Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố nôngnghiệp, xuất nhập khẩu, lạm phát, dân số và nợ nước ngoài đến tổng thu nhập quốc nội ( GDP ) của 30 nước được chọn ngẫu nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.45 KB, 39 trang )

MỤC LỤC:
1.
Giới thiệu đề tài
2.
Nguồn gốc của mơ hình theo lý thuyết
2.1. Khái niệm
2.2 Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội
2.2.1 Phương pháp tính theo luồng sản phẩm
2.2.2 Phương pháp tính theo thu nhập hoặc chi phí
3. Lý thuyết đưa biến độc lập, các biến phụ thuộc vào mô hình
3.1 Giá trị sản xuất nơng nghiệp
3.2 Giá trị xuất nhập khẩu
3.3 Dân số
3.4 Lạm phát
3.5. Nợ nước ngoài
4. Thiết lập mơ hình hối quy
4.1 Biến phụ thuộc
4.2 Biến độc lập
4.3 Nguồn gốc dữ liệu và cách thu nhập dữ liệu
4.3.1 Dữ liệu
4.3.2 Khơng gian mẫu
4.4 Mơ hình tổng thể
4.5. Dự đốn kỳ vọng của các biến:
5.
Phân tích dữ liệu
5.1 Bảng dữ liệu
5.2 Thống kê mô tả
5.3 Ma trận tương quan
5.4 Xây dựng mơ hình hồi quy
5.5 Ý nghĩa các hê số
5.6 Khoảng ước lượng và các giá trị kiểm định của các hệ số hồi quy


5.6.1 Khoảng ước lượng của các hê số hồi quy
5.6.2 Kiểm định các hệ số hối quy
6.
Kiểm định giá trị đồng thời
7.
Dự báo giá trị trung bình và giá trị cá biệt
8. Kiểm định phương sai:
9.
Kiểm định và khắc phục các hiện tượng công tuyến trong mơ
hình
9.1 Kiểm định đa cơng tuyến
9.1.1 Xem xét qua ma trận tương quan của các biến
9.1.2 Bảng hồi quy phụ thuộc theo biến XK
9.1.3Hồi quy lại mơ hình trong đó lại bỏ biến XK
9.1.4 Hồi quy mơ hình loại bỏ biến NK


10.
Kết luận, nêu ý nghĩa thực tế của nghiên cứu và hạn chế
10.1. Kết luận mơ hình
10.2 Ý kiến đề xuất của nhóm
10.2.1. Về giá trị sản xuất nơng nghiệp
10.2.2. Về xuất khẩu
10.2.3. Về nợ nước ngoài
11. Tài liệu tham khảo:


NỘI DUNG:
1.Giới thiệu đề tài:
Tất cả các quốc gia trên thế giới, khơng phân biệt khuynh hướng chính

trị, khi dành độc lập, có chủ quyền, đều xác lập cho mình chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội. Những mục tiêu phát triển đều dựa vào khả năng khai
thác nguồn lực trong nước và nước ngoài. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có
sự kết hợp khác nhau và khả năng khai thác các nguồn lực khác nhau. Song
quan niệm chung nhất là, phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế
và xã hội nhưng coi sự tăng trưởng kinh tế là tiền đề cần thiết cho phát triển.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất các nước trên
thế giới, là thước đo chủ yếu sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn các quốc gia.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến
kịp và hội nhập với các nước phát triển, trong xu thế tồn cầu hố và hội
nhập kinh tế quốc tế.


Tăng trưởng kinh tế diễn ra nó biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP
(GNP, NNP…) ngày càng cao và ổn định trong một thời gian dài, nền kinh
tế sẽ đạt được những thành tựu hết sức to lớn nhờ vậy chất lượng đời sống,
giáo dục đào tạo, y tế, của cải vật chất, thu nhập và mức sống nhân dân ngày
càng cao.
Tăng trưởng kinh tế dẫn đến sự gia tăng quy mô các yếu tố đầu vào
như: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ …làm cho
năng suất và hiệu quả sử dụng được nâng cao, trên cơ sở góp phần nâng cao
chất lượng hàng hóa và dịch vụ, thõa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng trong
nền kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự mở cửa nền kinh tế ra thị trường thế
giới, sự phân công lao động và vận động của các yếu tố sản xuất mang tính
chất tồn cầu, chính điều này đã góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực,
cơ cấu kinh tế ngày càng tiến bộ theo hướng hiện đại.
Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế được xem như là vấn đề hấp dẫn nhất
trong nghiên cứu kinh tế nó chính là tiêu điểm để phản ánh sự thay đổi bộ
mặt nền kinh tế của một quốc gia.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)
Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng sản lượng thực tế, là kết quả của các hoạt
động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của một nền kinh tế được tạo ra.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng chỉ tiêu GDP (hay
GNP) để phản ánh sự tăng trưởng kinh tế một quốc gia.
Nhận thấy chỉ tiêu GDP là một trong những vấn đề quan trọng đối với
sự tăng trưởng ở các quốc gia trên thế giới. Đồng thời nhằm mục đích tìm
hiểu về các nhân tố tác động đến chỉ tiêu quan trọng này ở các nước khác
nhau. Vì vậy, nhóm chúng tơi đã chọn đề tài: Nghiên cứu sự tác động của
các yếu tố nôngnghiệp, xuất nhập khẩu, lạm phát, dân số và nợ nước
ngoài đến tổng thu nhập quốc nội ( GDP ) của 30 nước được chọn ngẫu
nhiên.
2. Nguồn gốc của mơ hình từ lý thuyết:
2.1. Khái niệm:
Tổng sản phẩm trong nước là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng
hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong
thời kỳ một năm.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đo lường giá trị sản lượng được
sản xuất ra trong phạm vi nền kinh tế. Hầu hết sản lượng này được sản xuất
ra bởi các yếu tố sản xuất trong nước. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh


toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất. Nó phản ánh quan hệ
tương hỗ trong quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng cuối cùng của sản
phẩm, hàng hóa và dịch vụ trong tồn bộ nền kinh tế.
2.2.. Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP): có 3 phương
pháp
2.2.1. Phương pháp tính theo lượng sản phẩm:

Hàng năm dân cư của mỗi nước tiêu thụ rất nhiều loại hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng như: gạo, thịt, cam, táo, xồi…;chăm sóc y tế, thương mại
và du lịch… những hàng hóa và dịch vụ do người tiêu dùng mua và sử dụng.
Toàn bộ các khoản chi tiêu tính bằng tiền để mua các sản phẩm cuối cùng, sẽ
có được tồn bộ GDP của nền kinh tế hàng hóa đơn giản này.
Như vậy, trong nền kinh tế giản đơn, ta có thể dể dàng tính được thu
nhập hay sản phẩm quốc dân bao gồm tổng số hàng hóa cuối cùng cộng với
dịch vụ.
Vậy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của
lng sản phẩm cuối cùng mà một quốc gia tạo ra. GDP bao gồm toàn bộ giá
trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình, các
doanh nghiệp, chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong
thời gian một năm. Được thể hiện như sau:
GDP = C + I + X – Z – Te = C + I + G +NX – Te
Trong đó: GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
C: Tiêu dùng của hộ gia đình
I: Đầu tư của các nhà sản xuất
X: Xuất khẩu
Z: Nhập khẩu
Te : Thuế gián thu
NX: Xuất khẩu rịng
G: Chi tiêu của Chính phủ
2.2.2. Phương pháp tính theo thu nhập hoặc chi phí:
Đây là phương pháp thứ hai tương tự để tính GDP trong một nền kinh
tế giản đơn. Các ngành kinh doanh thanh toán tiền cơng, tiền lãi, tiền th
nhà và lợi nhuận. Đó là các khoản thu nhập từ các yếu tố sản xuất như đất
đai, lao động, vốn và kỹ thuật dùng để sản xuất ra luồng sản phẩm.
GDP được tính dựa vào tổng thu nhập của các yếu tố sản xuất trong
nền kinh tế được huy động cho quá trình sản xuất. GDP cũng bao gồm nhiều
thuế gián thu và khấu hao mà chúng không phải là thu nhập của các yếu tố.

Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất bao gồm:
- Tiền lương và các khoản tiền thưởng mà người lao động được hưởng: (W)


- Thu nhập của người cho vay: Tiền lãi (i)
- Thu nhập của chủ đất, chủ nhà và chủ các tài sản cho thuê khác: Tiền thuê
(R)
- Thu nhập của các doanh nghiệp: Lợi nhuận (r)
- Thuế gián thu (Te)
- Khấu hao (De)
GDP theo tiền thu nhập = W + i + R + r + Te + De
Như vậy, Tổng sản phẩm quốc nội cũng có nghĩa là tổng tiền thu nhập
về các yếu tố sản xuất (lương, tiền lãi cho vay, thuê nhà và lợi nhuận), dùng
làm chi phí sản xuất ra những sản phẩm cuối cùng của xã hội.
Tóm lại, việc tính tốn bằng nhiều phương pháp đều cho những kết quả
giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế có những chênh lệch nhất định do những
sai sót từ những con số, thống kê hoặc tính tốn.
3. Lý thuyết đưa biến độc lập, biến phụ thuộc vào mô hình:
3.1. Giá trị sản xuất nơng nghiệp:
Nơng nghiệp là một trong những ngành kinh tế lâu đời, tạo ra sản
phẩm thiết yếu nhất cho cuộc sống. Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại
hóa như hiện nay, nơng nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền
kinh tế của mỗi quốc gia.
3.2. Giá trị xuất nhập khẩu:
Theo lý thuyết của Ricardo (1772-1823) khẳng định “Những nước có
lợi thế tuyệt đối hơn các nước khác hoặc kém các nước khác trong sản xuất
sản phẩm vẫn có thể và có lợi thế khi tham gia phân công lao động quốc tế
và thương mại quốc tế”. Trong xu hướng thế giới hội nhập mạnh mẽ, quan
hệ quốc tế giữa các nước ngày càng mở rộng và nó tác động rất lớn đến
GDP của các quốc gia thể hiện qua cán cân thương mại quốc tế.

Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế mở, tham gia vào nền kinh
tế thế giới và có quan hệ với các nước khác thong qua thương mại và tài
chính. Chúng ta xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất rẻ nhất trong
nước và nhập khẩu những hàng hóa mà các nước khác có lợi thế về chi phí.
Hàng xuất khẩu (X) là những hàng hóa được sản xuất trong nước
nhưng được bán ra ngoài.
Hàng nhập khẩu (Z) là những hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài
nhưng được mua để sử dụng trong nền kinh tế nội địa.
Khoản chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu là xuất khẩu ròng
(NX).
Mối quan hệ giữa giá trị xuất, nhập khẩu với GDP đó là: sự thay đổi
trong luồng thương mại (hoạt động xuất, nhập khẩu) có ảnh hưởng, tác động
đến GDP và việc làm của nước đó. Thứ nhất, xuất khẩu ròng cũng bổ sung
vào tổng cầu. Thứ hai, một nền kinh tế có số nhân đầu tư tư nhân và số nhân


chi tiêu của chính phủ khác đi và một phần chi tiêu bị “thất thoát” sang các
nước khác trên thế giới.
3.3. Dân số:
Khi dân số tăng nhanh thì thu nhập đầu người càng thấp. Ngược lại,
mức thu nhập bình quân đầu người có tác động nhất định đến tỷ lệ sinh và tử
của dân số.
3.4. Lạm phát:
Lạm phát cũng lâu đời như những nền kinh tế thị trường. Đó là kẻ thù
kinh tế số một, gây tốn kém và nguy hiểm đến sự phát triển kinh tế của một
nước. Giữa lạm phát và GDP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu lạm
phát xảy ra trong nền kinh tế nó sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của GDP
đồng thời tác động đến tăng trưởng kinh tế.
3.5. Nợ nước ngoài:
Nợ nước ngoài là một vấn đề tất yếu đối với mỗi quốc gia để đảm bảo

tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng là các quốc gia cần đảm bảo khả năng
chi trả thường xuyên lãi và vốn gốc. Như vậy, động thái này sẽ tác động đến
dòng luân chuyển ngoại tệ trong nước và sẽ tác động đến cán cân thương
mại quốc tế. Đồng thời ảnh hưởng đến GDP của các nước.
4. Thiết lập mơ hình:
4.1. Biến phụ thuộc:
Y : Tổng sản phẩm quốc nội GDP của quốc gia năm 2006
(đơn vị tính: triệu USD)
4.2. Biến độc lập:
o NN : Giá trị nơng nghiệp (đơn vị tính :triệu USD)
o XK : Giá trị xuất khẩu (đơn vị tính: triệu USD)
o NK : Giá trị nhập khẩu (đơn vị tính :triệu USD)
o LP : Tỷ lệ lạm phát (đơn vị tính: %)
o DS : Dân số (đơn vị tính: Người )
o DEBT : Nợ nước ngồi (đơn vị tính: triệu USD)
4.3. Nguồn dữ liệu và cách thu nhập dữ liệu:
4.3.1. Dữ liệu:
Nguồn số liệu từ Niên giám Thống Kê, Tổng cục thống kê, NXB
Thống Kê.
Số liệu từ trang web:
/>tabid=512&idmid=5&ItemID=8029

Có tài liệu kèm theo
4.3.2. Không gian mẫu:


Khảo sát dựa trên 30 quốc gia bất kỳ được lựa chọn trong niên giám
thống kê, mỗi châu một số nước. Nhóm nhận thấy khơng gian mẫu đủ lớn và
đủ mức độ tin tưởng để xây dựng các mơ hình thống kê.
4.4. Mơ hình tổng thể:

Y = βo + β1 NN +β 2 XK +β3 NK +β 4 LP +β 5 DS + β6 DEBT + Ui
4.5. Dự đoán kỳ vọng của các biến:
β1 dương : Khi giá trị nông nghiệp tăng thì sẽ dẫn đến tổng thu
nhập trong nước GDP tăng.
β2 dương : Khi giá trị xuất khẩu tăng thì sẽ dẫn đến tổng thu nhập
trong nước GDP tăng.
β3 âm : Khi giá trị nhập khẩu tăng thì sẽ dẫn đến tổng thu nhập
trong nước GDP giảm. Do khi tính GDP, hàng hóa nhập khẩu khơng nằm
trong sản lượng nội địa.
β4 âm : Khi tỷ lệ lạm phát tăng sẽ dẫn đến giá trị tổng thu nhập
trong nước GDP giảm.
β5 âm : Khi dân số tăng sẽ dẫn đến giá trị tổng thu nhập trong
nước GDP giảm.
β6 dương : Khi nợ nước ngoài tăng sẽ dẫn đến tổng thu nhập
trong nước GDP tăng.
5. Phân tích dữ liệu:
5.1.Bảng số liệu: Bảng số liệu 30 nước xem ở cuối bài:
5.2. Thống kê mô tả :
Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp được, nhóm đã tiến hành tính tốn,
thống kê các thông số :


5.3.Ma trận tương quan:

Xem xét qua ma trận tương quan của các biến (Bảng 2 phần Phụ Lục),
ta thấy 2 biến XK và NK có mức tương quan khá cao : 0.986238 nên có thể
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.(tiến hành kiểm định sau).
5.4.Xây dựng mơ hình hồi quy:
Dùng phần mềm Views ta có bảng hồi quy mẫu



Y = -2791.606 + 0.679791*NN - 2.160457*XK + 3.535126*NK –
811.7060*LP + 143.7278*DS + 0.543592*DEBT
*Đồ thị:


5.5. Ý nghĩa các hệ số:
Giá trị β1 =0.679791 chỉ ra rằng, khi giá trị nông nghiệp NN tăng (giảm) 1
USD thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ tăng
0.679791USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị β2 = - 2.160457 chỉ ra rằng, khi giá trị xuất khẩu XK tăng
(giảm) 1 USD thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ
giảm(tăng) 2.160457USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
(khác với kỳ vọng)
Giá trị β3 = 3.535126 chỉ ra rằng, khi giá trị nhập khẩu NK tăng
(giảm) 1 USD thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ
tăng (giảm) 3.535126 USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
(khác với kỳ vọng)
Giá trị β4 = – 811.7060 chỉ ra rằng, khi lạm phát LP tăng (giảm) 1 %
thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ giảm (tăng) –
811.7060USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị β5 = 143.7278 chỉ ra rằng, khi dân số DS tăng (giảm) 1 người
thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ giảm (tăng)
143.7278USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.


Giá trị β6 = 0.543592 chỉ ra rằng, khi nợ nước ngồi D BT tăng
(giảm) 1 USD thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ
tăng (giảm) 0.543592USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
5.6 Khoảng ước lượng và kiển định các hệ số hồi quy ( α = %)

5.6.1. Khoảng tin cậy các hệ số hồi quy:
Khoảng tin cậy của β0 :
β0 ± ta/2 x Se( β0) = -2791.606 ± 2.068658 x 9988.428
hay -23454.25 < ( β0) < 17871.04
Khoảng tin cậy cho β1 :
β1 ± ta/2 x Se( β1) = 0.679791 ± 2.068658 x 1.766333
hay -2.974<( β1)< 4.334
Ý nghĩa: khi nông nghiệp tăng lên 1đv và các yếu tố khác không đổi
thì GDP hàng năm sẽ tăng từ -2.974 đến 4.334 triệu USD
Khoảng tin cậy cho β2 :
β2 ± ta/2 x Se( β2) = -2.160457 ± 2.068658 x 1.025965
hay -4.2828 < ( β2) < -0.0381
Ý nghĩa: khi xuất khẩu tăng lên 1đv và các yếu tố khác khơng đổi thì
tổng thu nhập GDP hàng năm sẽ tăng từ -4.2828 đến -0.0381 triệu USD
Khoảng tin cậy cho β3 :
β3 ± ta/2 x Se( β3) = 3.535126 ± 2.06858 x 1.244181
hay 0.9614 < ( β3) < 6.1088
Ý nghĩa: khi nhập khẩu tăng lên 1đv và các yếu tố khác khơng đổi thì
tổng thu nhập GDP hàng năm sẽ tăng lên từ 0.9614 đến 6.1088 triệu US
Khoảng tin cậy cho β4 :
β4 ± ta/2 x Se( β4) = -811.7060 ± 2.068658 x 800.0120
hay -2466.657 < ( β4) < 843.2452
Ý nghĩa: khi lạm phát tăng lên 1đv và các yếu tố khác khơng đổi thì
tổng thu nhập GDP hàng năm sẽ tăng lên từ -2466.657 đến 843.2452 triệu
USD
Khoảng tin cậy cho β5 :
β5 ± ta/2 x Se( β5) = 143.7278 ± 2.068658 x 190.6463
hay -250.654< ( β5) < 538.1098
Ý nghĩa: khi dân số tăng lên 1đv và các yếu tố khác khơng đổi thì tổng
thu nhập GDP sẽ tăng lên từ -250.654 đến 538.1098 triệu USD

Khoảng tin cậy cho β6 :
β6 ± ta/2 x Se( β6) = 0.543592 ± 2.068658 x 0.258844
hay 0.00813 < ( β6) < 1.0791
Ý nghĩa: khi nợ nước ngoài tăng lên 1đv và các yếu tố khác khơng
thay đổi thì tổng thu nhập GDP sẽ tăng lên từ 0.00813 đến 1.091 triệu USD


5.6.2. Kiểm định các hệ số hồi quy: ( α = 5%)
Kiểm định hệ số hồi quy β1 :
H0: β1 = 0
H1: β1 ≠ 0
Ta thấy β2 có giá trị kiểm định t = 0.384860 có mức xác suất tương
ứng
Là p = 0.7039 lớn hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 được chấp
nhận. Tức là nông nghiệp it ảnh hưởng đến tổng thu nhập GDP

Kiểm định hệ số hồi quy β2 :
H0: β2 = 0
Ta thấy β2 cị giá trị kiểm định t = -2.105780 có mức xác suất p=
0.0463 nhỏ hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 bị bác bỏ. Tức là yếu
tố xuất khẩu ảnh hưởng tới tổng thu nhập GDP
Kiểm định hệ số hồi quy β3 :
H0: β3 = 0
H1: β3 ≠ 0
Ta thấy β3 có giá trị kiểm định t = 2.841329 có mức xác suất tương
ứng là
p = 0.0092 nhỏ hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 bị bác bỏ . Tức là
yếu tố nhâp khẩu ảnh hưởng đến tổng thu nhập GDP
Kiểm định hệ số hồi quy β4 :
H0: β4 = 0

H1: β4 ≠ 0
Ta thấy β4 có giá trị kiểm định là t = -1.014617 có mức xác suất
tương ứng là p = 0.3208 lớn hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 được
chấp nhận. Tức là yếu tố lạm phát it ảnh hưởng đến tổng thu nhâp GDP
Kiểm định hệ số hồi quy β5 :
H0: β5 = 0
H1: β5 ≠ 0
Ta thấy β5 có giá trị kiểm định là t = 0.753898 có mức xác suất tương
ứng là p = 0.4586 lớn hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 được chấp
nhận.Tức là yếu tố dân số ít ảnh hưởng đến tổng thu nhập GDP
Kiểm định hệ số hồi quy β6 :
H0: β6 = 0
H1: β6 ≠ 0


Ta thấy β6 có giá trị kiểm định là t = 2.100073 có mức xác suất tương
ứng là p = 0.0469 nhỏ hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 bị bác bỏ .
Tức là yếu tố nợ nước ngoài ảnh hưởng đến tổng thu nhập GDP
6.Kiểm định giá thiết đồng thời:
Kiểm định giả thuyết đồng thời:
-

-

Mục đích của kiểm định là đánh giá xem các biến độc lập có ảnh
hưởng đến biến phụ thuộc hay khơng.
Giả thuyết:

Tương tự:
H0: R2= 0; H1 : R2

-

Từ mơ hình hồi quy có được bằng việc sử dụng eview:

Ta có: F0 (F-statistic) = 81.55888
Fα(k-1;n-k) = F0.05(5;24)= 2.621
Ta có: F0 (F-statistic) = 81.55888 > F0.05(5;24)= 2.621
-

Bác bỏ giả thuyết H0: R2= 0.
Vậy R2 nên các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.


7.Dự báo trung bình và dự báo cá biệt:
B1: Ta ước lượng mơ hình hồi quy của các biến Y, XK, NK, LP, DS, DEBT.
Kết quả như sau:

B2: Mở rộng số quan sát. Xem dữ liệu của các biến độc lâp giải thích cho giá trị
muốn dự báo của biến phụ thuộc Y, với số liệu cho trước là: XK = 58,2, NN =
2500, NK = 69,942 , LP = 4.6 và DS = 47,9, DEBT = 35,5 như là số liệu của qua
sát thứ 31 (được bổ sung vào của các biến, ban đầu chỉ có 30 qua sát). Vì vậy, ta
phải nhập bổ sung vào các giá trị này vào Eview sheet. Cách tiến hành tuần tự như
sau: chọn từ menu của Workfile đang chứa các biến : Procs →Structure/Resize
Current Pages…→xhht, vào observation :31 →OK. Ta được bảng thay đổi sau:


Nhập dữ liệu cho quan sát mới: Vào cửa sổ Workfile chứa các biến →chọn khối
các biến độc lập →Click chuột phải →Open →as Group. Để tiến hành thao tác
nhập dữ liệu, chọn chức năng Edit +/- từ menu trên Workfile hiện hành . Kết quả
ta có các bảng như sau:



B3: Ta lần lượt đặt tên biến dự báo cho biến phụ thuộc (Y) là yf, cho biến sai số
dự báo (sai số dự báo SE() là Se_1dubao, và với SE(^) là Se_2dubao, tiếp đến tính
trị số tra bảng (n-k) được đặt tên là Tinv.
Cụ thể trên cửa sổ Equation có chứa phương trình hồi quy, chọn
Forecast, trong khung Series Name vào ô cửa sổ Forecast name rùi đặt tên cho các
biến. Lúc đó bảng Forecast có dạng như sau:



Chọn OK, ta được đồ thị W_dubao sau:

Chọn mở đồng thời 2 biến yf và Se_1dubao sẽ thấy ở quan sát thứ 50 bây giờ
chính là giá trị của và sai số dự báo Se() (tương ứng với : XK = 58,2, NN = 2500,
NK = 69,942 , LP = 4.6 và DS = 47,9, DEBT = 35,5


Từ bảng trên ta có: =214643.3 và Se() = 102542.9.
Để tính giá trị t tra bảng: (n-k) với n-k = 31-6 =25, α/2 = 2.5% = 0.025. Ta vào
dòng trắng dung để thao tác lệnh trên Workfile chính, gõ scalar Tinv = @qtdist(10.025,25), ta được kết quả: (25) = 2.05953855275 (
Lập Se_2dubao thông qua Se_1dubao và lập Sigma ước lượng:
Scalar sigma = @se
Genr se2_dubao = sqr(se_1dubao^2-sigma^2)
Ta được bảng sau:

)




Bây giờ ta trở lại Workfile chứa các biến và chọn mở đồng thời cá biến vừa lập, ta
được bảng sau:

Giá trị Se(^) = Se_2dubao = 99881.09.
B4: Sau khi có các trị số cần thiết cho tính tốn, ta tiến hành lập các khoảng dự
báo giá trị trung bình và giá trị cá biệt theo công thức:
Lập cận dưới của dự báo trung bình: Từ Workfile chọn Genr , xuất hiện
khung Generate Series by Equation/ Enter equation đánh dòng lệnh sau: LowerTB
= yf – Tinv*Se_2dubao.
Tương tự cận trên:
UpperTB = yf + Tinv*Se_2dubao.
Đối với dự báo khoảng cho các giá trị cá biệt cũng có cơng thức tương tự như sau:
Khoảng dự báo cá biệt cận dưới: LowerCB = yf – Tinv*Se_1dubao.
Khoảng dự báo cá biệt cận trên: UpperCB = yf + Tinv*Se_1dubao.
Hoặc là vào dòng trắng dùng để thao tác lệnh trên Workfile chính, lần lượt tạo các
lệnh:
Genr LowerTB = yf – Tinv*Se_2dubao.


Genr UpperTB = yf + Tinv*Se_2dubao.
Genr LowerCB = yf – Tinv*Se_1dubao.
Genr UpperCB = yf+ Tinv*Se_1dubao.
Workfile cuối cùng bao gồm các biến và các giá trị như sau:

Chọn mở đồng thời các cận vừa tìm được, ta được kết quả ở bảng sau:


Từ bảng giá trị các biến trên đây cho ta biết:
Giá trị của khoảng dự báo giá trị trung bình của tổng thu nhập quốc nội
tương ứng với xuất khẩu là 58,2; nông nghiệp là 2500; nhập khẩu là 69,942; lạm

phát là 4.6%; dân số 47,9; nợ nước ngoài là 35,5 là: [8934.390;420352.3]
Và khoảng dự báo giá trị cá biệt của mức lương tháng tương ứng là:
[3452.342;425834.3]

B5: Vẽ đồ thị.


Dự báo giá trị trung bình:

Vào dịng trắng dùng để thao tác trên Workfile chính, gõ dịng lệnh: plot
y yf lowertb uppertb →Enter. Ta được đồ thị biểu diễn tổng thu nhập quốc nội
như sau:


×