MỤC LỤC
Lời tựa 3
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
Ban chấp hành Đoàn trường
NGƯT. Trần Đức Thìn
Bí thư Đảng Ủy - Phó hiệu trường
Trường Đại học Luật Hà Nội
CHỊU TRÁCH NHIỆM
NỘI DUNG
ThS. Trần Ngọc Định
Phó bí thư Đoàn trường
BAN BIÊN TẬP
TS. Nguyễn Thị Thuận
TS. Nguyễn Xuân Thu
ThS. Trần Ngọc Định
Phạm Linh Nhâm
ĐƠN VỊ ẤN HÀNH
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Trường Đại học Luật Hà Nội
ĐIỆN THOẠI
04.37730347
EMAIL
TRÌNH BÀY
Phạm Linh Nhâm
Giới thiệu về hoạt động sinh viên
nghiên cứu khoa học của Trường
ĐH Luật Hà Nội 4
Kinh nghi
ệm tặng bạn
31
Gợi ý quy trình thực hiện một đề tài
tham gia cuộc thi SVNCKH 12
Hoạt động Sinh viên NCKH năm 2009
- Quyết định và Thể lệ 8
Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên đến năm 2008 7
Danh mục các đề tài đạt giải thưởng
Sinh viên nghiên cứu khoa học 50
Qui đ
ịnh cụ thể về h
ình th
ức tr
ình bày
48
Những câu hỏi thường gặp đối với
Cuộc thi Sinh viên NCKH năm 2009 25
Danh mục đề tài định hướng sinh viên
nghiên cứu khoa học năm 2009 38
ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG CẨM NANG
1. Cẩm nang sinh viên nghiên cứu
khoa học do Đoàn TNCS trường ĐH Luật
Hà Nội ấn hành và giữ quyền tác giả.
2. Nghiêm cấm bất kì hành vi nào
nhằm khai thác cẩm nang với mục đích
thương mại mà không được sự đồng ý
bằng văn bản của Đoàn TNCS trường ĐH
Luật Hà Nội.
Cẩm nang
SINH VIÊN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hà Nội, tháng 3 năm 2009
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
3
LỜI TỰA
Các bạn sinh viên thân mến!
Phong trào sinh viên NCKH trong sinh viên là một chủ trương chung
của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động trong nhiều năm qua. Gần 10 năm
trở lại đây, phong trào sinh viên NCKH tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã
có những thành tựu đáng ghi nhận với hàng trăm lượt sinh viên tham gia
với nhiều công trình NCKH có chất lượng được sinh viên thực hiện, trong đó
phải kể để những công trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng những
giải thưởng cao.
Những thành tựu đó, một mặt khẳng định năng lực chuyên môn và
khả năng nghiên cứu của sinh viên Đại học Luật Hà Nội, một mặt khẳng
định sự cố gắng, nỗ lực của sinh viên cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên
của Trường trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động bổ ích và mang ý
nghĩa lớn không chỉ trong giáo dục vào đào tạo này.
Năm 2009, hướng tới chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập
Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2009), nhằm cung cấp
thêm những kiến thức và thông tin bổ ích cho sinh viên trong việc tham gia
và thực hiện các đề tài khoa học tham dự Cuộc thi sinh viên NCKH cấp
trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại
học Luật Hà Nội biên soạn và ấn hành cuốn Cẩm nang sinh viên NCKH năm
2009
Chúng tôi hy vọng rằng, Cẩm nang sẽ phần nào giúp các bạn sinh
viên đến gần hơn với hoạt động NCKH, cung cấp và chia sẻ những thông tin
có ý nghĩa góp phần nâng cao số lượng và chất lượng các công trình NCKH
của sinh viên.
Chúng tôi xin gửi lời tri ân trân trọng tới Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà
trường, các thầy cô giáo, các thành viên của Câu lạc bộ Luật Gia trẻ, các cơ
quan, đơn vị tài trợ đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng tôi để cuốn Cẩm nang này được
hoàn thành và gửi tặng miễn phí tới các bạn sinh viên.
TM BCH Đoàn trường
Phó Bí thư
Trần Ngọc Định
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
4
SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VỚI HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thị Thuận
Trưởng Phòng Quản lý khoa học
Ở mức độ và phạm vi khác nhau, nghiên cứu khoa học trong các cơ
sở đào tạo đại học không chỉ là hoạt động có tính chất thường xuyên của đội
ngũ cán bộ, giảng viên mà còn của cả sinh viên. Vai trò quan trọng của
nghiên cứu khoa học đối với công tác giảng dạy và học tập trong nhà trường
đại học là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có
nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
Hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội trong những năm qua tương đối đa dạng như: tổ chức các
phiên toà tập sự, nghe nói chuyện chuyên đề, thi olimpic các môn khoa học
pháp lý, tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học của sinh viên do Bộ Giáo dục
và đào tạo tổ chức hàng năm…Tính đến hết năm 2008, Trường Đại học Luật
Hà Nội đã tham gia 08 cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ GD &
ĐT tổ chức và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008
NĂM
SỐ ĐỀ
TÀI GỬI
DỰ THI
GIẢI
NHẤT
GIẢI
NHÌ
GIẢI
BA
GIẢI
KHUYẾN
KHÍCH
TỔNG SỐ
ĐỀ TÀI
ĐẠT GIẢI
2001 6 0 1 2 3 6/6
2002 6 0 2 1 3 6/6
2003 6 0 0 1 5 6/6
2004 6 0 0 1 4 5/6
2005 6 0 1 0 5 6/6
2006 6 0 0 0 6 6/6
2007 8 0 1 0 7 8/8
2008 6 0 1 1 3 5/6
Tổng 50 0 6 6 36 48/50
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
5
Tham gia hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học là một trong
các hình thức hoạt động khoa học quan trọng của sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội. Hoạt động này đòi hỏi sinh viên phải nắm bắt và sử
dụng rất nhiều kỹ năng như lựa chọn đề tài, xây dựng đề cơng, tìm kiếm
và xử lý thông tin, tài liệu…Chính vì vậy, thông qua việc thực hiện một
đề tài nghiên cứu khoa học, sinh viên không chỉ nắm bắt được những
kiến thức lý luận, thực tiễn thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài mà còn
có thể “kiểm tra” được những kỹ năng hiện có, bổ sung và hoàn thiện
những kỹ năng còn thiếu
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Luật
Hà Nội trong thời gian qua có một số điểm đáng lưu ý và cần sớm được
khắc phục. Cụ thể:
So với tổng số sinh viên của trường, số lượng sinh viên tham gia
các hoạt động khoa học nói chung và tham gia nghiên cứu đề tài khoa
học còn ít. Thậm chí, một bộ phận không nhỏ sinh viên từ khi nhập
trường đến khi tốt nghiệp hầu như không tham gia bất cứ một hoạt động
khoa học nào.
Do nhiều nguyên nhân mà chất lượng của nhiều công trình
nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Cụ thể: trong 8 năm liền tham gia dự
thi, số lượng giải thưởng không chính thức của sinh viên trường Luật
chiếm tỷ lệ áp đảo 36/50, các giải thưởng chính thức còn rất khiêm tốn
(giải nhất: 0/50; giải nhì 6/50; giải ba: 6/50).
Nhận thức về vai trò nghiên cứu khoa học của nhiều sinh viên còn
rất hạn chế. Tính chủ động, sáng tạo ở ngay cả một số sinh viên tham
gia thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học cũng chưa được phát
huy.
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
6
Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, là những công dân của thời
đại hội nhập, có thể nói dù làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, mỗi cử
nhân luật đều phải có những kỹ năng nhất định. Những kỹ năng này có
thể tích lũy được thông qua nhiều hoạt động trong đó có hoạt động
nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, tham gia các hoạt động nghiên cứu
khoa học ngay từ khi còn là sinh viên là một trong những cơ hội rất tốt
để các bạn sinh viên có thể trang bị cho mình không chỉ kiến thức mà cả
những kỹ năng cần thiết để làm hành trang cho cho một luật gia có năng
lực và triển vọng trong tương lai.
Chúc các bạn trẻ thành công và đam mê với hoạt động nghiên cứu
khoa học.
Chúc các bạn sẽ có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có chất
lượng và tính hiệu quả, thực tiễn cao phục vụ quá trình xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay.
* * *
Lễ trao giải cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2007
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN LUẬT
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
7
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2008
BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ KẾT QUẢ CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
Năm 2001:
10 đ
ề t
ài c
ấp tr
ư
ờng
6 đề tài cấp bộ: 1 giải nhì; 2 giải ba; 3 giải khuyến khích
Năm 2002: 25 đề tài cấp trường (27 sinh viên tham gia)
6 đề tài cấp bộ: 2 giải nhì; 1 giải ba; 3 giải khuyến khích
Năm 2003: 34 đề tài cấp trường (46 sinh viên tham gia)
6 đề tài cấp bộ: 01 giải ba; 5 giải khuyến khích
Năm 2004: 48 đề tài cấp trường (60 sinh viên tham gia)
6 đề tài cấp bộ: 01 giải ba; 04 giải khuyến khuyến khích
Năm 2005: 32 đề tài cấp trường (38 sinh viên tham gia)
6 đề tài cấp bộ: 01 giải nhì; 05 giải khuyến khích
Năm 2006: 17 đề tài cấp trường (20 sinh viên tham gia)
6 đề tài cấp bộ: 06 giải khuyến khích
Năm 2007: 60 đề tài cấp trường (72 sinh viên tham gia)
8 đề tài cấp bộ: 01 giải nhì, 07 giải khuyến khích
Năm 2008: 36 đề tài cấp trường (62 sinh viên tham gia)
5 đề tài cấp bộ: 1 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải khuyến khích
10 đề tài được Hiệu trưởng tặng giấy khen.
THỂ LỆ CUỘC THI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
8
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Số:235/ QLKH-QĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Căn cứ vào Quyết định số 405/CP ngày 10.11.1979 của Hội đồng Chính phủ về
việc thành lập Trường Đại học Pháp lý Hà Nội nay là Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Căn cứ Quyết định số 1875./QĐ - KH ngày 08/12./ 2006 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội
đồng khoa học và đào tạo Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Căn cứ kế hoạch công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009 của Trường
Đại học Luật Hà Nội;
- Theo đề nghị của Trưởng Phòng Quản lý khoa học.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Thể lệ cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa
học” tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Điều 2. Chủ nhiệm các khoa chuyên môn và Ban giám khảo
cuộc thi tổ chức việc đánh giá kết quả công trình nghiên cứu
khoa học của sinh viên theo qui định của Thể lệ này.
Điều3. Phòng Quản lý khoa học, Phòng Công tác sinh viên, các
đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
P
HÓ
HI
ỆU TR
Ư
ỞNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trần Đức Thìn
(đã ký)
THỂ LỆ CUỘC THI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
9
THỂ LỆ CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 235
của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội)
1. Mục đích yêu cầu:
Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” được phát động nhằm
mục đích thu hút sinh viên tham gia tích cực vào phong trào nghiên cứu
khoa học, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trí tuệ của sinh
viên để tìm tòi, khám phá, tập giải quyết những vấn đề lý luận và thực
tiễn đang đặt ra trong lĩnh vực pháp luật.
Phát hiện những nhân tố tích cực, những sinh viên có khả năng
học tập và nghiên cứu khoa học, lựa chọn những công trình nghiên cứu
khoa học có chất lượng cao, có ý tưởng sáng tạo để xây dựng định
hướng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu ở cấp độ cao hơn và gủi dự thi
các cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Cuộc thi được phát động rộng rãi nhưng có trọng tâm, trọng
điểm, thiết thực và được tổ chức chặt chẽ, gắn liền nghiên cứu khoa
học với học tập, với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Việc phát động sinh viên nghiên cứu khoa học còn nhằm mục
đích phát động tinh thần hăng say nghiên cứu khoa học, học tập tốt để
lấy thành tích chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước.
2. Đối tượng và điều kiện dự thi:
Tất cả sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, nếu đáp ứng đủ
điều kiện dưới đây thì được tham gia dự thi:
Không bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trước Khoa trở lên;
Có nguyện vọng tham gia dự thi;
Có giáo viên hướng dẫn.
Mỗi công trình dự thi do một hay nhiều sinh viên thực hiện, nhưng
tổng số sinh viên tham gia thực hiện một công trình không quá 5
người.
THỂ LỆ CUỘC THI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
10
3. Quy định nội dung công trình dự thi:
Nội dung đề tài khoa học dự thi phải đáp ứng được các đòi hỏi
sau:
Trong phần mở đầu: Tác giả phải chỉ rõ được vấn đề cần nghiên
cứu, tính cấp thiết của nó về mặt lý luận và thực tiễn, tình hình nghiên
cứu vấn đề, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, những nhiệm vụ
chính mà người nghiên cứu định thực hiện.
Trong phần chính của đề tài, người nghiên cứu phải chỉ ra được
những tồn tại của vấn đề, những giải pháp đã được áp dụng để giải
quyết vấn đề trong thực tế, những bất cập của giải pháp và đề xuất
hướng giải quyết và địa chỉ áp dụng (nếu có).
Trong phần kết luận phải khái quát được tình hình nghiên cứu và
xác định triển vọng của vấn đề.
Tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có).
Công trình nếu viết bằng tiếng nước ngoài hoặc bằng tiếng dân tộc thì
nhất thiết phải có một bản dịch ra tiếng Việt.
4. Quy định về hình thức trình bày:
1
Công trình dự thi phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4
(210x297mm). Số thứ tự của trang ở chính giữa trang, phía trên. Công
trình dự thi không dày quá 80 trang (không kể phụ lục); (Cỡ chữ 14,
kiểu chữ .VnTime, dãn dòng 1,5 line; lề trên 3,5 cm, lề dưới 3 cm, lề
trái 3,5cm, lề phải 2cm.)
Các phần, mục, tiểu mục phải được phân rõ và đánh số thứ tự.
Các công thức cần viết rõ ràng và nên dùng các ký hiệu thông dụng.
Các hình vẽ, bảng, biểu, ảnh, sơ đồ minh họa cần đánh số thứ
tự minh họa cần đánh số thứ tự kèm theo chú thích.
1
Xem hình thức trình bày các trang bìa ở trang 48 cẩm nang này.
THỂ LỆ CUỘC THI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
11
Tên các tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết theo
đúng tiếng nước đó.
Không gạch dưới các câu trong công trình. Không viết lời cám ơn
và không được ký tên.
5. Thời gian tham dự:
Sau khi có thông báo trên toàn Trường, sinh viên đăng ký tham
gia cuộc thi, đăng ký đề tài, đăng ký giáo viên hướng dẫn chậm nhất là
vào ngày 15 tháng 4 năm 2009.
Sinh viên hoàn thành đề tài nghiên cứu và nộp kết quả về các
khoa chuyên môn chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009.
Trước ngày 10/8/2009, các khoa chuyên môn phải chấm xong 2
vòng
Trước 15/8/2009, các khoa chuyên môn gửi kết quả đánh giá
các công trình nghiên cứu khoa học cũng như các sản phẩm được khoa
lựa chọn về phòng Quản lý khoa học. Số lượng công trình được chọn
của mỗi khoa như sau:
Khoa Pháp luật Kinh tế: 06 công trình
Khoa Luật Hình sự: 03 công trình
Khoa Luật Dân sự: 03 công trình
Khoa Hành chính – Nhà nước: 03 công trình
Khoa Luật Quốc tế: 03 công trình
Hội đồng thẩm định sẽ họp trước 20/8/2009 để lựa chọn các sản
phẩm dự thi cấp Bộ theo chỉ tiêu được Bộ phân bổ.
6. Cơ cấu giải thưởng:
Theo quy định của Bộ.
Căn cứ vào chất lượng của cuộc thi, Hội đồng thẩm định có thể
lựa chọn một số công trình đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng.
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
12
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN
MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1
Để cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trở thành một sân
chơi pháp lý bổ ích cho sinh viên Luật, nơi thỏa mãn niềm say mê
nghiên cứu, cũng như rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho những cử
nhân tương lai, chúng tôi xin trình bày những bước cơ bản của quá
trình thực hiện một đề tài tham gia cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa
học để các bạn tham khảo:
1. Xác định Đề tài nghiên cứu
Việc chọn đề tài đóng vai trò đặc biệt quan trọng có tính chất
quyết định đến chất lượng công trình nghiên cứu. Sinh viên có thể chọn
đề tài trong danh mục đề tài định hướng do nhà trường đưa ra hoặc có
thể chủ động đề xuất đề tài mới nhưng nên có sự tham khảo ý kiến và
định hướng của Giáo viên hướng dẫn.
Một số tiêu chí đặt ra khi chọn đề tài đó là:
Tính mới: Không trùng lặp hoàn toàn với các công trình khoa
học trước đó. Tính mới của đề tài không có nghĩa là đề tài chưa từng
được viết trước đó mà có thể đã được viết nhưng sẽ được tiếp cận và
triển khai dước góc độ mới.
Ví dụ 1: Hoạt động quảng cáo thương mại của thương nhân Việt
Nam - Lý luận và thực tiễn.
1
Bài viết được tổng hợp từ Tài liệu chuyên đề “Phương pháp nghiên cứu khoa học
dành cho sinh viên luật” do câu lạc bộ Luật Gia Trẻ tổ chức ngày 29/3/2009 (biên soạn
tài liệu: Trương Hồng Quang – phó chủ nhiệm CLB nhiệm kì 2008 - 2009).
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
13
Ví dụ 2: Giải pháp pháp lý bảo hộ hoạt động quảng cáo thương mại
của thương nhân Việt Nam trước sự cạnh tranh của doanh nghiệpquảng
cáo nước ngoài.
Tính thời sự: những đề tài mà xã hội hiện nay đang quan tâm,
đang tìm kiếm giải pháp… thể hiện thông qua các kênh thông tin như
truyền hình, báo chí, mạng internet hoặc các kênh thông tin khác của
các cơ quan nhà nước ,tổ chức, đơn vị
Ví dụ: Đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao trong giai
đoạn hiện nay.
Tính thực tiễn: Đề tài khoa học phải nhằm giải quyết các hiện
tượng xã hội đang diễn ra, hoặc sắp diến ra trong tương lai gần đối với
đất nước hoặc một địa phương.
Ví dụ: Hoạt động kiểm soát chất thải sinh hoạt tại thành phố Hồ
Chí Minh - thực trạng và hướng giải quyết.
Tính khả thi: Có thể được ứng dụng ngay để giải quyết các vấn
đề đang đặt ra, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, không bị lệ
thuộc vào quá nhiều điều kiện khách quan…
Tính hợp lý: Phải chứng minh được bằng những lý thuyết,
những lập luận logic, những thông tin và số liệu thống kê, điều
tra, …
Tính ứng dụng: Có thể ứng dụng được các kiến thức được cung
cấp trong quá trình học để giải quyết vấn đề.
Tính kế thừa: Cố gắng không bắt đầu từ đầu, phải tận dụng
được những kết quả có sẵn của các công trình nghiên cứu trước
đó, từ đó thể hiện rằng công trình của mình là một bước tiến
mới so với các công trình trước đó.
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
14
Tính hấp dẫn và hữu ích đối với bản thân: Đề tài đó làm
mình thấy lôi cuốn, phù hợp với sở thích riêng, phù hợp với công
việc của mình trong tương lai.
2. Liên hệ người hướng dẫn khoa học
Một đề tài nghiên cứu khoa học thành công bên cạnh sự cố gắng
của sinh viên còn cần phải có sự hỗ trợ đặc biệt từ phía người hướng
dẫn khoa học (có thể là giáo viên của trường hoặc chuyên gia nghiên
cứu hoặc hoạt động thực tiễn). Việc lựa chọn và tham khảo ý kiến với
người hướng dẫn sẽ giúp sinh viên có định hướng trong quá trình
nghiên cứu, được hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, giải đáp những
băn khoăn; đồng thời việc làm việc và trao đổi với người hướng dẫn còn
giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng tư duy và kỹ năng phản biện.
Trước khi liên hệ người hướng dẫn sinh viên nên lập một đề
cương những nội dung chính của đề tài để người hướng dẫn định hướng
và gợi mở các vấn đề; đồng thời điều này cũng thể hiện sự chủ động và
tích cực từ phía sinh viên.
3. Đăng ký tham gia cuộc thi
Việc đăng ký tham gia cuộc thi gồm: đăng ký tên đề tài và đăng
ký người hướng dẫn. Sinh viên tham gia Cuộc thi năm 2009 sẽ đăng ký
tại văn phòng khoa chuyên môn.
Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học 2009 có hạn đăng ký
chọn đề tài và Giáo viên hướng dẫn là 15-4-2009. Hạn nộp công trình
là 30- 6-2009. Thời gian nghiên cứu một đề tài khoa học là khá ngắn
và gần thời gian thi học kỳ. Do vậy cần sắp xếp thời gian hợp lý giữa
việc nghiên cứu đề tài và việc học trên lớp.
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
15
4. Xây dựng đề cương
Trên cơ sở tên đề tài đã được thông qua, sinh viên xác định đối
tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và tiến hành xây dựng đề cương.
Đề cương bao gồm các chương, mục phản ánh đối tượng và phạm vi
nghiên cứu từ đầu đến cuối một cách logic. Các nguyên tắc phải tuân
thủ khi xây dựng đề cương là: tên các chương phải phù hợp với (thể
hiện) tên đề tài; tên các mục lớn trong chương phải phù hợp với tên
chương; tên các mục nhỏ phải phù hợp với tên các mục lớn.
Nên viết đề cương những nội dung chính để người hướng dẫn
góp ý, bổ sung. Sau khi tìm, tổng hợp, xử lý tài liệu thì tiến hành xây
dựng Đề cương chi tiết.
Không nhất thiết phải viết theo đúng Đề cương ban đầu
mà nên có sự thay đổi cho phù hợp từng thời điểm.
Một Đề tài nghiên cứu khoa học ngoài phần Mở đầu và Kết luận,
thường gồm ba chương là lý luận, thực tiễn và giải pháp:
Chương 1 thường đề cập đến những vấn đề lý luận chung, như:
khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, những vấn đề
cơ bản của vấn đề nghiên cứu; Khái quát hoá các lý thuyết, học
thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Chương 2 thường dành để phân tích tình hình, thực trạng của
vấn đề nghiên cứu, nguyên nhân của những yếu kém, khuyết
điểm …
Chương 3 nêu lên quan điểm, phương hướng, mục tiêu hay dự
báo tình hình phát triển và đề xuất các giải pháp, phương pháp
giải quyết vấn đề. Trong mỗi chương không nên có quá nhiều
mục lớn mà nên bố cục khoảng 3 mục.
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
16
Trình bày như trên sẽ giúp người đọc nắm bắt vấn đề một cách
có hệ thống, tuy nhiên cấu trúc một đề tài không nhất thiết phải theo
cấu trúc ba chương, cũng không nhất thiết phải theo thứ tự các chương
là Lý luận – thực tiễn – giải pháp mà có thể đổi thành Thực tiễn – lý
luận – giải pháp… xây dựng cấu trúc một đề cương theo hướng mới đó
là nêu thực trạng trước, lý luận sau. Ví dụ, sau khi làm rõ các vấn đề
(thực trạng, chương 1), tại chương 2 mới bắt đầu phân tích các qui
định của pháp luật; quá trình phân tích không thể chỉ trình bày những
quy định của luật, mà phải giải thích nguồn gốc, nguyên nhân của các
điều luật, ưu điểm và khuyết điểm của các điều luật đó. Sau đó, tìm
nguyên nhân tại sao các qui định hiện hành không giải quyết được vấn
đề đang tranh cãi. Chương 3 đề ra giải pháp để khắc phục, phải giải
thích tại sao chọn giải pháp này mà không phải giải pháp khác, phân
tích điểm mạnh, điểm yếu của giải pháp này. Cách trình bày này khiến
người đọc đi ngay vào vấn đề và lôi cuốn ngay từ đầu. Việc lựa chọn
cấu trúc đề tài phụ thuộc vào cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của
người viết; điều quan trọng là phải giải quyết được vấn đề đặt ra.
Cùng với đề cương, sinh viên phải xây dựng kế hoạch nghiên
cứu, chỉ rõ nội dung công việc và thời gian hoàn thành.
5. Tìm kiếm, thu thập và xử lí tài liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần
thiết cho bất kì hoạt động nghiên cứu khoa học nào, không chỉ với các
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên mà ngay cả với các nhà
nghiên cứu khoa học lỗi lạc. Việc đọc và nghiên cứu tài liệu có trước
giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu
đã thực hiện trước đây, giúp cho người viết xác định rõ hơn phạm vi và
hướng nghiên cứu đề tài của mình để tránh việc trùng lặp với các đề tài
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
17
trước đây hoặc tìm ra hướng đi mới cho đề tài của mình. Việc nghiên
cứu tài liệu cũng giúp cho người viết có được phương pháp luận và có
thể xây dựng luận cứ chặt chẽ hơn để chứng minh giả thuyết khoa học
của mình.
Việc tìm kiếm, thu thập và xử lí tài liệu nên có sự định hướng
của các thầy cô hướng dẫn. Điều này sẽ giúp bạn có thể tìm đúng
nguồn tài liệu trong “rừng” tài liệu và thông tin, và có sự chọn lọc tài
liệu phù hợp trong điều kiện “bội thực” về các thông tin và tài liệu trong
lĩnh vực pháp luật nhưng lại vắng bóng các nghiên cứu, chuyên khảo
thực sự có chất lượng trong những lĩnh vực hẹp.
a. Tìm kiếm và thu thập tài liệu
Với sự trợ giúp của nhiều công cụ phương tiện hiện đại ngày nay
như máy photo, máy scan, đặc biệt là internet, việc thu thập và tìm
kiếm tài liệu đã trở nên rất dễ dàng. Các bạn có thể tìm kiếm tài liệu ở
nhiều nguồn khác nhau.
Sau đây là một số nguồn tài liệu các bạn có thể khai thác:
Các văn bản luật, từ điển, sách chuyên khảo, các đề
tài khoa học, luận văn, luận án khoa học, giáo trình: đây là nguồn
tài liệu quan trọng cần được tìm kiếm đầu tiên vì nó cung cấp cho
người viết hệ thống khái niệm, hệ thống luận cứ khoa học quan trọng.
Các tạp chí chuyên ngành, tập san, tài liệu hội thảo
khoa học, báo cáo chuyên đề khoa học: đây là nguồn tài liệu cung
cấp cho bạn những luận điểm khoa học đa dạng, đa chiều, cũng là nơi
có thể cung cấp cho bạn các số liệu cần thiết. Một số tạp chí chuyên
ngành luật bổ ích: Tạp chí Luật học (Trường Đại học Luật Hà Nội), Tạp
chí Khoa học Pháp lý (Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh),
Tạp chí Nhà nước và pháp luật (Viện Nhà nước và pháp luật), Tạp chí
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
18
Dân chủ và pháp luật (Bộ Tư pháp), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (văn
phòng Quốc hội), Tạp chí Tòa án nhân dân (Tòa án nhân dân tối
cao),,Tạp chí Kiểm sát (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Tạp chí Nghề
Luật (Học viện Tư pháp)…
Với các nguồn tài liệu trên các bạn có thể tự mua về dùng hoặc
tìm ở các thư viện: thư viện trường Đại học Luật Hà Nội, thư viện Quốc
gia, Nhà pháp luật Việt Pháp … (nếu để nghiên cứu luật học thì có thể
nói các tài liệu tại thư viện trường Đại học Luật Hà Nội là phong phú và
đa dạng hơn cả). Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách tìm kiếm tài
liệu trước trên internet rồi mới đến thư viện, hiện nay hầu hết các thư
viện đều cung cấp công cụ tra cứu tài liệu trên internet: Thư viện Đại
học Luật Hà Nội: , Thư viện quốc gia:
www.nlv.gov.vn, Nhà pháp luật Việt Pháp:
Khi đến thư viện các bạn có thể photo hoặc scan tài liệu về nhà đọc,
các bạn cũng có thể mang theo máy ảnh kĩ thuật số để chụp lại bài cần
đọc nếu thư viện không có qui định cấm việc này.
Các website và diễn đàn khoa học:
Một số website tìm kiếm văn bản luật thông dụng:
www.vietlaw.gov.vn (hệ thống văn bản pháp luật của Quốc hội)
www.thuvienphapluat.com (văn bản pháp luật của lawsoft)
(Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật của
Bộ Tư pháp)
www.luatvietnam.vn (cơ sở dữ liệu luật Việt Nam)
Các website đăng tải các bài báo khoa học:
(website của trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh, có thể tìm thấy các bài báo khoa học trên tạp chí
Khoa học Pháp lý ở đây)
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
19
www.nclp.org.vn (website của tạp chí nghiên cứu lập pháp văn
phòng Quốc hội, có thể tìm các bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập
pháp ở đây)
www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com (trang thông tin
pháp luật dân sự của thầy Nguyễn Hồng Hải – trường Đại học Luật Hà
Nội, là một trang thông tin với đa dạng và chất lượng, ngoài ra bạn
cũng có thể tìm được các website liên kết từ các nguồn này)
www.luattaichinh.wordpress.com (trang thông tin pháp luật tài
chính của thầy Trần Vũ Hải trường Đại học Luật Hà Nội)
www.phamduynghia.blogspot.com (website của thầy Phạm Duy
Nghĩa – Khoa Luật trường Đại học Quốc gia)
www.westlaw.com (các bài báo khoa học, bạn có thể dùng ID và
password truy cập vào trang này tại máy tính trên thư viện trường Đại
học Luật Hà Nội)
Các diễn đàn thảo luận các vấn đề học thuật:
www.vibonline.com.vn (website của phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam VCCI, các bạn có thể thảo luận, bình luận, cho ý kiến
về các dự thảo mới)
www.sinhvienluat.vn (website của Hiệp hội sinh viên luật Việt
Nam)
www.luathoc.vn (diễn đàn luật học Việt Nam)
Các nguồn khác: một số thông tin trên báo chí, đài
phát thanh, đài truyền hình, các số liệu thống kê ở một số cơ quan,
phòng ban làm nhiệm vụ thống kế có thể sử dụng để làm luận chứng
quan trọng cho các luận cứ khoa học.
Các bạn nên sử dụng công cụ ngoại ngữ để làm phong phú
nguồn tài liệu.
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
20
b. Xử lí tài liệu
Xử lí tài liệu là một khâu vô cùng quan trọng, nếu những thông
tin bạn tìm được rất đa dạng nhưng bạn không phân loại, đánh giá,
phân tích nó mà chỉ chuyển tải vào công trình của mình dưới dạng
“thô” (theo kiểu liệt kê) thì điều này sẽ không mang lại thành công cho
đề tài của bạn. Những con số và sự kiện đưa vào công trình nghiên cứu
khoa học pháp lý phải phục vụ cho việc chứng minh, lý giải và dẫn đến
một kết luận nào đó dưới phương diện pháp lý. Cùng một con số hoặc
sự kiện nào đó song với mỗi người nó lại được phân tích theo các
phương diện khác nhau để thực hiện những mục đích khác nhau và
mang lại những hiệu quả khác nhau. Với mỗi loại tài liệu và mỗi mục
đích nghiên cứu khác nhau, các bạn có thể sử dụng những kĩ thuật xử lí
tài liệu khác nhau.
6. Một số lưu ý khi viết đề tài
a. Về cách viết
Có rất nhiều cách viết đề tài nghiên cứu khoa học, vì thế người
làm nghiên cứu khoa học không nên ép buộc vào một cách viết “tốt
nhất” (thí dụ: cơ sở lý luận – thực trạng – giải pháp). Ở đây chỉ xin đề
cập đến hai yêu cầu: (i) tập trung; và (ii) thuyết phục.
Cách viết tập trung yêu cầu người viết nghiên cứu khoa học phải
nêu câu hỏi chính và đề xuất được hướng giải quyết ngay trong phần
mở đầu, sau đó mới phân tích tại sao hướng giải quyết như vậy là cần
thiết. Cần tránh trường hợp đọc đến trang 20 mà vẫn chưa hiểu người
viết muốn gì. Sau khi làm người đọc tập trung vào vấn đề, từng chương
cần nêu các vấn đề nhỏ. Các vấn đề nhỏ nhằm mục đích giải quyết vấn
đề chính, và nên có liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Giải quyết dứt
điểm từng vấn đề, tránh tình trạng nhắc đi nhắc lại một vấn đề đã nói
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
21
từ trước. Đưa ra giải pháp cho những trường hợp đơn giản trước, sau
đó phát triển để đưa ra giải pháp cho trường hợp phức tạp.
Cách viết thuyết phục yêu cầu người viết phải (i) giới hạn điểm
tranh luận, và (ii) sử dụng phép biện chứng. Để giới hạn điểm tranh
luận, nên tìm nguyên nhân sâu xa của vấn đề và đề ra giải pháp, chứ
không thể chỉ dừng ở nguyên nhân trực tiếp. Để sử dụng phép biện
chứng, cần đặt nghi vấn cho giải pháp mình đưa ra, tự mình phản biện
mình, sau đó tự mình bảo vệ giải pháp của mình chống lại những ý kiến
phản biện. Vì bảo vệ một giải pháp không hề đơn giản, nên không nên
nêu quá nhiều các giải pháp cho một đề tài nghiên cứu khoa học làm
cho đề tài bị tản mạn mà nên lựa chọn tập trung vào những giải pháp
chính, cơ bản, có ý nghĩa quan trọng và khả năng áp dụng được trên
thực tiễn.
b. Về ngôn ngữ viết trong đề tài:
Đề tài khoa học phải được viết theo ngôn ngữ khoa học về ngữ
pháp, thuật ngữ, cách hành văn, tính logic, khoa học.
Câu văn nên đơn giản, ngắn gọn, trôi chảy, sao cho người đọc tự
cảm thấy câu sau là hệ quả hiển nhiên của câu trước; Tránh sử
dụng cách diễn đạt theo kiểu “văn nói” khi viết một đề tài khoa
học;
Hạn chế sử dụng những ngôn từ quá trang trọng hay nặng về
tình cảm (ví dụ: quán triệt, nâng cao hiểu biết, đẩy mạnh công
tác…). Tránh dùng những từ không rõ ràng (ví dụ: có lẽ, có khả
năng là, trừ trường hợp cần thiết…);
Các đề mục phải giới thiệu cụ thể nội dung chính của vấn đề sẽ
trình bày;
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
22
Các vấn đề phân tích phải mở đầu bằng câu gây hứng thú cho
người đọc;
Khi trích dẫn phải đầy đủ theo thứ tự: tên, năm xuất bản, tên
bài báo, số phát hành, số trang. Việc chú thích tuỳ tiện dễ làm
người đọc có cảm giác người viết nghiên cứu khoa học không
nghiêm túc với đề tài. Sau đây là một số cách trích dẫn với các
nguồn tài liệu:
(1) Đối với nguồn là giáo trình, sách tham khảo cách chú
thích như sau: Tên tác giả/đơn vị giữ bản quyền (năm xuất bản), Tên
của giáo trình/sách, Nxb, số trang.
Ví dụ: Trường đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Ngân sách
nhà nước, Nxb Công an nhân dân, tr.82
(2) Đối với nguồn là bài tạp chí cách chú thích như sau: Tên
tác giả (năm phát hành tạp chí), “tên bài tạp chí”, Tên Tạp chí, (số Tạp
chí), trang.
Ví dụ: TS. Phạm Công Trứ (1997), “Cơ chế ba bên trong nền kinh tế thị
trường”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tr.18
(3) Đối với nguồn là VBPL: Điều khoản, Tên văn bản, tên
nước (nếu VBPL NN), năm ban hành
Ví dụ 1: Khoản 1 Điều 425 Bộ Luật Dân sự năm 2005;
Ví dụ 2: Khoản 5 Điều 2 Luật Quảng cáo Trung Quốc năm 1995
(3) Đối với nguồn là website: Tên tác giả (nếu có), tên bài
viết, link của bài viết, ngày tháng năm
Ví dụ: Sẽ tập trung xử lý các vi phạm cạnh tranh không lành mạnh,
nguồn:
/>nelID=11 (ngày 28/06/2005)
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
23
(4) Đối với chú thích dạng giải thích thêm thì chỉ nêu ngắn gọn.
c. Về thứ tự viết
Khi tiến hành viết đề tài nguyên cứu khoa học: không nhất thiết
phải viết theo đúng thứ tự, phần khó có thể viết sau.
Nên viết phần Mở đầu sau cùng. Nên cố gắng viết phần mở đầu
thật lôi cuốn.
d. Về cách trình bày:
Sử dụng chú thích một cách thống nhất và chi tiết. Không nên
kết thúc đoạn văn hay mục bằng một câu trích dẫn;
Các trích dẫn phải chính xác và phải liên quan đến mục tiêu đề
tài;
Không viết sai chính tả;
Hình thức câu văn là một phần của nội dung;
Bố cục hợp lý (mở đầu có độ dài 5% chiều dài bài viết, kết luận
bằng 5-10% chiều dài của bài viết, độ dài của phân tích mỗi luận
điểm (argument) gần bằng nhau (25-30% chiều dài của bài viết
cho mỗi luận điểm). Sau khi viết, nhờ người khác đọc lại xem
phần nào dài quá, nên bớt đi;
e. Về cách xếp danh mục tài liệu tham khảo
2
Tài liệu tham khảo phải xếp riêng theo từng ngôn ngữ, theo thứ
tự Việt, Anh, Pháp, Nga (đánh số liên tục) … Các tài liệu bằng
tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn;
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt phải xếp theo thứ tự ABC của
tên tác giả, bằng tiếng nước ngoài xếp theo ABC của họ tác giả.
2
Cách ghi tài liệu tham khảo được thực hiện theo hướng dẫn về cách trích tài
liệu ở trang 22 của cuốn Cẩm nang này.
GỢI Ý QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
24
Nếu tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo chữ cái đầu tiên
của cơ quan ban hành hay phát hành ấn phẩm đó.
Lưu ý: Sau khi viết xong nên gửi đề tài cho người hướng dẫn và
những người khác đọc và góp ý cho đề tài, điều này sẽ giúp cho đề tài
của bạn được hoàn thiện hơn.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Bài viết được tổng hợp từ các tài liệu sau:
1. TS. Bùi Đăng Hiếu, Kỹ năng nghiên cứu khoa học dành cho
sinh viên ĐH Luật Hà Nội. Nội san Luật Gia Trẻ số 02/2008.
2. TS. Lê Nết, Hướng dẫn phương pháp nghiên cứu cho sinh
viên, website đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trương Hồng Quang, Phương pháp nghiên cứu khoa học
cho sinh viên luật, slide trình bày trong chuyên đề Phương
pháp nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên luật, CLB Luật
Gia Trẻ ngày 29/3/2009.
4. Trương Hồng Quang, Sinh viên Luật với cuộc thi Sinh viên
NCKH – Thực trạng và giải pháp, Nội san Luật Gia Trẻ số
03/2009.
5. TS. Nguyễn Thị Thuận, Sinh viên ĐH Luật Hà Nội với cuộc
thi Sinh viên NCKH, Nội san Luật Gia Trẻ số 01/2008.
6. TS. Nguyễn Văn Vân, Một số vấn đề về hoạt động Nghiên
cứu khoa học sinh viên trường ĐH Luật Tp. HCM, Tạp chí
Khoa học pháp lý số 01/2003.
7. PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ - ThS. Nguyễn Huy Tài, Giáo
trình phương pháp nghiên cứu khoa học, website Thư viện
giáo trình điện tử (Bộ Giáo dục và đào tạo)
= = = = = =
HỎI ĐÁP
Cẩm nang sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2009
25
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2009
Sinh viên năm thứ mấy thì được tham gia cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học?
Trả lời:
Đối tượng tham gia cuộc thi là tất cả các sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội nên dù bạn là sinh viên năm thứ nhất hay năm thứ tư,
bạn vẫn có thể tham gia cuộc thi khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Không bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trước Khoa trở lên;
Có nguyện vọng tham gia dự thi;
Có giáo viên hướng dẫn.
Sinh viên có thể được thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học thuộc môn chuyên ngành chưa được học không?
Trả lời:
Vì không có qui định nào hạn chế điều này nên các bạn có thể
thực hiện đề tài thuộc môn chuyên ngành chưa được học. Việc sinh viên
thực hiện đề tài thuộc môn chuyên ngành chưa được học đã từng tồn
tại ở các năm trước.
Sinh viên Luật có thể chọn nghiên cứu đề tài không
thuộc ngành xã hội không? (Ví dụ: đề tài thuộc lĩnh vực tin học).
Sinh viên có được chọn nghiên cứu đề tài không thuộc các chuyên
ngành luật không (ví dụ Tâm lí học, Triết học)?
Trả lời:
Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội không thể chọn những đề
tài không thuộc ngành xã hội học. Sinh viên có thể chọn nghiên cứu đề