Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ -HDC THI HSG MÔN VĂN 11-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.59 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 11 CẤP TRƯỜNG
QUẢNG TRỊ Khoá ngày 05 tháng 4 năm 2011

MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm)
Cho các từ/ nhóm từ sau đây: chấp hành, quang vinh, quang phổ, quang đãng, cạnh tranh
không lành mạnh, chạy chọt, bảnh bao, xuống hạng, xuống núi, thực thể, thực tiễn, dân số, dân di
cư, mây thay đổi, gió nhẹ, mây lang thang.
a. Hãy phân loại sao cho phù hợp với đặc điểm từng phong cách ngôn ngữ (PCNN khoa học,
PCNN hành chính, PCNN báo chí, PCNN nghệ thuật).
b. Những từ nào chỉ dành riêng cho PCNN nghệ thuật; từ nào có thể dùng nhiều PCNN khác
nhau?
Câu 2 (6 điểm)
Tìm hiểu dụng ý của tác giả khi sử dụng kiểu ngắt câu ở câu thơ sau:
“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi.
( Chế Lan Viên)
Câu 3 (10 điểm)
Suy nghĩ của em về bài thơ sau:
NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào
Đứa bé lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một
điệu múa kì lạ
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ đi trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa


đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua
thử thách.
NGUYỄN ĐÌNH THI
( Trích trong tập “Tia nắng”, NXB Văn học, Hà Nội, 1983
HẾT
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 11 CẤP TRƯỜNG
Lưu ý: Quan điểm của người ra đề là thông qua kì thi chọn được những HS nhạy cảm trong quan
sát, phát hiện và tinh tế trong diễn đạt. Vì thế không tập trung kiểm tra kiến thức thuộc một khối lớp cụ thể
nào. Người chấm cần chú ý 2 yêu càu trên, phát hiện, ghi nhận những mặt được đại thể, bỏ qua những bất
cập tiểu tiết.
Cách cho điểm cũng theo hướng định tính, không định lượng máy móc.
Câu 1. (4 điểm)
Cho các từ/ nhóm từ sau đây: chấp hành, quang vinh, quang phổ, quang đãng, cạnh tranh
không lành mạnh, chạy chọt, bảnh bao, xuống hạng, xuống núi, thực thể, thực tiễn, dân số, dân di
cư, mây thay đổi, gió nhẹ, mây lang thang.
a. Hãy phân loại sao cho phù hợp với đặc điểm từng phong cách ngôn ngữ (PCNN khoa học,
PCNN hành chính, PCNN báo chí, PCNN nghệ thuật).
- Thuộc PCNN hành chính gồm: chấp hành, dân số, thực tiễn.
- Thuộc PCNN khoa học gồm: quang phổ, thực thể.
- Thuộc PCNN báo chí gồm: quang vinh, cạnh tranh không lành mạnh, chạy chọt, xuống hạng,
thực tiễn, dân số, dân di cư, mây thay đổi, gió nhẹ.
- Thuộc PCNN nghệ thuật gồm: quang đãng, chạy chọt, bảnh bao, xuống núi, mây lang thang.
b. - Từ nào chỉ dành riêng cho PCNN nghệ thuật gồm: mây lang thang.
- Những từ có thể dùng nhiều PCNN khác nhau gồm những từ in nghiêng.
Cách chấm:
- Mục a: phân loại đúng tất cả chấm 2 điểm; sai mỗi 2 trường hợp trừ 0,25 điểm, thiếu/nhầm 1
trường hợp không tính.

- mục b: xác định đúng từ duy nhất dùng trong PCNT như HDC: tính 0,5 điểm; xác định gần đúng
những từ thuộc nhiều PCNN khác nhau: tính 1,5 (sai khác 2 trường hợp)
Câu 2. (6 điểm)
Tìm hiểu dụng ý của tác giả khi sử dungjkieeur ngắt câu ở câu thơ sau:
“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi.
Gợi ý. HS phát hiện được:
- Về hình thức: cách ngắt câu và sử dụng dấu chấm câu bất thường tạo ấn tượng mạnh khiến
người đọc chú ý , tạo cảm giác đường đột, băn khoăn
Cơ bản nêu được như trên, có thể có ý phát triển khác: tính 2 điểm
- Về nội dung: từ cảm giác đường đột băn khoăn ấy, người đọc chú ý mối liên hệ
ngaamftrong 2 ý của 1 câu thơ thông qua liên tưởng, suy diễn. Người“phải ra đi”vì một cứu cánh,
một hoài bão nào đó rất lớn laoits ai hiểu thấu. Đọc hết bài thơ mới thấy hoài bão ấy thật lớn lao
và cảm động: Người phaira đi để“tìm hình của nước”.
Cơ bản nêu được như trên, có thể có ý phát triển khác: tính 4 điểm
Câu 3. (10 điểm)
I Yêu cầu chung:
1. Về nội dung: Cảm nhận được chiều sâu tư tưởng của bài thơ: Nơi dựa của con người, của cuộc
sống chúng ta đôi khi ở ngay những điều bình thường nhất, điều bình thường ấy có lẽ ít người nhận biết.
Nơi dựa là nơi con người ta tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống.
2. Về hình thức: HS có thể chọn cách viết nào tùy sở trường; bố cục và diễn đạt phóng túng, thoải
mái nhưng phải thật sự có cảm xúc trong hành văn.
Điểm của phần nayftinhs gộp vào các mục nhỏ của yêu cầu cụ thể.
II. Yêu cầu cụ thể: Trong phần thân bài
1. HS phát hiện được hình thức tương phản của hình tượng: Đoạn 1 và 2 đều có 2 nhân vật già/trẻ
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia>< Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ đi trên đường kia
Điểm tựa giữa các nhân vật là mối liên hệ tình cảm tuy nhiên trong mỗi bức tranh đời thường ấy ẩn
chứa một sức mạnh riêng.
- bức tranh thứ nhất: đứa bé bước còn chưa vững chãi là hình ảnh của tương lai, của hy vọng.
- bức tranh thứ hai: bà cụ bước không còn vững là nền tảng của đức tin vĩnh cửu.
Sự tương phản này còn thể hiện trên các hình ảnh đặc tả chân dung của nhân vật (HS tìm được chi tiết)

(2 điểm)
2. HS bình luận về vẻ đẹp của bức tranh nhân thế cảm động
* Khi chúng ta có một nơi dựa ta sẽ cảm thây vui, hạnh phúc, bình an, vững vàng trong cuộc sống.
Điều ấy thể hiện rõ trong 2 bức tranh không lời chú thích này:
- một đứa bé bước đi chưa vững lại là chỗ dựa cho người đàn bà kia sống?
- một bà cụ với bước chân run run, khuôn mặt già nua đan chéo nhiều nếp nhăn lại là chỗ dựa cho anh chiến
sĩ khỏe mạnh, can trường.
* Người mẹ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc bên đứa con thơ khi dìu con đi, dạy con tập nói.
* người chiến sĩ tìm thấy sự chia sẻ, động viên, an ủi từ bà cụ già nua. Họ dựa vào nhau để sống, để
hạnh phúc, để vươn lên.
(6 điểm)
Trong phần kết bài
1. HS nêu được những suy nghĩ về giá trị đời sống thông qua
* Nơi dựa là một cái gì đó vô hình, là nơi con người ta tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống.
- Trong cuộc sống đầy tươi đẹp nhưng không hề dễ dàng này, mỗi người cần có một nơi dựa và là nơi dựa
cho người khác.
(1 điểm)
2. Rút ra bài học
- Có thể nào sống mà không phải dựa vào ai? Hãy sống với nhau bằng tình yêu thương, với niềm hy
vọng vào tương lai, với lòng biết ơn quá khứ
Đó cũng chính là thông điệp của bài thơ này.
(1 điểm)

×