Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Dự án xây dựng và triển khai website cho người khiếm thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.35 KB, 23 trang )

Dự án xây dựng và triển khai website cho người khiếm thị - tamhonvietnam.net
(15/11/2009)
Số bình chọn: 224 | Lượt đọc: 6877
Tác giả: webforblind | Điểm cống hiến: 12.16
Mã dự thi: MNA2-84
Website tamhonvietnam.net cung cấp các tiện ích, xây dựng cộng đồng giúp đỡ
người khiếm thị, cung cấp sách nói theo chuẩn Daisy bao gồm SGK các cấp, sách
tham khảo và nhiều thể loại sách, truyện, tài liệu khác cho người khiếm thị. Website
được thiết kế dễ tiếp cận đối với người khiếm thị, hướng tới một mạng thông tin xã
hội cho cộng đồng mở nhằm thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và phát triển tri thức
trong đời sống cộng đồng với tiêu chí “thông tin là của mọi người".
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI WEBSITE
CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ -
TAMHONVIETNAM.NET
Một số sách audio books mẫu của dự án: fit.hut.edu.vn/~trangntt/audioBooks
A. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Tiền đề xây dựng dự án (tính cấp thiết của dự án)
Theo số liệu của viện mắt trung ương thì nước ta có khoảng 1,2 triệu người
khiếm thị. Trong đó, 820503 người không còn khả năng nhìn thấy ánh sáng còn
nêu tính cả những người bị các tật về mắt: cận, viễn,…thì con số này còn lớn hơn
1,2 triệu rất nhiều. Vì theo khảo sát của Bộ giáo dục-đào tạo và Bộ y tế, năm 2008
tại các thành phố lớn thì tỷ lệ cận học đường trong học sinh thành phố chiếm tới
40,2% .
Cũng như mọi người, người khiếm thị luôn có nhu cầu được tiếp cận với nền
văn hóa, tri thức mới và hòa nhập với cộng đồng. Từ trước những năm 1997
phương tiện giao tiếp truyền tải thông tin , tri thức của người khiếm thị là chữ nổi
và băng caset thời gian gần đây bằng nhiều hình thức vận động phong trào dậy và
học máy tính của người khiếm thị đã nhanh chóng phát triển ở các thành phố lớn
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… nhờ vậy người khiêm thị có
thêm 1 công cụ chia sẻ, truyền tải thông tin và tiếp cận với Internet (kho tri thức
lớn của nhân loại). Tuy có điều kiện tiếp cận với thư viện điện tử thông qua hệ


thống website nhưng người khiếm thị vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Do đặc thù sử dụng là phải dùng một bộ đọc để chuyển đổi những thông tin
trên màn hình (dạng text) thành âm thanh nên người khiếm thị không thể bao quát
màn hình ngay trong cùng thời điểm như người khác nên tốc độ duyệt web chậm
hơn. Thêm vào đó, một số website được trình bày với nhiều khung, nhiều bảng, và
các link mang biểu tượng hình ảnh, ít tiêu đề thể hiện nội dung, gây tiêu tốn rất
nhiều thời gian khi muốn tìm kiếm tài liệu.
Hơn nữa, những người khiếm thị có thể khai thác những website thiếu tính tiếp
cận này thường không nhiều, trình độ nghe hiểu tiếng Anh của người khiếm thị
Việt Nam thường thấp. Trong khi đó, những website trình bày như vậy lại yêu cầu
một trình độ ngoại ngữ tương đối để tiếp cận tốt vì người khiếm thị chỉ có thể
thông qua nghe thông tin trên màn hình và kích hoạt vào các link để duyệt web,
chứ không thể sử dụng các biểu tượng như mọi người.
Việc đăng ký vào các diễn đàn để tạo ra những cơ hội trao đổi thông tin đa
chiều với người khiếm thị bị hạn chế cũng là một trong những yếu tố làm giảm đi
khá nhiều tính tiếp cận của người khiếm thị thông qua những hệ thống website
này.
Tổ chức y tế thế giới WHO đã đề ra kế hoạch “VISION 2020” với khẩu hiệu
“Vì quyền được nhìn thấy của con người”. Kế hoạch thu hút được sự quan tâm
của rất nhiều quốc gia và các tổ chức từ thiện trên toàn thế giới khẳng định quyết
tâm của cả thế giới, chung tay vì sự phát triển của cộng đồng.
Đồng thời, trong khuôn khổ chương trình "Vì quyền của người khuyết tật"
(MDG7) được 60 nước phê chuẩn tại Biwako Nhật Bản đã khẳng định mục tiêu
thứ 6 là: "Tiếp cận thông tin và truyền thông, bao gồm các công nghệ thông tin,
truyền thông và trợ giúp".
Trên cơ sở đó, website tamhonvietnam.net đã được xây dựng và phát triển bởi
một nhóm giảng viên và sinh viên thuộc Viện Công nghệ thông tin và Truyền
thông – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, kết hợp triển khai cùng Trung tâm
Tin học Tia Sáng, nhóm Tình nguyện Niềm Tin và rất nhiều tình nguyện viên
(TNV) đến từ các trường Đại học khác nhau của Hà Nội. Website

tamhonvietnam.net đã hướng đến giải quyết những khó khăn của người khiếm thị
khi tiếp cận Internet đồng thời cung cấp các tiện ích, xây dựng cộng đồng giúp đỡ
người khiếm thị; đặc biệt là xây dựng thư viện sách nói - kho tàng tri thức cho
người khiếm thị và cộng đồng.
Về mặt kỹ thuật, website được thiết kế nhằm giúp người khiếm thị tương tác dễ
dàng bằng việc sử dụng triệt để phím tắt và tuân theo một số chuẩn tiếp cận cho
người khiếm thị theo khuyến cáo của W3C. Bên cạnh đó, website đã đưa ra các
hướng dẫn bằng tiếng nói giúp người khiếm thị định hướng và thao tác dễ dàng
hơn trên website. Website còn có hệ thống tự động thu thập tin tức từ các báo điện
tử khác nhau, giúp người khiếm thị không cần truy cập vào nhiều trang báo điện tử
mà vẫn có thể tiếp cận được các tin tức mới nhất từ các trang báo này thông qua
tamhonvietnam.net.
Về mặt nội dung, website tamhonvietnam.net cung cấp một thư viện sách nói
cho học sinh các cấp, hướng tới cung cấp sách tham khảo, truyện audio với số
lượng lớn, phục vụ nhu cầu của cộng đồng. Website cũng xây dựng một diễn đàn
tạo điều kiện trao đổi, giao lưu giữa người khiếm thị và cộng đồng. Website cũng
là cổng thông tin cho tổ chức của người khiếm thị có thể tự đăng tải, biên tập các
thông báo mới nhất, liên quan đến mình, các thông tin về các phương pháp chữa
trị, thông tin về tài trợ, học bổng dành cho người khiếm thị…
Tamhonvietnam.net ra đời với mong muốn trở thành một website thân thiện,
dễ tiếp cận,“biết nói, biết lắng nghe và biết chia sẻ”.
2. Đối tượng hưởng lợi (trực tiếp và gián tiếp) của dự án
Dự án mong muốn sẽ tạo ra một cộng đồng mở cho tất cả những người mong
muốn được tiếp cận tri thức, mong muốn kết nối với nhau, trao đổi, chia sẻ với
nhau.
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp của dự án:
• Người khiếm thị
• Những người cao tuổi, mắt kém
• Trẻ em, học sinh, sinh viên
• Tình nguyện viên: Xây dựng một cộng đồng TNV giúp đỡ những

người khiếm thị và giúp đỡ lẫn nhau. Tại đó các TNV có thể cùng nhau
chia sẻ thông tin, kiến thức; cùng nhau trao đổi, giao lưu với nhau. Có
thể coi đó nơi gặp gỡ của những Tâm hồn Việt Nam với những phẩm
chất tương thân tương ái, đoàn kết, lá lành đùm lá rách.
• Các nhà tài trợ: Đây là 1 dự án lớn với tầm nhìn dài hạn cần có nguồn
kinh phí ổn định thường xuyên để duy trì các hoạt động của dự án như:
sản xuất sách nói, vận hành, bảo trì website… Bởi vậy dự án rất mong
muốn nhận được sự quan tâm chia sẻ đồng hành của các doanh nghiệp,
các tổ chức, cá nhân hảo tâm, những mạnh thường quân trong và ngoài
nước. Với hệ thống website phát triển cùng một thư viện sách nói quy
mô lớn với các kênh phân phối đa dạng tamhonvietnam.net sẽ là một
môi trường thuận lợi để quảng bá và phát triển thương hiệu của các
doanh nghiệp.
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp kỳ vọng:
• Người khuyết tật nói chung: Website cần nâng cấp để đảm bảo có thể
phục vụ nhiều loại đối tượng người khuyết tật sử dụng website).
• Cộng đồng mở cho tất cả mọi người: Dự án mong muốn sẽ đem lại một
môi trường, một cộng đồng cho tất cả những ai có nhu cầu chia sẻ tri
thức, trao đổi, kết nối với nhau.
3. Mục đích của dự án
Mục đích của việc xây dựng và phát triển trang web tamhonvietnam.net trước
hết là xây dựng một cổng thông tin chính thức cho người khiếm thị, xây dựng thư
viện sách nói hoàn thiện cho người khiếm thị và cộng đồng bao gồm toàn bộ sách
giáo khoa, sách tham khảo, các loại sách truyện giải trí, mở rộng hiểu biết. Không
những thế, dự án mong muốn xây dựng một diễn đàn phục vụ nhu cầu chia sẻ, trao
đổi thông tin giữa những người khiếm thị với nhau và với xã hội. Từ đó
tamhonvietnam.net không chỉ là cổng thông tin mà còn là nơi chia sẻ và giao lưu
tri thức, cuộc sống dành cho mọi người.
Dự án cũng tạo ra cộng đồng các TNV hỗ trợ, giúp đỡ người khiếm thị thông
qua website từ việc thu âm/biên tập sách nói đến việc tuyên truyền, quảng bá và

trực tiếp giúp đỡ thông qua diễn đàn trao đổi. Đây cũng chính là cơ hội để rất
nhiều TNV có môi trường, điều kiện và cộng đồng để tham gia vào công việc tình
nguyện; đồng thời có thể trao đổi học hỏi kiến thức lẫn nhau. Website cũng mong
muốn trở thành nhịp cầu kết nối những cảnh đời khó khăn nói chung và người
khiếm thị nói riêng với các tổ chức, cá nhân hảo tâm, các mạnh thường quân trong
và ngoài nước.
Tamhonvietnam.net hướng tới xây dựng một mạng thông tin xã hội cho cộng
đồng những người khiếm thị nói riêng và xã hội nói chung nhằm thúc đẩy việc
chia sẻ thông tin và phát triển tri thức trong đời sống cộng đồng với tiêu chí
“thông tin là của mọi người”.
4. Mục tiêu cụ thể của dự án
Mục tiêu 1:
• Xây dựng một website với giao diện thân thiện và tiếp cận với người
khiếm thị, phấn đấu trong tương lai trở thành cổng thông tin lớn nhất
của người khiếm thị Việt Nam, góp phần kết nối người khiếm thị với
cộng đồng và cụ thể hóa các mục tiêu trong MDG7.
• Cuối tháng 12/2009, triển khai thử nghiệm website lên host với
domain là http:// tamhonvietnam .net nhằm tiếp nhận các ý kiến đóng
góp của những người khiếm thị và cộng đồng TNV trên khắp Việt Nam.
• Cuối tháng 12/2009, bàn giao thử nghiệm website cho Hội người mù
Việt Nam nhằm có thêm kênh phân phối, sử dụng thử sản phẩm để tiếp
nhận các ý kiến phản hồi.
• Thu hút được 500-1.000 thành viên tham gia website trong thời gian
thử nghiệm và nâng cấp website.
Mục tiêu 2:
• Tổ chức tuyên truyền, quảng bá thông tin về dự án, về website đến với
nhiều TNV và người khiếm thị, số lượng hướng tới: 500.000 người biết
đến website.
• Tuyển được các TNV tham gia thu âm, xử lý kết quả thu âm và các hoạt
động khác của dự án, số lượng hướng tới: Có 120 TNV thường xuyên

của Dự án.
Mục tiêu 3:
• Xây dựng và phát triển thư viện sách ở dạng audio và sách Daisy:
o 110 cuốn SGK các cấp 1, 2, 3
o 30 cuốn sách tham khảo cho học sinh các cấp
o Sưu tầm thêm các truyện audio từ các nguồn khác nhau như các
đội tình nguyện khác, VOV,
Mục tiêu 3:
• Đa dạng các kênh phân phối giúp cộng đồng có nhiều hơn những cơ hội
tiếp cận với kho tàng tri thức của nhân loại:
o Kênh phân phối phát đĩa CD về các tỉnh thành Việt Nam: 5000
đĩa CD
o Kênh phân phối phát băng về các tỉnh thành Việt Nam.


5. Địa điểm tiến hành dự án
Địa điểm thực hiện dự án:
• Địa điểm tuyển TNV, họp Ban điều hành Dự án, đào tạo hướng dẫn
TNV thu âm và xử lý kết quả thu âm…
o C1-327, Bộ môn CNPM, Viện CNTT&TT, Trường ĐHBK Hà
Nội
o C2-208, VP Đoàn Trường ĐHBK Hà Nội.
• Địa điểm tiến hành thu âm sách nói:
o Phòng thu tại nhà riêng: Số 1 – ngách 23 – Ngõ Tô Tiền – Khâm
Thiên – Đống Đa – Hà Nội.
o Thư viện Hà Nội, 47 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội
o Hội người mù Việt Nam, 139B Nguyễn Thái Học – Đống Đa – Hà
Nội
o Phòng thu VOV Giao Thông, 58 Quán Sứ – Hoàn Kiếm – Hà Nội
• Địa điểm xây dựng và phát triển website:

o Phòng thí nghiệm Công nghệ phần mềm, Viện CNTT&TT,
Trường ĐHBK HN
o Hỗ trợ cơ sở vật chất, tư vấn về công nghệ, triển khai thử nghiệm:
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển công nghệ Trí Nam.
Địa điểm triển khai dự án: Trong Giai đoạn 1 tại thủ đô Hà Nội; trong giai
đoạn 2, Dự án sẽ được triển khai với mô hình toàn quốc. Các địa điểm dự kiến sẽ
triển khai:
• Hội người mù Việt Nam và các chi hội, cơ sở, trung tâm của Hội như
Trung tâm Đào tạo – phục hồi chức năng, 287 Trung Kính – Cầu Giấy –
Hà Nội,…
• Trung tâm giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố, 47 Hàng Quạt –
Hoàn Kiếm – HN
• Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, 21 Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà
Nội
• Mái ấm Thiên Ân, 122 Nguyễn Ngọc Nhựt – Phường Tân Quý – Quận
Tân Phú – TP. Sài Gòn.
• …
6. Thời gian thực hiện dự án
Dự án dự kiến triển khai trong 12 tháng và chia làm 2 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Từ tháng 8/2009 đến tháng 2/2010
o Xây dựng và phát triển website;
o Xây dựng thư viện sách nói là sách giáo khoa cấp 2, cấp 3;
o Thử nghiệm website trên tên miền tamhonvietnam.net
• Giai đoạn 2: Từ tháng 3/2010 đến tháng 8/2010:
o Tiếp tục xây dựng thư viện sách nói: Sách giáo khoa cấp 1, sách
tham khảo các cấp và mở rộng ra các loại sách, tài liệu khác;
o Phát triển các kênh phân phối sách nói;
o Nâng cấp và phát triển rộng rãi website.
7. Hoạt động của dự án
Các hoạt động chính của dự án:

• Về các hoạt động chuẩn bị:
o Khảo sát và phân tích hiện trạng sử dụng công nghệ thông tin hỗ
trợ người khiếm thị tiếp cận và sử dụng thông tin
o Khảo sát và phân tích nhu cầu, phương pháp tiếp cận và sử dụng
thông tin của người khiếm thị
o Tuyên truyền, quảng bá về dự án, về website đến các Trường ĐH
trên địa bàn Hà Nội nhằm thu hút được các nguồn nhân lực tham
gia dự án và tham gia làm TNV cho dự án.
• Về các hoạt động sản xuất sách nói:
o Tiến hành tuyển chọn TNV tham gia dự án
 Phỏng vấn
 Thu âm hoặc xử lý kết quả thu âm thử
 …
o Liên hệ và mượn các phòng thu: Thư viện Hà Nội, Hội người mù
Việt Nam, VOV Giao Thông, Trường PTCS Nguyễn Đình
Chiểu…
o Triển khai việc thu âm sách giáo khoa và sách tham khảo các cấp,
sau đó mở rộng sang các loại hình sách, truyện, tài liệu khác.
• Về các hoạt động xây dựng và phát triển website tamhonvietnam.net
o Phân tích thiết kế website dựa trên các yêu cầu đã khảo sát được
từ người khiếm thị và cộng đồng TNV.
o Quản lý các nhóm xây dựng và phát triển website, tích hợp, kiểm
thử
o Triển khai thử nghiệm website trên host với tên miền
tamhonvietnam.net
o Tiếp nhận các ý kiến phản hồi, góp ý từ người khiếm thị và cộng
đồng; nâng cấp và hoàn thiện website.
• Về các hoạt động tuyên truyền
o Tuyên truyền về website, xây dựng mạng lưới tuyên truyền hiệu
quả đến những người khiếm thị, những người mắt sáng, đặc biệt

là sinh viên về website, về dự án trên nhiều kênh thông tin:
 Trên các website, trên các diễn đàn có nhiều người khiếm
thị hoặc người mắt sáng truy cập.
 Trên các kênh khác như tờ rơi, poster, băng rôn
 Tổ chức các chương trình giới thiệu về website, về dự án
o Mục đích của các hoạt động tuyên truyền:
 Quảng bá về website để số lượng người truy cập và sử dụng
cũng như số lượng của website ngày càng lớn nhằm tạo ra
một cộng đồng mở cho tất cả mọi người mong muốn chia
sẻ tri thức.
 Tuyên truyền về các công việc của dự án nhằm thu hút
được nhiều TNV tham gia các hoạt động của dự án.
 Tiếp nhận các ý kiến góp ý của những người khiếm thị để
nâng cấp, cải thiện website.
• Về các hoạt động xin hỗ trợ kinh phí và tài trợ cho dự án
o Xây dựng hồ sơ tài trợ bao gồm Thư mời tài trợ, các hình thức tài
trợ, quyền lợi của nhà tài trợ
o Xúc tiến xin tài trợ tại các doanh nghiệp lớn như: Công ty Điện
toán và Truyền số liệu VDC, Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Viettel,
o Tiếp cận với các nhà hảo tâm trong và ngoài nước ủng hộ cho dự
án qua nhiều mối quan hệ khác nhau, trong các cuộc thi, các sự
kiện như Hội chợ triển lãm và sàn giao dịch việc làm cho người
khuyết tật năm 2009, Bức tranh kỷ lục về môi trường…
o Tham gia các cuộc thi, chương trình hỗ trợ các đề án xã hội như
Mầm nhân ái 2 trên để có kinh phí hoạt
động.
• Đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm sách nói qua các hoạt động như
phát đĩa CD về các tỉnh thành…
8. Rủi ro của dự án

Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nghĩ trước được một số khó khăn và
rủi ro sau:
• Không mượn được đủ phòng thu nên không sắp xếp lịch thu âm cho các
tình nguyện viên một cách hợp lý.
• Tài chính, kinh phí không đủ để thực hiện những công việc tối thiểu của
dự án.
• Các sản phẩm sách nói chưa đạt chất lượng tốt và có thể chưa đáp ứng
đúng nguyện vọng của người khiếm thị.
• Website chưa thực sự dễ tiếp cận, chưa thực sự đáp ứng đúng những
yêu cầu của người khiếm thị.
• Chậm tiến độ của các bộ phận trong dự án dẫn đến những mâu thuẫn
phát sinh trong cơ chế phối hợp của dự án.
Để giải quyết những khó khăn này, chúng tôi đã, đang và sẽ tiến hành những
giải pháp sau:
• Liên hệ với một số phòng thu có chất lượng tốt trên địa bàn Hà Nội
o Thư viện Hà Nội
o Hội người mù Việt Nam
o VOV
• Kêu gọi sự giúp đỡ, tài trợ và ủng hộ của những người thực hiện dự án,
những nhà hảo tâm, những công ty, doanh nghiệp lớn tài trợ cho dự án:
o Thành lập Ban đối ngoại bao gồm: Tiểu ban Truyền thông và Tiểu
ban Tài trợ
o Thực hiện các công việc quảng bá, tuyên truyền về dự án, về
website tamhonvietnam.net
o Xây dựng hồ sơ tài trợ bao gồm Thư mời tài trợ, các hình thức tài
trợ, quyền lợi của nhà tài trợ
o Xúc tiến xin tài trợ tại các doanh nghiệp lớn như: Công ty Điện
toán và Truyền số liệu VDC, Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Viettel,
o Tiếp cận với các nhà hảo tâm trong và ngoài nước ủng hộ cho dự

án qua nhiều mối quan hệ khác nhau, trong các cuộc thi, các sự
kiện như Hội chợ triển lãm và sàn giao dịch việc làm cho người
khuyết tật năm 2009, Bức tranh kỷ lục về môi trường…
o Tham gia các cuộc thi, chương trình hỗ trợ các đề án xã hội như
Mầm nhân ái 2 trên để có kinh phí hoạt
động.
• Trước khi tiến hành việc thu âm, tìm hiểu và khảo sát thực tế những
khó khăn và nhu cầu trong việc học, đọc sách của các bạn học sinh
khiếm thị.
• Hàng tháng, Ban sách nói (bao gồm tiểu ban thu âm và tiểu ban kỹ
thuật) đều họp các nhóm trưởng một đến hai lần để thảo luận những vấn
đề khó khăn khi thu âm và đưa ra phương pháp khắc phục hiệu quả
nhất. Sau mỗi buổi thu âm, dự án đều yêu cầu các nhóm thu âm, kỹ
thuật báo cáo tiến độ làm việc, ban điều phối dự án luôn bám sát các
hoạt động của dự án để đưa ra những điều chỉnh về khung thời gian, cơ
chế phối hợp cho các hoạt động giữa các mảng trong dự án.
• Về việc hoàn thiện và nâng cấp website, trong kế hoạch của dự án, cuối
tháng 12 năm 2009, chúng tôi triển khai thử nghiệm trên tên miền
tamhonvietnam.net để có thể tiếp nhận các ý kiến phản hồi của những
người khiếm thị. Để có kênh phân phối rộng hơn cho việc thử nghiệm
website, cuối tháng 12 năm 2009, chúng tôi dự định bàn giao thử
nghiệm cho Hội người mù Việt Nam nhằm có thể triển khai thử nghiệm
đến các cơ sở, trung tâm, chi hội của Hội người mù Việt Nam. Từ đó,
chúng tôi có thể hoàn thiện website dựa trên những góp ý của chính
những người khiếm thị, những người TNV.
9. Tính bền vững của dự án
Dự án được xây dựng trên nền tảng là mong muốn có một cổng thông tin giúp
người khiếm thị kết nối với cộng đồng tốt hơn. Mảng sách audio hiện nay cũng đã
được định hình và phát triển tại Việt Nam, tuy nhiên mô hình các kho dữ liệu còn
nhỏ lẻ, các đầu sách còn thiếu tập trung, không có chủ đề rõ ràng, mới chỉ đáp ứng

một số nhu cầu liên quan đến giải trí của cộng đồng chứ chưa thực sự đi sâu vào
cung cấp kiến thức và đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng những người mong muốn
tiếp cận sách nói. Việc ra đời của dự án sẽ thỏa mãn được những bất cập nêu trên.
Mặt khác, dự án cũng nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của lực lượng sinh
viên tình nguyện nói riêng và cộng đồng các bạn trẻ nói chung cho việc tạo ra một
kênh thông tin với tính tiếp cận cao dành cho tất cả mọi người có mong muốn mở
rộng hiểu biết. Những điều nói trên là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho tính bền vững
của tamhonvietnam.net.


B. BẢNG TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
Phụ trách chung: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giảng viên Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội.
STT
Mô tả hoạt động
Kết quả mong
muốn
Địa điểm Thời gian
Người chịu
trách nhiệm
Ngân sách
(VNĐ)
Giai đoạn 1 (8/2009 – 2/2010):
Xây dựng và thử nghiệm website với thư viện sách nói là SGK và tham khảo cấp 2 và cấp 3.
1.

Khảo sát nhu cầu của
người khiếm thị
Tuyên truyền dự án,
website đến các sinh

viên và các đối tượng
quan tâm
Đúng những nhu
cầu của người
khiếm thị

Số lượng người
biết đến dự án: 500
• Trường PTCS Nguyễn
Đình Chiểu
• Trung tâm Đào tạo và
phục hồi chức năng
• Hội người mù VN
08/2009 –
09/2009
Nguyễn Thị Thu
Trang,
Khúc Hải Vân,
Nguyễn Thị Thu

3.000.000
2.

Tuyển chọn và đào tạo
TNV
120 TNV thực
hiện các công việc
thu âm và xử lý
kết quả thu âm
• Phòng 302 và 307, nhà

C1, Trường ĐHBK HN
08/2009 –
02/2010
Nguyễn Thị Thu
Trang,
Khúc Hải Vân
Nguyễn Thị Thu
Hà,
Thái Toàn Đạt
12.000.000
3.

Tiến hành thu và xử lý
kết quả thu âm
Ban hành bộ qui tắc,
qui chuẩn và phụ lục
hướng dẫn người khiếm
thị sử dụng SGK.
84 cuốn SGK cấp
2 và cấp 3
• Tại các phòng thu của dự
án bao gồm:
o Phòng thu riêng tại
Khâm Thiên;
o Thư viện Hà Nội,
10/2009 –
08/2010
Khúc Hải Vân
Nguyễn Thị Thu


Thái Toàn Đạt
118.920.000
STT
Mô tả hoạt động
Kết quả mong
muốn
Địa điểm Thời gian
Người chịu
trách nhiệm
Ngân sách
(VNĐ)
o Hội người mù VN
o Phòng thu VOV Giao
Thông.
• Nhà riêng của các TNV
4.

Xây dựng và phát triển
website

Đúng với nhu cầu
người khiếm thị
Phòng thí nghiệm CNPM,
Viện CNTT&TT, Trường
ĐHBK HN
8/2009 –
12/2010
Nguyễn Thị Thu
Trang, Nguyễn
Hữu Nam Dương

25.000.000
5.

Triển khai và thử
nghiệm website

Website chạy ổn
định và thu hút
được nhiều người
khiếm thị và cộng
đồng tham gia
• Trường PTCS Nguyễn
Đình Chiểu
• Trung tâm Đào tạo và
phục hồi chức năng
• Hội người mù Việt Nam

12/2009 –
02/2010
Nguyễn Thị Thu
Trang, Nguyễn
Hữu Nam Dương
12.160.000
6.

Lên kế hoạch xin tài
trợ, xây dựng hồ sơ tài
trợ bao gồm: Thư ngỏ,
Hình thức tài trợ, quyền
lời của nhà tài trợ, Giấy

giới thiệu…
Kế hoạch và hồ sơ
tài trợ tốt và đầy
đủ các thông tin
cần thiết về dự án
và về tài trợ
Viện CNTT&TT,
Trường ĐHBK Hà Nội
10/2009 –
12/2009
Nguyễn Thu
Trang
10% của Tổng
số tiền xin tài
trợ
7.

Xúc tiến các nguồn tài
trợ, lên kế hoạch chi
tiết về nhân sự xin tài
trợ
Tiến hành thực hiện xin
tài trợ cho dự án
Xin được tài trợ
cho các khoản chi
phí dự kiến của dự
án, ít nhất là các
khoản chi phí bắt
buộc


Từ 12/2009
và thực hiện
xuyên suốt
dự án
Nguyễn Thu
Trang,
Nguyễn Phương
Dung
8.

Tổ chức xây dựng và
quảng bá rộng rãi hình
ảnh của dự án
Đưa thông tin của dự
án tới Hội người mù
Việt Nam, các cấp cơ
Số lượng người
khiếm thị sử dụng:
200
Số lượng cộng
đồng: 1000
Từ 11/2009
và thực hiện
xuyên suốt
dự án
Trần Phương Chi 26.000.000
STT
Mô tả hoạt động
Kết quả mong
muốn

Địa điểm Thời gian
Người chịu
trách nhiệm
Ngân sách
(VNĐ)
sở hội người mù và
cộng đồng những người
mong muốn tiếp cận và
sử dụng tài liệu audio.
Giai đoạn 2 (từ 02/2010 – 8/2010):
Nâng cấp, phát triển rộng rãi website và thư viện sách nói; đa dạng hóa các kênh phân phối sách nói.
9.

Tiến hành xây dựng và
đa dạng các kênh phân
phối sách audio tới
cộng đồng.
Sách audio được
phân phối đến
đúng những người
cần

3/2010 –
8/2010
Nguyễn Thị Thu
Trang,
Nguyễn Thu
Trang,
Khúc Hải Vân,
Nguyễn Phương

Dung
30.000.000
10.

Cập nhật, bổ sung
nhiều loại sách nói
26 cuốn SGK cấp
1
Nhiều loại sách, tài
liệu…
Tại các phòng thu của dự án
và tại nhà riêng của các
TNV
02/2010 –
08/2010
Khúc Hải Vân,
Nguyễn Thị Thu
Hà,
Thái Toàn Đạt
60.000.000
11.

Nâng cấp và phát triển
website từ các ý kiến
phản hồi và góp ý của
người khiếm thị và
cộng đồng

Phòng thí nghiệm CNPM,
Viện CNTT&TT, Trường

ĐHBK HN
02/2010 –
08/2010
Nguyễn Thị Thu
Trang,
Nguyễn Hữu
Nam Dương
25.000.000
12.

Triển khai thực tế
website
Website chạy ổn
định, đúng theo
nhu cầu của người
khiếm thị, của
cộng đồng sử dụng
website
Mở rộng các trung tâm, cơ
sở, chi hội, trường học dành
cho người khiếm thị
03/2010 –
08/2010
Nguyễn Thị Thu
Trang,
Nguyễn Hữu
Nam Dương
24.665.000

B. NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN

1. Bảng tổng hợp chi tiết
BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ CHI TIẾT
Đơn vị tính: VNĐ


STT

Đề mục chi phí

Đơn giá

Số lượng

Kinh phí
Nguồn
MNA 2
Nguồn
khác/đóng góp
của cộng đồng
Ghi chú
A. Khoản chi 1 lần
1. Xây dựng thư viện sách
1.1. Bản cứng SGK
12 bộ
SGK
1.500.000 1.500.000
1.2.
Máy móc trang thiết
bị
4.500.000 2.000.000 2.500.000

1.3
Đào tạo TNV (thu
âm và xử lý kết quả
thu âm)
6.000.000 5.000.000 1.000.000
1.4
Hỗ trợ TNV thu âm
sách và TNV kỹ
thuật
30.000/giờ 1932 giờ 115.920.000 4.000.000 111.920.000
1.5 Hỗ trợ phòng thu
30.000
/buổi
644 buổi 19.320.000 19.320.000
1.6
DVD lưu trữ sách
thu âm gốc
7.000/cái 3.000 cái 21.000.000 10.000.000 6.000.000
1.7
CD phát hành sách
nói
3000/cái 5.000 cái 15.000.000 5.000.000 15.000.000
Tổng kinh phí 1: 183.240.000
2. Quản trị và xây dựng
nội dung diễn đàn
3.000.000 1.000.000 2.000.000
Tổng kinh phí 2: 3.000.000
3. Tuyên truyền
3.1
Tuyên truyền đến

các sinh viên, cộng
đồng tham gia tình
nguyện, các công
ty, doanh nghiệp…
10.000.000 10.000.000
3.2 Quảng bá website 10.000.000
Tổng kinh phí 3: 20.000.000

STT

Đề mục chi phí

Đơn giá

Số lượng

Kinh phí
Nguồn
MNA 2
Nguồn
khác/đóng góp
của cộng đồng
Ghi chú
4. Tổ chức các chương
trình truyền thông của dự
án: Buổi phát động, họp
báo, bàn giao, phát hành
sách xuống địa phương
4.000.000
/chương trình

4 chương
trình
16.00.0000 16.000.000
Tổng kinh phí 4:16.000.000
5. Phát triển, hoàn thiện
website
50.000.000 8.000.000 42.000.000
Tổng kinh phí 5:50.00.000
Tổng kinh phí A: 272.240.000
B. Khoản chi thường xuyên
1.
Quản trị và cập nhật
tin tức
1.500.000
/tháng
12 tháng 18.000.000 18.000.000 Hàng tháng
2. Thuê host
2.430.000
/tháng
12 tháng 29.160.000 29.160.000
Hàng tháng
Giá theo
nhanhoa
01/9/2009.
3. Thuê domain 170.000 170.000
Hàng năm.
Giá theo
nhanhoa
01/9/2009.
4. Bảo trì website 2.000.000 2.000.000 Hàng năm

Tổng kinh phí B: 49.330.000
TỔNG KINH PHÍ: 321.570.000 (Ba trăm hai mốt triệu năm trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn)

2. Bảng tổng hợp ngắn gọn
BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ TỔNG HỢP
(Tổng hợp từ bảng chi tiết bên trên)

STT

Đề mục chi phí

Kinh phí
Nguồn MNA 2
Nguồn khác/ đóng
góp của cộng đồng
Ghi chú
1 Khoản chi 1 lần 272.240.000 35.000.000 237.240.000
2
Khoản chi thường xuyên 49.330.000 49.330.000 Theo năm
TỔNG KINH PHÍ: 321.570.000 (Ba trăm hai mốt triệu năm trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn)

Tổng kinh phí đề nghị Mầm Nhân Ái tài trợ: 35.000.000 (Ba mươi lăm triệu đồng).
Tổng kinh phí đóng góp: 237.240.000 (Hai trăm ba mươi bảy triệu hai trăm bốn
mươi nghìn đồng).
Tổng kinh phí dự án: 321.570.000 (Ba trăm hai mốt triệu năm trăm bảy mươi
nghìn đồng).

C. THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Thông tin chung về tác giả dự án
Họ và tên: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang;

Giảng viên Bộ môn Công nghệ phần mềm, Viện CNTT&TT, Trường ĐHBK Hà
Nội.
Địa chỉ liên lạc: Viện CNTT & TT, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 0988.088.210
Email:
Tài khoản ngân hàng: 12210000288035 – Ngân hàng: BIDV, chi nhánh Hà Thành
2. Kinh nghiệm, năng lực của Cá nhân/nhóm thực hiện dự án
Nhóm chức
năng
Người phụ trách Thông tin/năng lực cá nhân
Chủ nhiệm
dự án
Nguyễn Thị Thu Trang
Chủ nhiệm dự án
Email:
Điện thoại: 0988.088.210
Nhóm chức
năng
Người phụ trách Thông tin/năng lực cá nhân
Trưởng ban Đối ngoại
Trình độ: Thạc sỹ
Nghề nghiệp: Giảng viên Đại học Bách Khoa.
Kỹ năng: CNTT, quản lý.
Kinh nghiệm:
• Đã nhiều năm liền là sinh viên xuất sắc của trường
• Đã tham gia tích cực và có nhiều đóng góp to lớn cho
Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Bách Khoa.
• Hướng dẫn nhóm sinh viên đạt giải ba Imagine Cup 2009.
• Đạt giải thưởng “Quả cầu vàng CNTT-TT 2009”

• Là lãnh đạo quan trọng và thành viên chủ chốt trong dự
án tamhonvietnam.net
Website:
Ban phát
triển website
Nguyễn Hữu Nam Dương
Trưởng Ban
Email:
Điện thoại: 0953.909.090
Trình độ: kỹ sư
Nghề nghiệp; giảng viên ĐH Bách Khoa
Kỹ năng: CNTT
Kinh nghiệm:
• Tham gia và có nhiều đóng góp tích cực cho đoàn thanh
niên và hội sinh viên đại học BK khi còn là sinh viên
• Rất tâm huyết với việc phát triển một website thân thiện
với người khiếm thị.
• Đang nỗ lực cùng nhóm thực hiện dự án cho ra bản dùng
thử vào cuối tháng 12/2009.
Ban sách nói Khúc Hải Vân Email:
Nhóm chức
năng
Người phụ trách Thông tin/năng lực cá nhân
Trưởng Ban
Điện thoại: 0168.6946.828
Trình độ: Cử nhân khoa văn ĐH khoa học xã hội nhân văn.
Nghề nghiệp: Phó giám đốc trung tâm tin học Tia Sáng,
trưởng ban truyền thông quỹ từ thiện Làm cha mẹ
Kỹ năng: CNTT
Kinh nghiệm:

• Hơn 11 năm tham gia hoạt động xã hội
• Luôn cố gắng để có những đóng góp tích cực cho cộng
đồng
• Đã được trao các giải thưởng: "Hiệp sĩ CNTT 2006",
"ICT thắp sáng niềm tin 2007", "Chim én 2009".

Nguyễn Thị Thu Hà
Trưởng Tiểu ban
Thu âm
Email:
Điện thoại: 0986.955.079
Trình độ: sinh viên năm 3 Đại học Thăng Long.
Kỹ năng: quản lý, tổng hơp
Kinh nghiệm:
• Tham gia tình nguyện từ THPT,
• Là thành viên tích cực, có nhiều đóng góp nổi bật của
nhóm tình nguyện "Niềm tin", là đại diện của Niemtin
group khi tham gia dự án tamhonvietnam.net

Thái Toàn Đạt
Trưởng Tiểu ban
Kỹ thuật
Email:
Điện thoại: 0168.999.5342
Trình độ: sinh viên năm 2 khoa Điện tử viễn thông ĐH Bách
Nhóm chức
năng
Người phụ trách Thông tin/năng lực cá nhân
Khoa Hà Nội
Ký năng: CNTT

Kinh nghiệm:
• Là thành viên cốt cán của đội tình nguyện Trường ĐHBK
HN
• Luôn thể hiện nhiệt huyết trong các hoạt động ý nghĩa của
đội như hiến máu nhân đạo, có tinh thần tìm tòi sáng tạo.

Ban đối ngoại
Nguyễn Thu Trang
Trưởng Tiểu ban
Tài trợ
Email:
Điện thoại: 0973.739.074
Trình độ: Sinh viên năm 2 ĐH Bách Khoa
Kỹ năng: Quản lý
Kinh nghiệm:
• Thành viên của đội Tình nguyện ĐH Bách Khoa, tích cực
tham gia nhiều chương trình tình nguyện
• Là thành viên cốt cán của dự án tamhonvietnam.net

Trần Phương Chi
Trưởng Tiểu ban Truyền
thông
Email:
Điện thoại: 01272.811.882
Trình độ: sinh viên năm thứ nhất ĐH RMIT Việt Nam.
Kỹ năng: ngoại ngữ và truyền thông
Kinh nghiệm:
• Cộng tác viên báo kenh14.vn
• Sớm khẳng định mình trong một số hoạt động tình
Nhóm chức

năng
Người phụ trách Thông tin/năng lực cá nhân
nguyện của sinh viên RMIT và nhiều nhóm tình nguyện
khác.
• Luôn nỗ lực với những sáng kiến, kế hoạch để quảng bá
truyền thông cho dự án nhanh chóng lan tỏa tới cộng
đồng.

Ban tài chính
– hậu cần
Nguyễn Phương Dung
Trưởng Ban
Email:
Điện thoại: 01649.614.010
Trình độ: sinh viên năm thứ nhất Học viện Ngoại Giao VN
Kỹ năng: ngoại ngữ và giao tiếp.
Kinh nghiệm:
• Nhiều năm liền tham gia các chương trình hoạt động của
Đoàn thanh niên cơ sở.
• Đạt giải nhì cuộc thì Tuyên truyền học tập làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
3. Phương án tổ chức triển khai, cơ cấu tổ chức nhân sự thực hiện dự án
Để website có thể hoạt động hiệu quả và thực sự phát triển, website cần rất
nhiều nhân lực thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Kế hoạch cụ thể chuẩn bị nguồn
nhân lực để duy trì hoạt động của website như sau:
• Duy trì đội ngũ lập trình viên để xây dựng và phát triển website, khắc phục tất cả các
sự cố về kỹ thuật, cải tiến các giải pháp và đưa những ý tưởng mới thành hiện thực.
• Tuyển thêm một số thành viên mới để bảo trì và phát triển một số tính năng mở rộng
cho website.
• Tập hợp 100 tình nguyện viên làm việc và cống hiến lâu dài cho website, đồng thời

cũng luôn mở rộng số lượng tình nguyện viên để có thể tạo ra một thư viện sách với
số lượng lơn, phong phú về chủng loại.
• Tuyển các thành viên vào các vị trí quản trị nội dung tin tức và diễn đàn cho website.
Để các hoạt động của dự án có thể tiến hành trơn tru, và phân công rõ ràng giữa
các bộ phận; Dự án đã tiến hành thành lập Ban điều hành dự án từ tháng 10/2009
với các trưởng ban (TB) và các trưởng tiểu ban (TTB) theo sơ đồ tổ chức dưới đây

×