷ lệ
thuận với mức giảm quỹ dự phòng tài chính và ảnh hưởng rất xấu đến hoạt
động của mạng lưới công ty chứng khoán cũng như của thị trường
b. Nhận xét:
Thực tế, việc hàng loạt công ty chứng khoán báo cáo kết quả kinh
doanh thua lỗ không phải là điều mới mẻ, kết cục này đã được các chuyên gia
phân tích dự báo từ vài năm trước với những lý do hết sức đơn giản và dễ
hiểu:
Trước hết là trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa ổn định, TTCK giảm sút,
số đông các nhà đầu tư từ lâu đã không còn mặn mà với việc đầu tư trên sàn
chứng khoán nên rút vốn chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực khác như vàng,
bất động sản… đã khiến doanh thu từ hoạt động tư vấn – môi giới, vốn được coi
là nguồn thu chính của các công ty chứng khoán, sụt giảm mạnh.
Nguyên nhân thứ hai là do hầu hết các công ty chứng khoán đều đẩy
mạnh hoạt động tự doanh chứng khoán trong bối cảnh thị trường sụt giảm
mạnh trong thời gian dài khiến cho các công ty chứng khoán lâm vào cảnh
khó khăn hoặc thua lỗ.
Lý do thứ ba là số lượng công ty chứng khoán quán nhiều (105 công ty)
so với quy mô của TTCK Việt Nam. Lẽ tất nhiên, khi thị trường sụt giảm,
phần lớn lợi nhuận sẽ thuộc về những công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn
và đã tạo dựng được uy tín, phần lợi nhuận ít ỏi còn lại không đủ chia đều cho
những công ty có quy mô vốn nhỏ nên hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó
khăn thậm chí thua lỗ là điều dễ hiểu.
c. Một số Công ty chứng khoán hoạt động có lãi trong 6 tháng đầu

năm:
Trong bối cảnh các công ty chứng khoán đều gặp khó khăn do tình
trạng khô hạn của thị trường chứng khoán, một số công ty vẫn nỗ lực để đạt
được mục tiêu có lãi trong 6 tháng đầu năm 2011 vừa qua.
Top 5 công ty chứng khoán tại Việt Nam đạt được lãi cao đó là:
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh(HSC)
Khoảng 177,5 tỷ đồng
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Xuân Thành(VXI): 12,48 tỷ
13
13
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long(KLS): 85,68 tỷ đồng
- Công ty Cổ phần Chứng khoán nông nghiệp và phát triển nông
thôn(AGR): 54,195 tỷ đồng
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt
Nam(CTS): 29,3 tỷ đồng

* Các công ty làm được điều này là nhờ sử dụng những biện pháp sau:
- Mạnh tay cơ cấu lại :
Lợi nhuận tăng là kết quả của việc định hướng đúng đắn các hoạt động
kinh doanh (môi giới, tự doanh, tư vấn) trong giai đoạn thị trường suy giảm.
Nhờ vậy, đã giảm thiểu được nhưng tác động tiêu cực của thị trường đồng thời
tạo ra nguồn thu nhập ổn định, chắc chắn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ:
Tăng cường mở rộng mạng lưới khách hàng và chất lượng dịch vụ của
mình dựa trên lợi thế vượt trội về tiềm lực tài chính và mạng lưới khách hàng.
- Tăng cường quản trị rủi ro
Đối với hoạt động môi giới, dự đoán thị trường sẽ tiếp tục suy giảm với
thanh khoản thấp. Các công ty đã ánh giá kỹ lưỡng rủi ro của các mã cổ phiếu
đưa vào danh mục để giảm tối đa rủi ro mất khả năng thanh toán của khách
hàng.

- Tiết giảm chi phí
Bên cạnh định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp, các công ty này
còn nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc cắt giảm và hạn chế các chi
phí không cần thiết, ttiết giảm hợp lý các chi phí, áp dụng hệ thống quản lý
văn phòng điện tử.
5.Giải pháp:
* Về phía nhà nước:
- Nghiên cứu điều chỉnh các chính sách đối với thị trường chứng khoán
và các công ty chứng khoán:
- Hoàn chỉnh hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động
kinh doanh; Mở rộng các kênh thông tin cho nhà đầu tư; Đầu tư cơ sở hạ tầng
công nghệ kỹ thuật; Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và tổ chức
nước ngoài; Áp đặt biện pháp nhằm tránh hiện tượng đầu cơ thao túng thị
trường; Áp thuế thu nhập từ chứng khoán một cách hợp lý; Phát huy vai trò
của UBCKNN; Kiên quyết xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm.
*Về phía các công ty chứng khoán Việt Nam:
14
14
- Về nguồn vốn (chủ yếu đối với các cty vừa và nhỏ): Nâng cao vốn chủ
sở hữu bằng cách hợp nhất, sáp nhập, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Đảm bảo khả năng kinh doanh và sinh lời.
- Về nhân lực và công nghệ: Nâng cao khả năng chuyên môn từng bộ
phân; Xem xét lại cơ cấu tổ chức lãnh đạo điều hành; Nâng cấp công nghệ.
- Về nghiệp vụ tư doanh:Nâng cao khả năng kinh doanh của CTCK;
Xem xét lại các khoản mục đầu tư; Tận dụng lợi thế thông tin để nâng cao
chất lượng hoạt động đầu tư.
- Về nghiệp vụ môi giới chứng khoán: Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp
thời; Có chính sách thích đáng về chi phí môi giới; Mở thêm các dịch vụ giá
trị gia tăng.
- Về nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán:Xây dựng đội ngũ nhân viên

tư vấn chất lượng cao; Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác kịp thời.
- Về nghiệp vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành CK: Xem xét cẩn trọng các
công ty có nhu cầu phát hành chứng khoán, tránh những rủi ro có thể phát
sinh; Đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện hoạt động bảo lãnh.
* * *
*
Phần III. Kết Luận
Trước những thực trạng mà các công ty chứng khoán Việt Nam đang
phải đối mặt, việc đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao tính chuyên
nghiệp trong kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam là vô cùng
quan trọng. Cùng với đó là sự giám sát, hỗ trợ từ phía Nhà nước và Chính
phủ, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng thị trường chứng khoán Việt
Nam nói chung và các công ty chứng khoán ở Việt Nam nói riêng sẽ có những
bước đi đúng đắn, góp phần tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát triển
15
15
Danh sách nhóm
1. Phạm Minh Tùng (nhóm trưởng)
2. Nguyễn Tiến Triển
3. Nguyễn Thị Minh Hằng
4. Lê Thị Quỳnh Mai
5. Lê Đức Mạnh
6. Nguyễn Thị Thúy An
7. Tô Thị Thanh
8. Nguyễn Quốc Đạt
9. Nguyễn Văn Hưng
10. Nguyễn Tuấn Cường
11. Phùng Văn Thái
16
16

×