Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tìm hiểu về mạng truyền dẫn quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 40 trang )

MỤC LỤC
Contents
I. Tìm hiểu về mạng truyền dẫn quang:
1. Thế nào là truyền dẫn quang:
Truyền dẫn cáp quang là phương thức truyền dẫn tín hiệu dùng cáp quang,có thể hoạt
động ở tốc độ khá cao,vượt xa tốc độ cáp xoắn và cáp đồng trục.Vì số liệu được truyền
thông bằng luồng ánh sáng ,nên không bị ảnh hưởng bởi các xuyên nhiễu điện từ.
Do đó cáp quang thích hợp cho các ứng dụng truyền tốc độ cao,có khả năng loại bỏ
nhiễu cao,như trong các công sở có các thiết bị công suất lớn.Ngoài ra cáp quang không bức
xạ ra sóng điện từ.
Mạng cáp quang truyền tải phục vụ như môi trường truyền cho các hệ thống truyền
dẫn quang. Cũng giống như các hệ thống truyền dẫn khác, một hệ thống truyền dẫn quang
gồm: Đầu phát, đầu thu, môi trường truyền dẫn (Cáp quang) và các bộ lặp.
Đầu phát nhận tín hiệu từ các thiết bị mạng đầu cuối như: các tổng đài điện thoại,
các thiết bị node truyền số liệu, thiết bị truyền hình…sau đó biến đổi thành tín hiệu quang
để truyền trên sợi quang.
Tại đầu phát phải có bộ biến đổi điện - quang mà chứa một linh kiện quan trọng là
LED hay LASER. Đầu thu tái tạo tín hiệu điện từ tín hiệu quang nhận được sau đó truyền
tới các thiết bị đầu cuối như: các node mạng hay thiết bị điện thoại, truyền số liệu, truyền
hình…Đầu thu phải có bộ biến đổi quang - điện mà chứa một linh kiện quan trọng là
diode thu quang PIN hay APD.
Khi truyền xa, tín hiệu trên cáp quang cũng bị suy hao, đôi lúc cần các bộ phát lặp
(repeaters) để khuếch đại tín hiệu. Ngoài ra để tận dụng hiệu quả và quản lý được mạng
cáp quang, tín hiệu còn phải đi ngang qua các thiết bị thụ động khác như splitters, măng
xông, ODF, tủ phối quang, tập điểm quang
1
Hình 1: Cấu trúc một mạng cáp quang truyền tải
Nếu chi tiết hơn, tại mỗi đầu của hệ thống đều có thiết bị ghép cả chức năng phát lẫn
thu. Để truyền nhiều kênh trên hệ thống, bộ ghép kênh (MUX) được sử dụng trước mỗi bộ
phát và bộ giải ghép kênh (DEMUX) được đặt sau các bộ thu.
Hình 2: Một đầu của hệ thống truyền dẫn quang


2. Sơ đồ tổng quát về truyền dẫn quang:
Các cấu hình mạng truyền dẫn đặc trưng:4 dạng cấu hình mạng
• Cấu hình điểm nối điểm
2
• Cấu hình mạng tuyến tính
• Cấu hình mạng vòng :
• Cấu hình mạng tập trung:
Cấu trúc lặp trong mạng:
3
Khi việc truyền thông tin giữa các thiết bị truyền dẫn trong phạm vi khoảng cách lớn,cần
một thiết bị lặp Register ,nhằm củng cố chất lượng đường truyền.Giảm thiêủ tối đa sự suy
hao tần số trên kênh truyền .
3.Các cơ chế bảo vệ mạng truyền dẫn:
3.1. Bảo vệ 1+1:
Mô hình bảo vệ 1+1 như hình 4.1.Trong đó, tín hiệu được truyền liên tục trên cả
hệ thống hoạt động và hệ thống bảo vê. Bộ chọn tại máy thu kiểm tra chất lượng tín
hiệu thu được của cả hai hệ thống bằng cách đo BER và lựa chọn tín hiệu của đường
truyền nào có chất lượng cao hơn.
Hình 3: Mô hình bảo vệ 1 +1
3.2. Bảo vệ 1:1
Cơ chế bảo vệ 1:1 là trường hợp riêng của bảo vệ 1:N khi N=1. Bảo vệ 1:1 có đặc
điểm là ở trạng thái bình thường, tín hiệu chỉ truyền trên hệ thống hoạt động. Nếu hệ
thống hoạt động bị đứt sợi quang thì chuyển mạch hoạt động để chuyển tín hiệu sang hệ
thống bảo vệ. Kiểu bảo vệ này có thể trở lại hoặc không trở lại và là loại bảo vệ phục hồi
4
hoàn toàn các dịch vụ trên hệ thống có sợi bị đứt.
3.3. Bảo vệ 1:N
Mô hình cơ chế bảo vệ 1:N được thể hiện tại hình 4.2. Trong cơ chế bảo vệ 1:N, các
hệ thống hoạt động và hệ thống bảo vệ đặt trong cùng một đường vật lý. Sơ đồ
gồm có các môđun chuyển mạch bảo vệ có cấu trúc giống nhau được lắp đặt tại phía

phát và cả ở phía thu, bus 1:N và bộ điều khiển chuyển mạch bảo vệ (PSC). Các môđun
chuyển mạch bảo vệ được đặt trong giá thiết bị ghép để giảm bớt chiều dài cáp đồng
trục kết nốI giữa chúng.
Ở trạng thái bình thường, tín hiệu được truyền trên các hệ thống hoạt động. Phía thu
giám sát tín hiệu dựa vào mẫu khung, mã đường, BER. Nếu BER hoặc chệch khung
(OOF) trong hệ thống hoạt động vượt ngưỡng cho phép, hoặc mất tín hiệu thu (LOS)
trên hệ thống hoạt động thì nút đầu và nút cuối trao đổi thông tin điều khiển để cùng
chuyển mạch đưa tín hiệu trên hệ thống hoạt động kém chất lượng hoặc có sự cố
sang hệ thống bảo vệ. Trong trường hợp có nhiều hệ thống hoạt động có sự cố thì chỉ
hệ thống có ưu tiên cao nhất được sử dụng hệ thống bảo vệ. Sau khi sửa chữa hỏng hóc
trong hệ thống hoạt động thì tín hiệu trên hệ thống bảo vệ được chuyển trở lại cho hệ
thống hoạt động này.
Mạng đường thẳng bảo vệ 1:N chỉ có hiệu quả khi mất tín hiệu trên hệ thống hoạt
động hoặc chỉ đứt sợi trên hệ thống hoạt động. Khi cáp bị đứt thì toàn bộ mạng ngừng
hoạt động. Trong mạng đường thẳng chuyển mạch bảo vệ 1:N, môđun chuyển mạch tại
nút đầu và nút cuối và cơ cấu chuyển mạch hoạt động theo giao thức APS khi sử dụng
byte K1 và byte K2.
Sau đây mô tả giao thức hoạt động của K1 và K2 giữa hai nút khi đứt sợi trên hệ
thống hoạt
động thứ
nhất.
- Bước 1: Sợi của hệ thống hoạt động thứ nhất bị đứt, nút cuối của kênh hoạt động
nhận được yêu cầu chuyển mạch nên đóng chuyển mạch đầu ra nút cuối của nó (1a) và
chuyển mạch đầu vào nút cuối của hệ thống bảo vệ (1b). Nút cuối của hệ thống hoạt
động thứ nhất cài đặt yêu cầu chuyển mạch trong byte K1, thông qua 2 chuyển mạch đã
đóng và bus 1:N gửi tới nút cuối của hệ thống bảo vệ.
- Bước 2: Nút cuối hệ thống bảo vệ ghép byte K1, gửi byte này đến nút đầu thông
qua hệ
thống bảo
vệ.

- Bước 3: Nút đầu hệ thống bảo vệ kiểm tra và đánh giá byte K1. Khi biết được yêu
cầu của hệ thống hoạt động thứ nhất, nút cuối của hệ thống bảo vệ bắc cầu tới hệ thống
hoạt động thứ nhất (thông qua đóng các chuyển mạch 3a và 3b).
- Bước 4: Nút đầu hệ thống bảo vệ cài đặt yêu cầu chuyển mạch trong byte K1 và số
thứ tự kênh (luồng nhánh) hoạt động trong byte K2, sau đó gửi ngược trở lại cả hai byte
này cho nút cuối của nó để đưa ra yêu cầu sử dụng hệ thống bảo vệ.
- Bước 5: Nút cuối hệ thống bảo vệ xử lý byte K1 và byte K2 và thiết lập cầu tới hệ
thống hoạt động thứ nhất (5a và 5b đóng). Hoạt động này chỉ mới hoàn thành chuyển
5
mạch một hướng từ trái qua phải.
- Bước 6: Khi nút cuối hệ thống bảo vệ đã bắc cầu tới hệ thống hoạt động thứ nhất nó
cài đặt số thứ tự của kênh hoạt động đang sử dụng hệ thống bảo vệ trong byte K2 và
sau đó gửi byte K2 qua hệ thống bảo vệ tới nút đầu của nó.
- Bước 7: Tại nút đầu hệ thống bảo vệ, khi số thứ tự kênh trong byte K2 thu được
phù hợp với số thứ tự kênh yêu cầu chuyển mạch thì kênh đó được lựa chọn cho chuyển
mạch và nút đầu thực hiện bắc cầu tới hệ thống hoạt động thứ nhất (7a và 7b đóng). Vì
vậy đã hoàn thành chuyển mạch hai hướng.
Hình 4: Hoạt động của giao thức APS trong bảo vệ 1:N
Chú ý rằng, các byte K1 và K2 thường được truyền trên hệ thống bảo vệ. Thời gian
phục hồi bao gồm thời gian xử lý các byte K1 và K2 và thời gian chuyển mạch của phần
tử chuyển mạch. Tiêu chuẩn thời gian phục hồi nhỏ hơn hoặc bằng 50 ms.
Khi xảy ra sự cố trên hệ thống hoạt động, thời gian phục hồi mạng Tph tính theo biểu
thức sau
đây:
Tph(μs) = Tcđ + Txl × 3 + Tcm (1 )
Trong đó Txl là thời gian xử lý byte K1 hoặc byte K2 tại mỗi nút. Giả thiết rằng mỗi
6
nút nhận dạng byte K1 hoặc K2 trong 3 khung liên tiếp và chiếm thời gian một khung là
125 μs để xử lý byte K1 hoặc byte K2 . Vì vậy thời gian để xử lý và nhận dạng byte K1
hoặc K2 trước khi chuyển mạch là:

Txl = 125μs × 3 × 5 = 1,875 ms (2)
Thời gian cài đặt byte K1 hoặc K2 giả thiết bằng thời gian một khung 125 μs. Do đó
thờI
gian cài đặt toàn bộ là:
Tcđ = 125μs × 4 = 600 μs (3)
Tcm là thời gian chuyển mạch của tất cả các phần tử chuyển mạch tham gia vào quá
trình hoạt động chuyển mạch bảo vệ. Trong hình 84 có 4 cặp phần tử chuyển mạch tham
gia vào quá trình hoạt động chuyển mạch. Tcm trở thành một yếu tố quyết định khi xác
định chỉ tiêu của APS.
Tuy nhiên trong thực tế tổng thời gian từ lúc xảy ra sự cố cho đến khi hoàn thành
chuyển mạch bảo vệ thường nhỏ hơn chỉ tiêu 50 ms.
II. Hệ thống truyền dẫn đồng bộ SDH:
Trên đường thông tin số (digital) tần số và pha của xung tín hiệu phải được đồng bộ một
cách chính xác để thực hiện việc ghép kênh. Từ các kênh tín hiệu sơ cấp 64kbit/s (=8kbit/s x
8) ta thực hiện ghép kênh cấp cao. Có 2 phương pháp ghép kênh cấp cao: ghép kênh cận
đồng bộ PDH và ghép kênh đồng bộ SDH.
7
1. Truyền dẫn ghép kênh cận đồng bộ PDH:
Hình5: Nguyên tắc ghép cận đồng bộ
PDH là một trong những hệ thống ghép kênh số bậc cao thông dụng trước đây. Trong mạng
thông tin PDH không sử dụng đồng bộ tập trung, nghĩa là tất cả các phần tử trong mạng
không bị khống chế bởi một đồng hồ chủ. Mỗi thiết bị ghép kênh hoặc tổng đài trong mạng
này có một đồng hồ riêng. Chính vì vậy mà các luồng số do chúng tạo ra có sự chênh lệch
về tốc độ bit.
Chẳng hạn muốn ghép các luồng số có tốc độ bit khác nhau ở 2 tổng đài khác
nhau ,thành một luồng số có tốc độ cao hơn, thì phải hiệu chỉnh cho tốc độ bit của
chúng bằng tốc độ bit của đồng hồ bộ ghép nhờ chèn bit. Sau khi chèn bit thì các luồng số
đầu vào bộ ghép xem như đã đồng bộ về tốc độ bit, nhưng pha của chúng không đồng bộ
với nhau. Kiểu ghép như vậy được gọi là ghép cận đồng bộ.
Trong ghép kênh cận đồng bộ (Plesiochronous Digital Hierachy), người ta căn chỉnh pha

bằng việc chèn xung. Trong việc đồng bộ hoá bằng chèn xung, thì tốc độ của xung định thời
(timing) hơi nhanh hơn tốc độ của xung tín hiệu vào. Khi xung định thời khác nhau 1byte
thì xung chèn được chèn vào vị trí thời gian thích hợp.
Với sự ghép kênh PDH đã nêu trên, nếu ta muốn tách được một kênh riêng lẻ từ luồng tín
hiệu bậc cao không thể không qua các thiết bị tách kênh theo trình tự từ cao xuống thấp.
Theo góc độ kinh tế thì vốn đầu tư vào các thiết bị phân kênh này khá tốn kém. Đây là
nhược điểm của hệ thống PDH.
8
2. Truyền dẫn đồng bộ SDH:
 Khái niệm về SDH:
Trong những năm 1980 do hệ thống chuyển mạch số tăng ngày càng nhiều, thiết bị truyền
dẫn số được dùng nhiều và nhu cầu thiết lập ISDN càng ngày càng lớn, việc đồng bộ hoá
mạng lưới đã trở nên quan trọng.
Mặt khác, nhờ vào tiến bộ công nghệ tin học trong các thiết bị truyền dẫn, các bộ nối chéo
thực hiện hoàn toàn bằng điện tử. Tại đây dữ liệu tốc độ thấp có thể nối lẫn với tín hiệu tốc
độ cao. Tương ứng, công nghệ truyền dần theo phân cấp đồng bộ SDH (Synchronous
Digital Hierachy) ra đời và đưa tới một tiêu chuẩn quốc tế chung.
Hình 6:Cấu trúc bộ ghép SDH của ITU-T
Trong mạng PDH, giao diện nút mạng NNI được dùng như các giao diện nối chéo (cross
connect), nhưng mạng SDH cũng dùng NNI như các giao diện cho hệ thống truyền. Với
SDH, tốc độ bit tại các giao diện NNI cũng thống nhất với tốc độ bit chuyển tải của hệ
thống tuyến. Tốc độ bit là 155,529Mbit/s; 622,080Mbit/s và 2,488320Gbit/s. Còn trong cấp
hệ PDH, giao diện của tuyến không được tiêu chuẩn hoá. Hơn nữa tiêu chuẩn SDH cho
phép triển khai các thiết bị tương thích với sự vận hành giám sát và bảo dưỡng của mạng
truyền dẫn quang.
 So sánh SDH và PDH:
So với PDH thì SDH có các ưu điểm cơ bản sau đây:
Giao diện đồng bộ thống nhất. Nhờ giao diện đồng bộ thống nhất nên việc ghép và tách các
luồng nhánh từ tín hiệu STM-N đơn giản và dễ dàng. Đồng thời trên mạng SDH có thể sử
dụng các chủng loại thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau.

9
Ghép được các loại tín hiệu khác nhau một cách linh hoạt. Không những tín hiệu thoại mà
cả tín hiệu khác như ATM, B-ISDN v.v. đều có thể ghép vào trong khung SDH.
Dung lượng các byte dành cho quản lý, giám sát và bảo dưỡng lớn. Làm cho mạng hoạt
động linh hoạt, độ tin cậy cao và giảm được chi phí rất lớn cho việc quản lý.
Mạng có khả năng đáp ứng được tương lai, có nghĩa là cung cấp cho nhà khai thác một
giải pháp đáp ứng được tương lai, cộng với khả năng cập nhật phần mềm và mở rộng được
dung lượng của các thiết bị hiện có. Có thể thay thế hệ thống SDH từng phần vào trong
mạng theo nhu cầu của dịch vụ mới.
III Tìm hiểu về phương thức của chuyển mạch bảo vệ và cách đấu nối các node trên
mạng:
Phương thức của chuyển mạch bảo vệ trong mạng truyền dẫn:
 Bảo vệ đường path:
Thực hiện cơ chế bảo vệ path để bảo vệ truyền dẫn trên 1 tuyến,nối giữa các điểm đầu và
điểm cuối quá trình truyền dẫn.Khi xảy ra sự cố đứt dây dẫn và ngắt kết nối trên 1 tuyến
 Bảo vệ section:
Thực hiện cơ chế bảo vệ section ,khi có sự cố đường truyền giữa 2 thiết bị truyền dẫn hay
thiết bị truyền dẫn nối giữa các bộ register .
10
Hình 7. Flashwave 4570
 Cách đấu nối các node trên mạng:
IV. Thiết bị truyền dẫn 4570:
11
1. Sơ nét về thiết bị:
Dựa trên nền tảng khai báo đa dịch vụ (MSPP), FLASHWAVE 4x70 của Fujitsu
mang lại cho các nhà cung cấp và khai thác các dịch vụ viễn thông một giải pháp mạnh mẽ
cho sự cạnh tranh ngày càng mạnh trong nền công nghiệp viễn thông hiện nay.
Sự tích hợp các tính năng của SDH và Ethernet một cách thông minh và đáng tin cậy
vào trong một hệ thống gọn nhẹ, FLASHWAVE 4x70 cho phép đồng thời đưa các dịch vụ
thoại cơ bản nhất và tăng dần các loại dịch vụ dữ liệu (ngày càng đa dạng) truyền trên một

mạng quang thống nhất.
Phong phú hơn với tính năng NG-SDH, FLASHWAVE 4x70 cho phép các nhà khai
thác không chỉ tối giản mạng lưới mà hơn nữa còn làm cho nó hiệu quả, mềm dẻo và năng
động trong việc sử dụng băng thông mạng lưới với phương thức quản lý đơn giản.
FLASHWAVE 4x70 sẽ đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của người dùng cuối bằng
cách tăng giá trị của băng thông dịch vụ trong một mức giá tối thiểu.
FLASHWAVE 4570 là thiết bị STM-64 MSPP được tối ưu cho các ứng dụng mạng
Metro Aggregation và Metro Core.
Các ưu điểm:
• Cung cấp các tính năng vận hành cho SDH, Layer2 switching và các chức năng WDM với
GMPLS/ASON cho nâng cấp trong tương lai.
• Cấu trúc khung mềm dẻo có khả năng cấp 34 đường STM-64 hoặc 136 đường STM-16 với
504 luồng E1 ra trực tiếp và các giao diện Ethernet khác.
• Giải pháp all-in-one-box để đáp ứng các yêu cầu về mạng và dịch vụ từ STM-16, STM-4,
STM-1, STM-1E, E3, DS3 và E1 cho đến Fast Ethernet và Gigabit Ethernet.
• Cung cấp 1 mạng quang đáng tin cậy thông qua các phương thức bảo vệ như 1+1 MSP,
SNCP và 2-fiber MS-Spring cho lớp SDH cũng như Rapid Spanning Tree Protocol (RSTP)
cho lớp Ethernet.
• Cung cấp các tính năng NG-SDH như General Framing Protocol (GFP), Virtual
Concatenations (VCAT) và Link Capacity Adjustment Scheme (LCAS) cho sự cung cấp,
chỉnh sửa, bảo vệ băng thông một cách năng động.
12
• Ma trận nối chéo dung lượng lớn phù hợp với các ứng dụng mạng Metro Aggregation và
Core: 340Gbps cho nối chéo bậc cao và 40Gbps cho nối chéo bậc thấp.
• Sử dụng SFP cho các giao diện quang.
2. Mô hình cơ bản , sơ đồ khối và đặc tính kĩ thuật:
Hình 8 : mô hình các slot trong thiết bị
 Các ứng dụng:
• Đầu cuối TRM
• Chuỗi ADM

13
• Ring ADM
• Bộ đấu chéo mini
 Các giao diện lưu lượng:
• STM-16 (L-16.2, L-16.1, S-16.1)
• STM-4 (V-4.2, L-4.2, L-4.1,S-4.1)
• STM-1 (V-1.2, L-1.2, L-1.1, S-1.1,electrical)
• E3/DS3
• E1 (75 ohms/120 ohms)
• GE (1000Base-T, GE-ZX, GE-E,GE- LX, GE-SX,trong suốt)
• FE (10/100Base-TX, trong suốt hoặc chuyển mạch lớp 2)
• Bộ khuyếch đại quang: Post-amp (đầu ra13 dBm,15 dBm, 18 dBm), pre-amp (hệ số điều
chỉnh 20 dB)
Interface Type Bit Rate Connection
SDH 10 Gbps (STM-64) Optical
SDH 2.5 Gbps (STM-16) Optical
SDH 622 Mbps (STM-4) Optical
SDH 155 Mbps (STM-1) Optical/Electrical
PDH 34 Mbps / 45 Mbps (E3 /
DS3)
Electrical
PDH 2 Mbps (E1) Electrical
Ethernet 10G Base Optical
Ethernet 1000 Base-X Optical/Electrical
Ethernet 10/100 Base-Tx Electrical
RPR 1000 Base-X Optical/Electrical
RPR 10/100 Base-Tx Electrical
 Đấu nối chéo:
• Tùy chọn 1: 7.2 Gbps cho HO (46 x 46 VC-4) và 2.5 Gbps cho LO
(1008 x 1008 VC-12)

14
• Tùy chọn 2: 15 Gbps cho HO (98 x 98 VC-4) và 5 Gbps cho LO
(2016 x 2016 VC-12)
• Kết nối:
• Đơn hướng, hai chiều,quảng bá, đấu vòng
 Bảo vệ mạng:
• 1+1 MSP tại STM-1, STM-4,STM-16
• 2-fiber MS-SPRing tại STM-4, STM-16
• SNCP/I và SNCP/N tại VC-12,VC-3, VC-4 và VC-4-4c
 Sự bảo vệ phần cứng
• STM-1E: 1+1
• E3/DS3: 1+1
• E1: 1:n (max. n = 3)
• Nguồn, CC: 1+1
 Mapping
• G.7041/Y.1303 GFP-F
• G.7042 LCAS: VC-12, VC-3, VC-4
• G.707 VCAT: VC-12 , VC-3, VC-4
 Đồng bộ:
• Đồng hồ nội bộ: G.813 Option 1, Optional Stratum 3 clock
• Nguồn đồng bộ: Đồng hồ ngoài (2 Mbps, 2 MHz), đường SDH, E1
• Chế độ hoạt động: Vận hành tự động (Free-running), chế độ lưu đồng bộ (hold-over), chế
độ khóa (locked-mode)
• Hỗ trợ SSM
 Tính năng Ethernet
• Các ứng dụng truyền dữ liệu bao gồm EPL (Ethernet Private Line), EVPL (Ethernet
Virtual Private Line) và EPLAN (Ethernet Private LAN).
• Việc xử lý Layer 2 để giảm yêu cầu về băng thông bởi vậy nó cho phép truyền dữ liệu
với chi phí hiệu quả qua cấu trúc SDH.
• VLANs hoặc double-tagged VLANs đáp ứng 802.1p QoS/CoS, dùng chia tách các dòng

băng thông, tăng mức độ bảo mật mà không ảnh hưởng đến hiệu quả băng Chuyển tiếp
lớp 2 tại Wire-speed
• Chuyển mạch lớp 2
• 802.1Q VLAN và lưu trữ VLAN
• Điều khiển luồng 802.3X
• Tự học địa chỉ MAC
• L2 multicast
15
• Giới hạn tốc độ trên một cổng hoặc trên một VLAN
• 802.1p QoS/CoS trên một cổng hoặc trên một VLAN
• 802.1w Rapid Spanning Tree Protocol (RSTP)
 Nguồn:
• Điện thế đầu ra: -48V DC
• Nguồn tiêu thụ: Xấp xỉ 260 W
 Các đặc tính cơ học
• Kích thước Sub-rack: 445W x 244H x 250D mm
• Cài đặt : Chuẩn ETSI rack
 Tính năng quản lý
 Thao tác và duy trì nhanh chóng thông qua Flexr L (LCT).
 Hệ thống quản lý mạng FLEXR C hỗ trợ quản lý tất cả các sản phẩm FLASHWAVE 4x70,
quản lý liên tục tất cả các lớp SDH, PDH và Ethernet.
 Cài đặt và quản lý bằng FLEXR L
 Quản lý tập trung từ xa cho cả phần tử mạng và mạng bằng FLEXR C (SNM)
 SNMPv2 chuẩn MIBS
3. Khả năng giao tiếp: (Vị trí của thiết bị truyền dẫn trong mạng)
16
Hình9: vị trí 4570 trong mạng viễn thông
• Carrier’s carrier : Bộ phận cung cấp đường truyền bit tốc độ thấp
• ISP peering (BRAS) : Nhà cung cấp dịch vụ mạng ,vơí BRAS là thiết bị tách ghép kênh trên
DSLAM

• Local exchange : Tổng đài chuyển mạch cục bộ
• Enterprise (PBX,TDM,IP,Ethernet) : Bộ phận tổng đài cố định khu công nghiệp
• Fixed part of mobile (NGN Mobile) : Tổng đài di động
• Residential : Hệ thống mạng ở khu dân cư
• Route : Thiết bị đinh tuyến mạng
4. Các mô hình kết nối thường gặp:
• Terminal-to-terminal topologies(điểm nối điểm).
• Linear topologies with add/drop function (Chains)(đường thẳng xen/ rẽ).
• Ring topologies with add/drop function ( mạng vòng).
17
• Meshednetworks(kếtnốimạngtậptrung).
Hình 10 : Các mô hình liên kết.
5. Các khối chính và chức năng của các khối: Gồm 4 khối chính
Hình 11: sơ đồ khối hệ thống.
a) Khối điều khiển (Center Controller): Bao gồm các card SC, SI SI-E
Khối điều khiển đảm nhiệm công việc điều hành hệ thống.
18
 Card SC (System Controller) : là card quan trọng nhất của một thiết bị flashwave 4570.
Nó đảm nhiệm công việc cài đặt, kiểm tra, vận hành và bảo dưỡng hệ thống. CF memory
card chứa các chức năng lưu các phần mềm cấu hình để nạp lên hệ thống, quản lý nguồn
thong tin cho hệ thống.
Hình 12: card SC
 Card SI (System Interface _ NE management ) :
Hình 13 : card SI
Card SI cung cấp các chức năng :
o Truy cập FLEXR L và FLEXR C R3.
o Đồng bộ thời gian.
o Truy cập MDI, MDO
o Alarm outphut
o Alarm Cut Off (ACO)

o Alarm Suppress
19
o Truy cập kênh người sử dụng
o Quản lý shefl mở rộng.
SI-E cũng có các chức năng tương tự như SI card nhưng có thêm truy cập EOW.
b) Khối kết nối chéo (Cross Conection) : gồm card HOCC và LOCC .
Khối kết nối chéo tạo ra tính năng mềm dẻo của hệ thống, tránh mất tín hiệu.
 HOCC card (high order switch fabric) : cung cấp tốc độ tối đa lên tới 340Gbps, giúp kết
nối AU4s giữa SDH và port Ethernet. Hoạt động ở mức cao VC-4, VC-4-4c, VC-4-16c,
VC-4-64c. Sử dụng cơ chế bảo vệ 1+1.
Hình 14 : Card HOCC
 LOCC card (low order switch fabric) : Mỗi card có tốc độ 20Gbps. Giúp kết nối TU-12và
TU-3s giữa SDH và port Ethernet. Hoạt động ở mức thấp VC-12, VC-3.
Hình15 : card LOCC
• Khi có bảo vệ :
o 20Gbps : LOCC 6 làm việc, LOCC 7 là card bảo vệ
o 40Gbps : LOCC 5,6 làm việc, LOCC 7, 8 là card bảo vệ
• Khi không có bảo vệ :
o 20Gbps : LOCC 6 làm việc,
o 40Gbps : LOCC 5,6 làm việc
o Sử dụng cơ chế bảo vệ 1+1.
o Hai card này luôn hoạt động cùng nhau.
c) Khối giao tiếp (system interface) : là cổng giao tiếp với các thiết bị khác, quản lý kênh, kết
nối với các thiết bị đồng bộ, các cảnh báo, quản lý kênh người dùng, hệ thống đồng bộ
kênh. Gồm có PDH card, IO card, SDH card, Ethernet card,RPR card…
20
 SDH card: Phục vụ cho các card IO và cảc card SDH khác trong hê thống, qua đầu cắm
USB.
 IO card (cáp đồng) : 9 card IO ở vị trí slot 19, 20, 21, 22 ,29, 30, 31, 32, 33.
 Ethernet card:

• Các ứng dụng truyền dữ liệu bao gồm EPL (Ethernet Private Line), EVPL (Ethernet Virtual
Private Line) và EPLAN (Ethernet Private LAN).
• Việc xử lý Layer 2 để giảm yêu cầu về băng thông bởi vậy nó cho phép truyền dữ liệu với
chi phí hiệu quả qua cấu trúc SDH.
• VLANs hoặc double-tagged VLANs đáp ứng 802.1p QoS/CoS, dùng chia tách các dòng
băng thông, tăng mức độ bảo mật mà không ảnh hưởng đến hiệu quả băng thông và sự
mềm dẻo của mạng
Hình
16:Bảng các card Ethernet.
 PDH card:
21
• L2 Ethernet card:
• Management (Nhóm quản lí):
o Thao tác và duy trì nhanh chóng thông qua Flexr L (LCT).
o Hệ thống quản lý mạng FLEXR C hỗ trợ quản lý tất cả các sản phẩm FW 4x70, quản
lý liên tục tất cả các lớp SDH, PDH và Ethernet.
d) Khối đồng bộ hệ thống :
• Giao diện hệ thống bảng điều khiển của FW4570:
22
• Đồng hồ bên ngoài nguồn (T3) : 2 card đầu vào, framed 2048kbit/s hoặc unframed
2084Khz(75/120 Ohm).
• Đồng bộ hóa đầu ra(T3) : 2card đầu ra, frame 2084kb/s hoặc unframed 2048
kHz(75W/120W).
• Lựa chọn tham khảo 4 định thời :
- Line/tributary timing (STM-1/-4/-16/-64 lines, or E1 tributary)
- External station clock input timing
-
Internal clock (ITU-T G.813 option 1)
- E1 tributary timing (any E1 port can be selected as the timing source)
- Số lượng tối đa của nguồn tổng số thời gian đã chọn cho mỗi NE là 8. Port của card PDH

hoặc SDH có thể được sử dụng tối đa là 4 cổng.
 Hình 17: sơ đồ nguyên lý hoạt động
6. Các phương thức bảo vệ hệ thống và bảo vệ thiết bị:
23
FW 4570 phục vụ cho hệ thống mạng công suất cao và mô hình bảo vệ hệ thống
a) Bảo vệ lưu thông mạng:
FW 4570 cung cấp các hàm bảo vệ mạng thông qua viêc kết hợp với ITU- T G.841:
Mỗi hàm bảo vệ được thể hiện bên dưới:
• SNCP
FW 4570 cung cấp hệ thống bảo vệ SNCP cho Synchronous Transfer Mode (STM) tại các
mức : VC-4-Xc (X = 1, 4, 16, 64), VC-3, và VC-12. Bảo vệ SNCP bao gồm và cả định
lượng thừa kế inherently monitored SNCP/I và non-intrusively monitored SNCP/N.
• MSP
FLASHWAVE 4570 cung cấp 2 loại hàm MSP là : 1 + 1 MSP và 1 : N MSP.
Trong cơ chế 1 + 1 MSP : hai card cùng hoạt đông và bảo vệ song song nhau, mỗi 1 card
chỉ bảo vệ cho 1 card khác. Hầu hết các port quang STM cung cấp cả hai vai trò
bidirectional và unidirectional hàm 1 + 1 MSP cho các mode revertive and non-revertive
Nhưng defaut cơ chế truyền baỏ đảm nhất là: unidirectional và nonrevertive
Trong cơ chế 1 : N (N ≤ 14) MSP:1 card có thể baỏ vệ cho nhiều card khác nhau trong hệ
thống. Đuờng đi đặc biệt có thể truyền trên 1 đường bảo vệ.Card bảo vệ chỉ hoạt đông khi
card làm việc bị sự
Thời gian chờ để lưu cấu hình là 30 giây
• 2-fiber MS-SPRing
2-fiber MS-SPRing là vòng ring hai chiều mà cả cách truyền dẫn lưu thong mạng có điều
kiện như.Trong trườg hợp card làm việc có sự cố thì card bảo vệ sẽ chạy để bảo veẹ đường
truyền.FLASHWAVE 4570 cung cấp MS-SPRing ở bậc STM-64/16/4
Thời gian chờ để lưu cấu hình là 30 giây
24
• DNI
FLASHWAVE 4570 cung cấp bảo vệ DNI giữa 2 vòng MS-SPRings.Trong mô hình mạng

2 vòng đơn từ MS-SPRing.Mô hình mạng phi kết nối thực hiện bảo vệ theo luồng giữa các
vòng MS- SPRing. Trong DNI, hệ thống bị cắt và tiếp tục ở các kết nối đơn
• DRI
FLASHWAVE 4570 cung cấp cách bảo vệ DRI giữa 2 MS-SPRings. Không như DNI,
DRI dung 1 node FLASHWAVE 4570 đơn như kết nối điểm điểm giữa 2 MS- SPRings.
Kết quả là hệ thống có giá thành cao khi kết nối 2 MS-SPRings hơn DNI.
25

×