Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công viên cây xanh thành phố- trung tâm nghiên cứu và phát triển cây xanh hoa kiểng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.07 KB, 18 trang )

Đặt vấn đề.
Cây xanh là một yếu tố tạo nên diện mạo và đời sống đô thị. Trong nhiều trường hợp, niềm
tự hào của công dân về thành phố không phải là tăng trưởng kinh tế, công trình cao tầng mà
lại là cây xanh. Càng ngày người ta càng khám phá ra các gíá trị khác của cây xanh trên tất
cả các phương diện sinh học, kỹ thuật, kinh tế và văn hoá xã hội. Ngoài các gíá trị đã được
biết đến như cung cấp ô-xy, ngăn và lọc bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra vi khí hậu, còn rất nhiều
giá trị khác mà người ta không thể ngờ tới. Chẳng hạn, công viên cây xanh làm cho quan hệ
cộng đồng gắn bó hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các công viên cây xanh chính là một
môi trường mở, tạo điều kiện cho dân cư khác nhau về dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp gặp gỡ
nhau, trò chuyện, chi xẻ và thấu hiểu nhau hơn. Một khu dân cư không thể được coi là “sống
được” nếu không có công viên cây xanh.
Cây xanh làm giảm đi đáng kể các loại bệnh tật, đặc biệt là đối với các bệnh tật do sức ép
căng thẳng của đời sống xã hội công nghiệp mang lại. Trong xã hội đô thị, con người luôn
sống thường trực trong tình trạng bị “căng kéo” và “dồn nén”. Vì thế, cần phải tìm ra cách
thức để giải tỏa. Một trong những cách thức đó là công viên, cây xanh, không gian công
cộng.
Người ta có thể chấp nhận một thành phố không có khách sạn 5 sao, nhưng không thể chấp
nhận một thành phố trần trụi, không có cây xanh. Một thành phố không (hay ít) cây xanh,
công viên, vườn hoa, vườn dạo chơi bị coi là thành phố thiếu sức sống, không có “hồn” và
hơn cả là thiếu không gian văn hoá.
Hiện nay, phong trào chơi hoa và cây cảnh là một thú vui tao nhã và ngày càng trở thành
nhu cầu lớn của người dân. Nó góp phần làm đẹp cảnh quan các nhà, lại tạo ra cây xanh điều
hòa dưỡng khí, khiến cho “lá phổi xanh” của thành phố to thêm. Đối với người chơi cây
cảnh khiến họ thư giãn, sảng khoái tâm hồn vì luôn như được đắm chìm vào thiên nhiên, cỏ
cây hoa lá. Những người có tuổi hoặc đã về hưu dễ bị cuốn vào chăm sóc cây cảnh, có công
việc hữu ích, tránh được sự nhàn rỗi không có lợi cho tâm lý và sức khỏe. Cây cảnh khiến họ
được di dưỡng tâm hồn, thêm yêu thiên nhiên, yêu đời, sảng khoái, tăng thêm tuổi thọ. Hoa
và cây cảnh đã và đang phá dần thế độc canh của cây lúa, đem lại giá trị kinh tế cao. Đồng
thời đang làm thay đổi diện mạo của các vùng nông thôn, giúp cảnh quan môi trường thêm
xanh, sạch, đẹp. Đây cũng được xác định là hướng đi mới cho nền nông nghiệp đô thị
Phát triển một nguồn giống cây cảnh quý nhập ngoại là vấn đề hướng đến của các nghệ nhân


chơi cây cảnh Việt Nam ngày nay bên cạnh việc bảo tồn các giống cây cảnh nội địa. Việt
Nam là nước nhiệt đới gió mùa thuận lợi phát triển nhiều giống cây trồng từ lương thực thực
phẩm đến hoa và cây cảnh. Sản xuất hoa - cây cảnh phải gắn với thị trường tiêu thụ, thị hiếu
người tiêu dùng. Lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu sản xuất, số lượng đảm bảo cung
cầu.
Ngày nay thị trường cây cảnh trong nước có nhiều giống nhập từ nước ngoài đảm bảo cả về
hình thái và chất lượng.Phát triển giống cây cảnh nhập ngoại để có một nguồn cây giống cho
riêng mình để không phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu
Hiện nay để nhân giống các cây cảnh người ta thường dùng phương pháp nhân giống truyền
thống giâm cành, chiết cành, ghép cành. Với mục đích có thể thu được một số lượng lớn cây
cảnh với kiểu dáng đẹp mắt phục vụ nhu cầu thị trường.
Kết hợp với tác động của chất điều hòa sinh trưởng vào cành giâm có thể rút ngắn thời gian
ra rễ của cành giâm và tạo ra nhiều thuận lợi cho người trồng cây cảnh.
Nội dung báo cáo
Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công viên cây xanh
thành phố- trung tâm nghiên cứu và phát triển cây xanh hoa kiểng.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN CÔNG VIÊN CÂY XANH THÀNH PHỐ
Công ty Công Viên Cây Xanh được thành lập theo quyết định số 389/QĐ-UB ngày
25/06//1977 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh và chuyển sang loại hình
doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo quyết định số 174/QĐ-UB ngày
05/12/1997 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngày 21/07/2010, công ty
được chuyển sang loại hình công ty TNHH Một Thành Viên Công Viên Cây Xanh Thành
Phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 3195/QĐ-UBNDTP ngày 21/07/2010 của Uỷ ban
Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trụ sở chính số 02 Công Trường Quốc Tế, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Hoạt động công ích: quản lý, duy tu, cải tạo và xây dựng mới các công trình công
cộng (công viên, vườn hoa, vườn thú, cây xanh đô thị, ).
- Hoạt động kinh doanh khác: dịch vụ phục vụ khách tham quan, khai thác kinh doanh

cây, hoa kiểng, hội hoa xuân. Tư vấn dự án. Lắp đặt hệ thống điện và điện chiếu sáng các
công viên. Đại lý kinh doanh xăng dầu. Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ gỗ. Sản
xuất phân bón hữu cơ, gạch xi măng. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (không
hoạt động tại trụ sở công ty). Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô. Dịch vụ tưới nước, rửa
đường.
* Vốn điều lệ: 36.900.000.000 đồng.
- Cùng với sự phát triển đi lên của cả nước và thành phố, công ty đã có những bước
tiến vượt bậc, thực hiện tốt và hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao. Nhiều
năm liền được nhận bằng khen, giấy khen của các cấp. Đặc biệt công ty đã được nhà
nước trao tặng Huân Chương Lao Động Hạng II và Hạng III cho tập thể cán bộ công
nhân viên với các thành tích đạt được.
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC.
Xí nghiệp quản lý cây xanh 1
Địa chỉ: 59 Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3
Điện thoại: 39.361.181
Fax: 39.318.771
Đường dây nóng: 39.351.351
Xí nghiệp quản lý cây xanh 2
Địa chỉ: 209 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận 11
Điện thoại: 38.550.488 – 39.551.846 – 38.562.341
Fax: 62.933.765
Đường dây nóng: 39.557.755
Xí nghiệp vận tải, xây dựng và chế biến gỗ
Địa chỉ: 553/26 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú nhuận
Điện thoại: 22.414585 – 22.414.586 – 22.414.587
Fax: 38.478.789
Xí nghiệp giống cây trồng
Vườn ươm Hiệp Thành
Địa chỉ: 2G - 4G Khu phố 2, HT17, Phường Hiệp Thành, Quận 12
Điện thoại: 37.175.999

Vườn ươm Đông Thạnh
Địa chỉ: 290D Ấp 7, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn
Điện thoại: 37.110.002 – 37.110.430
Sân khấu ca nhạc Trống Đồng
Ðịa chỉ: 12B đường Cách Mạng Tháng 8, Phường Bến Thành, Quận 1.
Điện thoại: 38.291.292 – 38.277.940
Ban Quản lý Công viên Tao Đàn
Địa chỉ: 55C Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận1
Điện thoại: 39.309.796 – 39.301.914
Ban Quản lý Công viên Trung Tâm – Công viên Tượng Bác
Địa chỉ: 2 Công Trường Quốc Tế, Phường 6, Quận 3
Điện thoại: 38.272.698 – 38.227.701
Ban Quản lý Công viên Lê Văn Tám
Địa chỉ: Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận1
Điện thoại: 38.290.945 – 35.560.080
Ban Quản lý Công viên Gia Định 1 – Công viên Gia Định 2
Địa chỉ: Hoàng Minh Giám, Phường 9, Quận Phú Nhuận
Điện thoại: 38.442.415 – 38.446.479
Ban Quản lý Công viên Cửa Ngõ Đông TP
Địa chỉ: 11D Đường 2, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
Điện thoại: 39.374.065 – 39.683.422
Xí nghiệp Dịch vụ sân vườn
Địa chỉ: 2 Công Trường Quốc Tế, Phường 6, Quận 3
Điện thoại: 38.296.848 – 35.491.613
Xí nghiệp Phân bón Đông Thạnh
Địa chỉ: 290D Ấp 7, Xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn
Điện thoại: 0913.157.366
Trung tâm nghiên cứu phát triển và sản xuất hoa kiểng
Địa chỉ: Hoàng Minh Giám, Phường 9, Quận Phú Nhuận
Điện thoại: 38.447.430

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KỸ THUẬT
Trung tâm Đào tạo kỹ thuật, thuộc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh
thành phố Hồ Chí Minh (trước đây Cty Công viên cây xanh TP.HCM) là một trung tâm
đào tạo chuyên ngành công viên, cây xanh.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân có tay nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
về phát triển mảng xanh đô thị.
Nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất trong lĩnh
vực ngành công viên cây xanh.
Chiêu tập học viên, tổ chức lớp huấn luyện, soạn thảo lập kế hoạch giảng dạy; tổ chức
giảng dạy, thực tập, thực hành, kiểm tra đánh giá và cấp giấy chứng nhận (hoặc chứng
chỉ nghề) cho học viên sau khi hoàn tất khóa học.
Tổ chức đào tạo kỹ thuật ngành công viên cây xanh, kết hợp với nghiên cứu chuyển
giao, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật đối với các thành viên trong Hiệp hội Công
viên cây xanh Việt Nam.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
Trung tâm Đào tạo kỹ thuật ngành công viên cây xanh, được thành lập ngày 04 tháng
04 năm 2007. Trung tâm đã tổ chức thành công nhiều lớp hướng dẫn, đào tạo chuyên
ngành, cũng như các hoạt động khác. Một số trong đó:
Tổ chức 03 lớp kỹ thuật trồng, chăm sóc bảo dưỡng công viên cây xanh.
Tổ chức 03 lớp Thiết kế sân vườn cơ bản.
Hợp đồng giảng dạy với Phòng quản lý đô thị thị xã Trà Vinh mở lớp chuyên đề Kỹ
thuật trồng, chăm sóc bảo dưỡng cây xanh đô thị.
Xây dựng đề án cải tạo, phát triển và quản lý cây xanh đô thị Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương.
Tham gia Hội đồng Khoa học xét duyệt đề tài “Nghiên cứu phát triển hệ thống cây
xanh thành phố Bến Tre giao đoạn 2011 - 2015”.
Mở lớp Hướng dẫn phát triển mảng xanh vỉa hè dành cho cán bộ phụ trách công tác
này tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
CÁC KHÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH

(1) Kỹ thuật trồng, chăm sóc bảo dưỡng Công viên Cây xanh
(2) Thiết kế sân vườn cơ bản
(3) Kỹ thuật Bonsai
(4) Kỹ thuật trồng Hoa lan
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN CÂY XANH HOA KIỂNG
A. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG:

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học- công nghệ, các dự án sản xuất thử cấp Nhà
nước, cấp ngành;
Tham gia xây dựng các đề án, dự án tiền khả thi (luận chứng kinh tế kỹ thuật), các
công trình xây dựng, chăm sóc bảo quản công viên cây xanh;
Tư vấn phản biện các vấn đề khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ngành công viên cây
xanh;
Hợp tác với các nhà khoa học, các tổ chức để nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận và
chuyển giao các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực ngành công viên cây xanh;
Nuôi cấy mô những giống hoa kiểng mới;
Nghiên cứu ứng dụng, hợp lý hoá sản xuất.
B. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG:
1. Về nghiên cứu:
Thực hiện thành thành công việc nuôi cấy mô cây hoa Dạ Yên Thảo, Cát Tường, Lan
Dendrobium đỏ, hoa Chuông;
Sản xuất cây mô ngoài vườn ươm;
Sưu tập, phân loại thực vật các loại hoa, kiểng lá, kiểng trồng trong chậu phổ biến trên
thị trường;
Thực nghiệm theo dõi bệnh lý đặc thù các loại cây kiểng trang trí;
Thực hiện các đề tài đăng ký với công ty hàng năm.
2. Về sản xuất.
Trồng các loại cây kiểng lá nội thất, chậu treo, kiểng bonsai, kiểng tạo hình;
Hợp đồng gia công cấy mô;
Tham gia công trình trang trí nội thất, sân vườn, các cơ quan, trường học, hộ dân theo

nhu cầu khách hàng;
Nhận chăm sóc bảo dưỡng các loại kiểng chậu, mai vàng, kiểng cổ.
3. Đào tạo ngoại khóa:
Hướng dẫn thực hành cho học sinh cấp 2 và cấp 3 về cấy mô và vườn ươm hoa kiểng;
Hướng dẫn sinh viên các trường đại học về cấy mô thực vật và cho sinh viên thực tập
làm đề tài về cấy mô thực vật.
Nội dung báo
Giới thiệu về Vạn Niên Tùng đài loan.
Gắn bó với nghệ nhân chơi cây cảnh thì có thể nói đến Tùng một giống cây cảnh có
giá trị cao về mặt kinh tế và nghệ thuật. Cây cảnh ở Việt Nam nhiều chủng loại
nhưng người chơi cây cảnh thương không chịu dừng ý định tìm kiếm và khám phá
để tạo ra sự giàu có và phong phú cho bộ sưu tập của mình. Trong số những cây
cảnh nhập ngoại, hiện nay, một số giống Tùng Đài Loan đang đứng một vị trí
không kém tầm so với Bonsai, Kim Quất, Lan…
Sơ lược về Tùng
Tùng là chủng loại cây phổ biến tại Việt Nam. Không phân biệt vùng nào trên đất
nước đều có thể nuôi trồng tốt.
Việc nhân giống càng dễ dàng hơn vào trước mùa mưa khi cây đã có đủ lá xanh
tươi khỏe mạnh của mùa xuân để tập trung cho việc phun rễ (lúc này chất dinh
dưỡng được tổng hợp ở lá để đưa xuống hình thành phôi rễ). Việc nhân giống Tùng
các loại đã thành công 80% đối với phương pháp giâm cành và 100% khi chiết
cành.
Việc nuôi trồng cây Tùng trong nhà vườn đã được phổ biền từ lâu, tuy nhiên chúng
ta còn chủ quan trong việc chăm sóc, bỏ mặc chúng tự sinh sôi mà không chú ý đến
vấn đề chất trồng, nước tưới, sâu bệnh. Tỷ lệ thích hợp đối với đất trồng bao giờ
cũng phải có 35% đá sỏi, 50% đất, 15% các loại phân, bánh dầu, thuốc các loại.
Nếu cây không xanh tốt, sinh trưởng kém thì bạn phải kiểm tra lại nơi chúng sinh
sống, có đủ chất trong đất hay không, nước tưới, ánh nắng nhất là nếu không có
ánh nắng thì không thể đạt đến độ xanh lá cần thiết cho việc quang hợp trên cây
Tùng.

Khi cây còn nhỏ, mức độ phát triển rễ không kém gì Sanh, Si, rễ cây có khả năng
mọc nhanh và chiều dài rễ có lúc gấp 3 lần chiều dài thân. Tuy nhiên khi đã trưởng
thành, rễ cây lại phát triển tỷ lệ với thuận với số lượng lá cần nuôi dưỡng, điều này
gây khó khăn cho việc cắt tỉa nuôi trồng (dư chất cây chết, thiếu chất cũng chết) do
vậy các nghệ nhân phải tính toán được tỷ lệ giữa việc cắt bỏ cành tán khi định hình
dáng thế với việc tỉa bớt rễ cho hài hòa cả cây, chẳng bao giờ cắt bỏ nhỏ hơn 40%
số lá trên cây sẽ khiến tỷ lệ cây chết rất cao.
Phản ứng của cây khi tỷ lệ mất cân đối là: chồi non phun mạnh, lá cây thay đổi
màu sắc, thân chuyển sang sọc trắng của việc thối vỏ, lá chuyển dạng kim dài ngậm
nước tất cả chừng 1 tháng sau cây rụng toàn bộ lá rồi chết.
Về sinh lý cây Vạn Niên Tùng có phổ quang hợp rộng, thích nghi được nhiều điều
kiện nắng: từ mức nắng ít đến mức nắng nhiều 100%, tuy nhiên để cây phát triển
tối ưu và thể hiện hết đặc tính của loài thì thời gian chiếu sáng trong ngày phải ít
nhất là 5 tiếng
các giống kể tùng trên có thể được nhân giống bằng cách giâm cành hay chiết cành
hoặc trồng từ hạt, môi trường chất trồng ưa thích của tùng là đất cát pha, thành
phần đất có kết cấu nhẹ cây thích hợp độ pH chất trồng từ 6-7, là cây ưa nước
nhưng có khả năng chịu hạn cao, cây rất sợ bị úng nước,khi cây úng nước dấu hiệu
thể hiện là các đọt là buồn buồn, màu sắc nhợt nhạt, nếu không xử lý kịp thời cây sẽ
suy yếu và chết.
Phân loại Tùng
Chủng loại Tùng có rất nhiều, gần đây việc du nhập các giống Tùng nước ngoài
vào nước ta rất nhiều. Vì khả năng thích nghi của Tùng với điều kiện khí hậu nước
ta khá tốt nên dần dần Tùng Đài Loan không chỉ góp mặt trong các hội chợ triển
lãm mà dần xuất hiện phổ biến hơn trong các vườn cây cảnh nhỏ lẻ, các tư gia.
Vạn Niên Tùng là loại cây lâu năm tuổi thọ có thể đến hàng trăm năm, thích nghi
rộng với nhiều vùng đất, nhưng phát triển tốt trên đất phù sa, cây ưa sáng (cây phát
triển tốt khi có đủ ánh sáng) và nước . Cây Vạn Niên Tùng Đài Loan có nguồn gốc
từ Đài Loan được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây.
Vạn Niên Tùng có nhiều chủng loại như: La Hán Tùng, Tùng Kim Cương. Từng

loại lại nhờ có hình dáng là khác nhau mà nảy sinh ra nhiều loại khác nhau như,
Tùng Đài Loan lá kim, Tùng Đài Loan lá bầu…Ngay trong Việt Nam cũng có Vạn
Niên Tùng nhưng trồng ở miền Bắc và miền Nam sẽ có hình dáng khác nhau.
- Vạn Niên Tùng Bắc: Lá dài và mỏng, đọt xanh đọt chuối (theo mình thì lá dài,
mỏng, cong xuống mặt trái lá, đọt khi mới ra có màu xanh đọt chuối nhạt, dần dần
chuyển xanh lá và xanh thẩm, mắt lá rất thưa hơn Vạn Niên Tùng Nam).
- Vạn Niên Tùng Nam: lá dài hơi to ngang, dày hơn chút. (theo mình thì hơi dài
nhưng không dài bằng Vạn Niên Tùng Bắc, ngang bằng nhau vì lá ngắn và không
cong nên nhìn ngờ ngợ lá dài, đọt mới ra có màu trắng -> xanh đọt chuối (lúc này
nếu buổi tối dùng đèn pin xịt vào sẽ thấy có màu trắng vì mặt trái lá có phản xạ ánh
sáng) lớn dần màu xanh thẩm, mắt lá khít hơn 1 chút .Nhìn đẹp hơn các loại kia).
- Vạn Niên Tùng Đài Loan: Lá dài, to ngang hơn tùng ta, đầu lá tròn chứ không
nhọn, dày, đầu lá non ra như bông cúc. ( nhìn màu sắc lá hơi dợt hơn, nhìn giống
như lá mũ, do lớn và đầu lá bầu tròn. Không đẹp lắm, nhìn lá hơi thô, chỉ hơi hiếm
nên mắc 1 chút).
- Vạn Niên Tùng lá nhỏ: Giống y hệt Vạn Niên Tùng Nam, nhưng lá dài và to chỉ
bằng phân nửa (khoảng 2-3cm) nhìn như lưỡi chim - có nơi còn gọi vnt lưỡi chim.
(lá này cong về mặt trái lá nhưng đoạn giữa lá lớn nhất , đuôi lá hơi nhọn, nhìn tổng
thể thì đây là loại lá nhỏ tổng thể lá chỉ = 2/3 Vạn Niên Tùng Nam, mắt lá rất khít.
Nhìn đẹp, nhuyễn và có vẻ mềm hơn).
- Tùng Kim Cương lá nhỏ, tương tự lá Vạn Niên Tùng Đài Loan nhưng ngắn và
chỉ to bằng phân nửa loại lớn, đầu búp non ra chùm chùm như tia chiếu của kim
cương nên có nơi gọi là Tùng Kim Cương.
-Tùng La Hán và Tùng Đài Loan có khả năng hô hấp và quang hợp qua lớp da ( vỏ)
rất kém, cho nên khi khai thác hay cắt tỉa chúng ta phải hạn chế cắt bỏ hoàn toàn bộ
lá mà nên để lại một số lá trên cây( điều này vô cùng có ý nghĩa đối với cây mới
khai thác vì nó mang tính sống còn của gốc phôi). Vào giai đoạn cây đang ra lá non
hệ rễ rất nhạy cảm vói các tác động cơ học từ bên ngoài, vì vậy việc thay chất
trồng, thay chậu chứa hoặc vận chuyển đường dằn sốc hay uốn tỉa lại cây nên tránh
thực hiện trong giai đọan này.

Ngoài các Tùng trên, trong mỗi loại còn chia ra làm 2 loại là Đực và cái. Cái thì có
hoa và quả thì ra như ông sư La Hán ngồi tụng kinh nên gọi là tùng La Hán. Đực
chỉ có hoa, không có qủa. Vạn Niên Tùng Bắc, nếu kích thích ra bông cực nhiều thì
có trái (rất ít đậu trái), trái này gieo trồng lại thì có đọt non mới ra màu hồng phấn.
Sự hình thành rễ của cành chiết, cành giâm và việc nhân giống vô tính cây
trồng
Cở sở của hình thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm
Rễ bất định là những rễ được hình thành về sau này của các cơ quan dinh dưỡng
như cành, thân lá Rễ bất định có thể được hình thành ngay trên cây nguyên vẹn
( cây đa, cây si ), nhưng khi cắt cành khỏi cơ thể mẹ là điều kiện kích thích sự
hình thành rễ và người ta vận dụng để nhân bản vô tính.
Rễ bất định của hầu hết thực vật được hình thành sau khi cắt cành khỏi cây mẹ,
nhưng cũng có một số loài rễ bất định được hình thành từ trước dưới dạng các mầm
rễ ở trong phần vỏ và chúng nằm yên đến khi cắt cành thì ngay lập tức đâm ra khỏi
vỏ. Với các đối tượng như vậy thì cành giâm, cành chiết ra rễ một cách dễ dàng.
Nhưng đa số trường hợp rễ bất định được hình thành trong quá trình con người có
tác động đến nó nhằm mục đích nhân giống.
Nghiên cứu nguồn gốc và quá trình xuất hiện của rễ bất định ở cành chiết, cành
giâm có ý nghĩa quan trọng trong việc điều khiển sự hình thành rễ bất định trong
việc nhân giống vô tính cây trồng. Có thể chia làm ba giai đoạn của quá trình hình
thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm.
- giai đoạn đầu là sự tái phân chia của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh ) tức là
một số tế bào xảy ra sự phản phân hoá mạnh ở vùng xuất hiện rễ tạo nên một đám
tế bào lộn xộn, đó là mầm mống của rễ.
- Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn xuất hiện mầm rễ.
- Giai đoạn cuối cùng là sự sinh trưởng và kéo dài của rễ, rễ chui qua vỏ để ra bên
ngoài cành để tạo nên rễ bất định.
các giai đoạn này khác nhau về yêu cầu đối với auxin. Giai đoạn đầu đòi hỏi một
hàm lượng auxin rất cao để khởi xướng sự phản phân hoá tế bào mạnh mẽ. nồng độ
kích thích của Auxin là 10-4 - 10-5 g/cm3. Giai đoạn thứ hai cần hàm lượn auxin

thấp hơn cho sự xuất hiện rễ ( 10-7 g/cm3 ), còn sự sinh trưởng của mầm rễ thành
rễ thì đòi hỏi lượng Auxin rất thấp ( 10-11 - 10-13 g/cm3 ) và thậm chí sự có mặt
của Auxin trong giai đoạn này còn gây hậu quả ức chế sự sinh truởng của rễ.
Nếu như quan hệ giữa auxin và sự hình thành rễ bất định là dương tính thì ngược
lại xytokinin và gibberellin lại gây ức chế sự hình thành rễ bất định của cành chiết,
cành giâm. ngoài ra điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất quan trọng dến sự hình
thành rễ bất định. Điều kiện cần thiết là : độ ẩm bão hoà, ánh sáng tán xạ, nhiệt dộ
20-30
0
C
Nghiên cứu cơ sở sinh lý của sự hình thành rễ bất định có ý nghĩa quan trọng trong
việc nhân giống vô tính cây trồng.
Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng xúc tiến hình thành rễ bất định của cành
chiết, cành giâm trong việc nhân giống vô tính.
Trong nhiều năm qua, phòng thí nghiệm sinh lý thực vật trường Đại Học Nông
Nghiệp I đã tập trung nghiên cứu cở sở sinh lý của sự tái sinh rễ ở cành giâm để
xây dựng một quy trình nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành cho nhiều
đối tượng cây trồng : cây ăn quả, cây công nghiệp, cây thuốc, cây cảnh Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tái sinh rễ bất định ở cành chiết, cành giâm là một quá
trình sinh lý phức tạp liên quan chặt chẽ với điều kiện nội tại và điều kiện ngoại
cảnh mà trong đó tác dụng kích thích của auxin là rất quan trọng. Vì hàm lượng
Auxin nội sinh trong cành chiết, cành giâm không đủ cho sự hình thành rễ nhanh
chóng, nên con người phải xử lí Auxin ngoại sinh cho cành giâm cành chiết để xúc
tiến sự xuất hiện rễ.
Hiện nay, có hai phương pháp chính dể xử lí auxin cho cành chiết, cành giâm.
- Phương pháp xử lí nồng độ đặc hay phương pháp xử lí nhanh. Nồng độ Auxin
giao động từ 1000 - 10000 ppm. với cành giâm thì nhúng phần gốc vào dung dịch
trong 3-5 giây, rồi cắm vào giá thể. Với cành chiết thì sau khi khoanh vỏ, chúng ta
tẩm bông bằng dung dịch Auxin đặc rồi bôi lên chỗ khoanh vỏ, nơi xuất hiện rễ bất
định. sau đó bầu bằng đất ẩm. phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả cao vì gây

nên "cái sốc sinh lý" cần cho giai đoạn đầu của sự xuất hiện rễ. Ngoài ra, phương
pháp này không đòi hỏi các thiết bị ngâm cành giâm và hoá chất tiêu tốn ít hơn.
- Phương pháp nồng độ loãng - xử lí chậm. Nồng độ Auxin sử dụng từ 20 -200
ppm tuỳ thuộc vào loài và mức độ khó ra rễ của cành giâm. Đối với cành giâm ,
ngâm phần gốc của dung dịch auxin 10 -24 giờ, sau đó cắm vào giá thể. Với cành
chiết thì trộn dung dịch vào đát bó bầu dể bó bầu cho cành chiết.
Các chất auxin được sử dụng là : IBA, anpha - NAA và 2,4D(IBA > NAA > 2,4D).
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề :
+ Hiệu quả của hai phương pháp xử lí
+ Đặc điểm cành giâm, tuổi cành, vị trí cành giâm, số lá để lại, cây mẹ
+ Các điều kiện ngoại cảnh : ánh sáng nhiệt độ giá thể
Kết quả nghiên cứu đã cho phép các nhà nghiên cứu tạo nên được một chế phẩm
giâm chiết cành có hiệu quả tốt cho sự ra rễ của cành chiết cành giâm và đã được sử
dụng rộng rãi, đưọc đánh giá cao trong sản xuất.
Chế phẩm giâm chiết cành bao gồm hỗn hợp của auxin (BA< anpha - NAA) phối
chế với một số chất khác như acid nicotinic và vitamin.
Phương pháp giâm hom.
Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đã và đang đưa vào sử dụng ngày
một nhiều và đóng một vai trò không thể thiếu được trong công tác chọn giống, bảo
tồn tài nguyên di truyền ở trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Chính vì thế
việc nghiên cứu nhân giống bằng hom là việc làm thiết thực nhằm góp phần đẩy
nhanh sản xuất cây con bằng hom phục vụ cho việc trồng rừng.
Đối với phương pháp giâm hom thì dễ dàng thực hiện, ít tốn kém đầu tư, dễ dàng
mở rộng và chuyển giao cộng nghệ cho các cơ sở sản xuất. Các phương pháp chủ
yếu là từ cành hoặc chồi được cắt thành từng đoạn dài 10- 15cm, nhúng vào thuốc
bột và cắm vào giá thể bằng cát hay trong túi bầu. Hom được phun mù thẹo định kỳ
để giữ ẩm cho hom giâm không bị quá khô hay quá ẩm. Kết quả của hom giâm được
xác định bởi thời gian ngắn và tỷ lệ ra rễ cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả của việc giâm hom, nhưng phụ thuộc bởi ba yếu tố chính là: khả năng ra rễ của
hom giâm (cá thể, giai đoạn và vị trí của hom), môi trường giâm hom và các chất

kích thích ra rễ
Quy trình chung giâm cành cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp
1. Chọn cành giâm : cành bánh tẻ, lá không bị bệnh.
2. Cắt các đoạn cành giâm ( 10 -15 cm ) có ít nhất 1 lá. Nếu cành giâm có nhiều lá
thì cắt bớt lá.
3. Nhúng phần gốc vào dung dịch ngâm chiết cành với thời gian 3 - 5 giây.
4. Cắm cành giâm vào giá thể - giá thể phải ẩm, thoáng, tốt nhất là cát sạch.
5. Nhà giâm cành phải che ánh sáng trực xạ, chỉ sử dụng ánh sáng tán xạ.
6. Phun ẩm thường xuyên bằng máy phun sương hoặc bình phun thuốc trừ sâu.
Trong thời gian đầu phải đảm bảo thường xuyên lá không bị héo, lá luôn ướt.
7. khi xuất hiện rễ thì giảm phun nước vào có thể cho vào bầu đất nilông. Giá thể
tốt nhất là 1/2 phân chuồng mục và 1/2 đất màu. khi thấy rễ đâm ra sát túi nilông thì
có thể trồng ra vườn ươm hoặc trực tiếp ra vườn.
Thời vụ giâm chiết cành tốt nhất là vào mùa xuân sang hè (tháng 3, 4, 5) và thời vụ
thu (tháng 9 và 10). Nếu giâm chiết cành vào những tháng nóng nực của mùa hè và
những tháng lạnh lẽo của mùa đông thì rất khó thành công.
Nội dung thí nghiệm.
Mục đích thí nghiệm.
Khảo sát sự ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA đến sự ra rễ của Tùng
Đài Loan.
Vật liệu và phương pháp.
Mẫu : Tùng Đài Loan lấy từ công viên Gia Định trực thuộc Công Ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn Một Thành Viên Công Viên Cây Xanh Thành Phố.
Giá thể : Xơ dừa, tro trấu, cát, đất.
Hóa chất: NAA (xuất xứ Trung Quốc) với các nồng độ từ 1000-1500-2000 ppm.
Sử dụng phương pháp giâm hom để khảo sát quá trình ra rễ của Tùng Đài Loan.
Tiến trình thí nghiệm.
Chọn vị trí vườn thoáng mát. Gần nguồn nước tưới.
Chọn lựa mẫu Tùng Đài Loan: cắt một đoạn ngắn chừng 3-5 cm, bỏ những lá héo lá
vàng.

Pha chất điều hòa sinh trưởng NAA với các nồng độ 1000-1500-2000 ppm.
Lựa thời điểm buổi sáng để giâm cành, lúc này khí trời mát mẻ và chu trình sinh
trưởng của cây là tốt nhất.
Trộn giá thể: ta sử dụng 2 loại giá thể lá cát và hỗn hợp xơ dừa-tro trấu ( 50-50 )
với mục đích khảo sát ảnh hưởng sự thông thoáng của giá thể đến sự hình thành rễ
của cành giâm.
Vật liệu chứa giá thể: ta chọn ly nhựa có đục lổ để dễ dàng cho việc quan sát sự ra
rễ của cành giâm.
Ta có sơ đồ thí nghiệm
Đối chứng 1000ppm 1500ppm 2000ppm
Cát 180 mẫu 180 mẫu 180 mẫu 180 mẫu
Tro trấu-
Xơ dừa
180 mẫu 180 mẫu 180 mẫu 180 mẫu
Mỗi nghiệm thức có 60 mẫu và thực hiện lặp lại 3 lần. Vậy có tất cả 180 mẫu.
Thời gian thực hiện từ 15/11/2011 đến 15/02/2012 ( 3 tháng )
Thời gian đầu của quá trình giâm hom, do vị trí tiến hành thí nghiệm được dắt dưới
vườn lan nên độ che phủ ánh sáng trực xạ được dảm bảo và hệ thống tưới nước tự
động đã đảm bảo được nhu cầu nước ban đầu của cành giâm.

×