Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.17 KB, 30 trang )

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC PHẨM
TRUNG ƯƠNG 1 PHARBACO
1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp
- Tên Công ty bằng tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I- PHARBACO.
- Tên bằng tiếng Anh:
PHARBACO CENTRAL PHARMACEUTICAL JOINT- STOCK COMPANY
NO 1.
- Tên viết tắt: PHARBACO.
- Logo:
- Trụ sở đăng ký của Công ty là: Số 160 Phố Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột,
Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: (84-4) 8454 561 / 8454562 Fax: (84-4) 8237460.
- Mã số thuế: 0100109032.
- Vốn điều lệ: 49.000.000.000 đồng.
- Website: www.pharbaco.com.vn
- Email:
- Lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề sản xuất:
+ Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu nguyên, phụ liệu làm thuốc, dược
phẩm, hoá chất ( Trừ hoá chất Nhà nước cấm), mỹ phẩm, thực phẩm, vật tư và máy
móc thiết bị sản xuất dược phẩm và y tế.
+ Tư vấn dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược.
+ Xây, dựng quản lý, khai thác các công trình công nghiệp và dân dụng.
+ Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước( Không bao gồm tư vấn pháp luật, tài
chính).
1.2. Lịch sử ra đời và phát triển
Căn cứ Quyết định số: 286/ QĐ-BYT ngày 25- 01- 2007 và Quyết định số:
2311/QĐ-BYT ngày 27-06- 2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc quyết định chuyển
Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương 1 thành CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
TRUNG ƯƠNG I – PHARBACO.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I – PHABARCO.


Được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103018671 do Sở kế hoạch
Đầu tư Hà Nội cấp ngày 25/07/2007 thay đổi lần cuối ngày 06/08/2007.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I – PHARBACO. Tiền
thân là Viện bào chế Trung ương cơ sở ở tại Phố Phủ Doãn Hà Nội. Trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp Viện bào chế được chuyển lên chiến khu Việt Bắc và được
giao nhiệm vụ sản xuất thuốc phục vụ kháng chiến.
Sau ngày hoà bình lập lại năm 1954 được chuyển về Hà nội, năm 1955 chuyển
cơ sở từ Phố Phủ Doãn về trụ sở Công ty hiện nay 160 Tôn Đức Thắng - Đống Đa -
Hà Nội và được sát nhập thêm các đơn vị, đổi tên thành Xí nghiệp I với nhiệm vụ
sản xuất thuốc men, bông băng và các vật tư y tế phục vụ cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước và phục vụ Nhân dân.
Do nhiệm vụ sản xuất đa dạng, số lượng mặt hàng nhiều và để đảm bảo tính
chuyên môn nên năm 1961 Xí nghiệp 1 đã tách thành 3 Xí nghiệp:
• Xí nghiệp Dược phẩm 1. Chuyên sản xuất thuốc tân dược.
• Xí nghiệp hoá dược nay là Công Ty Cổ Phần Hoá Dược Hà Nội: sản xuất
hoá chất làm thuốc và một số loại vật tư y tế.
• Xí nghiệp dược phẩm 3 nay là Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương
III tại Hải Phòng.
Năm 1993 Xí nghiệp Dược Phẩm I đổi tên thành Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung
ương I nay là CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I –
PHARBACO
Trong quá trình hoạt động trên 50 năm trải qua bao nhiêu chặng đường thăng
trầm thay đổi cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, công ty có những
biến đổi lớn và không ngừng phát triển, luôn là một đơn vị sản xuất chủ lực của
ngành Dược Việt Nam.
Lúc đầu thành lập việc sản xuất chủ yếu dựa vào kĩ thuật lạc hậu, thiết bị loại
nhỏ, thủ công nhưng đến nay công ty đã có một nền công nghệ tiên tiến. Công ty
luôn chú trọng đầu tư thay đổi trang thiết bị nhằm hiện đại hóa dây chuyền sản xuất.
Vào cuối những năm 1950, với các thiết bị của Đức đã đưa dây chuyền thuốc
viên lên quy mô công nghiệp đáp ứng cho nhu cầu gia tăng loại thuốc thông dụng

này. Năm 1960, do sự đòi hỏi của cuộc kháng chiến, công ty đã trang bị thêm máy
móc sản xuất với tính năng tác dụng cao. Cho đến những năm 1980, khi giao lưu
quốc tế, đáp ứng nhu cầu dân sinh, công ty đã hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất.
Chính điều này đã làm cho chất lượng sản xuất của công ty tăng lên rõ rệt. Từ ngày
thành lập ( năm 1955 đến nay) doanh nghiệp luôn là con chim đầu đàn của ngành
công nghiệp dược Việt nam và công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân
huy chương các loại: Huân Chương Lao động hạng nhất, nhì, ba. Huân chương độc
lập và nhiều huân huy chương, bằng khen khác…
Công ty có 2 cơ sở sản xuất chính:
* Cơ sở 1 tại 160 Tôn Đức Thắng. Công ty hiện có: 03 dây chuyền đạt tiêu
chuẩn GMP ASEAN 01 phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP và hệ thống kho
đạt tiêu chuẩn GSP.
* Cơ sở 2 tại Sóc Sơn - Hà Nội. Công ty đang Đầu tư xây dựng và hoàn thiện
Nhà máy mới hiện đại, dây chuyền thiết bị Châu Âu, đạt các tiêu chuẩn GMP -
WHO, GLP, GSP.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
TRUNG ƯƠNG I – PHARBACO
Công ty sản xuất thuốc tân dược phục vụ nhu cầu chữa bệnh và đảm bảo sức
khỏe cho nhân dân. Sản phẩm chính của công ty bao gồm các loại thuốc kháng sinh
và các loại thuốc bổ vitamin. Bên cạnh đó công ty còn thường xuyên sản xuất thuốc
Glucoza 30%,Aminazin,long não nước…hàng năm đem lại lợi nhuận không nhỏ
cho xí nghiệp. Đa số các loại thuốc này được trình bày dưới dạng thuốc viên và
thuốc tiêm. Sản phẩm của công ty không những có chỗ đứng tại thị trường trong
nước mà đã được xuất khẩu sang các nước ở châu Âu, châu Á và một số khu vực
khác. Kim ngạch xuất khẩu của công ty không ngừng tăng qua các năm.
Với những thế mạnh đạt được trong quá trình sản xuất, Pharbaco là một
trong những đơn vị sản xuất chủ lực của ngành Dược Việt Nam, là một trong những
đơn vị sản xuất thuốc hàng đầu trong ngành y tế. Hàng năm công ty sản xuất trên
10% tổng giá trị sản lượng thuốc của tổng công ty. Bảng sau thể hiện sản lượng sản
xuất hàng năm và tỷ trọng so với toàn tổng công ty:

Sản lượng và tỷ trọng thuốc do Pharbaco sản xuất so với
Tổng công ty hàng năm.
STT Sản phẩm
Đơn vị
tính
Sản lượng Tỷ trọng
1 Thuốc viên Triệu viên 1.800-2.000 10-15
2 Thuốc tiêm Triệu ống 50-60 10-20
3 Thuốc kháng sinh Triệu ống 12-18 40-65
(Nguồn từ kết quả kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Trung Ương I-
Pharbaco )
1.4. Cơ Cấu Tổ Chức
1.4.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần pharbaco
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần duợc phẩm trung ương I - Pharbaco
CHỦ TICH HỘI ĐỒNG
QUẢN TRI
THẠC SỸ DUỢC HỌC
TRƯỞNG
BAN KIỂM SOÁT
DS. ĐẠI HỌC
TỔNG GIÁM ĐỐC
THẠC SỸ DƯỢC HỌC
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
KỸ SƯ
G Đ. CHÂT LUƠNG
DS. Đ ẬI HỌC
P.TỔNG GI ÁM Đ ỐC
DS. Đ ẠI HỌC
TRUỞNG
PHÒNG

TCHC
CNKT
QUẢN
ĐỐC PX
CƠ ĐIỆN
KỸ SƯ
TRUỞNG
PHÒNG
KD
DS, ĐẠI
HỌC
KẾ TOÁN
TRUỞNG
CNKT
TRUỞNG
PHÒNG
KH
DS, ĐẠI
HỌC
TRUỞNG
PHÒNG
KHO
DS, ĐẠI
HỌC
TRUỞNG
PHÒNG
ĐBCL
DS, ĐẠI
HỌC
TRUỞNG

PHÒNG
KIỂM
NGHIÊM
DS, ĐẠI
HỌC
TRƯỞNG
PHÒNG
NCPT
DS, ĐẠI
HỌC
QUẢN
ĐỐC PX
VIÊN
DS, ĐẠI
HỌC
QUẢN
ĐỐC PX
BTIÊM
DS, ĐẠI
HỌC
QUẢN
ĐỐC PX
TIÊM
DS, ĐẠI
HỌC
1.4.2.Cơ cấu tổ chức của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I
– PHARBACO
Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương I-Pharbaco được thành lập theo quyết
định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước là Xí nghiệp
dược phẩm Trung ương 1 thành công ty cổ phần. Vì vậy tổ chức bộ máy quản lý

cũng thay đổi cho phù hợp.
 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông thành lập
có nhiệm vụ:
• Thảo luận và thông qua điều lệ.
• Bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
• Thông qua phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư.
 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý do đại hội đồng cổ đông bầu và miễn
nhiệm. Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết
định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty và thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền
hạn sau:
• Quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển của công ty.
• Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán của từng loại.
• Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào
bán từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
• Quyết định các dự án đầu tư có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được
ghi trong sổ kế toán của công ty.
• Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua
hợp đồng mua bán và cho vay và các hợp đồng khác có giá trị dưới 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức lương và các lợi ích khác
của Ban tổng giám đốc, các thành viên của Hội đồng quản trị.
• Trình báo cáo hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
• Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc
xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
• Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ
công ty.
 Ban Tổng giám đốc công ty: Hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức và
lãnh đạo một bộ máy điều hành bao gồm một Tổng giám đốc điều hành và

các phó tổng giám đốc.
• Tổng giám đốc: Là người có quyền điều hành cao nhất hoạt động kinh doanh
hàng ngày của công ty, được Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc
tuyển dụng và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao như: quyết định tất cả các
vấn đề thuộc thẩm quyền liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, tổ
chức kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty…
• Phó tổng giám đốc: gồm một phó tổng giám đốc kinh doanh và một phó tổng
giám đốc kỹ thuật.
- Phó tổng giám đốc kinh doanh: Thay mặt giám đốc điều hành các công việc
kinh doanh như giải quyết các vấn đề đầu ra, đầu vào, lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh, tiêu thụ sản phẩm…trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh và phòng kế
hoạch.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Thay mặt giám đốc điều hành sản xuất và quản lý
sản xuất ở các phân xưởng, các bộ phận sản xuất, các phòng ban liên quan đến
sản xuất như phân xưởng kinh doanh phụ, phòng kiểm nghiệm.
• Kế toán trưởng công ty do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm và quyết
định mức lương và các lợi ích khác. Quyền hạn và nhiệm vụ kế toán trưởng
thực hiện theo đúng Luật Kế toán và các quy định của nhà nước về công tác
kế toán.
• Thư ký công ty do Hội đồng quản trị chỉ định có vai trò và nhiệm vụ sau: làm
đầu mối giúp việc, tổ chức cuộc họp cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Đại hội đồng cổ đông; lập biên bản các cuộc họp, tư vấn về thủ tục các cuộc
họp và cung cấp thông tin cho cấp trên.
 Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt toàn thể cổ đông để kiểm soát mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanhquản trị, điều hành công ty. Ban kiểm soát có
quyền hạn và trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và
mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành kinh doanh, trong tổ chức công tác
kế toán, thống kê, lập báo cáo tài chính…
 Các phòng ban chức năng

Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các công
tác tổng hợp hành chính, văn thư, tuyên truyền dữ liệu trong công ty.
Các công tác hành chính chủ yếu:
- Đề xuất xây dựng và phát triển mô hình, bộ máy tổ chức của công ty phù hợp
với định hướng phát triển của từng giai đoạn
- Duy trì và phát triển nguồn nhân lực của công ty;
- Thực hiện công tác văn thư, trực tổng đài, tạp vụ, vệ sinh môi trường,
- Tổ chức quản lý, phục vụ các bữa ăn giữa ca và bồi dưỡng hiện vật cho cán bộ
công nhân viên, thực hiện lưu trữ tài liệu theo quy định. Đồng thời theo dõi và quản
lý các loại văn bản ở các bộ phận chức năng trong công ty. .
Phòng kinh doanh: : Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các công tác
sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch sản xuất và bán hàng của công ty.
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Đón tiếp khách hàng, nhận các đơn đặt hàng, dự thảo các hợp đồng kinh tế
trình giám đốc kí
-xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp từng giai đoạn cụ thể
- Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triển của thị trường
-lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng quý, tháng, năm. Báo cáo kết quả
kinh doanh hàng tháng cho tổng giám đốc công ty kí
• Phòng maketing: chịu trách nhiệm về các vấn đề về phân phối, quảng cáo, các
chính sách khuyến mại, khuyếch trương sản phẩm mới đến người tiêu dùng.
Phòng tài chính kế toán: Là phòng có chức năng quản lý tài chính và quản lý
nguồn vốn, các quỹ trong công ty.
Các nhiệm vụ chủ yếu: Giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến công tác tài chính
kế toán của công ty; đảm bảo cân bằng thu chi, ổn định nguồn tài chính cho các đơn vị
trong công ty; tham mưu giúp giám đốc giải quyết việc cấp kinh phí cho các đơn vị theo
quy chế của công ty; thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về hoạt động tài chính theo chế
độ kế toán hiện hành. Bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán theo qui định.
• Phòng kiểm nghiệm, phòng đảm bảo chất lượng: là một đơn vị sản xuất dược
phẩm nên việc sản xuất ra các loại thuốc đảm bảo chất lượng là một công việc hết

sức quan trọng. Chính vì vậy phòng kiểm nghiệm luôn được đầu tư trang thiết bị
tốt nhất, hiện đại nhất nhằm mục tiêu kiểm tra chất lượng, hàm lượng nguyên liệu
khi đưa vào pha chế, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đem tiêu thụ.
Phòng nghiên cứu phát triển: Phòng có chức năng nghiên cứu thị trường, sản
phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng như phát triển các công nghệ sản xuất
mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty
Các nhiệm vụ chủ yếu:
- Phối hợp với các đơn vị và cá nhân liên quan để triển khai thực hiện hoạt động
nghiên cứu phát triển.
- Chuyển giao công nghệ, liên kết và hợp tác phát triển với các công ty tổ chức khác
- Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới đối tác trong nước và quốc tế; nghiên
cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu pharbaco
• Phòng bảo vệ: Có chức năng phục vụ, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của toàn công ty. Việc đảm bảo an ninh là vấn đề rất quan
trọng, tránh hiện tượng ăn trộm thuốc đưa ra bên ngoài cũng như đưa chất
độc hại vào thuốc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN PHARBACO
2.1. Tổ chức sản xuất của công ty dược phẩm Trung Ương I-Pharbaco
Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương I-Pharbaco có trên 500 cán bộ công
nhân viên. Trong đó có ban giám đốc, nhân viên các phòng tổ chức hành chính,
phòng tài chính kế toán, phòng đảm bảo chất lượng, phòng kế hoạch vật tư, phòng
kinh doanh làm theo giờ hành chính: sáng 7h45’-11h45’,chiều 12h30’-16h30’. Các
phân xưởng làm theo ca, hiện xí nghiệp sản xuất 2 ca/ngày, ca 1 từ 6h-14h nghỉ giữa
ca lúc 10h, ca2 từ 14h-22h nghỉ giữa ca lúc 18h. Điều này đã giúp tổ chức sản xuất
một các có kế hoạch, tiết kiệm chi phí cho công ty, đồng thời tạo điều kiện cho công
nhân viên phát huy hết khả năng của mình.
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, hiện nay công
ty có 5 phân xưởng trong đó có 4 phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản

xuất phụ. Mỗi phân xưởng lại chia thành các tổ sản xuất, mỗi phân xưởng có nhiệm
vụ sản xuất riêng biệt.
 Phân xưởng tiêm chuyên sản xuất các loại thuốc tiêm như: long não,
canxiclorua, vitamin…Phân xưởng này gồm 5 tổ sản xuất:
• Tổ pha chế: Pha chế các loại nguyên liệu để sản xuất ra các loại sản phẩm.
• Tổ đóng ống: Đóng các loại nguyên liệu sau khi pha chế.
• Tổ hàn ống: Các ống sau khi được đóng thuốc sẽ được hàn kín.
• Tổ trình bày: Bao gói, dán nhãn thuốc và trình bày sản phẩm.
• Tổ kiểm nghiệm: Kiểm tra chất lượng thuốc tiêm.
 Phân xưởng viên betalactam và phân xưởng non betalactam: Có nhiệm vụ sản
xuất các loại thuốc viên Ampicilin, Cloxit, Penicilin, Vitamin B1…2 phân
xưởng này có tổ chức gần giống nhau, gồm các gần giống nhau, gồm các tổ
sản xuất:
• Tổ pha chế: Lựa chọn các loại nguyên liệu cần thiết sau đó pha chế.
• Tổ dập viên: Bột ở quá trình pha chế sẽ được chuyển sang tổ dập viên để tiến
hành dập viên theo khuôn mẫu các viên thuốc.
• Tổ trình bày: Đóng gói bao bì, dán nhãn thuốc.
• Tổ kiểm nghiệm: Kiểm tra chất lượng thuốc trước khi tiến hành nhập kho
thành phẩm và đưa đi tiêu thụ.
 Phân xưởng thuốc bột tiêm: Có tổ chức sản xuất đầy đủ các chức năng, nhiệm
vụ như phân xưởng thuốc tiêm.
Ngoài ra công ty còn có một phân xưởng sản xuất phụ là phân xưởng cơ điện,
có nhiệm vụ phục vụ điện nước cho các phân xưởng sản xuất chính. Trong phân
xưởng cơ điện có các tổ chức: tổ nồi hơi, tổ khí nén, tổ trạm bơm, tổ thiết kế cơ
bản…Sau khi đã cung cấp đủ nhu cầu trong công ty, sản phẩm lao vụ của phân
xưởng sản xuất phụ có thể bán ra ngoài.
2.2. Công nghệ sản xuất của công ty cổ phần dược phẩm Trung Ương I-
Pharbaco
2.2.1 Công Nghệ Sản Xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương I-Pharbaco luôn chú trọng đầu tư

cho công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm của công ty được sản xuất
trên dây chuyền công nghệ khép kín với điều kiện kỹ thuật vệ sinh tối đa, quá trình
sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về mặt kỹ thuật từ khâu pha chế
đến khâu đóng gói, trình bày sản phẩm. Các phân xưởng sản xuất đều được trang bị
hệ thống làm lạnh trung tâm, máy đóng ống hàn tự động, máy bao film, máy đóng
thuốc cốm bột và rất nhiều máy móc phục vụ sản xuất khác. Các phòng kiểm
nghiệm được trang bị các máy chất lượng tốt nhất, hiện đại cho phép phát hiện các
sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kiểm soát chặt chẽ, nâng cao chất lượng thuốc. Tất
cả các phòng chức năng đều được trang bị máy tính nối mạng nội bộ để năng cao
hiệu quả, quản lý tiết kiệm thời gian và chi phí của công ty.
Các dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Pharbaco
• Dây chuyền sản xuất kháng sinh bột Betalactam,dây chuyền sản xuất kháng
sinh tiêm đầu tiên của Việt Nam được đầu tư sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP từ
năm 2000.
• Dây chuyền sản xuất kháng sinh viên Betalactam.
• Dây chuyền sản xuất kháng sinh viên Non-Betalactam.
• Dây chuyền sản xuất kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Mỗi một sản phẩm khác nhau có một quy trình công nghệ sản xuất khác nhau, tuy
nhiên xét về mặt thứ tự công việc thì đều trải qua các giai đoạn sau:
• Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Nguyên liệu sau khi xuất kho phải được kiểm tra
chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định. Sau đó chúng được phân loại, xử lý
sơ bộ như nghiền, xay, rây, lọc… sau đó được đưa vào công đoạn pha chế.
• Giai đoạn sản xuất: Nguyên liệu từ giai đoạn 1 chuyển sang được pha chế
theo tỷ lệ quy định. Sau khi pha chế xong, bán thành phẩm của giai đoạn này
được đưa đi kiểm tra lại để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ, thành phần theo
đúng quy định cần thiết. Các bước kiểm tra này do phòng kỹ thuật và phòng
kiểm nghiệm tiến hành tại mỗi phân xưởng.
• Giai đoạn hoàn thiện nhập kho sản phẩm: Sau giai đoạn kiểm tra bán thành
phẩm ở giai đoạn trước khi được chuyển sang dập viên, đóng gói, ép vỉ theo

từng loại. Trong giai đoạn này, tất cả các sản phẩm được kiểm tra về mặt lý
hóa sinh như độ tan, độ bóng, độ xơ…đối với các sản phẩm thuốc tiêm. Công
việc kiểm tra do phòng kiểm nghiệm tiến hành trên dây chuyền kiểm tra đồng
bộ. Công đoạn cuối cùng là trình bày sản phẩm như đóng hộp, ép vỉ, dán
nhãn…
2.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất của từng sản phẩm
Mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm thuốc khác
nhau do vậy đặc điểm quy trình công nghệ của từng sản phẩm cũng khác nhau. Dựa
vào đặc điểm của từng sản phẩm mà có mỗi phân xưởng có một quy trình công nghệ
sản xuất cho phù hợp.
Sơ đồ 2.1:Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên Non-Betalactam và sản xuất
thuốc viên

Đóng chai
Bao bì Tẩy rửa Hấp sấy
Nhập kho
Trình bày
Kiểm tra
Nguyên liệu Pha chế Dập viên
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc Tiêm

Chai
lọ
Tẩy
rửa
Hấp
sấy
Đóng
chai
Hàn

ống
Soi
In
ống
Trình
bày
Kiểm
tra
Nhập kho thành
phẩm
Nguyên
liệu
Pha chế
Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc bột tiêm

2.3. Sản phẩm
Pharbaco sản xuất trên 200 loại sản phẩm gồm các nhóm thuốc kháng sinh, thuốc
hạ sốt giảm đau, thuốc tim mạch, thuốc chống lao, chống sốt rét, các vitamin, thuốc
chống tiểu đường…với các dạng bào chế khác nhau: viên nang, viên nén, viên bao
film, viên bao đường (trên 2 tỷ viên/năm); thuốc tiêm bột (chục triệu lọ/năm), tiêm
dung dịch (50 triệu ống/năm).
Ống
tiêm
Tẩy
rửa
Hấp
sấy
Đóng
chai
Hàn

ống
Soi
In
ống
Trình
bày
Nguyên
liệu
Pha chế
Kiểm
tra
Nhập kho
thành phẩm
Các sản phẩm thuốc của Pharbaco được sản xuất theo công nghệ tiên tiến trên
các dây chuyền và hệ thống kiểm soát chất lượng hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP. Đặc
biệt Pharbaco có các dây chuyền riêng biệt để sản xuất các loại kháng sinh nhóm β-
lactam như:
• Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên nén, viên bao, viên nang cứng
chứa kháng sinh nhóm penicillin.
• Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên nén, viên bao, viên nang cứng
chứa kháng sinh nhóm Cephalosporin.
• Dây chuyền sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Sản phẩm của Pharbaco được bao phủ rộng khắp toàn quốc và xuất khẩu sang
nhiều nước Đông Âu, Châu Á và Châu Phi.
Toàn bộ sản phẩm sản xuất trong nhà máy được kiểm nghiệm đầy đủ và chính
xác nhờ có một phòng Kiểm nghiệm GLP với đầy đủ các phương tiện trang thiết bị
hiện đại trị giá hàng chục tỷ đồng và đội ngũ kiểm nghiệm viên lành nghề, nhiều
kinh nghiệm, thường xuyên được bổ túc nghiệp vụ
Tổng kho GSP với dung tích chứa 10000 m
3

được trang bị hệ thống điều hoà
nhiệt độ có thể kiểm soát tự động nhiệt độ và độ ẩm đảm bảo cho việc bảo quản sản
phẩm theo đúng yêu cầu chất lượng. Hệ thống giá kệ, xe nâng hiện đại đáp ứng
nhanh chóng việc cấp phát hàng hoá tránh nhầm lẫn. Đảm bảo hàng hoá đến tay
khách hàng đầy đủ nhanh chóng, chính xác với chất lượng tốt nhất.
2.4. Thị trường
* Thị trường trong nước:
Sản phẩm của PHARBACO có mặt tại 64/64 tỉnh thành cả nước từ Lạng Sơn
đến Mũi Cà Mau.
PHARBACO có 6 Chi nhánh và Đại lý giao dịch trực tiếp 200 khách hàng trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.
PHARBACO có hợp đồng phân phối sản phẩm thông qua hàng trăm Công ty
dược trên toàn quốc.
Các sản phẩm thuốc của PHARBACO hiện có mặt tại các cơ sở khám chữa bệnh
trên toàn quốc và nhiều bệnh viện lớn ở trung ương cũng như địa phương.
Hàng năm, Công ty trực tiếp tham gia các chương trình đấu thầu cung cấp thuốc
cho các bệnh viện từ trung ương đến địa phương và các dự án quốc gia.
* Thị trường nước ngoài:
Ngoài việc cung ứng thuốc cho hệ điều trị trong cả nước bằng các hệ thống chi
nhánh, đại lý và các Công ty phõn phối, Pharbaco còn cung ứng cho cả thị trường
ngoài nước. Thực hiện chủ trương chung của Nhà nước Việt Nam về mở rộng xuất
khẩu, Ban lãnh đạo Công ty Pharbaco cũng định hướng xuất khẩu là một mảng được
quan tâm, khuyến khích và phát triển trong hoạt động kinh doanh của PHARBACO.
Đến nay khoảng 30 sản phẩm của Pharbaco đã có visa xuất khẩu sang một số
nước trên thế giới như Moldova, Papua New Guinea, Nigeria, Somali, Myanmar,
Campuchia, Lào. Và PHARBACO có các Công ty đại diện phân phối thuốc tại các
nước Campuchia, Nigeria, Moldova, có văn phòng đại diện tại Myanmar.
Doanh số xuất khẩu năm 2007 đạt 534.000 USD.Phát huy những thành quả đã
đạt được trong những năm qua, Pharbaco tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường
xuất khẩu sang Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi.

2.5.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm
TW1 pharbaco
2.5.1.Kết quả kinh doanh
- Doanh thu thuần, chi phí và lợi nhuận sau thuế
Các chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1
Qua đó, ta thấy:
Doanh thu của công ty từ năm 2005 - 2009 đều tăng qua các năm. Tuy nhiên
giai đoạn 2005-2006 tăng chậm. Cụ thể: doanh thu tăng từ hơn 161 tỷ đồng (2005)
lên hơn 187 tỷ đồng (2007) khoảng 26 tỷ đồng trong 3 năm; Đặc biệt năm 2008,
mặc dù khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu nhưng doanh thu của công ty đã
tăng vọt lên hơn 281 tỷ đồng, tức là gấp 1.7 lần so với năm 2005 và 1.5 lần so với
năm 2007. Năm 2009 tuy gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh
tế nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng hơn 352 tỷ gấp 2.2 lần so với năm 2005 và
1.8 lần so với năm 2007. Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2005 – 2006 tăng chậm từ
hơn 6.4 tỷ lên hơn 6.8 tỷ nhưng bước sang năm 2007 giảm xuống còn hơn 3.7 tỷ.
Nguyên nhân là do năm 2007 công ty chuyển sang hình thức cổ phần hoá có nhiều
sự thay đổi lớn dẫn đến lợi nhuận sụt giảm mạnh. Lợi nhuận của công ty giai đoạn
2007- 2008 tăng chậm tuy nhiên đến năm 2009 tăng mạnh đến hơn 7.3 tỷ đồng gấp
1.92 lần so với năm 2008. Sở dĩ có doanh thu và lợi nhuận cao mặc dù tình hình
kinh tế đang khó khăn là do công ty đã biết tận dụng các cơ hội mở rộng thị trường
tiêu thụ, thực hiện xuất khẩu thuốc sang các nước trên thế giới, từ đó đẩy mạnh hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1: Doanh thu thuần, chi phí và lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Doanh thu thuần 161.648.883.480 166.954.743.119 187.376.466.868 281.257.852.012 352.362.007.794
Chi phí 155.150.887.963 160.104.525.271 183.593.546.468 277.457.656.272 345.054.048.892
Lợi nhuận sau thuế 6.497.995.517 6.850.217.848 3.782.920.400 3.800.195.740 7.307.958.902
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Biểu đồ 2.1: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÔNG TY

Một số chỉ tiêu tài chính năm 2006-2007-2008
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm 2007 so với năm 2006 Năm 2008 so với năm 2007
+/- +/- (%) +/- +/-(%)
1 Doanh thu thuần(VND)
166 954 743
119
187 376 666
868
281 257 852 012 20 421 923 749 12 93 881 185 144 50
2 Chi phí(VND)
161 270 957 260 186 789 499
049
280 029 499 851 25 518 541 789 16 93 240 000 802 50
3 Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp(VND)
6 850 217 817 3 782 917 172 2 315 793 095 -3 067 300 645 -45 -1 467 124 077 -39
4 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(VND)
4 932 156 833 2 723 700 364 1 667 371 028 -3 872 940 025 -79 -1 056 329 336 -39
5 Tổng tài sản bình quân(VND)
334 698 005
067
408 032 582 968 445 422 344
511
73 334 577 901 22 37 389 761 543 9
6 Khả năng thanh toán (lần)
Khả năng thanh toán hiện hành
1.18 0.85 0.86 -0.33 -28 0.01 1
Khả năng thanh toán nhanh
0.78 0.3 0.29 -0.48 -62 -0.01 -3
7 Khả năng cân đối vốn(lần)

Hệ số nợ
0.83 0.87 0.89 0.04 5 0.02 2
Khả năng thanh toán lãi vay
2.06 1.56 1.21 -0.5 -24 0.35 22
8 Khả năng hoạt động
Vòng quay tiền(lần)
20.6 8.62 36.47 -11.98 -58 27.85 323
Vòng quay dự trữ(lần)
4.05 2.05 2.65 -2 -49 0.6 29
Kỳ thu tiền bình quân(ngày)
164 63 61 -101 -62 -2 -3
9 Hiệu suất sử dụng tài sản(lần)
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
0.83 0.76 1.03 -0.07 -8 0.27 36
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
0.5 0.5 0.63 0 0 0.13 26
10 Khả năng sinh lãi(%)
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
3 1.5 0.8 -1.5 -50 -0.7 -47
ROE
9.1 5.3 3.4 -3.8 -42 -1.9 -35.8
ROA
1.5 0.7 0.4 -0.8 -53 -0.3 -43
(Theo nguồn báo cáo tài chính 2006-2007-2008 của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 1- Pharbaco)
- Thu nhập bình quân đầu người
Bảng 2.2.: Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị tính: Việt Nam đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Thu nhập
bình quân

3.250.000 3.400.000 3.700.000 3.830.000 4.145.000
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Qua bảng trên ta có nhận xét:
Thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm. Ngoài tiền lương chính
thì các nhân viên còn được nhận thêm tiền thưởng theo doanh số bán ra. Điều này
chứng tỏ mức sống của cán bộ công nhân viên luôn được đảm bảo, đồng thời thể
hiện được khả năng sinh lời của công ty, ngoài ra với mức thu nhập hơn
4.000.000đ/người đây cũng là mức thu nhập tương đối cao trong nghành y tế nói
chung và các nghành nghề kinh doanh khác.
2.5.2.Hiệu quả
Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận giai đoạn 2005 - 2009
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Lợi nhuận/doanh thu 4.02 4.10 2.02 1.35 2.07
Lợi nhuận/tổng tài sản 1.28 1.59 0.49 0.69 1.48
Lợi nhuận/vốn chủ sở
hữu
13.3 13.87 3.87 5.94 10.2
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.03 0.93 0.84 0.78 0.92
Hệ số thanh toán nhanh 0.21 0.15 0.12 0.04 0.09
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán của công ty có thể chấp nhận được
tuy còn ở mức thấp. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty có khả quan do tài
sản lưu động của công ty có thể trang trải được nợ nần. Khả năng thanh toán nhanh

của công ty còn thấp do lượng tiền mặt không lớn hơn nhiều so với nợ đến hạn.
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Thuận lợi và khó khăn
3.1.1 Thuận lợi
- Lao động
Pharbaco có đội ngũ lao động trẻ, năng động, sáng tạo và nhiệt tình, đội ngũ
Dược sỹ, công nhân giỏi về chuyên môn, tâm huyết, lành nghề trong lĩnh vực sản
xuất và nghiên cứu sản phẩm. Lực lượng lao động của Công ty trong những năm
vừa qua luôn có sự gia tăng, không chỉ về mặt số lượng mà còn có sự thay đổi về cơ
cấu nguồn lao động theo xu hướng trình độ lao động ngày càng được nâng cao.
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của công ty
Đơn vị tính: người
Loại lao động Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dược sĩ Đại học 82 86 88
Đại học khác 58 60 64
Trung cấp dược 115 120 124
Sơ cấp 98 100 109
Trình độ khác 90 95 108
Tổng 443 461 493
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao của Công ty trong thời gian
vừa qua có sự gia tăng nhưng hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trong công tác
tổ chức quản lý người lao động, Công ty đã cố gắng bố trí sắp xếp lao động hợp lý
cho từng công đoạn sản xuất, và áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm để khuyến
khích nâng cao năng suất lao động và tinh thần trách nhiệm của người lao động.
Đối với bộ phận hành chính Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian
đồng thời cũng dựa vào kết quả công việc để có hình thức khen thưởng hợp lý.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đội ngũ lao động của Công ty luôn cố
gắng hoàn thành kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng và cung cấp đầy đủ hàng hoá

cho khách hàng
- Nguồn lực tài chính
Nguồn tài chính của công ty luôn minh bạch và ổn định.
Quý 1 năm 2008 trả cổ tức năm 2007 mức 3%/mệnh giá theo đúng kế hoạch
thông qua đại hội đồng cổ đông thành lập 29/06/2007.
Năm 2008 Công ty dự định tăng vồn điều lệ từ 49 tỷ lên 60 tỷ theo đúng kế
hoạch đã thông qua đại hội đồng cổ đông thành lập 29/06/2007.
Công ty có các mối quan hệ tốt với các ngân hàng lớn như : chi nhánh ngân
hàng công thương Đống Đa, ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, ngân hàng phát
triển Việt Nam, ngân hàng INDOVINA BANK.
3.1.2. khó khăn
- Khách quan.
Trong thời gian vừa qua đặc biệt trong năm 2008, nền kinh tế thế giới và
trong nước có nhiều khó khăn, biến động. Chính phủ và nhà nước đã áp dụng nhiều
biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Cho nên
công ty khó tiếp cận vốn vay ngân hàng do ngân hàng hạn chế cho vay, áp dụng các
điều kiện về vay vốn chặt chẽ (lãi suất cho vay cao, hạn chế cho vay đầu tư vào lĩnh
vực bất động sản …). Khó khăn kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng huy động
vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó trong cơ chế thị trường , ngân hàng có quyền tự
chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Cho nên,
ngân hàng được chủ động tìm kiếm dự án khả thi, và khách hàng đủ điều kiện để
cho vay vốn. Điều kiện vay vốn của ngân hàng rất chặt chẽ. Khi xem xét điều kiện
vay vốn, ngân hàng thường quan tâm đến mục đích sử dụng vốn hợp pháp và tính
hiệu quả khả thi của dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và khả
năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn của khách hàng. Hiện nay, nền kinh tế trong
nước và thế giới đang chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Do vậy, hoạt động kinh
doanh của công ty cổ phần dược phẩm Trung Ương I-Pharbaco cũng gặp khó khăn,
không đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng, hồ sơ vay vốn đã bị một số
ngân hàng từ chối.
- Chủ quan: Chiến lược của Ban lãnh đạo doanh nghiệp về hoạt động tài chính

chưa rõ ràng, do vậy chưa tiếp cận các hình thức huy động vốn thông qua liên
doanh, liên kết, thuê tài chính, phát hành chứng khoán gặp nhiều khó khăn. Bên
cạnh đó việc chưa thiết lập được một cơ cấu vốn tối ưu làm cho chi phí huy động
vốn hàng năm cao.
Khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO mở ra nhiều cơ hội cho các
doanh nghiệp Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút vốn đầu
tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên công ty dường như chưa
tạo được uy tín với nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn đầy tiềm năng này.
. Những tồn tại trong năm 2009
- Sự phối hợp giữa các đơn vị với nhau chưa tốt nên làm ảnh hưởng đến tiến độ
công việc, chất lượng sản phẩm.
- Khả năm làm việc độc lập chưa cao dẫn đến hiện tượng tác trách trong công
việc
- Ý thức của CBCNV làm việc trực tiếp không nhiệt tình, không cố gắng, đây
cũng là một phần lỗi của các đơn vị chua có các biện pháp hữu hiệu.
- Việc tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả.

×