Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA RAU CẢI BẸ XANH, CẢI BẸ TRẮNG VÀ XÀ LÁCH LÔ LÔ ĐỎ TRÊN GIÁ THỂ XƠ DỪA TRONG NHÀ CHE PHỦ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG TRẠI VÀ THỰC PHẨM MIỀN ĐÔNG – TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.42 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA RAU CẢI BẸ
XANH, CẢI BẸ TRẮNG VÀ XÀ LÁCH LÔ LÔ ĐỎ TRÊN GIÁ THỂ XƠ
DỪA TRONG NHÀ CHE PHỦ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG TRẠI VÀ
THỰC PHẨM MIỀN ĐÔNG – TỈNH BÌNH DƯƠNG
GVHD: 1. TH.S Trần Đức Việt
2. TH.S Trần Thị Phương Nhung
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Sơn Ngân
2. Đinh Thị Nhàn
3. Nguyễn Thị Phúc
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2013
LỜI CẢM ƠN
“Uống nước nhớ nguồn” đó là một truyền thống tốt đẹp và cao quý của con
người Việt Nam.
Trong tâm tình biết ơn đó tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Công ty cổ phần nông trại và thực phẩm Miền Đông đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho chúng tôi thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu nhà trường, viện sinh học và thực phẩm, phòng quản lý hóa chất
dụng cụ của viện, giảng viên quản lý phòng động vật, thực vật, hóa sinh trường
Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ chúng tôi về mặt thiết
bị, dụng cụ, hóa chất cần thiết.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới giảng viên Th.s Trần Đức Việt
, Th.s Trần Thị Phương Nhung là những người theo sát nhóm, đã tận tình hướng
dẫn, khích lệ, giúp đỡ cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài.
Cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã cùng chúng tôi chia sẻ


những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Nhờ vậy mà chúng tôi có thể
hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Cuối cùng tôi xin kính chúc Ban Giám Hiệu nhà trường, quý Thầy Cô cùng tất
cả các bạn sức khỏe, hạnh phúc luôn thành công và gặp nhiều may mắn trong
cuộc sống cũng như công việc của mình.
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cám ơn!
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

























NHẬN XÉT CỦA GVHD























MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………
II. TỔNG QUAN ……………………………………………………………
2.1 Giới thiệu về nơi thực hiện đề tài ……………………………………………
2.2 Giới thiệu về rau an toàn ……………………………………………………

2.3 Một số đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau ……………………
2.3.1 Một số đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau cải bẹ trắng …
2.3.2 Một số đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau cải bẹ xanh …
2.3.3 Một số đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau xà lách lô lô đỏ.
2.4 Tình hình sản xuất rau sạch trong và ngoài nước ……………………
2.4.1 Tình hình sản xuất rau sạch trong nước ………………………………
2.4.2 Tình hình sản xuất rau sạch trên thế giới ……………………………….
2.5 Nghiên cứu về trồng rau trong nhà có mái che trong nước và thế giới ……
2.6 Một số thành tựu về sản xuất rau ……………………………………………
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài …………………………………
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………….
3.2 Vật liệu nghiên cứu …………………………………………………………
3.2.1 Giống rau ………………………………………………………………
3.2.2 Giá thể nghiên cứu ………………………………………………………
3.2.3 Tro trấu ……… …………………………………………………………
3.2.4 Phân bón …………………………………………………………………
3.3 Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………
3.3.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………………………
3.3.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu ………………………………………
3.4 Các phương pháp nghiên cứu ………………………………………………….
IV. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ……………………………………………
4.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến sự sinh trưởng rau cải bẹ
trắng ………………………………………………………………………
4.1.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến sự sinh trưởng chiều
dài lá rau cải bẹ trắng ………………………………………………………
4.1.2 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến sự sinh trưởng số lá
rau cải bẹ trắng ………………………………………………………………
4.2 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến sự sinh trưởng rau cải bẹ

xanh ………………………………………………………………………
4.2.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến sự sinh trưởng chiều
dài lá rau cải bẹ xanh ……………………………………………………….
4.2.2 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến sự sinh trưởng số lá
rau cải bẹ xanh ………………………………………………………………
4.3 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến sự sinh trưởng rau xà lách
lô lô đỏ ……………………………………………………………………
4.3.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến sự sinh trưởng chiều
dài lá rau xà lách lô lô đỏ …………………………………………………
4.3.2 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến sự sinh trưởng số lá
rau xà lách lô lô đỏ …………………………………………………………
4.4 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến năng suất của các loại rau
4.4.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến năng suất rau cải bẹ
xanh …………………………………………………………………………
4.4.2 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến năng suất rau cải bẹ
trắng ………………………………………………………………………
4.4.3 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn xơ dừa: tro trấu đến năng suất của rau xà
lách lô lô đỏ …………………………………………………………………
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………
I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rau xanh là món ăn không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của mỗi người,
mỗi gia đình.Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm
khác không thể thay thế được như các loại vitamin A, B, C, D, E, K, các loại
axít hữu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe rất cần cho sức khỏe. Rau không chỉ
cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng chữa bệnh. Chất xơ trong
rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột, vitamin C
giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, vitamin D trong rau giàu caroten có thể hạn chế
những biến cố về ung thư phổi. Ngày nay, thu nhập của người dân ngày càng

tăng lên và ổn định,nhu cầu cuộc sống càng cao thì rau quả tươi càng đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giúp hạn chế sự mất cân đối trong
khẩu phần ăn hằng ngày.
Tuy nhiên vấn đề vể rau sạch hiện nay đang là một vấn đề rất cấp thiết của xã
hội, là vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thị trường rau quả. Cùng với sự
tăng trưởng của xã hội, con người không chỉ thích “ăn ngon, mặc đẹp” mà còn
phải đảm bảo vệ sinh, tốt cho sức khỏe.Trong khi mà nguồn cung cấp thực phẩm
chủ yếu là từ việc trồng trọt truyền thống và phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện
thời tiết, khí hậu, đất đai nước tưới thì việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao
này dường như là một bài toán nan giải.
Hơn nữa người tiêu dùng luôn phải đối mặt với các loại rau củ quả có sử
dụng dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, vi khuẩn, hóa chất gây bệnh.
Nhiều nông dân vì lợi ích kinh tế mà vi phạm nguyên tắc sử dụng thuốc bảo
vệthực vật một cách vô tội vạ, nhất là những thuốc bảo vệ thực vật có xuất xứ từ
Trung Quốchoặc không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, một số nơi do khan hiếm nước
tưới, nhiều hộ gia đình lại sử dụng luôn nguồn nước thải từ các nhà máy để tưới
cho rau,mặc dù đã được khuyến cáo có chứa nhiềukim loại nặng độc hại như
chì, thủy ngân, asen (thạch tín).
Từ thực tế đó nhóm xin đưa ra một giải pháp áp dụng phương thức mới vào việc
trồng rau: trồng rau trên giá thể trong nhà lưới.
Với công nghệ nhà lưới kết hợp với quy trình canh tác trên giá thể chophép cách
ly một phần với môi trường sâu bệnh bên ngoài, giảm bớt được lượng phân bón
hóa học, chủ động được hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây hại cho sức
khỏe người tiêu dùng ở trong rau, chủ động sản xuất rau quanh năm không phụ
thuộc vào thời tiết, cho sản phẩm rau có mẫu mã đẹp và an toàn.Do đó chúng tôi
thực hiên đề tài : “ Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của rau cải bẹ
xanh,cải bẹ trắng và xà lách lô lô đỏ trên giá thể xơ dừa trong nhà lưới tại công
ty cổ phần nông trại và thực phẩm Miền đông- Tỉnh Bình Dương”
2. Mục đích và địa điểm nghiên cứu của đề tài
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty cổ phần nông trại và thực phẩm

Miền Đông tỉnh Bình Dương.
Đề tài nghiên cứu xác định giá thể trồng thích hợp đối với các loại rau ăn lá .
Trên cơ sở đó xây dựng được quy trình sản xuất rau cải bẹ xanh, cải bẹ trắng và
xà lách lô lô đỏ trên giá thể xơ dừa trong nhà lưới để tạo ra được loại sản phẩm
rau sạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho nhà sản xuất.
3. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ở Việt Nam, một trong những vấn đề cần được giải quyêt là ô nhiễm
môi truờng và an toàn thực phẩm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng
trên, trong đó việc lạm dụng hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích
thích sinh trưởng, sử dụng nguồn đất và nước ô nhiễm để trồng rau đang ngoài
tầm kiểm soát. Với phương thức sản xuất nông nghiệp này từ trước đến nay, đa
phần người tiêu dùng chủ yếu tiêu thụ các sản phầm nông nghiệp như rau xanh,
hoa quả không rõ nguồn gốc.
Thống kê của ngành y tế cho thấy trong 2 năm 2010 và 2011, số người ngộ độc
thực phẩm phải nhập viện cấp cứu do nguồn rau, củ, quả thiếu an toàn ở Việt
Nam lên đến hơn 700 người. Theo số liệu của chi cục bảo vệ thực vật thành
phố Hồ Chí Minh, vào cuối năm 2005, tỷ lệ rau an toàn không thực sự an toàn là
một con số gây “sốc” cho người tiêu dùng : 34/37 mẫu đăng ký là rau an toàn
không có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho quy định. Kết quả điều tra
của Chi cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN & PTNT) công bố ngày 3/2/2010 trong số
24 mẫu rau xanh lấy tại Hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ chế biến sản phẫm nông
sản an toàn xã Vân Nội có dư lượng hoạt chất thuốc Fipronil vược 12,5 lần mức
dư lượng tối đa cho phép.
Trong những năm gần đây, chính phụ đã ban hành nhiều chính sách khuyến
khích việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm sạch,
tăng hiệu quả kinh tế cho một đơn vị diện tích canh tác. Trong đó việc canh tác
trong nhà có mái che (green house) là một giải pháp phù hợp, vừa có khả năng
trồng cây trái vụ, tăng năng suất chất lượng sản phẩm, giảm thiểu lượng thuốc
trừ sâu, phân bón góp phần xây dựng nền nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tính đến năm 2008 Việt Nam có khoảng 300
ha nhà có mái che (green house) sử dụng cho sản xuất các loại cây như: rau, hoa,
củ, quả…. Tuy nhiên con số này còn rất thấp so với nhu cầu sản xuất . Mặt khác,
các loại nhà có mái che ở Việt Nam chủ yếu được nhập từ nước ngoài như
Trung Quốc, Israel, Đài Loan, Nhật Bản… giá thành rất đắt, trung bình một mét
vuông nhà có mái che của Trung Q uốc là trên 1 triệu đồng, của Israel là trên 3
triệu đồng, của Đài Loan cũng từ 1-3 triệu đồng. Đây là một trong các lý do tại
sao tốc độ phát triển nhà có mái che ở Việt Nam còn rất chậm. Thực tế trên cho
thấy, để phát triển nhà có mái che phục vụ việc phát triển nền nông nghiệp sản
phẩm sạch, việc nghiên cứu chế tạo tại Việt Nam các loại hình nhà có mái che
với giá thành rẻ, có chu kỳ sử sụng dài hạn là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát
triển nông nghiệp.
Tóm lại, với yêu cầu chất lượng và số lượng ngày càng cao cùng với việc đảm
bảo sức khỏe của người tiêu dùng trong và ngoài nước thì vấn đề sản xuất rau
theo phương pháp truyền thống sẽ gây cản trở sự phát triển của ngành sản xuất
rau ở nước ta. Bên cạnh diện tích đất canh tác nước ta ngày càng bị thu hẹp do
việc đô thị hóa, diện tích đất bị ô nhiễm hóa học của các vùng ngày càng tăng.
Điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam hiện cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến
nông nghiệp nói chung và rau sạch nói riêng. Cần phải có cách giải quyết để tìm
ra hướng đi đúng cho ngành sản xuất rau sạch.
Từ nhiều năm trước các nhà khoa học cũng như những người nông dân đã
nghiên cứu và đưa ra nhiều hệ thống, mô hình trồng rau khác nhau. Trong đó mô
hình trồng rau trên giá thể trong nhà che phủ mà không trồng trực tiếp lên đất
phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta. Mô hình này không đòi hỏi người sản
xuất phải có trình độ kĩ thuật cao, vốn đầu tư ban đầu không lớn nhưng giúp
chúng ta chủ động được trong vấn đề năng suất và chất lượng của các loại rau.
Vì thế việc lựa chọn mô hình trồng rau trên giá thể là hợp lý và cần thiết với
ngành sản xuất rau của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
4. Giới hạn của đề tài
Trong thời gian thực tập từ ngày 1/3 đến 1/4 chúng tôi chỉ mới có thể thực

hiện được bước đầu nghiên cứu chọn công thức giá thể phù hợp đối với các đối
tượng rau ăn lá là rau cải bẹ xanh, cải bẹ trắng và xà lách nhằm xây dựng quy
trình trồng rau an toàn trên giá thể trong nhà màng
II. TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về nơi thực hiện đề tài
Được thành lập trên cơ sở dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh
Bình Dương từ năm 2009.Được sự hỗ trợ của Phòng Kinh Tế TX.Thuận An
(Bình Dương) (vốn đầu tư 70%), ông Nguyễn Thanh Hùng (vốn đầu tư 30%) đã
triển khai mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại xã hưng định (TX.
Thuận An) để cung ứng các loại rau an toàn.Đến nay, Công Ty Cổ Phần Nông
Trại và Thực Phẩm Miền Đông, đóng trên địa bàn xã Hưng Định, thị xã Thuận
An đã trở thành một trong những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
của tỉnh Bình Dương.
Công ty đã bắt đầu đi vào triển khai từ năm 2010, chỉ với 200 mét vuông đất để
làm mô hình ứng dụng. Mô hình được đầu tư, hỗ trợ đầy đủ về kỹ thuật cũng
như chi phí và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Với tiêu chí cung
cấp thực phẩm an toàn chất lượng cao cho mọi người trên nền tản công nghệ tự
nhiên và thân thiện với môi trường, mô hình đã đầu tư đủ các trang thiết bị hiện
đại như hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới nước và bón phân tự động…. Đến nay
các loại cây trồng đưa vào ứng dụng như cà chua, xà lách, khổ qua… đều đã
mang lại kết quả khả quan. Với 200 mét vuông trồng xà lách một tháng thu được
khoảng 500 kg, cà chua 6 tháng thu hoạch một lần (một cây đạt khoảng 5kg),
chất lượng rau tốt, có thể bảo quản được lâu hơn các sản phẩm trồng theo
phương pháp truyền thống.
Cho đến nay ông Nguyễn Thanh Hùng đã liên kết với với Công Ty Cổ phần
Nông trại và Thực Phẩm Miền Đông để mở rộng quy mô lên đến 3.000 mét
vuông nhà lưới, cùng với 1.000 mét vuông cơ sở đi kèm như hệ thống nước tưới,
kho phân bón, phòng thí nghiệm, nơi sơ chế rau.
Với diện tích chỉ vào khoảng 3.000 mét vuông, chủ yếu trồng các loại rau, củ,
quả…như: rau cải, xà lách, rau muống, cà chua, dưa lê, dưa chuột,ớt trong nhà

màn và nhà lưới. các sản phẩm của công ty được trồng theo kỹ thuật thủy canh
và phương pháp truyền thống đều đạt tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGap và đạt hiệu quả kinh tế cao. Các sản phẩm sản xuất ra được tiêu
thụ rất nhanh với mức giá cà chua 25.000 đồng/kg, khổ qua – dưa leo 20.000
đồng/kg, rau cải 20.000 đồng/kg…
Tuy nhiên điều quan trọng nhất là kế hoạch phát triển sản xuất của công ty trong
những năm qua không phải là lợi nhuận kinh tế mà chủ yếu là nghiên cứu ứng
dụng trồng trọt theo kỹ thuật hiện đại sao cho hiệu quả kinh tế đạt được lợi
nhuận cao nhất trên diện tích đất trồng nhỏ nhất, sau đó chuyển giao cách thức
trồng trọt hiện đại này cho người nông dân.
Trên thực tế, tại tỉnh Bình Dương và các địa phương lân cận, đất công nghiệp
ngày càng mở rộng trong khi đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, điều này cho thấy,
để có diện tích đất lớn hàng héc ta như trước đây để phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp nhất là trồng các loại rau xanh, củ quả, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
hàng ngày của mọi người là không còn nhiều. Do đó mục đích chính của công ty
là đi sâu vào nghiên cứu, đưa ra giải pháp cho người nông dân canh tác trên diện
tích nhỏ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giảm bớt công tham gia
lao động sản xuất, giảm sâu bệnh và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến
mức tối thiểu.
Hiện tại mô hình này đã thu được kết quả rất tốt và kế hoạch sắp tới sẽ triển khai
rộng rãi cho nông dân. Công ty sẽ ký kết hợp đồng hướng dẫn bà con nông dân
về kỹ thuật, trang thiết bị, đồng thời cũng thu lại sản phẩm của nông dân với giá
cao hơn ngoài thị trường.
2.2 Giới thiệuvề rau an toàn
Rau an toàn (theo quyết định 99/2008/QĐ-BNN) là những sản phầm rau tươi
(bao gồm tất cả các loại rau ăn lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực
phẩm ) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy trình bảo
đảm điều kiện an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường phù hợp với các quy định
về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong ViệTGAP (Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn

GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn
thực phẩm (VSATTP). Dạng chất lượng này gắn với 2 loại chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất, sơ chế rau an toàn và chứng nhận sản xuất, sơ chế rau an toàn
theo VietGAP.
Luật an toàn thực phẩm 2010 ra đời khẳng định rau lưu thông trên thị trường
bắt buộc phải đảm bảo an toàn và được kiểm soát bằng các quy chuẩn hay các
tiêu chuẩn khác được chứng nhận là phù hợp. Theo đó dự thảo ngày 13/12/2011
sửa đổi quyết định 99/2008/QĐ-BNN thì Rau an toàn là sản phẩm rau được sản
xuất, sơ chế phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn
thực phẩm hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm có trong quy trình thực hành xuất khẩu nông nghiệp tốt cho rau,
quả tươi an toàn VietGAP, các tiêu chuẩn GAP khác và đạt các chỉ tiêu vệ sinh
an toàn thực phẩm theo quy định
2.3 Một số đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau
2.3.1 Một số đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau cải bẹ
trắng
2.3.1.1 Đặc điểm sinh học cải bẹ trắng
Cải bẹ trắng (còn gọi là cải thìa) có tên là Bạchgiới tử (Brassica chinensis) là
một loài cải thuộc họ cải cùng họ với cải bẹ xanh. Cải bẹ trắng thuộc loại cây
ngắn ngày, là loại rau ăn lá, thời gian thu hái ngắn khoảng từ 25-35 ngày có
năng suất cao. Cải bẹ trắng có thể trồng quanh năm.
Cải bẹ trắng là loại rau rất gần gũi với các món ăn của người Việt Nam.Cải
bẹ trắng mọc cao, cuống dày, có nhiều gân và chứa nhiều nước, hoa nhỏ màu
vàng mọc trên các cuống cao.
2.3.1.2 Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát triển của rau cải bẹ
trắng
Cải bẹ trắng có khả năng chịu đựng cao với khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích
hợp khoảng từ 15 – 20
0
C. Nở hoa và kết hạt thuận lợi là 20 – 25

0
C. Cải bẹ xanh
ưa sáng vừa phải và có khả năng chịu bóng râm.
Cải bẹ trắng đòi hỏi cung cấp lượng nước khá cao trong suốt quá trình sinh
trưởng và phát triển. Nếu thiếu nước lá sẽ bị vàng, phát triển kém, năng suất và
phẩm chất rau đều giảm. Độ ẩm đất thích hợp là 70 – 80%.
Cải bẹ trắng sinh trưởng được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất tơi xốp, có độ
thoát nước tốt và độ mùn cao, pH 5.5 – 7.
2.3.1.3 Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ trắng
Trong thành phần cấu tạo chất thì cải bẹ trắng ít năng lượng (20 cal/30 gr), giàu
acid folic, kali, potassium, calcium, vitamin C, vitamin A, và đặc biệt là chứa
nhiều glucosinolat.Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ nhiều axít folic trong chế độ ăn
hàng ngày vì nó có tác dụng phòng ngừa khuyết tật cho thai nhi. Cải bẹ trắng
chính là nguồn thực phẩm chứa nhiều axít folic, phụ nữ nên ăn thường xuyên
trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh để mang lại nhiều lợi ích cho sức
khỏe.
Cải bẹ trắng không chỉ là loại rau quen thuộc để chế biến nên những món ăn
ngon mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.Rau cải bẹ
trắng chứa nhiều chất bổ và vitamin là món rau ăn quen thuộc trong các bữa ăn
hàng ngày. Lá cải bẹ trắng có thể chữa đau dạ dày, bệnh cam răng. Hạt cải có vị
cay, tính ấm, không độc có tác dụng trị đau răng, trị ho, tiêu thũng, tiêu đờm,
thông kinh mạch.
Rau cải bẹ trắng chứa nguyên tố vi lượng cùng các hoạt chất thực vật
(Phytochemicals) đặc biệt là có vitamin C, chống ôxy hóa mạnh. Lượng vitamin
C trong cải có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh
tật và sự lây nhiễm trong cơ thể.Các nhà dinh dưỡng học đã chứng minh, người
lớn nếu một ngày ăn 500g cải trắng, lượng canxi, sắt, carpten và vitamin cầu
thiết cho cơ thể sẽ được cung cấp nhiều, giúp đầu óc bình tĩnh, giảm mệt mỏi,
giảm cholesterol…
Trong cải bẹ trắng có chứa nhiều chất glucosinolates (chống lại các yếu tố gây

ung thư) cũng như phytoalexin (chất kháng độc thực vật) được gọi là brassinin.
Ngoài ra, cải còn là nguồn cung cấp dồi dào chất Beta carotene - hợp chất chống
ôxy hóa mà các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh tác dụng làm
giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người một cách hiệu quả.Chất Beta carotene
sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đôi mắt, nó có tác dụng phòng ngừa bệnh đục nhân
mắt và thoái hóa hoàng điểm ở mắt.
2.3.2 Một số đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau cải bẹ
xanh
2.3.2.1 Đặc điểm sinh học cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh (Brassica junceal)thuộc họ thập tự Cruciferaie hay còn gọi là cải
cay, là loại cây rau ăn lá,được trồng khắp nơi trên thế giới như Ấn Độ, miền
Bắc Châu Phi, trung tâm Châu Á, châu Mỹ và Bắc Mỹ . Nó được trồng phổ biến
quanh năm, trừ những tháng trời quá khô hạn hay mưa nhiều. Thời điểm gieo
trồng cải bẹ xanh. ở nước ta phổ biến từ tháng 10 đến tháng 2. Cải bẹ xanh
không chỉ mang lại hương vị đặc biệt cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng để
chữa bệnh.
2.3.2.2 Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát triển cải bẹ xanh
Cải xanh có khả năng chịu đựng cao với khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp
khoảng từ 15 – 20
0
C. Nở hoa và kết hạt thuận lợi là 20 – 25
0
C. Cải bẹ xanh ưa
sáng vừa phải và có khả năng chịu bóng râm.
Các giống cải bẹ xanh có hệ rễ cạn, lá trên cây không nhiều và lớn do vậy cây
cần được giữ ẩm thường xuyên trong thời gian sinh trưởng. Độ ẩm đất thích hợp
là 70 – 80%. Cải bẹ xanh sinh trưởng được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất tơi
xốp, có độ thoát nước tôt và độ mùn cao. pH 5.5 – 7.0
2.3.2.3 Dinh dưỡng trong cải bẹ xanh
Theo Đông y cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm, thông đàm, lợi

khí… Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ xanh gồm có: vitamin A, B, C, K,
carotene, abumin… Cải bẹ xanh có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có
tác dụng phòng chống bệnh tật. Phần thân, lá dùng làm rau ăn còn phần hạt có
tác dụng chữa bệnh viêm họng, ho hen, mụn nhọt, và các chứng phong hàn.
Ngoài ra hạt cải bẹ xanh còn dùng để chữa các chứng đau lưng, đau xương sống
và bệnh tiêu chảy…
Đối với những thực phẩm có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng
vitamin cao, cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu. Trong các loại
rau thuộc họ cải nói chung và cải bẹ xanh nói riêng rất giàu chất chống oxy hóa
các mô tế bào. Vì vậy cần cung cấp khoảng 200-300 gr rau cải trong khẩu phần
ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe và phòng chống một số bệnh tật.
2.3.3 Một số đặc điểm sinh học và giá trị dinh dưỡng của rau xà lách và
xà lách
2.3.3.1 Đặc điểm sinh học và phân loại rau xà lách
Xà lách (danh pháp khoa học: Lactuca sativa) là một cây ôn đới thuộc họ Cúc
Compo và chi Luctuca. Nó thường được trồng làm rau ăn lá, được trồng ở nhiều
nước đặc biệt là vùng ôn đới, có số lương NST 2n = 18, được trồng với diện tích
lớn nhất trong các loại rau ăn sống.
Có 4 loại xà lách:
Iceburg Lettuce hay Iceberg/crisphead (Xà lách Mỹ): lớp lá bên ngoài xanh hơn
và lớp lá bên trong trắng hơn các loại khác. Loại này phổ biến nhất vì có kết cấu
lá giòn, mùi vị nhẹ nhàng và có nhiều nước.
Romaine Lettuce: (Xà lách Romaine) Có lá màu xanh đậm và dài. Nó có kết cấu
lá giòn và hương vị đậm đà hơn các loại khác
Butterhead Lettuce: (Xà lách mỡ) Đây là loại xà lách có lá lớn và được sắp xếp
“lỏng lẻo” rất dễ dàng tách ra từ thân của nó. Nó có kết cấu lá mềm hơn, vị ngọt
hơn so với họ hàng của nó.
Loose-leaf Lettuce: (Xà lách lô lô) Loại này có lá sắp xếp rời rạt, có táng lá rộng
và xoăn. Nó có hương vị nhẹ và kết cấu lá hơi dòn. Xà lách lô lô đỏ ( Lollo
Rose) là loại xà lách giống mới thuộc loại xà lách lô lô và chưa được trồng phổ

biến ở nước ta. Nó có đặc điểm lá xoăn tròn và viền có màu đỏ tía chứ không
phải màu xanh thông thường như những loại xà lách khác.
2.3.3.2 Yêu cầu ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự phát triển của xà lách lô lô
đỏ
Xà lách sinh trường và phát triển tốt từ 8 – 25
0
C, thích hợp nhất từ 13 – 16
0
C.
Ánh sáng thích hợp cho xà lách là ánh sáng vùng cận nhiệt đới với cường độ
chiếu sáng là 16h/ngày sẽ cuốn bắp chặc hơn (đối với xà lách cuốn).
Yêu cầu độ ẩm đất cao thích hợp trong khoảng 70 – 80%. Xà lách ăn nông
không kén đất, nhưng yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước tốt, pH 5,8 – 6,6; yêu cầu
dinh dưỡng cao.
2.3.3.3 Thành phần dinh dưỡng trong rau xà lách
Xà lách lô lô đỏ là một nguồn chứa nhiều vitamin A, C, B1, B2 và axit
folic….Xà lách lô lô đỏ được cho là loại salad quyền rũ nhất, nó làm cho các
món salad trông rất đẹp mắt nhờ màu đỏ tía nổi bật, giàu Vitamin, chất xơ và ít
protein. Ngoài Ra xà lách Lô lô đỏ hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho gan, giảm nguy cơ
mắc bệnh tim mạch, các cơn nhồi máu cơ tim, ung thư, nứt cột sống, thiếu máu,
chứng mất ngủ do căng thẳng.
2.5 Tình hình sản xuất rau sạch trong và ngoài nước
2.5.1 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Nghề trồng rau ở nước ta đã được hình thành từ lâu đời, trước cả nghề trồng lúa
nước. Nước ta với các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt
đới- ôn đới, cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Việt
Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại rau quả
Trước đây giống rau có ít, được gọi là "rau ta" như rau muống, rau cải,rau đay,
rau dền, Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự mở mang đô thị ngànhtrồng rau cũng
được phát triển. Nhiều giống rau quí, dinh dưỡng cao được dunhập trong thời

Pháp thuộc được gọi là "rau tây" như cải bắp, su hào, cảibông, hành tây, tỏi, cà
rốt, cà chua, Ngoài ra một số giống rau nhập từTrung Quốc được gọi là "cải
tàu" như cải tàu cuốn, cải bắc thảo, cải bẹ,
Ngày nay qua chọn lọc và thuần hoá lâu đời nước ta đó có nhiều giốngtrồng tốt,
thích nghi với điều kiện khí hậu từng vùng riêng biệt, nông dân đãtích lũy được
nhiều kinh nghiệm khá phong phú trong lĩnh vực thuần hoá,chọn và để giống
các loại rau. Ở xung quanh thành phố và các thị trấn, thị xãhình thành những
vùng rau tập trung như vùng rau ngoại thành Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, vùng rau Đà Lạt,
Trong đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh giai đoạn 1999-2010 do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra mục tiêu cho ngành sản xuất rau là:
“đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước, nhất
là vùng dân cư tập trung ( đô thị, khu công nghiệp và cho xuất khẩu). Đến năm
2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người là 85kg rau/người lớn/năm, và giá trị
kim ngạch xuất khẩu đạt 690 triệu USD”. [ tài liệu Cục trồng trọt (2006), Tuyển
tập báo cáo tổng kết chỉ đạo sản xuất năm 2006, NXB Nông nghiệp, Hà Nội ].
Trong những năm qua, diện tích rau ăn lá, đậu, củ quả tăng khá nhanh. Trung
bình trong giai đoạn 1990-2001, diện tích rau đậu tăng bình quân 4,4%/năm.
Trong 5 năm gần đây, xu hướng tăng diện tích rau đậu (5,23%/năm) cao hơn so
với giai đoạn đầu của thập kỷ 90 (3,56%).
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượngsản xuất rau của Việt Nam qua
các năm
Năm Diện tích
(1000
ha)
Năng suât
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1990 261.1 112,35

2.933.5
1996 360,0 112,32 4706,9
1997 377,0 125,81 4969,9
1998 411,7 122,02 5236,6
1999 459,1 117,45 5792,2
2000 464,6 124,36 5732,1
2001 514,6 126,95 6777,6
2002 560,6 124,71 7485,0
2003 577,8 124,04 8183,8
2004 605,9 124,04 8876,8
2005 635,1 125,72 9640,3
2006 536.91
118,83 6.380.2
2007 531.2
123,47 6.559.4
2008 529.85
117,06 6.202.4
2009 524.93
120,27 6.313.4
2010 553.50
121,64 6.732.8
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, FAO )
Số liệu bảng 1 cho thấy trong những năm gần đây diện tích trồng rau của nước
ta tăng lên rõ rệt. Năm 1980 cả nước trồng được 220.000 ha, năm 1990 là
261.100 ha, tăng 41.100 ha. Năm 2000 diện tích trồng rau của nước ta tăng kỷ
lục, đạt 452.900 ha, tăng 191.800 ha so với năm 1990, tăng 232.900 ha so với
năm 1980. Tuy nhiên 5 năm trở lại đây diện tích trồng rau của nước ta biến động
thất thường, năm 2006 cả nước trồng được 536.914 ha, tăng 84.014 ha so với
năm 2000, tuy nhiên 2 năm sau diện tích rau bị giảm nhẹ đến năm 2010 diện
tích trồng rau mới tăng trở lại đạt 553.500 ha.

Về năng suất rau của nước ta có xu hướng biến động gần giống năng suất rau
của thế giới. Năm 1980 năng suất rau chỉ đạt 98,84 tạ/ha, năm 1990 đạt 112,35
tạ/ha và năm 2000 năng suất rau đạt cao nhất là 124,36 tạ/ha. Giai đoạn 2006 –
2010 năng suất rau biến động thất thường, năm 2008 có năng suất rau thấp nhất
là 117,06 tạ/ha, năm 2010 năng suất ra tăng lên được 212,64 tạ/ha nhưng vẫn
thấp hơn 1,83 tạ/ha so với năm 2007, thấp hơn 2,72 tạ/ha so với năm 2000.
Sản lượng rau của nước ta tăng lên đáng kể qua các giai đoạn. Năm 1980 cả
nước thu được 2.164.800,0 tấn, năm 1990 là 2.933.458,5 tấn tăng 768.658,5 tấ
so với năm 1980 (trung bình tăng 76.865,85 tấn/năm). Năm 2000 sản lượng rau
đạt 5.632.264,4, tăng 2.698.805,9 so với năm 1990 (trung bình tăng 269.880,59
tấn/năm), tăng 3467464.4 tấn so với năm 1980. Năm 2010 sản lượng rau của
nước ta cao nhất, đạt 6.732.774,0 tấn, tăng 1.100.509,6 tấn so với năm 2000
(trung bình tăng 110.050,96 tấn/năm, thấp hơn giai đoạn 1990 - 2000).
2.4.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu của cuộc sống con người, cung cấp phần
lớn khoáng chất và vitamin, góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng
ngày. Rau là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu của nhiều
nước trên thế giới.Theo trung tâm rau quả thế giới, rau là loại cây có tốc độ tăng
diện tích đất trồng nhanh nhất thế giới. Nhiều khu vực, trước đây trồng ngũ cốc
và bông sợi hoặc bỏ hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị
kinh tế cao. Trong đó Châu Á là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau
cao nhất hiện nay. [Báo kinh tế và đô thị , thứ 2 ngày 10/11/2008]
Bảng 2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 1980 -
2010
TT Năm Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)

1 1980 8.066,84 106,11

85.597,24
2 1990 10.405,27 134,89
140.356,69
3 2000 14.572,54 146,84
213.983,18
4 2006 17.192,59
141,71 243.631,02
5 2007 17.276,08
142,24 245.731,56
6 2008 17.624,38
141,68 249.702,20
7 2009 17.881,68
138,70 248.026,11
8 2010 18.075,29
132,88 240.177,29
(Nguồn: FAO statistic, 2011)
Số liệu bảng 2 cho thấy diện tích rau trên thế giới không ngừng tăng. Năm 1980
toàn thế giới trồng được 8.066.840 ha, năm 1990 là 10.405.270, tăng 2.338.430
ha (trung bình 1 năm tăng 233.843 ha). Năm 2000 diện tích rau của thế giới đạt
14.572.540, tăng 4.167.270 ha (trung bình 1 năm tăng 416.727 ha). Năm 2010
trồng được 18.075.290 ha, tăng 3.502.750 ha so với năm 2000 (trung bình 1 năm
tăng 350.275 ha), tăng 7.670.020 ha so với năm 1990 và 10.008.450 ha so với
năm 1980.
Về năng suất rau của thế giới không ổn định qua các năm. Năm 1980 năng suất
rau chỉ đạt 106,11 tạ/ha, năm 1990 là 134,89 tạ/ha, tăng 28,78 tạ/ha. Năm 2000
có năng suất rau cao nhất, đạt 146,84 tạ/ha, tăng 11,95 tạ/ha so với năm 1990 và
40,70 tạ/ha so với năm 1980. Sau năm 2000 năng suất rau có xu hướng giảm
dần, tuy mức độ không nhiều nhưng cũng là con số đáng lo ngại cho ngành

trồng rau. Năm 2010 năng suất rau trên thế giới chỉ đạt 132,88 tạ/ha, giảm 13,96
tạ/ha so với năm 2000, giảm 2,01 tạ/ha so với năm 1990.
Do năng suất giảm trong thập kỷ gần đây nên sản lượng rau của thế giới đạt cao
nhất vào năm 2008 là 249.702.200 tấn, tăng 35.719.020 tấn so với năm 2000,
tăng 109.345.500 tấn so với năm 1990 và 164.104.960 tấn so với năm 1980.
Năm 2010 sản lượng rau chỉ còn 240.177.290 tấn, giảm 9.524.910 tấn so với
năm 2008.
Bảng 3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010
TT Vùng, châu lục Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sảnlượng
(nghìn tấn)
1 Châu Á 14.110,82
145,54 205.368,87
2 Châu Phi 2.747,52
61,39 16.867,03
3 Châu Âu 642,37
168,03 10.793,74
4 Châu Mỹ 541,62
121,57 6.584,47
5 Châu Đại Dương 32,97
167,16 551,13
6 Vùng Đông Nam Á 1.812,37
130,30 23.615,18
(Nguồn: FAO statistic, 2011)
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USUA), do tác động của nhiều yếu
tố như thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu người tiêu dùng và dân nhập cư… sẽ tiêu
thụ rau mạnh hơn trong giai đoạn 2000-2010 đặc biệt là các loại rau ăn lá. Giá

rau tươi sẽ tiếp tục tăng cùng với nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến có thể
tăng nhẹ so với giai đoạn 2002-2004. Các nước phát triển như Pháp, Canada,
Nhật Bản… vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các nước đang phát
triển , đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước nam bán cầu vẫn đóng vai
trò chính cung cấp rau tươi cho toàn cầu. [ Trương Quốc Tùng, Hội Khoa học-
kỹ thuật bảo vệ thực vật, Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc, thánh
3/2007]
Bảng 4: Các nước xuất khẩu rau tươi lớn nhất thế giới từ 2002-2006
2002 2003 2004 2005 2006
Trung Quốc
102,199 137,842 111,301 105,447 127,933
Pháp
108,006 126,534 132,704 158,796 160,214
Hà Lan
69,916 116,772 136,231 158,796 160,214
Thái Lan
36,575 40,670 56,978 52,918 54,665
Mehico
22,800 314,840 332,061 321,211 395,780
Malaysia
10,564 10,525 13,292 16,059 17,910
Ấn Độ
20,334 13,627 15,880 19,040 43,184
Canada
10,762 13,559 16,160 13,387 18,870
Ixarel
36,790 49,481 61,758 7,058 78,973
Ôxtraylia
8,482 7,670 8,575 8,941 9,779
Tồng cộng

994,889 1,559,047 1,644,724 1,756,924 2,196,859
Nguồn: FAOSAT
2.5 Nghiên cứu về trồng rau trong nhà có mái che
2.5.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng nhà có mái che trên thế giới.
Nhà kính là công trình xây dựng trên đất dùng cho trồng trọt với nhiều dạng cấu
trúc khác nhau, với nhiều loại hình che phủ như kính, plastic…. Với công nghệ
nhà kính, các yếu tố sinh trưởng của cây được kiểm soát từ ánh sáng, nhiệt độ,
ẩm độ, nước, dinh dưỡng thậm chí cả nồng độ CO
2
cũng được kiểm soát nhầm
cung cấp điều kiện tối ưu cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh không phụ
thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh (Dương Hoa Xô., 2007).
Nhà kính hiện đại đầu tiên được xây dựng ở Italia ở thế kỷ 13 để trồng các loại
thực phẩm mới được phát triển từ các nước nhiệt đới. Ý tưởng về nhà kính ngay
sau đó được mở rộng sang Hà Lan và Anh cùng với những cây trồng nhiệt đới
có giá trị. Cùng với sự phát triển của khoa học cây trồng, sau đó nhả kính được
đưa vva2o nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học. Những thử nghệm về
thiết kế nhà kính tiếp tục đến thế kỷ 17 ở Châu Âu do sự phát triển của công
nghệ sản xuất nhà kính và xây dựng. Thế kỷ 19 nhà kính rộng nhất được xây
dựng ở Kew Garden nước Anh. Ở Nhật Bản, nhà kính đầu tiên được xây dựng
năm 1880, Nhà kính ngày càng quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm ở các
nước phát triển.
Bảng 5: Tình hình sử dụng nhà kính trên thế giới
STT Nước Diện tích
(ha)
STT Nước Diện tích
(ha)
1 Nhật Bản 52.000 5 Úc 15.000
2 Tây Ban Nha 40.000 6 Israel 12.000
3 Hà Lan 12.000 7 Hàn Quốc 20.000

4 Canada 20.000 8 Đài Loan 10.000
Nhà kính được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó chủ yếu
canh tác các loại rau, hoa và quả. Tại Nhật Bản có 70% các loại rau hoa được
trồng trong điều kiện nhà có mái che. Đứng đầu diện tích nhà kính là các quốc
gia thuộc nhóm các nước phát triển như Nhật, Tây Ban Nha, Hà Lan….
2.5.1.1 Các mô hình nhà lưới trên thế giới
Nhà lưới công nghệ thấp: Nhà lưới có chiều cao dưới 3m, hệ thống gió hạn chế,
không có hệ thống kiểm soát môi trường tự động nên thường có giá rẻ và dễ
dàng xây dựng.
Nhà lưới công nghệ trung bình: Nhà có tường thấp hơn 4 m, chiều cao nhà nhỏ
hơn 5m, có hệ thống thông gió ở mái hoặc tường, có hệ thông điều tiết nhiệt độ
và hệ thống điều khiển môi trường tự động ở mức độ khác nhau. Nhà được bao
phủ 1 – 2 lớp polyethylene hoặc kính.
Nhà lưới công nghệ cao: chiều cao tường nhà ít nhất phải trên 4m kết hợp với
mái nhà để có chiều cao lớn hơn 8m, máng nước cao trên 3.5m. Hệ thống thông
gió tự nhiên ở mái chiếm hơn 25% diện tích sàn hoặc hệ thống làm lạnh tự động,
phần mái che có thể là plastic (1 hoặc 2 lớp), màng polycacbonat hoặc kính.
Việc điều chỉnh môi trường được tự độnghóa hoàn toàn. Cấu trúc nhà cho phép
trồng cây và điều chỉnh môi trường tối ưu.
2.5.2 Vấn đề sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn ở Việt Nam và
sản xuất trong nhà có mái che.
Tham gia tổ chức WTO, Việt Nam đã phải phê chuẩn nhiều công ước có liên
quan đến sản xuất sạch. Ngày 22/9/1999 Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường đã ký vào Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất rau sạch, thể hiện sự cam
kết của Chính phủ phát triển đất nước theo chiến lược bền vững. một trong
những vấn đề quan tâm trong nông nghiệp là tạo ra được các sản phẩm an toàn,
trong đó vấn đề sản xuất rau sạch được đặt lên hàng đầu.
Trong những năm vừa qua, nhiều cơ quan, nhiều vùng sản xuất đã nghiên cứu
và xây dựng nhiều mô hình sản xuất rau an toàn. Diện tích trồng rau an toàn cả
nước hiện có 19.939 ha, tăng 2.54 lần so với năm 2003, tăng trên 10 lần so với

năm 2001; (chiếm 4.49% tổng diện tích trồng rau trong cả nước). Tuy nhiên, các
vùng sản xuất rau an toàn chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu trong nước, còn
nhiều hạn chế như nguồn đất nước bị ô nhiễm, chưa áp dụng đồng bộ các biện
pháp kỹ thật về kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm. Theo số liệu điều tra

×