SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN CÔNG
NGHỆ 10"
1
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật. Tuy nhiên sự phát triển
nhanh về kinh tế - Xã hội đã làm cho môi trường sống bị hủy hoại, xuống cấp trầm
trọng, những suy thoái của môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên
trái đất, những trận lũ lụt, hạn hán, những trận bão kinh hoàng xảy ra ở VN và các nước
trên thế giới phải hứng chịu trong thời gian vừa qua là những thách thức của tự nhiên đối
với những tác động của con người.
Tình hình môi trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Trước tình hình đó việc giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh nói
riêng và mọi người nói chung biết bảo vệ môi trường là điều hết sức cần thiết để đảm bảo
sự phát triển bền vững của xã hội.
Để giải quyết tận gốc vấn đề môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận thức, mà hiện nay
chưa có một giáo trình hay môn học nào ở THPT giáo dục môi trường cho học sinh. Vì
vậy việc giáo dục môi trường chủ yếu được lồng ghép, tích hợp vào một số môn học
trong đó có môn Công nghệ 10, có nhiều nội dung phù hợp để giáo dục môi trường cho
học sinh.
Để đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay là phải đảm bảo ba yêu cầu về: Kiến thức, kĩ
năng và thái độ trong mỗi tiết dạy. Có nghĩa là: Ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn
luyện kĩ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh một nhân cách, lối sống tốt. Nói về
góc độ môn Công nghệ, trách nhiệm của giáo viên là phải từng bước hình thành cho các
em một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên.
Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi
các em đang sinh sống và học tập. Thực tế trong thời gian giảng dạy tại trường THPT
Hoằng Hoá 3, bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lồng
ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với việc giáo dục môi trường trong môn Công
nghệ. Nhằm giúp học sinh nhận thức đúng đắn việc giáo dục môi trường trong các môn
học. Với lí do trên tôi chọn đề tài:
“Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn Công nghệ 10 nhằm nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường THPT”
Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài này muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm
nhằm mục đích nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời góp phần nhỏ bé để
bảo vệ môi trường sống.
2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1.1. Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục môi trường
1.1.1. Môi trường
Có nhiều khái niệm về môi trường, theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm các nhân tố tự
nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và các
nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống.
Theo nghĩa hẹp, “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”
1.1.2. Giáo dục môi trường.
Có nhiều định nghĩa giáo dục môi trường, tuy nhiên trong khuôn khổ của việc giáo dục
môi trường thông qua môn Công nghệ ở nhà trường có thể hiểu: Giáo dục môi trường là
một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường
và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn
luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc
phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.
1.1.3. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài
người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi
Quốc gia.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức
của con người
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và
có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững đất nước.
1.1.4. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THPT
* Kiến thức: Giúp HS tích luỹ được nhiều kinh nghiệm khác nhau và có sự hiểu biết cơ
bản về môi trường và những vấn đề có liên quan.
3
* Kĩ năng: Giúp HS có được các kĩ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về
môi trường
* Thái độ : Giúp HS hình thành được những giá trị và ý thức quan tâm vì môi trường
cũng như động cơ thúc đẩy trong việc tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi
trường.
* Tham gia: Tạo cơ hội cho các đoàn thể xã hội và cá nhân tham gia một cách tích cực ở
mọi cấp trong việc giải quyết những vấn đề về môi trường.
1.1.5. Nguyên tắc, phương thức giáo dục BVMT trong trường THPT
1.1.5.1. Nguyên tắc
- Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học
và các hoạt động. Giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục
như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập
vào chương trình. Giáo dục BVMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn.
- Mục tiêu: Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo
của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
- Giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy
đủ về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và
kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung
qua các môn học, thông qua.
chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa
vào chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của
từng địa phương.
- Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực hành, hình thành
các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào
các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi.
- Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là:
+ Giáo dục về môi trường: Chương trình lồng ghép.
+ Giáo dục trong môi trường: Đi tìm hiểu thực tế.
+ Giáo dục vì môi trường: Vì tương lai ngày mai,…
- Phương pháp giáo dục BVMT tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi
trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
4
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến
thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và
tăng thời gian của bài học.
1.1.5.2. Phương thức giáo dục:
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển
khai theo phương thức tích hợp.
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ:
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp
hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT.
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục
BVMT.
+ Mức độ liên hệ : Có điều kiện liên hệ một cách logic.
Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài lớp học:
+ Hoạt động tham quan theo chủ đề.
+ Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương thảo luận phương
án xử lí.
+ Hoạt động trồng cây, xanh hóa nhà trường.
+ Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường.
+ Hoạt động Đoàn TN về bảo vệ môi trường.
1.2. Giáo dục môi trường trong môn công nghệ 10
1.2.1. Chương trình tích hợp giáo dục môi trường cấp THPT
Giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học ở trường THPT, trong đó có
môn sinh học, công nghệ 10. Đây là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục
môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì các nội dung trong chương trình Công nghệ
đều có khả năng đề cập nội dung GDMT.
- Khi soạn giáo án, Giáo viên cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội dung
GDMT phù hợp để đưa vào nội dung bài giảng dưới dạng :
+ Lồng ghép toàn phần (nếu toàn bài có nội dung giáo dục môi trường).
Ví dụ: Bài: Ảnh hưởng của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật và môi
trường (CN-10)
5
+ Lồng ghép một phần (trong bài có một mục, một đoạn hay một vài câu có nội
dung GDMT)
+ Liên hệ (Nếu kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ
sung thêm kiến thức giáo dục môi trường mà SGK chưa đề cập.
- Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau :
+ Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép.
+ Lồng ghép nội dung GDMT một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất
nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
1.2.2. Quan niệm tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào các môn học
* Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục môi trường
và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên
những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học.
Sự tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào môn học, đối với môn công nghệ có
thể phân thành 2 dạng khác nhau :
1.2.2.1. Dạng lồng ghép: Kiến thức GDMT đã có trong chương trình và SGK.
Kiến thức GDMT được lồng ghép có thể: Chiếm một vài chương, SGK Công
nghệ 10 có 2 chương nói nhiều về các kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường.
Chương 1: Nông, Lâm, Ngư, nghiệp
Chương 2: Chăn nuôi, thuỷ sản đại cương
1.2.2.2. Dạng liên hệ : Các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình và SGK,
nhưng dựa vào nội dung bài học, GV có thể bổ sung kiến thức GDMT có liên quan với
bài học qua giờ giảng trên lớp.
VD. Khi dạy phần 2 - Tạo lập doanh nghiệp, GV có thể liên hệ các doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí trong kinh doanh, nhưng vẫn phải đảm bảo hệ thông xử lý chất thải,
không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
II. Thực trạng đề tài
2.1. Thuận lợi
Trường THPT Hoằng Hoá 3: có bề dày về thành tích, trường đang phấn đấu để được
công nhận là trường chuẩn Quốc gia, trường đã có nhiều thành tích nổi bật về mọi mặt so
với các trường THPT trong huyện.
6
Học sinh của trường đã có ý thức thực sự trong việc học tập. Có nhiều em ngoan, chú ý
nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ.
Cơ sở vật chất của lớp học tương đối đầy đủ bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy.
Phần lớn các em học sinh đã có ý thức trong việc thực hiện các nền nếp nội quy của nhà
trường.
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sát sao đến chất lượng dạy và học đồng thời cũng
luôn chú ý đến việc đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy và học.
Ban giám hiệu cũng rất quan tâm đến vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong các môn
học.
2.2. Khó khăn
Năm học 2012 - 2013 là năm học thứ sáu áp dụng chương trình thay sách ở bậc THPT.
Sách mới, kiến thức, phương pháp mới là một thách thức rất lớn đối với cả người dạy và
người học ngoài ra năm 2011 Bộ GD&ĐT lại ra sách chuẩn kiến thức kỹ năng
Thiết bị thí nghiệm thực hành của khối 10 và 11 còn thiếu nhiều.
Đối với môn hoc: một số học sinh coi môn học là môn phụ nên chưa chú ý nhiều trong
bài giảng
Trong qúa trình dạy học Công nghệ 10 ở trường THPT vấn đề phát triển kiến thức, kĩ
năng và hình thành thái độ của các em trong vấn đề giáo dục môi trường và tích hợp vấn
đề giáo dục môi trường trong các bài học Công nghệ 10 chưa đạt hiệu quả cao. Từ những
kiến thức trọng tâm bài học liên quan đến vấn đề môi trường các em hầu hết hiểu kiến
thức bài học, phần liện hệ các kiến thức có liên quan tới vấn đề môi trường để tích hợp
vào các môn học khác các em chưa phát huy tối đa vận dụng các kiến thức đó. Các em
chỉ mới hiểu và nắm được kiến thức sách giáo khoa còn phần mở rộng thì hạn chế nhiều.
Điều đó rất khó khăn cho giáo viên dạy Công nghệ nói riêng và các bộ môn có liên quan
đến môi trường nói chung. Vì vậy quá trình lĩnh hội kiến thức của các em còn hạn chế
nhiều trong khi yêu cầu của các môn học ngày càng cao.
III. Nội dung và kết quả tích hợp giáo dục môi trường trong môn CN10
3.1. Một số nội dung tích hợp giáo dục môi trường trong môn CN10
Bài 2. Khảo nghiệm giống cây trồng
Qua giảng dạy mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng, giáo viên
yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau :
7
Giống mới có làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái không ?
Giống mới có phá vỡ cân bàng sinh thái môi trờng trong khu vực không ?
Bài 10. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
Nguyên nhân dẫn đến nước biển tràn vào đất liền gây ra làm đất trồng ven biển bị ngập
mặn: Sự biến đổi môi trừơng, khí hậu, trái đất nóng lên làm băng tan, nớc biển dâng cao
tràn vào đất liền.
Nhiệmvụ của con ngời phải ngăn chặn hiên tượng ngập mặn để giữ diện tích đất
trồng sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trờng.
Bài 12. Đặc điểm, tính chất kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
Để tích hợp giáo dục môi trường vào nội dung này, giáo viên đặt các câu hỏi :
Bón phân không đúng yêu cầu kỹ thuật gây tác hại gì ?
Tại sao không bón phân bắc cha ủ hoai ?
Bón nhiều phân đạm gây tác hại gì với đất trồng ?
Bón phân không cân đối liều lợng theo chỉ dẫn gây ra hiện tợng gì ?
Bài 13. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
Qua phân tích tác dụng của phân vi sinh đối với cây trồng, sử dụng phân vi sinh không
gây tác hại đến môi trờng, đồng thời có tác dụng cải tạo đất tốt.
Bài 15. Điều kiện phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
Để tích hợp giáo dục môi trường, khi giảng về mối quan hệ giữa sâu, bệnh với môi tr-
ường giáo viên cung cấp cho học sinh những thông tin về ngăn chặn sự phát ttriển của
sâu bênh qua chăm sóc, làm đất, sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, phù hợp về liều lợng để
ngăn chặn mần bệnh, bảo vệ môi trờng đất, nớc, bảo vệ môi trờng sinh thái.
Bài 17. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Khi giảng dạy nội dung các biện pháp chủ yếu phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng,
giáo viên kết hợp việc phân tích quan hệ với môi trờng để từ đó hướng dẫn học sinh biết
biện pháp để phát triển nông nghiệp bền vững. Giáo viên có thể đặt các câu hỏi như sau :
Vì sao sử dụng biện pháp kỹ thuật là bảo vệ môi trường?
Biện pháp sinh học có tác dụng gì trong việc giữ cho cân bàng sinh thái ?
Sử dụng giống cây trồng chịu được sâu, bênh hại có bảo vệ môi trường không ?Tại sao ?
8
Khi ging mc III, Bin phỏp hn ch nhng nh hng xu ca thuc hoỏ hc bo v
thc vt, giỏo viờn cú th s dng cỏc cõu hi:
Hóy trỡnh by tớnh cht hai mt ca thuc bo v thc vt ?nh hng thuc bo v thc
vt n qun th sinh vt?
S dng thuc bo v thc vt khụng ỳng gõy tỏc ng n mụi trng nh th no ?
Ti sao trong cỏc sn phm nụng nghip tn ti lng thuc bo v thc vt ?
Cú nhng bin phỏp no hn ch nhng nh hng xu ca thuc bo v thc vt n
qun th sinh vt ?
a phng ni em sng ó ỏp dng nhng bin phỏp gỡ trong sn xut nụng nghip
bo v mụi trng ?
Bi 20. ng dng cụng ngh vi sinh sn xut ch phm bo v thc vt
Ni dung tớch hp giỏo dc mụi trng l tỏc dng ca ch phm sinh hc.
Khi dy giỏo viờn cung cp cho hc sinh nhng hiu bit v ch phm bo v thc vt
khụng cú tỏc hi n mụi trng. T ú, khuyn cỏo khi sn xut nụng nghip nờn dựng
ch phm sinh hc bo v mụi trng.
Bi 40 - 48. Ch chung l bo qun v ch bin sn phm nụng nghip
Giỏo viờn cn chỳ ý mt s vn chớnh sau :
S dng hoỏ cht trong vic bo qun, ch bin sn phm nụng nghip ỳng k thut,
tuõn theo quy nh bo v an ton thc phm, gi v sinh ni ch bin l gúp phn bo v
mụi trng.
Bài 50 - 55. Tạo lập doanh nghiệp
Khi dạy phần này, để tích hợp giáo dục môi trờng trong nội dung các bài, giáo viên
cung cấp cho học sinh qua việc hoạch toán của doanh nghiệp trong đó phải tính toán cả
chi phí cho việc vệ sinh, bảo vệ môi trờng. Trong hoạt động kinh doanh của hộ gia
đinh phải có những yêu cầu bắt buộc về bảo vệ môi trờng sống. Giáo viên lấy những
ví dụ về việc không tuân thủ quy định về xử lý chất thải, nc thải của một số doạnh
nghiệp (đài báo đã thông tin) gây tác hại nghiêm trọng cho môi trờng và con ngi
3.2. Kt qu tớch hp giỏo dc mụi trng trong mụn Cụng ngh 10 trng THPT
Hong hoỏ 3
Qua quỏ trỡnh kho sỏt ni dung tớch hp giỏo dc mụi trng trong day hc cụng ngh
10 3 lp khi 10 t kt qu bc u nh sau:
9
Lớp
Tổng
số
Giỏi Khá Trung bình
SL % SL % SL %
10A10 42 18 43% 15 36% 9 21%
10A6 44 17 38% 24 55% 3 7%
10A7 46 15 34% 20 43% 11 23%
Từ tình trên tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp trong vấn đề giáo dục môi trường
và tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy Công nghệ ở trường THPT Hoằng hoá 3
đạt hiệu quả cao.
Với vấn đề giáo dục môi trường, giáo viên cần bổ sung kiến thức cho học sinh hiểu biết
các hoạt động của giáo dục môi trường.
Trong thực tiễn sư phạm, mỗi môi trường thuộc về một vùng miền cụ thể, nằm trong bối
cảnh văn hoá đó có một môi trường giáo dục cụ thể. Điều quyết định việc lựa chọn đúng
những nội dung và phương pháp phù hợp . Việc xác định và lựa chọn đúng những vấn đề
môi trường có liên quan trực tiếp học sinh sẽ giúp thu hút các em tham gia một cách tự
nhiên vào quá trình giải quyết các vấn đề.
Các hoạt động giáo dục môi trường sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh sử
dụng các kĩ năng đã có, hình thành và vận dụng các kĩ năng mới.
Về thái độ: Khích lệ thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường. Việc thay đổi thái độ
của học sinh trước những vấn đề môi trường là một dấu hiệu mấu chốt cho phép đánh giá
mức độ thành công của các chương trình giáo dục môi trường. Mặc dù có sự quan hệ mật
thiết giữa các vấn đề môi trường toàn cầu và địa phương nhưng các hoạt động giáo dục
môi trường nên xuất phát từ các tình huống tại chổ, nơi mà học sinh đã từng trải nghiệm
trong quá trình trưởng thành của mình. Trong hoàn cảnh đó, những quan tâm và thái độ
của các em đối với vấn đề môi trường có cơ hội bộc lộ một cách thành thực và từ đó nhu
cầu hiện tại sẽ nảy sinh một cách tự nhiên có liên quan đến đời sống
IV. Các giải pháp
4.1. Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giáo dục môi trường trong dạy học Công
nghệ 10
10
Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là trang bị cho
học sinh một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất. Một
khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lí môi trường, một nhân cách được
khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường.
Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, giáo dục môi trường mang lại
cơ hội cho học sinh khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết định của con người
liên quan đến môi trường. Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành sử dụng
các kĩ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em.
Vấn đề giáo dục môi trường ở nhà trường làm cho học sinh và giáo viên có ý thức thường
xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trường. Thu nhận được những
thông tin và kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động con
người và môi trường. Phát triển những kĩ năng cơ bản bảo vệ và gìn giữ môi trường, kĩ
năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh. Tham gia
tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường, có ý thức về tầm
quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, với chất lượng cuộc
sống chúng ta.
4.2. Xây dựng hoạt động giáo dục trong dạy học.
Hai kiểu triển khai giáo dục môi trường trong nhà trường là: Giáo dục môi trường thông
qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường và Giáo dục môi trường được
triển khai như một hoạt động độc lập.
V. Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường
5.1. Phương pháp trần thuật: Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này
để mô tả sự vật, hiện tượng của môi trường.
VD : Kể chuyện cho HS trường hợp phun thuốc trừ sâu không đúng quy định gây
độc cho người và gia súc.
5.2. Phương pháp giảng giải
Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. GV nêu ra các dẫn chứng để làm rõ
những kiến thức mới và khó về môi trường.
VD : Khi nói về hiện tượng ô nhiễm nguồn nước thì nêu rõ nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng ô nhiễm.
5.3. Phương pháp vấn đáp:
GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, cũng có khi HS hỏi, GV trả lời hoặc giữa HS và HS.
VD : Vì sao biển càng ngày càng ăn sâu vào đất liền ?
11
5.4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:
Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh lồng ghép
vào bài giảng điện tử phù hợp với nội dung bài hoc.
5.5. Phương pháp dạy học hoạt động theo nhóm
Lớp được chia thành các nhóm nhỏ. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các
nhiệm vụ khác nhau.
5.6. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
GV đưa ra tình huống có vấn đề, yêu cầu HS giải quyết vấn đế. Sau đó GV nhận xét, đưa
ra kết luận
5.7. Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà
Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy,
hình thành cho học sinh kĩ năng bảo vệ môi trường.
VD: Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương do giết mổ gia súc,
gia cầm bừa bãi.
5.8. Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp này nhằm minh họa cho những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp
cho một vấn đề nào đó đã đặt ra.
VD : Đo độ PH của đất để biết đất chua hay đất kiềm
5.9. Phương pháp tuyên truyền
Đa phần HS có gia đình làm nông. Giúp các em có kiến thức BVMT tuyên truyền
tới gia đình và đia phương, đóng góp vào việc xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái,
bên vững thân thiện với môi trường
VD: Hiện nay ba con nông dân ở xung quanh khu vực cánh đồng gần trường thường xử
lý rơm rạ bằng cách đem đốt gây ô nhiễm môi trường. Vây để tận dụng được phế phẩm
trồng trọt, không gây ô nhiễm môi trường, bà con nông dân nên xử lý rơm rạ bằng chế
phẩm sinh học để làm phân bón.
12
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào môn học một cách phù hợp sẽ hình thành
cho học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường từ đó có thái độ cách ứng xử đứng đắn trước
các vấn đề về môi trường.
Xây dựng quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm về giá trị nhân cách. Đồng thời
tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường cụ thể
nơi sinh sống và làm việc.
2. Kiến nghị và đề xuất
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của từng môn học giáo viên cần tăng cường
tích hợp lồng ghép kiến thức BVMT vào trong bài dạy một cách phù hợp nhằm để nâng
cao chất lượng dạy và học.
Nội dung chuyên đề không thể tránh được những hạn chế và tồn tại, rất mong sự quan
tâm của đồng nghiệp và các cấp quản lý cho ý kiến góp ý và nhận xét, để tôi hoàn thiện
và nghiên cứu sâu hơn đề tài này trong thời gian tới.
13