Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phương pháp tích hợp Giáo dục môi trường trong môn Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 21 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009- 2010.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do khách quan:
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các
nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người và cũng là nơi phân hủy
các chất thải do con người tạo ra... Không chỉ thế, môi trường còn là nơi tồn tại, sinh trưởng
và phát triển, lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ của con người. Nói cách khác, không có môi
trường sẽ không tồn tại sự sống trên Trái đất
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội đã làm cho môi trường bị
xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của
người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài
người trên trái đất.
Chúng ta có thể tham khảo qua những số liệu cụ thể sau đây để thấy được các vấn đề nghiêm
trọng của môi trường Việt Nam hiện nay:
*Về môi trường đất:
Nước ta có tổng diện tích đất tự nhiên là 331 314 km
2
xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200
quốc gia. Tuy nhiên vì số dân đông nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc diện thấp,
đứng thứ 159/ 200 quốc gia. Thế nhưng chất lượng đất không ngừng bị giảm sút và thoái hóa
do xói mòn, chất thải, ô nhiễm, sử dụng phân hóa học...
Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lý
1
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009- 2010.
*Về tài nguyên rừng:
Năm 1945 độ che phủ của nước ta là 43% nhưng đến năm 2005 chỉ còn lại 37%. Tuy đến
thời điểm này diện tích rừng đã được tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút.
Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lý
2
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009- 2010.
*.Về môi trường nước:


Tài nguyên nước của nước ta đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm nghiêm trọng. Một số nơi
đã diễn ra tình trạng hoang mạc hóa.
Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lý
3
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009- 2010.
*Về không khí:
Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lý
4
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009- 2010.
Không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.(Theo kết quả quan trắc cho thấy, hầu hết các đô thị
Việt Nam đều bị nhiễm bụi).
* Về đa dạng sinh học:
Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lý
5
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009- 2010.
Theo sách đỏ Việt Nam đã nêu:365 loài động vật và 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ
bị tiêu diệt. Nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện các hoạt động sản xuất kinh tế, khai thác tài
nguyên...
*Về chất thải:
Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lý
6
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009- 2010.
Mỗi năm nước ta thải ra ngoài môi trường khoảng 15 triệu tấn chất thải, tăng khoảng 15%
gây nguy hại cho sức khỏe và môi trường.

Một khi môi trường bị ô nhiễm thì gây ra những tác hại nghiêm trọng, tôi xin đưa ra một số
số liệu cụ thể sau:
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm
ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô
nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa

được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung
thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và
bệnh mất ngủ...
Theo thống kê Việt Nam có gần 200 000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm, mà nguyên nhân
chủ yếu là do tác nhân môi trường gây nên.
Chính vì vậy công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của riêng ai, mà các
cấp, các cơ quan ban ngành đều phải quan tâm. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi
trường trong trường học là một trong những chủ trương của Đảng và của Ngành giáo dục
hiện nay.
2. Lý do chủ quan:
“Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người”
Ngạn ngữ Nga
Con người chỉ đẹp khi chính họ có học vấn, có hiểu biết và hành động đúng. Học đi đôi với
hành, học để hiểu biết về đạo lý làm người.
Để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay, mục tiêu của dạy học là phải đảm bảo ba
yêu cầu về: Kiến thức, kĩ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy. Có nghĩa là: Ngoài việc truyền
Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lý
7
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2009- 2010.
thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh một nhân cách, lối
sống tốt.
Tuy nhiên, qua đánh giá nhiều tiết dạy cùng với quá trình tìm hiểu từ đồng nghiệp tôi
nhận thấy rằng con nhiều giáo viên thuộc nhiều bộ môn hiện nay chỉ chú trọng đến việc
truyền thụ kiến thức thật nhiều cho học sinh, nên không còn thời gian để lồng ghép giáo dục
môi trường vào bài học.
Nói về góc độ môn Địa lý, trách nhiệm của giáo viên là phải từng bước hình thành cho
các em một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên.
Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi các
em đang sinh sống và học tập. Hay nói cách khác môn Địa lí là bộ môn có nhiều khả năng để
tích hợp giáo dục môi trường vào bài giảng nhất. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài này muốn

gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhằm mục đích nâng cao giáo dục toàn diện
cho học sinh, đồng thời góp phần nho nhỏ để bảo vệ bầu không khí trong lành cho nhân loại.
II. ĐỐi TƯỢNG CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Đối tượng:
- Giáo viên và học sinh trường THCS Lương Thế Vinh.
2. Cơ sở nghiên cứu:
- Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường ( Nhà xuất bản GD ).
- Các văn bản, chỉ thị về môi trường.
- Các thông tin đại chúng.
- SGK môn Địa lí.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp quan sát thực tiễn.
- Phương pháp nêu gương.
III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng của việc tích hợp giáo dục môi trường hiện nay trong trường học:
a. Đối với việc dạy và học:
* Đối với giáo viên:
- Ngày 31/ 01/ 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công
tác giáo dục bảo vệ môi trường, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là đến năm 2010 phải
trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều
hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa...
Tuy nhiên một số giáo viên thuộc nhiều môn học thực hiện nội dung tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường vào trong các tiết học còn ít.
- Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học với thực tiễn, chưa
rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sau khi được học lý thuyết.
- Một số giáo viên đã có liên hệ thực tiễn, tuy nhiên còn ít và hiệu quả giáo dục chưa cao.
- Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện của địa phương ở một số giáo viên chưa liên tục vì
vậy quá trình vận dụng để tích hợp giáo dục môi trường còn nhiều hạn chế.

* Đối với học sinh:
- Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận các vấn đề địa lý còn mông lung (Ví dụ: Chưa hiểu rõ ý
nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường, thực trạng của các vấn
đề môi trường là do đâu? Vai trò của học sinh hiện nay trong việc bảo vệ môi trường như
thế nào?...).
- Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
- Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi sinh sống và học tập.
Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lý
8

×