Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Tổng quan về mạng truyền dẫn quang trên HLS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.3 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đã từ lâu thông tin có một vị trí quan trọng nó là một nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống xã hội , thông tin cần thiết cho tất cả mọi lĩnh vực : kinh tế
chính trị ,văn hóa xã hội và khoa học . Trong những năm qua ngành bưu chính viễn
thông của nước ta đã không ngừng phát triển và đổi mới công nghệ nhằm mục đích
hiện đại hóa mạng viễn thông , đưa vào mạng lưới hàng loạt các thiết bị hiện đại,
nó được khai thác song song với hàng loạt các dịch vụ mới
Hiện nay với mạng viễn thông liên tỉnh thì hệ thống truyền dẫn thông tin
bằng cáp sợi quang là phương thức chủ yếu, sử dụng công nghệ SDH đánh dấu một
bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực truyền dẫn .Với những ưu thế trong việc
ghép kênh đơn giản, linh hoạt giảm thiết bị trên mạng dung lượng lớn,tương thích
với các giao diện PDH hiện có,tạo ra khả năng quản lý tập trung.Truyền dẫn SDH
có khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, đa dạng có độ tin cậy và
chính xác cao .
Sau thời gian học tập tại Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông với
mục đích nâng cao kiến thức để dáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu công việc cùng với
thời gian thực tập tại tuyến viễn thông HLS tại đây tôi đã được các lãnh đạo và các
đồng nghiệp giúp đỡ để tôi hoàn thành thời gian thực tập với nội dung : “Tổng
quan về mạng truyền dẫn quang trên HLS ”.
Mạng truyền dẫn quang của tuyến Hoàng Liên Sơn
các vòng ring của tuyến Hoàng Liên Sơn
Thiết bị Optix OSN 3500 của hãng Huawei
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của ban lãnh đạo tuyến và
anh em đồng nghiệptrên tuyến HLS,do thời gian thực tập ngắn và khả năng có hạn
nên còn rất nhiều thiếu sót tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và
đồng nghiệp để nâng cao kiến thức và nắm bắt mạng lưới được tốt hơn.
PHẦN 1: THỰC TẬP CƠ SỞ
1 AN TOAN LAO ĐỘNG - NỘI QUI RA VÀO PHÒNG MÁY
1.1 An toàn lao động trong ngành bưu chính viễn thông
Những qui định chung trong khi vận hành - khai thác sửa chữa các thiết bị thông
tin


 Mọi cán bộ công nhân viên phải chấp hành đầy đủ các qui định nội qui về
AT-VSLĐ
 Mọi CBCNV đều phải được học nội qui về các qui định vận hành - khai
thác - bảo dưỡng - sửa chữa các thiết bị viễn thông đang được giao quản lý, sử
dụng và hướng dẫn về hệ thống PCCN, chuông cứu hỏa, cửa thoát hiểm tại đơn vị
 Trước khi vận hành - khai thác -sửa chữa - bảo dưỡng các thiết bị thông
tin cần phải kiểm tra độ cách điện các thiết bị, máy móc, dụng cụ sửa chữa đảm
bảo tuyệt đối an toàn về độ cách điện
 Trong khi làm việc phải sử dụng đúng và đầy đủ các chủng loại phương
tiện cá nhân các trang thiết bị bảo hộ lao động đã được cấp phát
 Mọi CBCNV chưa được tập huấn về công tác AT-VSLĐ ,PCCN đều
không được bố trí làm việc chung trong đơn vị
 Trong khi làm việc nếu thấy có nguy cơ sẩy ra tai nạn lao động hoặc
không đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị thì bản thân phải ngừng
ngay công việc và báo cáo ngay với lãnh đạo trực tiếp,và tham gia khắc phục hậu
quả tai nạn lao động
 Luôn giữ gìn vệ sinh nơi làm việc và môi trường xung quanh . Ngiêm
cấm hút thuốc, đun nấu, ăn uống trong phòng máy. Ngiêm cấm đưa các chất dễ
cháy nổ và các chất có mùi, mặn ,ẩm vào phòng máy, phòng trực
 Hàng tuần phải vệ sinh công nghiệp các thiết bị, máy móc nơi làm việc và
môi trường xung quanh
1.2 Nội qui ra vào phòng máy
Để dảm bảo an toàn về tài sản ,an ninh trật tự trong cơ quan Công ty viễn
thông liên tỉnh có những nội qui, qui định về cơ quan như sau:
 Trong phòng máy phải tuân thủ mọi nguyên tắc về an toàn lao động và
phòng chống cháy nổ tuyệt đối không được để chất rễ cháy nổ trong phòng máy
 Nhân viên trực ca phải luôn luôn ở bên vị trí trực của mình để kịp thời sử
lý thông tin
 khi vào phòng máy phải cởi bỏ giầy dép. Nón mũ tư trang phải để đúng
nơi qui định

 Không được đưa nước uống, thức ăn vào ăn uống trong phòng máy
 Không được hút thuốc trong phòng máy
 Người không có nhiệm vụ không được vào phòng máy, phòng trực phòng
accu, máy nổ, leo trèo lên cột cao anten hoặc tự ý kết nối các hệ thống cung cấp
điện
 Khách hàng đến tham quan hoặc liên hệ công tác phải được kiểm tra đầy
đủ giáy tờ trước khi cho vào khu vực nhà kỹ thuật và phải tuân theo mọi sự hướng
dẫn của cán bộ phụ trách ca
 Khách riêng người nhà của CNVC không được vào khu vực kỹ thuật của
đài, trạm việc tiếp khách chỉ được tiến hành tại khu sinh hoạt nhà ở của đài trạm.
Trường hợp lưu lại qua đêm phải được trưởng đài,trạm đồng ý và làm thủ tục khai
báo tạm trú .
Phần II : Tìm hiểu về mạng viễn thông trấn yên
II-1 Đặc điểm tình hình huyện trấn yên
Trấn yên là huyện miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái, có điều kiện tự nhiên và
địa hình tương đối thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng.
Phía Bắc giáp với huyện Văn Yên, phía Nam giáp huyện Hạ hoà tỉnh Phú Thọ,
phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái, phía Tây giáp với huyện
Văn Chấn. Trấn Yên là một huyện miền núi vùng thấp
Tổng diện tích tự nhiên là 62.859,54 ha, chiếm 9,13 diện tích toàn tỉnh Yên Bái.
Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 13,5 km, cách thủ đô Hà Nội
gần 200km. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ rất thuận
lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài
huyện. Toàn huyện được chia thành 22 đơn vị hành chính xã, thị trấn, trong đó
có 7 xã vùng cao, 1 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã khu vực II có thôn bản đặc biệt
khó khăn.
II-2 tổng quan mạng lưới viễn thông Huyện Trấn Yên.
Trung tâm viễn thông trấn yên là đơn vị trực thuộc VNPT yên bái.trung tâm
được giao nhiệm vụ quản lý,khai thác toàn bộ mạng viễn thông trên địa bàn
huyện với mục đích đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ các cấp

đảng ủy và chính quyền ngoài ra còn thực hiện việc kinh doanh các dịch vụ
viễn thông hiện có của VNPT yên bái đến mọi người dân trên địa bàn huyện
trấn yên.với mạng lưới viễn thông của trung tâm dàn trải rộng khắp trên địa
bàn huyện với địa hình phức tạp qua sông,suối và đồi núi do vậy gặp không ít
khó khăn trong công tác triển khai phát triển mạng lưới cũng như việc quản
lý,bảo dưỡng và ứng cứu thông tin.
Sơ Đồ đấu nối mạng lưới viễn thông trấn yên
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
SDH
Y.bai-T.Yen
TĐ RSE T.Yên
SD :Loss 3,4,5,6 SDH
Phần III : Cấu trúc hệ thống Tổng đài TAM-CS1000
3.1 Tổng quan về khối truy nhập TAM-CS1000
Khối truy nhập TAM (Total Access Module) cung cấp các dịch vụ thoại và dữ
liệu tốc độ cao trên một mặt (platform) đơn, bao gồm : các thuê bao thoại truyền
thống (POTS) và các thuê bao dữ liệu (VDSL, Ethernet) do đó phù hợp với cả môi
trường NGN và Pre_NGN (tiền NGN).
VOM 8E1

T.Yên-Báo Đáp
Nối với:12,16,19,20 SDH
VOM 8E1
T.Yên- Đào Thịnh
Nối với:loss 26 SDH
VOM 8E1
T.Yên –Cường Thịnh
Nối Với loss 25 SDH
VIBA 34M
Rẽ: 16 E1
TĐ –TAM
Loss 7,21 SDH
NET-Y.can
16 E1
SD :8 E1
Loss :2,9,10,14,
VOM 8E1
RSE T.Yên- Viba
T.Yên
Nối với :6 loss SDH
2 loss Viba đến TD RSE
Pre_NGN là pha trước của NGN, nó được lắp đặt đầy đủ với :
- Chuyển mạch mềm (Softswitch) trên tầng điều khiển và dịch vụ cung cấp
các máy chủ ứng dụng.
- Thiết bị mạng gói trên tầng truyền tải
- Các cổng truy nhập, cổng trung kế và cổng báo hiệu trên tầng truy nhập.
Trong pha Pre_NGN, TAM cung cấp các dịch vụ thuê bao làm việc với tổng
đài nội hạt còn trong pha NGN, TAM cung cấp các dịch vụ thuê bao làm việc với
chuyển mạch mềm.
3.1.1 Cấu hình của TAM

3.1.1.1 Loại hệ thống đối với TAM-CS1000
a. Kiểu Host (Host Mode)
- Được lắp đặt ở các vị trí khác nhau như : CO/ CO xa / APT để phục vụ
các thuê bao.
- Phục vụ các thuê bao ở xa thông qua TAM_CS1000 vệ tinh (cũng có thể
có thuê bao riêng không qua TAM_CS1000 vệ tinh)
- Làm việc trực tiếp với tổng đài nội hạt (LE) hoặc chuyển mạch mềm.
- Tuỳ thuộc vào vị trí lắp đặt có thể có thêm phần bảo vệ để hoạt động
ngoài trời.
b. Kiểu RS (RS Mode)
- Được lắp đặt ở các vị trí xa khác nhau như : CO xa / APT để phục vụ các thuê
bao.
- Hoạt động như một hệ thống truy nhập từ xa để phục vụ các thuê bao xa
- Làm việc trực tiếp với tổng đài nội hạt (LE) hoặc chuyển mạch mềm
thông qua Host Mode.
- Tuỳ thuộc vào vị trí lắp đặt có thể có thêm phần bảo vệ để hoạt động
ngoài trời.
3.1.1.2 Các loại thuê bao cung cấp bởi hệ thống
- POTS (thoại truyền thống)
- IP_VDSL (thuê bao IP tốc độ cao)
- Ethernet
- Các đường thuê riêng
3.1.2 Cấu hình mạng ứng dụng
TAM có thể được sử dụng cho các mục đích sau :
- Thay thế tổng đài nội hạt trong vùng trung tâm (CO)
- Cung cấp các thuê bao thoại cho các chung cư và toà nhà của doanh nghiệp.
- Cung cấp các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao cho các chung cư và toà nhà của
doanh nghiệp.
- Cung cấp các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao (VDSL) ở lân cận CO.
- Cung cấp dịch vụ Ethernet ở lân cận CO, các chung cư và toà nhà của doanh

nghiệp.
Các phần tử để cấu hình mạng ứng dụng
Mạng thực tế được cấu hình bởi các phần tử sau :
a) TAM-HS
Được lắp đặt trong CO, TAM_HS cung cấp được cả dịch vụ thoại và dữ liệu
cho các thuê bao gần CO. Nó được thiết kế để phục vụ một số TAM_CS1000 RS
Mode (TAM_CS1000 RS Mode hoạt động như một hệ thống tập trung thuê bao
xa).
b) TAM-CS1000 (Host Mode)
Được lắp đặt trong CO/ CO xa/ APT / toà nhà doanh nghiệp, TAM_CS1000
(Host Mode) cung cấp được cả dịch vụ thoại và dữ liệu cho các thuê bao. Nó cũng
được thiết kế để phục vụ một số TAM_CS1000 RS Mode (TAM_CS1000 RS
Mode hoạt động như một hệ thống tập trung thuê bao xa). Để điều khiển các dịch
vụ, nó làm việc với LE hoặc chuyển mạch mềm. Khi lắp đặt ngoài trời
TAM_CS1000 (Host Mode) được đặt trong hệ thống bảo vệ có thể chống chịu
được các điệu kiện môi trường bên ngoài.
c) TAM- CS1000 (RS Mode)
Được lắp đặt trong CO/ CO xa/ APT / toà nhà doanh nghiệp, TAM_CS1000
(RS Mode) hoạt động như một hệ thống tập trung thuê bao xa của TAM_HS và
TAM_CS1000. Nó cung cấp được cả dịch vụ thoại và dữ liệu cho các thuê bao. Để
điều khiển các dịch vụ, nó làm việc với LE hoặc chuyển mạch mềm thông qua
TAM_HS hoặc TAM_CS1000 (Host Mode). Khi lắp đặt ngoài trời TAM_CS1000
(RS Mode) được đặt trong hệ thống bảo vệ có thể chống chịu được các điệu kiện
môi trường bên ngoài.
d) Tổng đài nội hạt (LE)
Trong pha Pre_NGN, LE cung cấp các dịch vụ thoại cho các thuê bao của
TAM khi làm việc với TAM_CS1000 (Host Mode). Để phục vụ mục đích này LE
được kết nối đến TAM_CS1000 (Host Mode) thông qua giao diện vật lý E1. Báo
hiệu giữa các hệ thống này thực hiện dựa trên giao thức V5.2. Báo hiệu bao gồm :
LAPV5 trên tầng 2 và các giao thức PSTN, điều khiển cổng, điều khiển kết nối và

bảo vệ trên tầng 3. Giao thức V5.2 thực hiện kết nối và giải phóng kết nối cuộc gọi,
truyền lưu lượng thoại đến kênh mang đã được xác định trước. Mặt khác, nó cũng
truyền lưu lượng thoại giữa các thuê bao theo hướng ngược lại với cùng tiến trình
như trên.
e) Chuyển mạch mềm (Softswitch)
Trong pha NGN, chuyển mạch mềm cung cấp các dịch vụ thoại cho các thuê
bao của TAM khi làm việc với TAM_CS1000 (Host Mode). Để phục vụ mục đích
này softswitch và TAM_CS1000 (Host Mode) được kết nối với nhau thông qua
giao diện vật lý Ethernet 10/100 Base-T. Báo hiệu giữa chúng được thực hiện bởi
giao thức mở “MEGACO”.
f) Hệ thống quản lý phần tử (EMS)
EMS là một hệ thống quản lý tập trung của TAM_CS1000. Chúng được kết
nối với nhau thông qua giao diện vật lý Ethernet 10/100 Base-T. TAM_CS1000
(RS Mode) không được kết nối trực tiếp tới EMS nhưng EMS vẫn quản lý được
các thiết bị của TAM_CS1000 (RS Mode) thông qua TAM_CS1000 (Host Mode).
3.1.3 Các cấu hình mạng
Hình 3.1 Mô tả cấu hình mà TAM hoạt động như chức năng của LE
Hình 3.2 Mô tả cấu hình TAM để phục vụ các thuê bao VDSL
Hình 3.3 Cấu hình mạng phục vụ thuê bao Ethernet
3.2 Đặc tả hệ thống
3.2.1 Các tham số của TAM – CS1000 (Host Mode)
Tham số Dung lượng Ghi chú
Thuê bao
POTS Max 1024
VDSL Max 256 IP VDSL
Ethernet Max 168 100Base-T, 100FX
Giao diện mạng
GigaEthernet 4 Lưu lượng VoIP và dữ liệu
VDSL 1
Dự phòng 1 + 1

Chỉ phục vụ lưu lượng
VoIP
Ethernet 8 Làm việc với PSTN
Dung lượng hệ
thống xa
Dung lượng 4 TAM-CS1000 (RS Mode)
STM-1 2
E1 16
Mã hoá thoại
G.711,G723.1,
G729 a, G729b
256 kênh
Vỏ bảo vệ bên trong Có trang bị
Vỏ bảo vệ bên ngoài Có trang bị
Làm việc với chuyển mạch mềm 1 10/100 Base - T Dự phòng 1 + 1
Làm việc với EMS 1 10/100 Base - T Dự phòng 1 + 1
Bảng 3.1 Các tham số của TAM – CS1000 (Host Mode)
3.2.2 Các tham số của TAM – CS1000 (RS Mode)
Tham số Dung lượng Ghi chú
Thuê bao
POTS Max 1024
VDSL Max 256 IP VDSL
Ethernet Max 168 100Base – T, 100 FX
Giao diện mạng GigaEthernet 4 Lưu lượng VoIP và dữ liệu
Làm việc với TAM
- CS1000 (Host
Mode)
STM-1 2
E1 16
Vỏ bảo vệ bên trong Có trang bị

Vỏ bảo vệ bên ngoài Có trang bị
Bảng 3.2 Các tham số của TAM – CS1000 (RS Mode)
3.3 Cấu hình và kiến trúc của TAM
3.3.1 Kiến trúc phần cứng và hệ thống
TAM được phân chia thành TAM - CS1000 (Host Mode) và TAM-CS1000 (RS
Mode) dựa trên 2 tiêu chí là dung lượng hệ thống và mạng ứng dụng (Application
Network). Tuỳ thuộc vào các chức năng được cung cấp bởi hệ thống, TAM-
CS1000 được phân chia thành phần điều khiển, phần mã hoá VoIP, các phần thuê
bao (phần thuê bao POTS, phần thuê bao VDSL và phần thuê bao Ethernet) và các
phần làm việc với mạng (phần làm việc với mạng PSTN, phần làm việc với mạng
gói và chuyển mạch IP). Các hình dưới đây chỉ ra sơ đồ cấu hình các hệ thống.
Hình 3.4 Kiến trúc chung của TAM-CS1000 (Host Mode)
Hình 3.5 Kiến trúc chung của TAM-CS1000 (RS Mode)
3.3.2 Cấu hình của TAM – CS1000
TAM-CS1000 được cấu thành bởi các khối logic sau :
- Khối điều khiển hệ thống thực hiện các chức năng quản lý và vận hành
chung của TAM-CS1000.
- Khối chuyển mạch IP cung cấp giao diện Ethernet theo chuẩn IEEE 802.3
cho giao diện mạng IP.
- Khối giao diện PSTN hoạt động độc lập với LE, được trang bị các chức
năng dịch vụ và xử lí cuộc gọi như LE. Tương tự như một module cung cấp các
dịch vụ thoại cho thuê bao của LE, khối giao diện PSTN cũng cung cấp các giao
diện đã chuẩn hoá như giao diện vật lí E1 và giao diện V5.2.
- Khối mã hoá và giải mã VoIP nén dữ liệu thoại từ PCM sang dạng gói và
ngược lại giải nén dữ liệu từ gói thành PCM.
- Khối điều khiển lưu lượng thoại cung cấp các chức năng điều khiển lưu
lượng thoại giữa các thiết bị và cung cấp chức năng đồng bộ Clock.
- Khối đồng bộ cung cấp chức năng đồng bộ Clock.
- Khối thuê bao POTS giao tiếp với các thuê bao POTS.
- Khối thuê bao VDSL / Ethernet giao tiếp với các thuê bao dữ liệu (VDSL,

Ethernet).
- Khối giao diện hệ thống xa giao tiếp với các hệ thống từ xa.
- Khối giao diện hệ thống Host hoạt động giống như sự làm việc giữa vệ tinh
(RS) và Host.
- Khối làm việc với chuyển mạch mềm cung cấp điều khiển cổng và dịch vụ
thoại khi làm việc với chuyển mạch mềm.
- Khối làm việc với EMS cung cấp các dịch vụ EMS.
3.3.2.1 Giao diện
Các giao diện mà TAM - CS1000 cung cấp được chỉ ra trong các bảng dưới sau:
Chủ thể làm việc Giao diện vật lý Giao thức hoạt
động
Ghi chú
Thuê bao POTS Cáp xoắn đôi
Thuê bao VDSL Cáp xoắn đôi
Thuê bao Ethernet 100Base – T / FX TCP / IP
Mạng IP
Định tuyến/ chuyển
mạch
10/100Base – T /
FX
RTP / RCTP VoIP
100Base – T / FX
TCP / IP, RTP /
RCTP
VDSL/Ethernet
VoIP
LE (Tổng đài nội
hạt)
E1 V5.2
Hệ thống xa

TAM-CS1000 (RS
Mode)
E1, STM – 1
Giao thức riêng
của LGE
Chuyển mạch mềm
(Softswitch)
10/100Base – T
H.248
MEGACO
Hệ thống quản lý
(EMS)
10/100Base – T SNMPv2
Bảng 3.3 Các giao diện của TAM - CS1000 (Host Mode)
Chủ thể làm việc Giao diện vật lý Giao thức hoạt động Ghi chú
Thuê bao POTS RJ – 11
Thuê bao VDSL RJ – 11
Thuê bao Ethernet 100Base – T / FX TCP / IP
Mạng IP
Định tuyến/ chuyển
mạch
10/100Base – T RTP / RCTP VoIP
100Base – T / FX
TCP / IP, RTP /
RCTP
VDSL/
EthernetVoIP
Hệ thống Host E1, STM – 1
Giao thức riêng của
LGE

Bảng3.4 Các giao diện của TAM - CS1000 (RS Mode)
3.3.2.2 Dung lượng phần cứng
a) Dung lượng thuê bao
Loại thuê bao Dung lượng
Các thuê bao POTS
Tối đa 1024 thuê
bao
Bao gồm 16 card POTC
Các thuê bao VDSL Tối đa 256 thuê bao Bao gồm 16 card VSLC
Các thuê bao Ethernet Tối đa 168 thuê bao Bao gồm 07 card ESIC
b) Dung lượng RS (Remote System)
Phục vụ tối đa 4 RS trên mỗi TAM-CS1000.
c) Dung lượng trên mỗi PBA
Tên card Dung lượng Ghi chú
INVC
256 kênh mã hoá
thoại
1 100 Base –T
Hỗ trợ dịch vụ VoIP
Hỗ trợ giao diện mạng IP
Có dự phòng
VPIC 8 đường E1
Hỗ trợ làm việc với LE trong pha
Pre_NGN
Có dự phòng
POTC 64 đường POTS Bao gồm các thuê bao POTS
VSLC 16 đường VDSL Bao gồm các thuê bao VDSL
ESIC 24 đường Ethernet Bao gồm các thuê bao Ethernet
Bảng 3.5 Dung lượng phần cứng
3.3.3 Kiến trúc phần cứng

3.3.3.1 TAM – CS1000 (Host Mode)
Hình 3.6 Kiến trúc TAM - CS1000 (Host Mode)
a) Phần chung và điều khiển
Chức năng
Phần chung và điều khiển cung cấp các chức năng điều khiển, thống kê, điều khiển card thiết bị
và tập hợp cảnh báo cho xử lí cuộc gọi và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
Cấu hình
Card Ghi chú
Card phía trước MCMC Hoạt động Active / Standby
Card phụ SCTM Điều khiển thuê bao POTS
Card phía sau MCRC Hoạt động Active / Standby


Cấu trúc
Hình 3.7 Sơ đồ làm việc phần chung và điều khiển
Hoạt động thực tế
- TAM - CS1000 có cấu hình MCMC kép hoạt động Act / Sby trong hệ thống, nó
sử dụng kiểu ghi đồng thời (Concurrent Mode)
- MCMC sử dụng vi xử lí MPC PowerPC của Motorola
- MCMC được sản xuất theo kiểu EROS, loại hệ điều hành của LG
- Để tránh sự sai lệch có thể xảy ra đối với tần số Clock khác nhau giữa
các hệ thống chuyển mạch trong mạng chuyển mạch số, MCMC làm việc
với các card VPIC (V5.2) và EPIC (nếu sử dụng truyền dẫn E1)/ SICC
(nếu sử dụng truyền dẫn STM-1) để thu nhận các tần số tham chiếu, tạo
và phân bố đồng bộ Clock đến các Clock tham chiếu.
- Khi không nhận được Clock tham chiếu từ bên ngoài, MCMC tạo và
phân bố Clock bởi bộ tạo dao động của chính nó.
- Với việc cắm thêm các card phụ SCTM, MCMC có thể thực hiện điều
khiển dịch vụ cho các cuộc thoại bằng việc sử dụng các bus : LA (Local
Access) – bus và HT(High Traffic) – bus.

- MCMC cung cấp các kênh IPC cho việc kết nối với các card chức năng
khác trong hệ thống.
- MCMC cung cấp giao diện 10/100 Base – TAM-CS1000 kép cho giao
tiếp giữa hệ thống và chuyển mạch mềm.
- MCMC cũng cung cấp giao diện 10/100 Base – TAM-CS1000 kép cho
giao tiếp giữa hệ thống và EMS.
- MCMC tập hợp được tối đa 96 cảnh báo phần cứng từ các card của hệ
thống.
b) Phần chuyển mạch IP
Chức năng
- Phần chuyển mạch IP cung cấp chức năng chuyển mạch lưu lượng và làm
việc với các mạng IP bên ngoài.
- Nó hỗ trợ chuyển mạch (Lớp 2/ Lớp 3) lưu lượng từ các card thuê bao
VDSL và Ethernet, nó cũng làm việc với các card thuê bao đó qua giao
diện Giga.
- Nó cũng cung cấp chức năng cổng IPC với MCMC và các card thuê bao
- Ethernet và VDSL.
-
Cấu hình
Card Ghi chú
Card phía trước GSPC Cung cấp chức năng chuyển mạch Lớp 3
Card phía sau GSRC

Cấu trúc
Hình 3.8 Sơ đồ làm việc phần chuyển mạch IP
Hoạt động thực tế
- Mỗi hệ thống TAM-CS1000 có 1 GSPC
- GSPC được điều khiển bởi vi xử lí của chính nó
- GSPC gồm 5 phần sau :
+Chuyển mạch Giga

- Chuyển mạch Giga L2/L3 : 16 cổng
- Hỗ trợ Wire – speed của chuyển mạch L2 và định tuyến L3.
- Bộ đệm gói trong 128Kbyte
+ Giao diện đường lên
- Cung cấp 4 GbE – 1000Base - LX
+Giao diện Ethernet – bus
- Cung cấp tối đa 18 cổng theo các chuẩn 1000Base-T và 100 Base-TX.
+Giao diện IPC
- Cung cấp kênh IPC với MCMC
- MII I/F gồm các mô tả 100Base - T
- Cung cấp các kênh IPC kép
+Giao diện điều khiển và cảnh báo
- Reset phần cứng PBA bằng phần mềm
- Điều khiển liên quan đến đường lên
- Tập hợp cảnh báo trong và ngoài card.
c) Phần thuê bao POTS
Chức năng
Phần thuê bao POTS cung cấp các chức năng BORSCHT : cấp nguồn,
bảo vệ quá áp, tạo chuông, giám sát, mã hoá/ giải mã, Hybrid và test truy
nhập cho các thuê bao analog và kết nối các đầu cuối sử dụng tín hiệu băng
tần thoại.
Các chuẩn tham chiếu
- Đặc điểm truyền dẫn đường dây thuê bao analog : ITU-T Q.552
- Bảo vệ quá dòng / quá áp : ITU-T K.17, K.20
- Chuẩn dịch vụ họ ITU-T I.200
- Chuẩn mạng họ ITU-T I.300
- Giao diện nội mạng họ ITU-T I.500
Cấu hình
Card Ghi chú
Card phía

trước
POTC
Gồm 64 thuê bao trên mỗi card. Có tối đa 16 card trong
hệ thống

Cấu trúc
Hình 3.9 Sơ đồ làm việc phần thuê bao POTS
Hoạt động thực tế
- TAM – CS1000 gồm 16 card trên một hệ thống nên có tối đa 1024 thuê
bao POTS trong TAM – CS1000.
- Card thuê bao POTS được điều khiển bởi MCMC
- Phần thuê bao POTS làm việc với MCMC để truyền / nhận tín hiệu PCM.
- Nó cũng làm việc với STCC thông qua test – bus để thực hiện việc test
thuê bao (test trong và test ngoài).
- Nó cũng làm việc với GRSC để cung cấp tín hiệu chuông 20Hz cho đầu
cuối thuê bao trong quá trình xử lí cuộc gọi.
d) Phần Test thuê bao
Chức năng
- Phần test thuê bao thực hiện việc test đường dây và test mạch (Test trong
và test ngoài) của các thuê bao tương tự. Và quản lý các trạng thái của
chúng. STCC, bộ phận cấu thành nên phần test thuê bao, nhận lệnh từ bộ
xử lí cấp cao, test đường dây thuê bao và gửi kết quả test đến bộ xử lí. Do
đó hệ thống có thể thực hiện bảo dưỡng đường dây và mạch thuê bao
analog. Phần này thực hiện các chức năng test sau :
+Test đường dây thuê bao (Test ngoài)
STCC đo điện thế AC, điện thế DC, điện trở và điện dung giữa T-R, T-G
và R-G. Nó test các đường dây thuê bao bên ngoài hệ thống khi thuê bao
rỗi. Các tham số nó đưa ra gồm :
- Điện thế ngoài (AC, DC)
- Điện trở vòng

- Độ cách điện
- Điện dung
+ Test mạch thuê bao (Test trong)
Phần test thuê bao cung cấp các chức năng test sau cho các mạch giao
diện thuê bao POTS :
- Đo dòng điện vòng
- Đo tone quay số (Dial Tone) và phát hiện không kết nối Dial Tone
- Đo chuông và phát hiện không kết nối chuông (Ringing Trip)
- Phát hiện đảo cực.
- Đo suy hao truyền dẫn
Cấu hình
Card Ghi chú
Card phía trước STCC

Cấu trúc
Hình 3.10 Sơ đồ làm việc phần test thuê bao
Hoạt động thực tế
- TAM – CS1000 gồm 1 STCC để test toàn bộ thuê bao trong hệ thống
- STCC được điều khiển bởi MCMC
e) Phần mã hoá và giải mã VoIP
Chức năng
Phần mã hoá và giải mã VoIP cung cấp các chức năng để hỗ trợ dịch vụ VoIP
- Mã hoá và giải mã theo các chuẩn : G.711, G.723.1, G.729a/b
- Biên dịch mã hoá và giải mã
- Quét DTMF
- Triệt tiếng dội
- Tạo thông báo
Cấu hình
Card Ghi chú
Card phía trước INVC


Cấu trúc
Hình 3.11 Sơ đồ làm việc phần mã hoá và giải mã VoIP
Hoạt động thực tế
- TAM – CS1000 gồm 2 khối INVC (khi hoạt động kép) cung cấp các dịch
vụ VoIP cho toàn bộ các card thuê bao POTS trong hệ thống.
- INVC cung cấp các cổng 10/100Base – T kép đôi để làm việc với mạng
IP
f) Phần làm việc với PSTN
Chức năng
Phần làm việc với PSTN cung cấp các chức năng sau để làm việc với
tổng đài nội hạt của mạng PSTN :
- Điều khiển giao thức V5.2
- Chức năng giao tiếp E1
- Chức năng nhận kết nối POTS
Cấu hình
Card Ghi chú
Card phía trước VPIC
Card phía sau V5RC

Cấu trúc
Hình 3.12 Sơ đồ làm việc phần làm việc với PSTN
Hoạt động thực tế
- TAM – CS1000 bao gồm 2 khối VPIC kép đôi để làm việc với tổng đài
nội hạt PSTN
- Mỗi VPIC cung cấp 8 giao diện E1
g) Phần thuê bao VDSL
Chức năng
Chức năng chính của phần thuê bao VDSL là phục vụ các thuê bao
VDSL nhưng đồng thời nó cũng cung cấp các chức năng sau :

- Cung cấp 16 kênh đường xuống thuê bao VDSL
- Cung cấp đường lên cho giao diện mạng IP
Cấu hình
Card Ghi chú
Card phía
trước
VSLC
Gồm 16 thuê bao trên mỗi card và có 16 card trên mỗi
hệ thống

×