Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÝ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.11 KB, 13 trang )


I. Tên đề tài
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN
THỰC HIỆN TỐT VIỆC LỒNG GHÉP NỘI DUNG
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÝ 10 THPT
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
1
II. Đặt Vấn Đề :
Hiện nay chúng ta ai cũng hiểu rằng, những biến đổi to lớn của môi
trường gây ra những hậu quả nguy hại đều do những tác động của con người
trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội gây nên. Tác động của mỗi con
người cũng bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi xã hội và nó xảy ra
thường xuyên liên tục khắp mọi nơi, mọi lúc. Tác động của nó không chỉ
thông qua các hoạt động kinh tế mà còn thông qua các hoạt động văn hoá, du
lịch, giải trí, vui chơi … Vì vậy để bảo vệ môi trường cứu lấy sự sống thì bên
cạnh biện pháp xử phạt hành chính trước mắt phải áp dụng các biện pháp lâu
dài và bền vững đó là phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phải được tiến
hành ở tất cả các đối tượng, tất cả các lứa tuổi, tất cả mọi ngành nghề, nông
dân, tiểu thương, công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên… Trong đó học sinh
Trung học phổ thông là một đối tượng quan trọng. Giáo dục môi trường là
một chính sách chiến lược trong quá trình xây dựng một xã hội bền vững của
mọi quốc gia nhất là nước ta, một đất nước địa hình chủ yếu là đồi núi trên cái
nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và là nước đang phát triển .
Giáo dục môi trường cho học sinh THPT được xem như là một chiến
lược lâu dài của nhà nước ta. Bởi vì học sinh THPT là lứa tuổi mà tâm sinh lí
đang trên đà phát triển mạnh. Ở lứa tuổi này các em dễ bắt chước và làm theo
những gì các em cho là đúng, là lí tưởng. Vì vậy cần phải đẩy mạnh giáo dục
môi trường ở lứa tuổi này để đem lại hiệu quả cao. Đồng thời ở lứa tuổi này
các em đang phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình vì vậy việc trang bị
cho các em một hệ thống kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường là hành
trang bước đầu để các em bước vào cuộc sống sau này góp phần cho mục tiêu


bảo vệ môi trường duy trì sự sống.
Những gì mà các em nhận thức hôm nay sẽ là dấu ấn sâu sắc không thể
phai mờ trong toàn bộ cuộc đời sau này của các em. Ở lứa tuổi này các em có
tính tích cực cao để tiếp thu, cho nên việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho các em là vấn đề hết sức quan trọng mà đội ngũ giáo viên THPT hiện nay
cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa .
Tuy nhiên một thực tế không thể phủ nhận được là việc lồng ghép nội
dung giáo dục môi trường vào trong tiết dạy ở tất cả các môn nói chung và
môn địa lí nói riêng, đặc biệt là môn địa lí 10, hầu hết các giáo viên đều chưa
nhận thức đúng và chưa thực hiện đầy đủ.
Nguyên nhân chủ yếu là do các giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò
của việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường, do thời gian một tiết có
hạn, không xác định được nội dung và phương pháp lồng ghép (lồng ghép nội
dung nào và phải thực hiện bằng phương pháp gì … ) . Mà đặc biệt là môn địa
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
2
lí 10 là một môn tương đối khó, mặc dù nôi dung kiến thức có phần được
giảm tải nhiều nhưng còn một số bài có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi
trường, chủ yếu ở học kì I thì lại quá dài so với thời lượng một tiết, nên việc
lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào trong các bài đó rất khó thực
hiện như các bài : Cấu trúc của Trái Đất - Thạch quyển , tác động của nội lực,
ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, Khí quyển - sự phân bố nhiệt độ
không khí trên Trái Đất, Thuỷ quyển một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ
nước sông một số sông lớn trên Trái Đất …
Qua thời gian giảng dạy địa lí 10, bản thân tôi nhận thấy rằng khó khăn
mà giáo viên địa lí 10 gặp phải là chưa xác định được vai trò của môn địa lí
và người giáo viên địa lí trong việc giáo dục môi trường, tiếp nữa là việc xác
định nội dung giáo dục môi trường cần lồng ghép và đạt được.
Sau đây là một số kinh nghiệm của bản thân giúp học sinh thực
hiện tốt hơn việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào môn địa

lí 10.
III. Cơ sở lí luận
Hiện nay với nhận thức giáo dục môi trường là một quá trình không thể
thiếu, nhưng không phải là môn học riêng nên nó được thực hiện thông qua
tất cả các môn học, cấp học và bậc học. Tuy nhiên với đặc thù của từng ngành
khoa học thì mỗi môn học có thể có nhiều, ít các cơ hội giáo dục môi trường
khác nhau
Trong các môn học, địa lí được coi là môn học có nhiều cơ hội giáo dục
môi trường . Vì nội dung của môn học có nhiều vấn đề liên quan chặt chẽ đến
môi trường. Các kiến thức trong môn học nếu đứng góc độ địa lí thì nó là kiến
thức địa lí, nếu đứng ở góc độ môi trường thì nó là kiến thức giáo dục môi
trường. Kiến thức môi trường ở đây rất đầy đủ: môi trường tự nhiên, môi
trường nhân tạo, môi trường kinh tế xã hội, các mối quan hệ giữa tự nhiên –
kinh tế, tự nhiên – con người, quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, mối quan
hệ tự nhiên – kinh tế - con người đều thể hiện rất rõ vì thế khi khai thác để
giáo dục môi trường rất tự nhiên, không gò bó, gượng ép. Các môn học về địa
lí tự nhiên chúng ta có thể giáo dục các vấn đề khai thác, sử dụng, cải tạo và
bảo vệ các yếu tố tự nhiên. Các môn học về địa lí kinh tế xã hội, chúng ta có
thể giáo dục về mối quan hệ giữa con người và môi trường, hoạt động sản
xuất xã hội của con người ảnh hưởng đến môi trường, các biện pháp ngăn
ngừa bảo vệ v.v … Như vậy đối với môn địa lí nói chung thì trong chương
trình hầu như bài nào cũng có thể khai thác nội dung giáo dục môi trường ở
khía cạnh khác với mức độ rộng hẹp khác nhau .
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
3
IV. Cơ sở thực tiễn:
Đối với môn địa lí 10, hiện nay chủ yếu là học về các thành phần tự
nhiên của môi trường địa lí và phần khái quát về kinh tế xã hội, nhằm cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các quyển, các ngành kinh tế.
Các hiện tượng, các quá trình vật lí, hoá học, sinh học xảy ra trong từng

quyển và mối quan hệ nhân quả giữa chúng, các qui luật phân hoá theo không
gian và thời gian của các thành phần tự nhiên. Các thành phần tự nhiên vừa là
điều kiện của môi trường có vai trò hết sức to lớn đối với sự sống trên trái đất
và sự tồn tại của con người, mối quan hệ ở đây không chỉ giữa tự nhiên với tự
nhiên mà còn giữa tự nhiên với kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên có quan
hệ mật thiết với hoạt động kinh tế xã hội để xã hội loại người tồn tại và phát
triển.Vì thế nó có cơ hội rất lớn, rất nhiều để giáo dục môi trường đặc biệt là
bảo vệ các thành phần cấu tạo của trái đất .
Việc kết hợp cung cấp những kiến thức cơ bản của chương trình môn
học ở trên với việc giáo dục các vấn đề môi trường như vấn đề ô nhiễm không
khí, đất, nước, sinh vật, các tác nhân gây ô nhiễm, những biến đổi của môi
trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, môi trường sinh thái và
tác hại của nó đối với tự nhiên và con người là điều cần thiết cấp bách. Bởi
đây là vấn đề môi trường cơ bản đang có nhiều bức xúc hiện nay. Hơn nữa
việc kết hợp giáo dục môi trường thông qua môn học không những giúp học
sinh hiểu sâu thêm, hiểu rộng hơn kiến thức cơ bản của bài học, mà còn giúp
học sinh có thêm những hiểu biết thực tế về những vấn đề môi trường và bảo
vệ môi trường hiện nay. Như vậy việc làm của giáo viên đã đạt được 2 mục
đích giáo dục: Giáo dục môn học và giáo dục môi trường .
V. Nội dung đề tài .

1. Những nội dung giáo dục môi trường cần đạt được cho học sinh
thông qua môn địa lí 10 .
Đối với chương trình địa lí 10 nội dung bao gồm :
Trái Đất và các thành phần tự nhiên của trái đất .
Địa lí dân cư
Địa lí các ngành kinh tế
Môi trường và sự phát triển bền vững
Sau khi học xong chương trình địa lí 10 học sinh nhận biết được: Vị trí
hình dạng kích thước của Trái Đất, cách biểu hiện Trái Đất trên quả địa cầu

và trên bản đồ. Biết được các thành phần cấu tạo nên Trái Đất, lớp vỏ Trái
Đất và một số vận động , hệ quả của nó … Vấn đề dân số và gia tăng dân số,
nắm được khái quát về các ngành kinh tế … Rèn luyện một số kĩ năng đo
tính, xác định toạ độ và một số kĩ năng khác về bản đồ … Qua đó giáo dục
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
4
cho học sinh thế giới quan khoa học biết bảo vệ các thành phần cấu tạo nên
lớp vỏ Trái Đất như: Không khí, đất, nước, sinh vật … Và các vấn đề dân số
và sự phát triển bền vững, sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường …

Cụ thể là ở các bài : Cấu trúc của Trái Đất . Thạch quyển . Thuyết kiến tạo
mảng, tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, tác động của ngoại
lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, khí quyển, thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh
hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất, dân số và sự gia
tăng dân số, đia lí các ngành công nghiệp, các ngành nông nghiệp, các ngành
dịch vụ … Chúng ta phải lồng ghép cho được những nội dung giáo dục môi
trường sau đây vào trong bài dạy: Vai trò của từng thành phần tự nhiên, kinh
tế xã hội đối với hoạt động sống và hoạt động kinh tế con người. Sự biến đổi
của các thành phần tự nhiên do hoạt động của con người, sự cần thiết phải bảo
vệ các thành phần tự nhiên .
2. Sử dụng một số phương pháp GDMT cho học sinh thông qua dạy
học nội khoá môn địa lý 10
Trong các giờ học trên lớp, để làm được nhiệm vụ GDMT thông qua
tiết học bài học, giáo viên có thể thực hiện nhiều phương pháp tuỳ vào đặc
trưng của mỗi tiết, mỗi bài, mỗi phần mà giáo viên có thể lựa chọn phương
pháp phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Sau đây là một số phương
pháp lồng ghép GDMT thường sử dụng có hiệu quả.
a. Phương pháp đàm thoại gợi mở:

Đối với việc liên hệ giữa kiến thức bài học chính với kiến thức môi

trường thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến
nhất. Để mang lại hiệu quả thì hệ thống câu hỏi gợi mở phải ở mức độ phát
huy trí lực và sự sáng tạo của học sinh, câu hỏi đòi hỏi học sinh gắn kiến thức
môn học đã biết với kiến thức môi trường mà có thể học sinh chưa biết phải
tìm tòi suy nghĩ vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời.
Ví dụ 1 : Khi dạy bài “Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên
Trái Đất ” ở phần cấu trúc của khí quyển chúng ta có thể lồng ghép được nội
dung giáo dục môi trường bằng các câu hỏi gợi mở .
Không khí ở tầng đối lưu hiện nay phải đối mặt với một nguy cơ lớn
gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người . Theo em đó là nguy cơ gì ? (ô nhiễm
không khí )
Nguyên nhân là do đâu ? Và biện pháp khắc phục nguy cơ đó ?
Vai trò của lớp ô zôn đối với sự sống của sinh vật ?
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
5
Ở phần này giáo viên nên đề cập công thức của ôzôn là O
3
= O
2
+ O ,
sau đó đặt câu hỏi cho học sinh : Tầng ôzôn của chúng ta hiện nay đang đứng
trước nguy cơ gì ? ( Bị thủng tầng zôn )
Nguyên nhân vì sao và biện pháp khắc phục .
Ví dụ 2 : Ở bài 15 “Thuỷ quyển một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ
nước sông , một số sông lớn trên Trái Đất ”
Sau bài học chúng ta có thể đặt câu hỏi :
Nước trong các sông và hồ hiện nay đang đối mặt với nguy cơ gì ?
Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ? Giáo viên có thể liên hệ với
sông hồ ở đia phương ( Vấn đề sông Thị Vải )
Ví dụ 3 : Ở bài 18 khi day đến mục 2 “Ảnh hưởng của con người đến

sự phát triển và phân bố của sinh vật trên Trái Đất ”. Giáo viên có thể đặt câu
hỏi gợi mở sau :
Những hoạt động của con người làm nguy hại đến đời sống sinh vật?
Hậu quả và biện pháp khắc phục ?
b. Phương pháp trực quan:
Là phương pháp mà giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan:
Bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh… để dạy học và GDMT. Phương tiện trực quan
bao giờ cũng có hai chức năng: Nguồn tri thức và đồ dùng minh hoạ. Hiệu
quả của phương pháp này phụ thuộc vào mục đích và chức năng sử dụng của
giáo viên trong quá trình dạy học. Khi đề cập đến các vấn đề ô nhiễm môi
trường, đất, nước, không khí…có liên quan đến hoạt động con người, giáo
viên nên dùng các tranh ảnh để minh hoạ thì hiệu quả GDMT sẽ cao hơn
nhiều.
Lưu ý : Khi sử dụng tranh ảnh chúng ta cần kết hợp với các câu hỏi đàm
thoại gợi mở để học sinh tự khai thác kiến thức môi trường .
c. Phương pháp mô tả hoặc trích dẫn tài liệu :
Ở nhiều bài, do đặt trưng của nội dung và do thời gian giáo viên vẫn có
thể sử dụng phương pháp mô tả hoặc trích dẫn một đoạn văn, một bài viết về
vấn đề môi trường để giúp học sinh khai thác được những khía cạnh về môi
trường có liên quan đến bài học .
Ví dụ 1: Khi dạy đến các bài 11,12,13… Giáo viên có thể liên hệ đến sự
khủng hoảng tầng ôzôn, lỗ thủng tầng ôzôn ( diện tích , vị trí lỗ thủng …), các
hiện tượng “nổi loạn” của tự nhiên mà có liên quan đến con người như các
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
6
hiện tượng thời tiết, khí hậu thất thường có hại đến đời sống con người mà
trước đây các hiện tượng này hầu như không xảy ra .
Ví dụ 2 : Thông thường trong 1 tiết học, thời gian dành cho việc liên hệ
đến vấn đề môi trường rất ít, trong 1 số trường hợp giáo viên chỉ cần sử dụng
những tin tức, những bài viết trong sách báo trên các phương tiện thông tin để

đọc hoặc thông báo ngắn gọn để học sinh nắm được, chẳng hạn: Thông báo
những vụ cháy rừng lớn, đọc tin về những vụ ngộ độc lớn do chất thải công
nghiệp, hoặc do ăn phải nông sản có hàm lượng thuốc trừ sâu cao… sau đó
nêu trong các bài đó có liên quan đến vấn đề môi trường, giáo viên có thể yêu
cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục hạn chế .
d. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Thực chất đây là một quan điểm dạy học hiện đại. Bản chất của phương
pháp dạy học này là giáo viên tạo các tình huống có vấn đề và giúp học sinh
nhận thức, giải quyết các tình huống đó . Tình huống có vấn đề xuất hiện khi
có mâu thuẫn giữa cái cho và cái tìm được cấu trúc, xử lí về mặt sư phạm làm
cho mâu thuẫn mang tính chất nêu vấn đề .
Đưa ra tình huống nghịch lí đòi hỏi phải giải thích . Tình huống nghịch
lí là cái vô lí, trái với lẽ thông thường được mọi người công nhận, một điều gì
không bình thường so với cách hiểu cũ của học sinh và đôi khi ban đầu thoạt
nghe, tưởng chừng vô lí làm học sinh ngạc nhiên .
Ví dụ : Ở bài 21 phần 2 ta có thể đặt câu hỏi : Vì sao nước ta ở cùng vĩ
độ với các nước ở khu vực tây á, bắc phi nhưng thiên nhiên nước ta mang
tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa còn ở khu vực trên thiên nhiên mang tính chất
bán hoang mac và hoang mạc? ( do sự hoạt động của gió mùa và biển đông )
Từ đó ta có thể đặt câu hỏi : Rừng có vai trò gì ? Tại sao đối với nước ta
rừng lại có vai trò hết sức quan trọng .
Tất cả những phương pháp được trình bày ở trên đây, thường không
tách rời nhau và không độc lập trong mỗi bài, mỗi tiết mà luôn có sự kết hợp
chặt chẽ và nhuần nhuyễn, sự thao tác thuần thục của giáo viên sẽ làm cho bài
dạy có chất lượng cao không chỉ trong nhiệm vụ giáo dục môi trường mà cả
nhiệm vụ môn học .
3. Một số điều lưu ý :
a. Khi thực hiện việc lồng ghép nhữnh nội dung GDMT thì người giáo
viên phải có sự chuẩn bị rất kĩ và phải xác định được nội dung GDMT ở trong
bài là những nội dung nào ? Lồng ghép vào phần nào ? Phương pháp gì và

thời gian là bao nhiêu để không ảnh hưởng lớn đến nội dung chính của tiết
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
7
học, bài học, tránh tình trạng sa đà đề cập quá nhiều đến kiến thức môi trường
gây tình trạng nhàm chán ở học sinh và không đảm bảo các yêu cầu của bài
học.
b. Để đạt hiệu quả cao hơn, giáo viên không chỉ lồng ghép nội dung
GDMT vào bài học mà phải có phương pháp kiểm tra như kiểm tra bài cũ, ra
bài tập nhận thức về nhà và điều đặc biệt là giáo viên phải thực hiện công việc
kiểm tra đó một cách thường xuyên. Đồng thời giáo viên cũng phải gương
mẫu trong hành động của mình để học sinh noi theo, tránh tình trạng giáo
viên vi phạm việc bảo vệ môi trường như : Hút thuốc nơi công cộng, vứt rác
bừa bãi…Giáo viên cũng có thể phát động thi đua bảo vệ chăm sóc cây xanh
trong trường, phát hiện lẫn nhau các hành vi vi phạm trong học sinh . Có sự
khuyến khích khen ngợi các hành vi bảo vệ môi trường, phạt kịp thời hành vi
vi phạm để răn đe những học sinh khác, hình thành ở các em ý thức bảo vệ
cây xanh trong khuôn viên trường …
VI. Kết quả nghiên cứu :
Kết quả điều tra thái độ học sinh đối với vấn đề môi trường và bảo vệ môi
trường
Các vấn đề môi trường và
bảo vệ môi trường được
hỏi
Lớp 10/10(chưa thực
hiện lồng ghép)
Lớp 10/11(đã thực hiện
lồng ghép)
Đồng
ý
Phân

vân
Không
đồng
ý
Đồng
ý
Phân
vân
Không
đồng ý
1. Bẻ cây trong trường là
hành động phá hoại môi
trường
2. Sự tăng dân số nhanh là
một trong những nguyên
nhân gây nên nạn phá rừng
3. Bảo vệ MT địa phương
là nhiệm vụ của mỗi
người, đặc biệt là thế hệ trẻ
4. Mỗi học sinh phải bỏ
rác đúng nơi qui định
43,2%
38,5%
35,4%
31,2%
31,3%
36,9%
33,4%
43,1%
25,5%

24,6%
31,2%
25,7%
70%
68,4%
73%
81,1%
22,5%
23%
19,8%
12,3%
7,5%
8,6%
7,2%
6,6%
Hầu hết học sinh lớp 10 tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã có ý thức bảo vệ môi
trường, có kiến thức cơ bản về môi trường .
Ưu điểm : Đối với những bài địa lí có liên quan đến kiến thức môi
trường học sinh thích thú tìm hiểu nội dung GDMT, tiết học sôi nổi hơn học
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
8
sinh dễ nêu lên suy nghĩ của riêng cá nhân mình với các hiện tượng môi
trường gần gũi xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng .
Việc lồng ghép nội dung GDMT như đã trình bày ở trên, chắc chắn sẽ
không tránh khỏi nhiều thiếu sót, bản thân chân thành mong nhận được sự
góp ý của tất cả các đồng chí để chúng tôi có thể giảng dạy được tốt hơn .
VII. Kết luận :
Để thực hiện được nhiệm vụ GDMT, vai trò của người giáo viên đặc
biệt quan trọng . Bởi vì GDMT được đưa vào nhà trường với hình thức chủ
yếu là lồng ghép thông qua tất cả các môn học và đây là một quá trình giáo

dục suốt đời như vậy nếu người giáo viên nhận thức được điều đó mới biến
nhận thức trở thành trách nhiệm, và từ trách nhiệm mới chuyển thành hành
động trong mỗi bài dạy, tiết dạy của mình . Trong cuốn hướng dẫn chung về
GDMT dành cho người đào tạo giáo viên, khi đề cập đến vai trò nhiệm vụ của
người giáo viên có nêu “Có thể hình dung người giáo viên như một người
nhạc trưởng trong dàn nhạc, mỗi một loại đàn hay kèn, hay sáo đều thổi một
nốt theo cách riêng đặc trưng của mỗi nhạc cụ. Song tất cả đều hoà đồng để
tạo ra một bản nhạc. Bản nhạc đó là chuẩn mực, trong đó mỗi nhạc cụ phản
ánh nó bằng cách riêng của mình ”.
Muốn cho hoạt động GDMT mang lại hiệu quả đích thực cho người học
thì người giáo viên nên làm đúng vai trò “nhạc trưởng” tức là làm nhiệm vụ
thiết kế hoạt động và hướng dẫn học sinh hoạt động .
Người giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn và giúp học sinh tìm tòi
những tri thức mới bằng cách tạo ra tình huống, hướng dẫn học sinh giải
quyết vấn đề. Với hướng này không khí lớp học cởi mở về mặt tâm lí, học
sinh hoạt động và hành động … hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn .
Như vậy vai trò của người thầy địa lí là rất quan trọng nhưng đòi hỏi
người giáo viên phải có kiến thức địa lí môi trường, phải có phương pháp giáo
dục môi trường và điều cốt yếu là phải tâm huyết yêu nghề
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
9
IX. Tài liệu tham khảo :
1. Lê Thông, Sách giáo khoa địa lí 10, NXB giáo dục, 2006
2. Lê Thông, Sách giáo viên địa lí 10, NXB giáo dục, 2006
3. Đậu thị Hoà, Giáo dục môi trường, NXB Đà Nẵng,2002
4. Nguyễn trọng Đức, Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lí
trung học phổ thông , NXB giáo dục, 2008
5. Đoan Thanh, Địa lý kinh tế - xã hội, NXB KHKT , 1996
6. Nguyễn Dược, Cứu lấy Trái Đất, NXB KHKT, 1997
7. Nguyễn phi Hạnh Giáo dục môi trường qua môn địa lí ở các trường

phổ thông, NXB giáo dục, 1997
8. Lê Khắc Thanh, Những báo động về môi trường ở Quảng Nam, Đà
Nẵng- Thông tin môi trường số 7- 1996. Sở KHCN và MT- QNĐN
9. Nguyễn Dược, Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ
thông- NXB giáo dục, 1986
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
10
10/ Mục lục :
1/ Tên đề tài …………………………………………… 1
2/ Đặt vấn đề ……………………………………………. 2
3/ Cơ sở lí luận………………………………………… 3
4/ Cơ sở thực tiễn ………………………………………. 4
5/ Nội dung đề tài ………………………………………. 4
6/ Kết quả ………………………………………………. 8
7/ Kết luận ……………………………………………… 9
8/ Tài liệu tham khảo…………………………………… 10
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
11
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NHĨA VIỆT NAM.
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Năm học: 2008 – 2009.
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH trường THPTBC ĐẠI LỘC
1. Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên thực hiện tốt việc
lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong môn địa lí 10.
2. Họ và tên tác giả: Lê Văn Hùng.
3. Chức vụ: Giáo viên. Tổ: Sử - địa.
4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài:
a). Ưu điểm:
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………
b). Hạn chế:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường: THPT
Bán Công - Đại Lộc thống nhất xếp loại:…………
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
12
Mẫu SK2
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU.
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….

Quảng Nam, ngày….tháng….năm……
TM. BGH
NHẬN XÉT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN.
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Quảng Nam, ngày….tháng….năm……
Tổ trưởng chuyên môn.
Skkn: Một số kinh nghiệm…… Lê Văn Hùng
13

×