Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.01 KB, 13 trang )

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
Lời mở đầu
Chúng ta đang sống trong 1 thế giới mà môi trường có nhiều biến đổi, khí hậu biến
đổi, nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường,
suy giảm đa dạng sinh học, nhiệt độ trên thế giới đã tăng lên 0,7 độ kể từ thời kì tiền công
nghiệp và hiện đang tăng với tốc độ ngày càng cao. Ngoài ra, nguyên nhân tự nhiên và tính
chất phức tạp của các hệ thống khí hậu trên thế giới, hầu hết các nhà khoa học hàng đầu trên
thế giới đều khẳng định các loại khí nhà kính phát thải vào khí quyển do các hoạt động của
con người làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên.
Biến đổi khí hậu đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, do những ảnh hưởng
hiện nay và hiểm họa trong tương lai đối với xã hội và loài người, các hiện tượng khí hậu dị
thường và thiên tai liên tục diễn ra ở nhiều vùng trên thế giới, các nhà khoa học từ lâu cũng
đã lên tiếng cảnh báo sự nghiêm trọng này. Nhưng chỉ cho đến gần đây, loài người mới thấy
được ý nghĩa quan trong của bảo vệ môi trường và thực hiện cuộc chiến chống lại biến đổi
khí hậu.
Việt Nam chúng ta cũng đang chịu rất nhiều những hậu quả từ sự biến đổi khí hậu
toàn cầu, và hơn nữa, nền kinh tế của chúng ta lại đang trực tiếp chịu những tác động vô
cùng to lớn này. Nhất là nông nghiệp chính là ngành chịu ảnh hướng lớn nhất của biến đổi
khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến đa số người dân. Chính vì thế để có thể phát triển một cách
bền vững chúng ta cần có những biện pháp thiết thực để khắc phục tác động có hại của biến
đổi khí hậu. Nhóm chúng tớ quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
nông nghiệpViệt Nam” để nhằm phân tích đưa ra những biện pháp, giải pháp thích ứng cho
tác động của biến đổi khí hậu.
Nhóm 6 Page 1
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
I. Khái quát chung về biến đổi khí hậu, vai trò của nông nghiệp đến nền kinh tế
Việt Nam
1.Định nghĩa
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của hệ sinh thái
tự nhiên và được quản lý hoặc hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức


khoẻ và phúc lợi của con người.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
2. Nguyên nhân
Do tự nhiên và nhân tạo:
Trong lịch sử địa chất, sự biến đổi khí hậu đã nhiều lần xảy ra chứ không phải là hiện
tượng mới,đó là những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời
kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự biến đổi của khí hậu này,
có thể thấy đó là do sự chuyển động và thay đổi độ nghiêng của trục quay Trái Đất, sự thay
đổi quỹ đạo quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, vị trí các lục địa và đại dương và đăc biệt là
sự thay đổi các thành phần vật chất trong khí quyển.Trong những nguyên nhân đầu tiên là
những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng là có sự tác động rất lớn của con
người (đây được coi là nguyên nhân chính).
Dân số tăng nhanh, các nhà máy, khu công nghiêp tăng cường hoạt động để đáp ứng
các nhu cầu của con người ( nhu cầu ăn, măc, ở, thuốc men, đi lại ). Con người đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí
đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất việc
tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công
nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên
toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các
ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
3. Các biều hiện của biến đổi khí hậu
- Sự nóng lên của khí hậu và Trái đất nói chung.
Nhóm 6 Page 2
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng các vùng đất thấp, các
đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại cả hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và
hoạt động của con người

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu kỳ tuần
hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của
thuỷ quyển , sinh quyển và các địa quyển.
4. Một số hiện tượng của sự biến đổi khí hậu
4.1.Hiệu ứng nhà kính
- Hiệu ứng nhà kính: là kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa
trái đất với không gian xung quanh dẫn tới sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiệu
ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia nắng mặt trời,
xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt
lượng cho bầu không gian xung quanh, dẫn tới sưởi ẩm toàn bộ không gian bên trong chứ
không phải ở những chỗ được chiếu sáng.
- Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính: có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính gồm
CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước.
- Phân loại hiệu ứng nhà kính: gồm hiệu ứng nhà kính khí quyển và hiệu ứng nhà
kính nhân loại.
- Những ảnh hưởng có thể xảy ra do hiệu ứng nhà kính:
• Các nguồn nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các trận mưa rào, bởi sự tăng
khí bốc hơi, mưa tăng có thể gây lụt lột thường xuyên hơn, chất lượng và số lượng của nước
Nhóm 6 Page 3
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện và sức khoẻ của các loài
thuỷ sản bị ảnh hưởng.
• Các tài nguyên bờ biển: mực nước biển dâng cao có thể làm mất đi những vùng
đất khô ráo và những vùng đất ướt lớn.
• Sinh vật: sự nóng lên của Trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của
các sinh vật trên Trái đất, loài thích nghi được thì phát triển thuận lợi tuy nhiên nhiều loài bị
thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
• Sức khoẻ: nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch
bệch tràn lan, sức khoẻ của con người bị suy giảm.

• Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo cho điều kiện cháy rừng dễ xảy ra hơn.
• Năng lượng và vận chuyển: nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu
cầu làm nóng.
• Xa hơn nữa nếu nhiệt độ Trái đất đủ cao có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Nam
Cực và Bắc Cực do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao có thể dẫn đến nạn hồng thuỷ.
4.2.Mưa axít
- Mưa axít: là mưa có tính axít do một số chất khí hoà tan trong nước mưa tạo thành
các a xít khác nhau. Trong tự nhiên, mưa có tính axít chủ yếu là do nước mưa có CO2 hoà
tan
- Nguyên nhân tạo nên mưa a xít: là do sự gia tăng năng lượng ôxít của Lưu huỳnh và
Ni tơ trong khí quyển do sự hoạt động của con người gây nên.
- Các tác động của mưa a xít: mưa a xít ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các ao
hồ và hệ thuỷ sinh vật, mưa a xít trên mặt đất sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng trên mặt đất và
mang các kim loại độc xuống ao hồ. Mưa a xít làm thay đổi lượng pH trong ao hồ.
4.3.Thủng tầng ozon
Ozon là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của Trái đất,
ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lưu, gồm 3 nguyên tử oxy (03), hấp thụ phần lớn
những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành
một lớp bao bọc quanh hành tinh thường được gọi là tầng Ozon.
Nhóm 6 Page 4
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
4.4.Lũ lụt hạn hán
- Bão: là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị, Bão
là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu
áp thấp khơi sâu.
- Lũ: là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó
giảm dần. Lũ là hiện tượng dòng nước do mưa lớn tích luỹ tờ nơi cao tràn về dữ dội làm
ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn.
- Ảnh hưởng:
• Thiếu nước sạch , lương thực nơi ở.

• Nguy cơ dịch bệch tăng cao.
• Kinh tế bị thiệt hại nặng nề.
4.5.Cháy rừng
- Nhiệt độ tăng cao, Trái đất khô cằn và nhiều cánh rừng lớn biến thành tro bụi,
những hiện tượng bất thường này không còn bó hẹp ở một số Quốc Gia hay khu vực mà xảy
ra khắp trên Thế giới.
- Tác động đến biến đổi khí hậu của cháy rừng: khí hậu ấm lên, làm quá trình tan
chảy băng diễn ra sớm hơn và mùa hè trở nên khô hanh hơn, là yếu tố chính dẫn đến các vụ
cháy rừng trên diện rộng. Tuyết bắt đầu tan sớm vào mùa xuân trong khi lượng mua ngày
một giảm. Sự kết hợp này là điều kiện thuận lợi để cháy rừng xảy ra trên diện rộng lớn hơn.
Biến đổi khí hậu và cháy rừng tác động qua lại lẫn nhau: các đám cháy rừng thải ra một
lượng lớn các bon đi ô xít vào khí quyển làm Trái đất nóng dần lên, khí hậu nóng dần lên lại
tác động các đám cháy rừng diễn ra nhiều hơn.
4.6.Sa mạc hoá
Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng
ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu.
Vai trò của nông nghiệp đối với Việt Nam:
Với khoảng 70 % dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên
quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
Nhóm 6 Page 5
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm Đổi mới vừa qua (1986-2008) đã đạt được
nhiều thành tựu phát triển khả quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng các loại nông
sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực đều tăng với tốc độ cao từ năm 1989 đến
nay. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất
khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Đến năm 2007 vừa qua sản lượng
lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39 triệu tấn và đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim
ngạch 1,7 tỷ USD.
Từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương
thực của nước ngoài, hơn thập niên qua đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên

thế giới (sau Thái Lan và Mỹ). GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân hàng năm tăng
3,3%; thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải thiện hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn
giảm bình quân 1,5% năm; bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh; trình độ văn
hoá, khoa học, kỹ thuật của nhiều nông dân được nâng lên cao hơn trước.
Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát triển, hội
nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu nông-
lâm-thuỷ sản mới đạt 400 triệu USD. Đến năm 2007 đã đạt tới 12 tỷ USD, tăng gấp 30 lần.
Nhờ có những thành tựu, kết quả đó, nông nghiệp không chỉ đã góp phần quan trọng vào
việc ổn định chính trị-xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả
nước, mà nông nghiệp đã ngày càng tạo ra nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết,
góp phần tích cực vào sự đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
trong những năm qua.
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNH-HĐH đất nước theo
định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến
lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định
chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ
môi trường sinh thái
Nhóm 6 Page 6
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
II. Thực trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nền nông nghiệp Việt Nam
Thực trạng ảnh hưởng của biến đối khí hậu tới nông nghiệp Việt Nam
Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí
hậu (BĐKH). Đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)). Với bờ biển
dài 3.260 km, khi khí hậu thay đổi và nước biển dâng, kinh tế nông nghiệp, nông thôn sẽ
chịu tác động rõ nhất, đe dọa đến sinh kế của hàng chục triệu người dân. Đồng thời BĐKH
có thể làm trầm trọng hơn vấn đề an ninh lương thực, giá cả lương thực vì thế mà bất ổn gây
ảnh đến nền kinh tế.
Khi mực nước biển tăng 1 mét, ở VN sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà
cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn thóc) và 10% thu nhập quốc

nội GDP. Thành phần kinh tế được đánh giá chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của biến đổi khí
hậu là nông nghiệp.
 BĐKH có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm
tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng.
• Vì sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng
nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt
đới dịch chuyển về phía núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của cây
trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của
các cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại.
• Khi bị sâu, bệnh phá hoại cây trồng sinh trưởng , phát triển kém, năng suất,
chất lượng kém thậm chí không cho thu hoạch Ví dụ: lúa bị rầy nâu phá hoại, bắp cải bị
sâu đục thân, sâu tơ hạt cải….Ỏ Việt Nam sâu bệnh đang hoành hành dữ dội tại nhiều tỉnh
như Hà Tĩnh, Hòa Bình, Ninh Bình và một số địa phương khác trong cả nước, báo trước
nguy cơ năng suất sụt giảm và mất mùa đang rất gần.Tình hình sản xuất vụ lúa hè thu 2010
ở cả nước và đồng bằng sông Cửu Long sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn nước tưới, sâu
hại Tại tỉnh Hòa Bình, hơn 300 ha lúa Hè – Thu đang vào giai đoạn làm đòng đang bị
nhiễm sâu bệnh nặng. Những căn bệnh chủ yếu là lùn sọc đen, sâu cuốn lá, thối nõn, nấm…
đang diễn ra rất phức tạp và khó lường. Và có nguy cơ trở thành đại dịch. Trên địa bàn tỉnh
Hoà Bình, huyện Yên Thủy được đánh giá là điểm nóng về sâu bệnh. Tại tỉnh Hà Tĩnh, Hà
Nhóm 6 Page 7
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
Tây (cũ) lúa, hoa màu cũng bị sâu bệnh trên diện rộng. Nguy cơ biến đổi khí hậu ảnh hưởng
trực tiếp, sâu rộng đến sản xuất nông nghiệp của nước ta đang thấy rất rõ rệt.
 BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm,làm tăng khả
năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
Do thảm họa phá rừng, phát triển các khu công nghiệp, tốc độ tăng chóng mặt của
dân số đã và đang gây ra sự thay đổi biến đổi khí hậu, là nguyên nhân làm xuất hiện các loại
bệnh và dịch bệnh ở người và gia súc, gia cẩm. Trong nhứng năm gần đây thế giới và Việt
Nam đã và đang trải qua nhiều nận dịch ảnh hưởng đến vật nuôi như: dịch cúm gia cầm
H5N1, lở mồm long móng, bò điên, heo tai xanh

• Dịch cúm gia cầm phát hiện ở nước ta vào cuối tháng 12 năm 2003 và tiếp diễn
đến năm 2004 và 2005, 2006 , gia cầm bị mắc cúm gà sẽ chết trong vài ngày, có nguy cơ lây
lan sang người và dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
• Theo số liệu của cục thống kê năm 2009, trong dịp Tết Nguyên đán cả nước
đã xuất hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm, cụ thể ở các tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa, Cà Mau
và buộc phải tiêu hủy 16.000 con gia cầm. Riêng tỉnh Kon Tum, dịch lở mồm long móng
cũng đang có những diễn biến phức tạp, hiện xác định được 229 còn trâu bò tại 47 thôn, 31
xã, 6 huyện bị mắc bệnh và đã tiêu hủy 66 con.
• Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) năm 2010, dịch lợn tai xanh đã
bùng phát trên 156 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện ở 12 tỉnh, thành trong cả nước
(Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định,
Hà Nam, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh). Tổng số lợn mắc bệnh đã lên đến gần 50.000
con, đã phải tiêu hủy trên 21.000 con. Một số tỉnh thiệt hại nặng là Hưng Yên: 15 xã có
dịch, hơn 17.500 con lợn mắc bệnh, số chết và tiêu hủy là gần 8.000 con; Thái Bình: 22 xã
mắc bệnh, trên 9.500 con, tiêu hủy gần 2.500 con dịch bệnh heo tai xanh không chỉ khiến
cho giá thịt heo thấp khiến đời sống của nông dân càng thêm khốn đốn mà còn gây nguy
hiểm đến sức khỏe cho cộng đồng.
• Khoảng đầu tháng 3/2011, toàn tỉnh có trên 70 xã thuộc các huyện Châu
Thành, Cái Bè, Gò Công Tây, Tân Phước, TP.Mỹ Tho, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Cai Lậy
xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng. Riêng tỉnh Tiền Giang đã tiêu hủy trên 6000 con heo ,
con bò bị bệnh. Trâu bò bị bệnh lở mồm long móng thì phải nghỉ cày kéo, ảnh hưởng đến
Nhóm 6 Page 8
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
thời vụ gieo trồng. Khi khỏi bệnh phải nghỉ hàng tháng mới lấy lại sức.Những con bị long
móng phải đi khập khễnh 2- 3 tháng, có khi thành tật, phải giết thịt.
 BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan
của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ
và mùa như thời tiết khô nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, làm giảm năng suất và sản
lượng cây trồng vật nuôi.
• Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối tháng 4 năm 2005, tổng thiệt hại do hạn

hán gây ra ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã lên tới trên 1.700 tỷ đồng.Chính phủ
phải cấp 100 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả hạn hán thiếu nước và
1500 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân.Vùng ĐBSCL, thiệt hại do hạn hán, xâm mặn tới 720
tỷ đồng.
• Năm 2008, Rét đậm, rét hại kéo dài nhất trong lịch sử tại Bắc bộ và Bắc Trung
bộ ( kéo dài liên tục 38 ngày) đã làm chết trên 50.000 ha lúa, 5.000 ha mạ; 8.328 con trâu
bò gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Huyện Minh Hóa, Quảng Bình có
365 trâu, bò bị chết rét. Bắc Kạn: 4.234 con trâu bò bị chết do rét đậm, rét hại kéo dài. Nghệ
An: gần 1000 con trâu, bò chết do rét lạnh. Ước tính tổng thiệt hại riêng ngành chăn nuôi là
hơn 200 tỷ đồng.
• Tháng 6-2009: Mưa lớn ở khu vực thượng nguồn đã gây ra lũ quét kinh hoàng
ở 3 xã Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Na thuộc huyện Tương Dương (Nghệ An) khiến 5 người
thiệt mạng, 157 ngôi nhà ngập chìm trong nước và bùn đất, hàng chục ha lúa, hoa màu bị
cuốn trôi. Tháng 7-2009: Lũ quét tại Mường Tè làm 4 người chết, thiệt hại nhiều công trình
giao thông, thủy lợi, ao nuôi thủy sản và ruộng lúa với ước tính trên 7 tỷ đồng.
• Năm 2010-2011, toàn miền Bắc có xấp xỉ 10.000 con trâu, bò chết rét do Miền
Bắc hứng chịu thêm hai đợt không khí lạnh/ Chăn nuôi miền Bắc điêu đứng vì rét. Đợt rét
hoành hành suốt nửa tháng qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn trâu, bò của hàng loạt
tỉnh miền núi phía Bắc. Cao Bằng và Lạng Sơn là 2 tỉnh thiệt hại nặng nề nhất với mỗi tỉnh
xấp xỉ 2.000 trâu, bò chết. Tỉnh Lào Cai có hơn 1.400 con
 BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp
• Thu hẹp không gian sống và canh tác ở hầu hết các con sông lớn ( khu vực chủ
yếu có phù sa mầu mỡ). Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng
bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng. Theo
Nhóm 6 Page 9
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
số liệu của cục Thống kê có khoảng 5000km2 đồng bằng sông Hồng và 15000-20000 km2
đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt.Theo dự báo của Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi
trường (ICEM), nhiều vùng như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, An Giang,
Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau sẽ ngập chìm từ 2 - 4m trong vòng 100 năm

tới.
• Quá trình sa mạc hoá và thoái hoá đất ở Việt Nam là kết quả của xói mòn đất,
đá ong hoá, hạn hán, cát bay/cát chảy, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Việt Nam có sa mạc hóa
cục bộ. Trong tổng số khoảng 9,34 triệu hecta đất hoang hoá, 7.550.000ha đang chịu tác
động mạnh bởi sa mạc hoá. Ước tính quá trình sa mạc hoá mỗi năm làm mất khoảng 20ha
đất nông nghiệp do nạn cát bay, cát chảy và hàng trăm nghìn hecta đất tiếp tục bị thoái hoá.
Tại Quảng Trị, 20-30ha đất ruộng vườn và cây ăn quả bị cát phủ dày thêm 2m mỗi năm.
• Vì mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng triều cường, và lưu lượng dòng sông
xuống thấp trong mùa khô hạn, nên nước biển xâm nhập sâu vào nội địa. Riêng năm hạn
hán 1993 và 1998, nước ngọt sông Cửu Long xuống rất thấp ở vùng Cà Mau, nên khoảng
1/3 diện tích Cà Mau bị nhiểm mặn 4% muối, không canh tác được. Năm 1999, riêng tại các
tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiển Giang và Cà Mau khoảng 100,000 ha đất canh tác bị nhiểm
mặn. Ngay cả đầu năm 2001, khi bắt đầu mùa mưa vào tháng 5, một số tỉnh đồng bằng Cửu
Long vẫn bị nước mặn xâm nhập trầm trọng. Cũng vào thời điểm này, vùng Bình Trị Thiên
Đà Nẳng cũng bị nước mặn xâm nhập. Độ nhiểm mặn có khuynh hương gia tăng hàng năm.
Chẳng hạn, độ nhiểm mặn đo cùng một địa diểm ở vùng Long An gia tăng từ 300 mg
muối/lít vào tháng 3/2002 lên 1800 mg/l vào tháng 3/2004. Tại cống Cái Xe (ranh Mỷ
Xuyên và thị xả Sóc Trăng) ngày 20/2/2005 độ mặn trong nước là 5,900 mg/lít.
Tại các tỉnh dọc duyên hải từ Bà Rịa cho tới Cà Mau và Hà Tiên, vào mùa nắng hạn
nước mặn xâm nhập vào nội địa từ vài km đến 120 km, tuỳ năm và tuỳ địa phương. Chẳng
hạn trước 1970, vào tháng 2 và 3, trên Hậu Giang nước mặn xâm nhập tới vùng Trà Ôn
thuộc Vỉnh Long. Ngày nay, vào mùa hạn nước mặn trên sông Hậu Giang đã vượt quá Trà
Ôn và mổi năm tiến dần về Cần Thơ.
Toàn thể diện tích bị nhiểm mặn ở đồng bằng Cửu Long trong mùa khô hạn bình
thường khoảng 319,900 ha. Năm nào khô hạn trầm trọng, diên tích nhiểm mặn lên tới
744,000 ha, tức khoảng 18.9% diện tích đồng bằng.

Nhóm 6 Page 10
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
III. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế nông nghiệp ở

Việt Nam.
Để ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, giúp đất nước phát triển kinh tế một cách vững
vàng, Việt Nam cần có những chiến lược thích ứng cụ thể, phù hợp ngay từ bây giờ để đối
phó với tình hình khí hậu biến đổi khó lường trong tương lai.
Các biện pháp chung:
• Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các
tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt
• Cải tạo nâng cấp hạ tầng. Những cải tiến như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây
dựng các loại nhà thân thiện môi trường… sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu và giảm phát
thải khí nhà kính. Ngoài ra, đường xá cũng cần được đầu tư thỏa đáng để giảm nhiên liệu
tiêu thụ cho xe cộ, giảm phát thải khí nhà kính vào môi trường.
• Kế hoạch hóa gia đình: mỗi cặp vợ chồng nên thực hiện kế hoạch hóa để cắt
giảm nhu cầu tiêu thụ (thực phẩm, quần áo,…) góp phần giảm phát thải khí nhà kính và các
chất gây ô nhiễm môi trường.
• Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học thích ứng với biến đổi
khí hậu vào thực tế.
• Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ( nguyên nhân, tác
động và giải pháp ứng phó khẩn cấp…) cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.
• Khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên
gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tham gia đóng góp
ý kiến, hiến kế với chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu của nước ta. Hợp tác mạnh
mẽ với quốc tế trong việc dự báo những thay đổi về khí hậu trong những năm tới, chủ động
xây dựng và tham khảo các kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu, định ra hướng đi phù hợp
cho kinh tế Việt Nam phát triển
Nói chung sự thích ứng với biến đổi khí hậu phụ thuộc rất nhiều vào các hành
động địa phương. Khi mà khả năng thích ứng được quyết định bởi những điều kiện khí
tượng, thủy văn, địa-vật lý và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương thì việc nâng cao
năng lực địa phương là cần thiết, đặc biệt ở các nước phát triển, trong đó cần tập trung phát
triển nguồn nhân lực và năng lực công nghệ ở những vùng chịu tổn thương trên thế giới.
Hành động của cộng đồng phải được thực hiện theo phương châm "tư duy toàn cầu, hành

động địa phương". Việc chia sẻ, phổ biến những hiểu biết và kinh nghiệm toàn cầu đóng vai
Nhóm 6 Page 11
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
trò tích cực trong cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên. Trong đó, giáo dục bậc cao
đóng một vai trò quan trọng khi những nghiên cứu cần thiết có thể được tiến hành thông qua
các dự án nghiên cứu ứng dụng trong sự hợp tác với cộng đồng địa phương. Động thái này
sẽ giúp đưa ra phương thức quản lý và hành động để đánh giá những tác động của biến đổi
khí hậu, đồng thời thiết lập các chương trình khung thích hợp trong việc đối phó và thích
ứng ở những cộng đồng chịu tác động trực tiếp. Thực tế, những lỗ hổng tri thức để thích
ứng với biến đổi khí hậu trong cộng đồng là rất lớn. Công dân những nước đang phát triển
là những đối tượng cần được trang bị những tri thức và kỹ năng nhất. Nhưng hiện nay,
người dân ở những khu vực được đánh giá là chịu tác động nặng nề nhất thì khái niệm về
biến đổi khí hậu còn rất mơ hồ. Các nhà khoa học, nhà quản lý cũng cần phải hiểu đúng và
đủ để hoạch định những chính sách và xây dựng những giải pháp thích ứng và đối phó. Do
vậy, giáo dục bậc cao ở các nước đang phát triển đóng một vai trò quan trọng. Việc này có
thể làm tốt thông qua hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu trên thế
giới; tiến hành những nghiên cứu liên ngành hay các chương trình trao đổi sinh viên và
chuyên gia. Ở Việt Nam, trước hết, giải pháp hiệu quả hơn cả là giáo dục, nâng cao nhận
thức của người dân về tầm quan trọng của biến đổi khí hậu trong đời sống, trong đó có nâng
cao năng lực của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu và giảm bớt mức
độ tổn thương của những cộng đồng nghèo. Việc xây dựng chương trình giáo dục cần phải
căn cứ vào những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, kết hợp các nhà giáo dục để
biên soạn các tài liệu, hướng dẫn có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu cho từng đối tượng, từng
nhóm người, vùng miền chịu tác động của biến đổi khí hậu. Việc đưa, lồng ghép vào các
chương trình giảng dạy chính thức và tổ chức các khóa học, tập huấn được xem là giải pháp
hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên. Đây là những giải pháp tiết
kiệm nhất, bền vững nhất, lâu dài nhất và phù hợp nhất cho Việt Nam. Thách thức của biến
đổi khí hậu có thể trở thành cơ hội đối với Việt Nam nếu chúng ta biết cách thực hiện, và
các trường đại học là thành phần không thể thiếu trong các hoạt động và hành động của
quốc gia nhằm ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu. Chúng ta có thể xây dựng

các đại học bền vững kiểu mẫu, sử dụng tối đa năng lượng tái tạo, tối ưu hóa kết cấu, giao
thông để hạn chế thấp nhất việc sử dụng năng lượng hóa thạch. Việc xây dựng các trường
đại học, trung tâm nghiên cứu về biến đổi khí hậu sẽ làm nòng cốt trong việc nghiên cứu,
Nhóm 6 Page 12
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam
đánh giá, dự báo tác động và đề xuất các giải pháp thông minh thích ứng với biến đổi khí
hậu. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng các chương trình nghiên cứu
liên ngành và xúc tiến các chương trình đào tạo sau đại học, tập huấn nâng cao nhận thức về
biến đổi khí hậu với sự tham gia của các chuyên gia cao cấp để định hướng và làm nòng cốt
cho việc dự báo.
Nông nghiệp
• Chuyển đổi sang các mô hình sản xuất và sinh hoạt thích hợp với điều kiện khí
hậu, đất đai, sinh thái mới. Sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có khả năng chịu mặn cao,
các giống ngắn ngày tránh lũ, xây dựng các mô hình nhà tránh lũ, tham gia bảo hiểm sản
xuất nông nghiệp, ngư nghiệp trước các thảm họa về biến đổi khí hậu…
• Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các cây nhiệt đới lên cao dần về
phía vùng núi Bắc Bộ, cố gắng duy trì diện tích các cây á nhiệt đới, đảm bảo những cây
lương thực chủ yếu không bị giảm sản lượng.
• Có những biện pháp cụ thể đối phó với sâu bệnh nhưng phun thuốc trừ sâu, sử
dụng các loại giống lúa tốt khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao, chịu đựng được các
thay đổi về thời tiết.
• Hạn hán và lũ lụt là những nguyên nhân chính gây ra mất mùa, chính vì thế
cần có những biện pháp hợp lý thích ứng với tình trạng này: xây dựng hệ thống đê điều,
thủy lợi hợp lý. Có kế hoạch tích trữ nước phục vụ lúc hạn hán và thóat nước khi có lũ, đảm
bảo cho nông dân không bị mất mùa. Ngoài ra miền Bắc còn phải chủ động có những biện
pháp đối phó với thời tiết lạnh giá. Việc giữ ấm cho cây trồng, vật nuôi là vô cùng cần thiết
khi thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt.
Nhóm 6 Page 13

×