Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tính toán và xây dựng biểu giá điện sản xuất từ nguồn sinh khối vỏ trấu phù hợp với điều kiện Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 101 trang )

iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Nội dung nghiên cứu 3
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỎ TRẤU 4
1.1.1. Nguồn gốc của vỏ trấu và các ứng dụng 4
1.1.2. Hiện trạng sử dụng vỏ trấu tại Việt Nam 7
1.1.3. Tiềm năng khai thác trấu cho sản xuất điện 9
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐIỆN TRẤU TRÊN THẾ GIỚI
VÀ MỘT SỐ DỰ ÁN ĐIỆN TRẤU Ở VIỆT NAM 13
1.2.1. Công nghệ sản xuất điện trấu trên thế giới 13
1.2.2. Một số dự án điện trấu ở Việt Nam 19
1.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG BIỂU GIÁ ĐIỆN SINH KHỐI TRÊN THẾ
GIỚI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BIỂU GIÁ ĐIỆN TRẤU Ở VIỆT NAM 24
1.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới 24
1.3.2. Khả năng áp dụng cơ chế giá ở Việt Nam 30
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 32
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.2.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu 33
2.2.2. Phương pháp luận tính toán 33
v



2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 36
2.3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 36
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Lựa chọn công nghệ sản xuất điện trấu 37
3.2. Cơ sở xây dựng biểu giá 40
3.2.1. Các dữ liệu đầu vào 40
3.2.2. Các thông số kỹ thuật và kinh tế tài chính 44
3.3. Xác định giá điện trấu quy dẫn 48
3.3.1. Phân tích chỉ tiêu kinh tế của nhà máy điện trấu 53
3.3.2. Phân tích chỉ tiêu tài chính của nhà máy điện trấu 54
3.4. Đề xuất cơ chế hỗ trợ giá điện trấu 56
3.4.1. Mức hỗ trợ giá 56
3.4.2. Chính sách ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, đất đai 58
3.5. Phân tích các rào cản/khó khăn trong việc xây dựng biểu giá điện trấu ở Việt
Nam và giải pháp khắc phục 58
3.5.1. Rào cản về trình độ công nghệ và hạ tầng kỹ thuật 58
3.5.2. Rào cản về nguồn tài chính và giá bán điện 59
3.5.3. Rào cản về cơ chế - chính sách 60
3.6. Giải pháp khắc phục 60
3.6.1. Giải pháp về công nghệ 60
3.6.2. Giải pháp về nguồn tài chính và giá bán điện 61
3.6.3. Giải pháp đối với rào cản về cơ chế hỗ trợ - chính sách 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC



vi


DANH MỤC BẢNG



Bảng 1.1. Sản lượng lúa của nước ta từ năm 2000 đến 2012 5
Bảng 1.2. Thành phần hữu cơ của vỏ trấu 5
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của vỏ trấu 6
Bảng 1.4. Hình thức tiêu thụ trấu sau khi xay xát tại các cơ sở/nhà máy 8
Bảng 1.5. Tổng hợp cơ sở xay xát vùng Đồng bằng sông Cửu Long 10
Bảng 1.6. Đặc tính nguyên liệu của vỏ trấu 11
Bảng 1.7. Thông tin các dự án nhà máy điện trấu ở Việt Nam 21
Bảng 1.8. Thông số thiết bị, hệ số công suất của một số dự án điện trấu 22
Bảng 1.9. Thông tin vận hành và tính kinh tế của một số dự án điện trấu 23
Bảng 1.10. Biểu giá điện sinh khối ở một số nước trên thế giới 26
Bảng 1.11. Giá điện cơ sở tại Thái Lan 27
Bảng 1.12. Giá theo thành phần tại Thái Lan 28
Bảng 3.1. Bảng so sánh các công nghệ đốt sinh khối 38
Bảng 3.2. Tổng hợp các thông số đầu vào theo phương án lựa chọn để 41
phân tích kinh tế - tài chính 41
Bảng 3.3. Chi phí công nghệ cho nhà máy điện sinh khối trên thế giới [17] 48
Bảng 3.4. Tổng hợp ưu đãi về thuế 48
Bảng 3.5. Bảng thông số tính toán giá điện trấu quy dẫn 49
Bảng 3.6. Các thông số và kết quả tính toán cho điện than nhập khẩu [5] 55
Bảng 3.7. Kết quả phân tích kinh tế 53
Bảng 3.8. Kết quả phân tích tài chính 55
điện trấu đề xuất
Bảng 3.9. Kết quả tổng hợp xác định giá và mức hỗ trợ giá của dự án điện trấu đề
xuất . 60



vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Lò gạch sử dụng trấu 8
Hình 1.2. Vỏ trấu đổ bỏ xuống sông, rạch bừa bãi 9
Hình 1.3. Sơ đồ khối các công nghệ sản xuất điện sinh khối /trấu 14
Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ lò hơi đốt trấu dạng phun 18

















viii








DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Giải thích nghĩa
NM
Nhà máy

Nhiệt điện
STH
Suất tiêu hao
NLTT
Năng lượng tái tạo
NLSK
Năng lượng sinh khối
Tp
Thành phố
KCN
Khu công nghiệp
UBND
Ủy ban nhân dân
CDM
Cơ chế phát triển sạch
FIT
Feed in tariff
(Biểu giá điện ưu đãi sản xuất từ năng lượng tái tạo)
SK

Sinh khối
EU
Các nước thành viên Châu Âu
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CERs
Chứng nhận giảm phát thải
O&M
Operation and Maintenance (Vận hành và bảo dưỡng)
QĐ -
BXD
Quyết định – Bộ Xây Dựng
EVN
Tập đoàn điện lực Việt Nam
ix

KTTV
Khí tượng thủy văn
NPV
Giá trị hiện tại thuần
IRR
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
WACC
Hệ số chiết khấu bình quân gia quyền
BTC
Bộ Tài Chính
KH & CN
Khoa học và công nghệ
SPP
Nhà máy sản xuất điện nhỏ 10MW≤SPP≤90MW

VSPP
Nhà máy sản xuất điện nhỏ 0≤VSPP≤10MW
BĐKH
Biến đổi khí hậu
TOE
Tấn dầu quy đổi
CO
2

Cacbondioxit
SO
2

Lưu huỳnh dioxit
SiO
2

Silic oxit
1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của
mỗi quốc gia. Gia tăng dân số và tốc độ phát triển không ngừng của nền kinh tế đòi
hỏi nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn. Dự báo nhu cầu năng lượng của các
ngành đến năm 2025 đã đưa đến kết luận nguồn cung cấp năng lượng hóa thạch
ngày càng cạn kiệt, Việt Nam sẽ thiếu hụt năng lượng nội địa và trở thành nước
nhập khẩu tinh về năng lượng sau năm 2015 và hậu quả của nó là sự gia tăng nhập
khẩu từ bên ngoài, phụ thuộc vào sự thay đổi và bất thường của giá nhiên liệu nhập
khẩu làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Thêm vào đó, việc

gia tăng mức độ sử dụng năng lượng truyền thống luôn kèm theo nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, đe dọa an ninh khí hậu và
ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng.
Trước thực tế đó, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải có chiến
lược nhằm đảm bảo an ninh năng lượng giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch
đồng thời mở ra hướng nghiên cứu khai thác, ứng dụng các nguồn năng lượng mới
và tái tạo ít gây ô nhiễm môi trường.
Là một quốc gia với ngành nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, chiếm 20% tỉ
trọng trong toàn bộ nền kinh tế với (80% dân số làm nông nghiệp). Hiện nay chúng
ta đang là quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo thuộc nhóm dẫn đầu trên thế giới với
năng suất lúa bình quân tính trên cả nước khoảng 43,6 triệu tấn thóc/năm (2012).
Quá trình canh tác, sản xuất và chế biến tạo ra một lượng lớn phụ phẩm nông
nghiệp như rơm rạ, trấu. Trong đó, trấu là phụ phẩm đáng quan tâm. Hiện nay trấu
chỉ được sử dụng khoảng 20%-25% làm chất đốt trong sinh hoạt, lò gạch, phân bón,
một phần rất nhỏ cho công nghiệp hóa chất để sản xuất than hoạt tính, 75%-80%
trấu còn lại tại các nhà máy xay xát chưa được sử dụng và thường đốt hoặc thải trực
tiếp xuống sông điều này không những gây lãng phí năng lượng mà còn gây tác
2

động xấu tới môi trường đất, nước, không khí bởi chi phí vận chuyển cao, mất nhiều
diện tích để chứa.
Để giải quyết thực trạng trên, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tiềm
năng khá tốt để xây dựng các nhà máy điện trấu để sử dụng nguồn vỏ trấu loại bỏ
trong quá trình xay xát gạo của các nhà máy góp phần bổ sung nguồn điện thiếu hụt
ở khu vực này vào mùa thu hoạch đồng thời thực hiện theo chủ trương của quy
hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 đề ra ưu
tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm 5,6% tổng công suất nguồn
điện và đáp ứng 4,5% tổng nhu cầu điện vào năm 2020. Đến năm 2030, tỷ trọng này
sẽ tăng lên 9,4% tổng công suất nguồn điện và đáp ứng 6% tổng nhu cầu về điện.
Trong thực tiễn nước bạn láng giềng Thái Lan đi đầu trong việc sử dụng trấu

để sản xuất điện năng từ vài chục năm nay (At Biopower Rice Husk Power Project
in Pichit, Thailand). Nhưng ở Việt nam đây là một vấn đề mới, chưa có nhiều công
trình nghiên cứu. Vấn đề đặt ra hiện nay là giá điện sản xuất từ năng lượng tái tạo
cao hơn so với năng lượng truyền thống, do vậy chưa thu hút được các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
Xuất phát từ thực tế đó, để đóng góp một phần vào việc đánh giá và xây
dựng biểu giá điện trấu với điều kiện thực tế ở Việt Nam, từ đó đề xuất, kiến nghị
một số giải pháp nhằm tận dụng nguồn trấu phế thải để sản xuất điện năng và bảo
vệ môi trường. Chúng tôi đã đề xuất và thực hiện Đề tài luận văn:
“Tính toán và xây dựng biểu giá điện sản xuất từ nguồn sinh khối vỏ trấu phù
hợp với điều kiện Việt Nam”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Bước đầu áp dụng phương pháp tính giá điện được sản xuất từ vỏ trấu ở một số
tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập trung các nhà máy/cơ sở xay xát gạo.
- Đề xuất biểu giá điện trấu phù hợp mà hệ thống điện có thể mua trên cơ sở có
sự hỗ trợ giá và khuyến khích của nhà nước.
3

- Góp phần giải quyết vấn đề trấu dư thừa từ các cơ sở xay xát, tạo môi trường
xanh – sạch cho cộng đồng dân cư trong khu vực nghiên cứu.
- Tạo nguồn thu cho nhà máy và đóng góp quỹ môi trường cho địa phương bằng
cách giảm lượng phát thải CO
2
đồng thời hình thành một dạng vật liệu xây dựng
mới phục vụ cho ngành công nghiệp xi măng và các ngành vật liệu xây dựng khác
từ tận dụng tro của nhà máy.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung chính của nghiên cứu này là:
- Lựa chọn công nghệ phát điện và thông số đầu vào để tính toán giá điện
trấu phù hợp với điều kiện và cơ chế hỗ trợ NLTT ở Việt Nam,

- Tính toán giá điện trấu quy dẫn theo phương án lựa chọn
- Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế - tài chính đảm bảo nhà máy vận hành
hiệu quả.
- Đề xuất biểu giá điện trấu phù hợp mà hệ thống điện có thể mua trên cơ sở
khuyến khích, hỗ trợ tài chính của nhà nước.











4

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỎ TRẤU
1.1.1. Nguồn gốc của vỏ trấu và các ứng dụng
Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa được tách ra trong quá trình xay xát
(chiếm khoảng 20% khối lượng hạt lúa). Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ
hai trên thế giới và có lịch sử trồng lúa lâu đời. Bảng 1.1 cho thấy, sản lượng lúa
của nước ta từ năm 2000 đến 2012 đã tăng đáng kể, đạt khoảng 43,6 triệu tấn
lúa/năm 2012. Theo Báo cáo của Tổng Cục Thống Kê năm 2012 cho thấy, Vùng
sản xuất lúa gạo lớn và tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
chiếm 50% tổng sản lượng gạo, khu vực đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc sản xuất
khoảng 20%, còn lại các tỉnh duyên hải miền Trung chiếm khoảng 18,8% về sản
lượng lúa. Có 3 vụ mùa chính ở đồng bằng sông Cửu Long, trong khi đó đồng bằng

sông Hồng chỉ có thể trồng hai vụ lúa mỗi năm. Do vậy, mỗi năm có khoảng 6,5-8,7
triệu tấn trấu thải ra từ các nhà máy/cơ sở xay xát được bà con nông dân sử dụng
chủ yếu để đun nấu, làm nhiên liệu cho các lò gạch/gốm hoặc làm phân bón cho
cánh đồng, thức ăn gia súc, sản xuất phân bón. Gần đây, một số dự án sử dụng trấu
để sản xuất năng lượng.










5

Bảng 1.1. Sản lƣợng lúa của nƣớc ta từ năm 2000 đến 2012 [19]
Năm
Sản lƣợng lúa
(Nghìn tấn/năm)

Lƣợng trấu tính theo lý thuyết
(Nghìn tấn/năm)
2000
32529,5
6506
2001
32108,4
6422

2002
34447,2
6889
2003
34568,8
6914
2004
36148,9
7230
2005
35832,9
7167
2006
35849,5
7170
2007
35942,7
7189
2008
38729,8
7746
2009
38950,2
7790
2010
40005,6
8001
2011
42398,5
8480

2012
43661,8
8732
2.


Thành phần hóa học của vỏ trấu thay đổi theo loại thóc, mùa vụ canh tác,
thổ nhưỡng của từng vùng miền. Nhưng hầu hết trong vỏ trấu chứa khoảng 75%
chất hữu cơ dễ bay hơi và dễ cháy trong quá trình đốt còn lại khoảng 25% chuyển
thành tro. Các chất hữu cơ của trấu là các mạch polycarbohydrat dài nên hầu hết các
loài không thể sử dụng trực tiếp được, nhưng các thành phần này lại rất dễ cháy nên
có thể dùng làm chất đốt. Sau khi đốt, tro trấu có chứa hơn 80% oxit silic, đây là
thành phần được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Bảng 1.2. Thành phần hữu cơ của vỏ trấu [17]

Thành phần hữu cơ

Tỷ lệ theo khối lƣợng
(%)
α-Cenllulose
35 - 40
Liginin
25 - 30
Hemi-Cenllulose
20 - 30
Nitơ và vô cơ
10
6

Bảng 1.3. Thành phần hóa học của vỏ trấu [15]


Thành phần hóa học

Tỷ lệ theo khối lƣợng
(%)
Carbon
41,44
Hydro
4,94
Oxy
37,32
Nitơ
0,57
Tro
15,73

Một số ứng dụng của vỏ trấu hiện nay là:
 Sử dụng vỏ trấu làm chất đốt: Từ lâu vỏ trấu là chất đốt quen thuộc với bà
con nông dân đặc biệt là bà con nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chất đốt
từ vỏ trấu sử dụng nhiều trong cả sinh hoạt (nấu ăn, nấu thức ăn gia súc) và sản xuất
(làm gạch, sấy lúa). Do thành phần là chất xơ cao phân tử khó cho vi sinh vật sử
dụng nên việc bảo quản, tồn trữ đơn giản, chi phí đầu tư thấp.
 Vỏ trấu làm nguyên liệu xây dựng sạch: Trong trấu có chứa hàm lượng
SiO
2
rất nhiều mà đây lại là thành phần chính trong xi măng. Con người muốn tận
dụng tro thu được sau khi đốt trấu làm nguyên liệu thay thế xi măng nhưng sở dĩ tro
trấu chưa thể làm thành phần chính trong xi măng vì hàm lượng carbon quá cao.
Một nghiên cứu gần đây nhất của Tập đoàn CHK bang Texas (Mỹ) cho biết, họ đã
hợp tác với một nhóm cứu tìm ra phương pháp gần như không còn Carbon trong

thành phần tro trấu. Phương pháp mới này là cho vỏ trấu vào lò đốt, đốt ở nhiệt độ
800
0
C, cuối cùng chỉ còn lại hạt SiO
2
có độ tinh khiết cao. Tại Hội nghị hóa chất
sạch và công trình được tổ chức tại phân hiệu trường Đại học Marlyland Park, nhóm
nghiên cứu của trường đã giới thiệu về kết quả nghiên cứu của họ. Cho dù trong quá
trình đốt cũng ra CO
2
nhưng nhìn chung vẫn là carbon trung hòa, bởi lượng carbon
sẽ bị triệt tiêu bởi sản phẩm lúa mới hàng năm sẽ hấp thụ chúng. Trên thực tế, việc
sử dụng bê tông và tiêu hao đặt ra vấn đề khó khăn khi gây ra biến đổi khí hậu. Mỗi
tấn xi măng dùng để sản xuất bê tông, thì phải xả ra không trung khoảng 1 tấn CO
2
.
Sở dĩ tro trấu chưa thể làm thành phần chính trong xi măng vì hàm lượng carbon
quá cao. Nếu có thể giải quyết vấn đề này thì tro trấu sẽ trở thành nguyên liệu tốt
7

của bê tông từ đó có thể giảm bớt đi lượng carbon thải ra từ ngành bê tông. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, trong bê tông nếu thêm tro trấu sẽ cứng chắc hơn và có khả
năng chống xâm thực cao hơn. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học
Bath và Dundee cùng các cộng sự ở Ấn Độ cũng đang phát triển loại xi măng thân
thiện với môi trường từ việc sử dụng vật liệu thải như tro trấu.
 Sử dụng vỏ trấu ép thành viên hoặc thanh củi trấu: Việc sử dụng trấu ép
thành viên hoặc thanh củi trấu nhỏ gọn thuận tiện cho việc tiêu thụ và vận chuyển.
Đây là dạng năng lượng tái sinh dùng cho các lò hơi công nghiệp vừa và nhỏ tại
Việt Nam nhằm thay cho than đá, dầu DO, hoặc lò gas có công suất lớn tại các khu
công nghiệp. Do được nén chặt bằng áp suất cao nên khả năng tỏa nhiệt của củi trấu

viên cao hơn nhiều so với củi trấu thô. Đây là điểm nổi bật giúp củi trấu viên cạnh
tranh trên thị trường. Cũng có một số nhà sản xuất củi trấu ép viên nhằm mục tiêu
vào thị trường Hàn Quốc, Philipin, EU hoặc thị trường địa phương.
 Sản xuất điện: Gần đây một số dự án sử dụng trấu để sản xuất điện. Sáu nhà
máy sản xuất điện10MW bằng phương pháp đốt trấu ở các tỉnh Tiền Giang, Cần
Thơ, An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp đã được xây dựng (TPO, 2010). Mỗi nhà
máy này tiêu thụ 85.000 tấn trấu mỗi năm.
1.1.2. Hiện trạng sử dụng vỏ trấu tại Việt Nam
Vỏ trấu có rất nhiều tại Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng
là 2 vùng trồng lúa lớn nhất cả nước. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm
trên 50% diện tích trồng lúa của cả nước, nơi tập trung nhiều nhà máy xay xát gạo.
Còn ở khu vực Đồng bằng sông Hồng thì chỉ có một số tỉnh sản xuất lúa gạo quy
mô lớn như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương. Nhưng chúng nằm rải rác, có ít các
cơ sở xay xát tập trung như ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo khảo sát
của Viện Nghiên cứu triển Đồng Bằng Sông Cửu Long tại 108 nhà máy xay xát lúa
tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng cho
thấy trấu tại các nhà máy xay xát tập trung vào các tháng cao điểm của mùa thu hoạch
(từ tháng 2 đến tháng 7), khối lượng trấu thải ra lớn trong khi đó đầu ra tiêu thụ sản
phẩm trấu thì chưa ổn định. Mới chỉ có khoảng 20% - 25% trấu được sử dụng làm
8

thức ăn cho gia súc, phân bón, chất đốt trong sinh hoạt (nấu ăn, nấu thức ăn cho gia
súc) và sản xuất (lò gạch, sấy lúa). Các khu vực có lượng lò gạch ngói lớn như Đồng
Tháp, Vĩnh Long thì giá trấu lại tăng cao bất thường từ 200 – 250 đồng/kg lên 600 –
700 đồng/kg. Giá trấu tăng cao đã khiến các cơ sở sản xuất gạch ngói không có lời,
thậm chí bị lỗ nên rất nhiều cơ sở đã tạm ngừng sản xuất, số còn lại chỉ hoạt động
cầm chừng.
Bảng 1.4. Hình thức tiêu thụ trấu sau khi xay xát tại các cơ sở/nhà máy [22]
STT
Hình thức tiêu thụ trấu

Đơn giá
(đồng/kg)
Tỷ lệ
(%)
1
Cho nhà máy sản xuất gạch
Cho không bán
30
2
Bán làm gỗ củi
200 - 300
20
3
Bán cho nhà máy sản xuất gạch cộng
thêm tiền vận chuyển
Cho không bán
20
4
Bán cho người có nhu cầu
240
10
5
Bán từ 700 – 800 ngàn đồng/ghe dùng
chở lúa loại trọng tải 30 ngàn tấn lúa
Gần như
cho không
10






Để giải quyết nhược điểm trên, trong những năm gần đây, công nghệ đóng
bánh sử dụng làm củi trấu (trấu ép lại thành thanh, bánh và viên) được sử dụng phổ
biến ở Việt Nam nhằm tăng giá trị nhiệt khi đốt đồng thời trong quá trình đốt lượng
khí SO
2
và CO
2
thoát ra giảm và do đó làm giảm ô nhiễm môi trường.
Hình 1.1. Lò gạch sử dụng trấu
9

Nhưng việc ép trấu thành củi và trấu viên cũng chỉ sử dụng được khoảng
100.000 tấn trấu/năm đồng thời chi phí ép cũng cao gấp 3-4 lần so với trấu thô. Còn
lại khoảng hơn 3 triệu tấn trấu chưa được tiêu thụ không có chỗ chứa phải đổ bỏ
xuống sông, rạch gây ách tắc dòng chảy đồng thời ô nhiễm nguồn nguồn nước và môi
trường. (Nguồn: Cơ hội kinh doanh năng lượng sinh khối ở Việt Nam, 2012). Ở một
số huyện vùng sâu thuộc Tp. Cần Thơ và tỉnh An Giang một màu vàng của vỏ trấu,
nước sông ở những đoạn này vốn đã ô nhiễm giờ quyện với mùi vỏ trấu phân hủy tạo
nên một mùi rất khó chịu, không thể dùng nước để sinh hoạt được đồng thời ảnh
hưởng đến giao thông qua lại của ghe tàu cũng như việc nuôi cá ở đây bị cản trở dòng
nước bị ô nhiễm quá nặng.





Hình 1.2. Vỏ trấu đổ bỏ xuống sông, rạch bừa bãi
Trước thực trạng đó, cần phải có chiến lược tiêu thụ trấu hiệu quả về mặt kinh

tế và môi trường. Một trong các giải pháp hiệu quả là sử dụng trấu cho sản xuất điện.
1.1.3. Tiềm năng khai thác trấu cho sản xuất điện
Theo số liệu báo cáo của của Sở Công Thương, năm 2013 tại khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long có tới 3.096 cơ sở xay xát, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Kiên
Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang…Trong đó An Giang là tỉnh có tổng công
suất xay xát lớn nhất, tiếp đến là Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An,v.v… (xem bảng
1.5). Với phần hiện trạng sử dụng trấu nêu ở mục 1.1.2 cho thấy, chỉ một phần rất nhỏ
10

sử dụng cho sinh hoạt, trong khi đó nhu cầu sử dụng trấu cho sản xuất gạch thủ công
giảm dần theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2012 về việc tăng cường
sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Do
vậy, hàng năm có khoảng hơn 3 triệu tấn trấu dư thừa không có chỗ tiêu thụ phải đổ
bỏ xuống sông, rạch gây ô nhiễm môi trường nước, cản trở hoạt động giao thông
đường thủy. Đây là tiềm năng lớn cho sản xuất điện trấu.
Bảng 1.5. Tổng hợp cơ sở xay xát vùng Đồng bằng sông Cửu Long [9]
STT
Tỉnh/TP
Loại
hình
doanh
nghiệp
Số
cơ sở
xay
xát
Tổng
công
suất
xay xát




Đơn vị tính
Quy mô công
suất (T/h)
Cao
nhất
Trung
bình
1
Long An

52
768
T/h
60
15
2

Tiền
Giang

Nhà
nước
4
40
T/h
10
10

Tư nhân
324
961
T/h
15
5
3
Bến Tre

9
NA
NA

4
Trà Vinh

21
103
T/h
12
4
5
Vĩnh
Long

136
NA
NA

6


Đồng
Tháp

DNTN
146
981
T/h
50
7
Hộ cá
thể
324
799

T/h
15
2,5
7
An Giang

281
6.360

nghìn
tấn/năm


8


Kiên
Giang

DNTN
47
1.400
nghìn
tấn/năm


Hộ cá
thể
806
355
nghìn
tấn/năm


9
Cần Thơ

111
NA
NA

10

Hậu
DNTN
29

262
nghìn
tấn/năm


11

STT
Tỉnh/TP
Loại
hình
doanh
nghiệp
Số
cơ sở
xay
xát
Tổng
công
suất
xay xát



Đơn vị tính
Quy mô công
suất (T/h)
Cao
nhất
Trung

bình
Giang

Hộ cá
thể
67
107

T/h
7
2
11
Sóc Trăng

681
1.420

nghìn
tấn/năm


12
Bạc Liêu

48
100
T/h
10
2,5
13

Cà Mau

10
NA
NA

Toàn vùng

3096





Ghi chú: NA: Không có số liệu
Bên cạnh đó, đặc tính quan trọng của trấu có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản
xuất năng lượng cũng như công nghệ sử dụng chúng. Với mục đích sản xuất điện
năng chúng ta cũng đi phân tích, so sánh giá trị về mặt năng lượng của trấu so với
một số nguồn sinh khối/phụ phẩm khác như rơm rạ, gỗ/vụn gỗ, bã mía.
Bảng 1.6. Đặc tính nguyên liệu của vỏ trấu [6]
Đặc tính nguyên liệu trấu

Vỏ trấu
Bã mía
Rơm rạ
Gỗ/vụn gỗ
Khối lượng riêng (kg/m
3
)
120

260
400
500
Nhiệt trị (kcal/kg)
3104
1850
2800
3500
Độ ẩm trung bình (%)
14
50
29
25
Hàm lượng tro (%)
16 – 18
2 – 5
10 – 15
1 – 3

Nhiệt trị
Nhiệt trị của sinh khối là lượng nhiệt phát ra khi đốt cháy hoàn toàn một
lượng nhiên liệu cho trước (ví dụ 1kg) cho đến khi sản phẩm cháy của nó nguội
xuống còn 15
0
C (288
0
K). Đối với vỏ trấu, nhiệt trị là 3104 kcal/kg. Điều này có nghĩa
là khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg vỏ trấu ta thu được một nhiệt lượng là 3104 kcal.
12


Nhìn vào bảng 1.6 chúng ta thấy, nếu đem so sánh nhiệt trị của vỏ trấu với bã
mía/rơm rạ thì nhiệt trị của vỏ trấu ở dạng trung bình.
Khối lƣợng riêng
Khối lượng riêng được tính bằng khối lượng trên một đơn vị thể tích, nó liên
quan đến chi phí vận tải và lưu kho. Từ số liệu ở bảng 1.6 chúng ta nhận thấy sinh
khối có khối lượng riêng thấp thường từ 120 - 500 kg/m
3
tồn tại ở nhiều dạng kích
cỡ khác nhau. Trong đó vỏ trấu có khối lượng riêng thấp nhất 120 kg/m
3
, khối
lượng riêng của vỏ trấu phụ thuộc vào cách xắp xếp chúng lỏng hay chặt bởi giữa
chúng luôn luôn có khoảng cách (được gọi là thể tích trống). Khối lượng riêng được
đo trong trường hợp này chính là khối lượng riêng làm việc. Rõ ràng, khối lượng
riêng làm việc sẽ phụ thuộc vào mức độ nén. Thể tích được tính trong trường hợp
này bao gồm thể tích phần rắn, thể tích phần rỗng trong sinh khối và thể tích trống
giữa các sinh khối. Khối lượng riêng của nhiên liệu sinh khối càng nhỏ thì thể tích
của chúng càng lớn nên yêu cầu về không gian chứa nó càng cao. Ngoài ra, chúng
còn gây nhiều rắc rối trong việc vận chuyển, phân loại và sử dụng. Đây cũng là trở
ngại đối với nguồn vỏ trấu với mục đích sản xuất năng lượng.
Độ ẩm
Ngoài nhiệt trị và khối lượng riêng thì độ ẩm có ảnh hưởng tới đặc tính của
sinh khối. Độ ẩm biểu thị khối lượng nước chứa trong nó. Khi độ ẩm tăng sẽ làm
giảm các thành phần khác có trong sinh khối, đặc biệt là các thành phần cháy. Hơn
nữa, trước khi nhiên liệu sinh khối trấu cháy phải tiêu tốn một lượng nhiệt nhằm
tăng nhiệt độ nước trong sinh khối tới nhiệt độ sôi và bay hơi hết. Do đó, đốt cháy
nhiên liệu ẩm rất khó khăn và trong một số trường hợp phải phơi hoặc sấy nhiên
liệu trước khi sử dụng nhằm loại bỏ một phần ẩm tới giá trị thích hợp. Độ ẩm càng
cao thì nhiệt trị của nhiên liệu càng giảm. Ở bảng 1.6 thì độ ẩm của trấu trung bình
khoảng 14% (độ ẩm thấp) so với các nguồn sinh khối khác

Hàm lƣợng tro
Vỏ trấu sau khi cháy các thành phần hữu cơ sẽ chuyển hóa thành tro chứa
13

các thành phần oxit kim loại. Silic oxit là chất có tỷ lệ phần trăm về khối lượng
cao nhất trong tro. Hàm lượng SiO
2
được sử dụng trong đời sống rất phổ biến,
có thể sử dụng làm phụ gia trong xây dựng hoặc xi măng. Tuy nhiên, tro trấu là
thành phần không có lợi trong quá trình biến đổi năng lượng nhiệt – hóa và sinh
– hóa của trấu vì lí do sau đây:
- Làm giảm nhiệt trị của nguyên liệu
- Trong trường hợp biến đổi nhiệt – hóa, các thanh ghi đốt và bề mặt nhận nhiệt
đặt bên trong buồng phản ứng có thể bị tro che phủ, dẫn đến tăng trở lực trên đường
cấp gió.
- Trong quá trình khí hóa cháy ở nhiệt độ cao, tro trấu có thể bị nóng chảy bịt
kín đường cấp gió, gây khó khăn cho việc vận hành hệ thống.
Mặt khác, nếu tính về góc độ kinh tế thì tro trấu cũng có tính thương mại cao
như làm phân bón, xây dựng (10 – 100 USD/tấn).
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐIỆN TRẤU TRÊN THẾ GIỚI
VÀ MỘT SỐ DỰ ÁN ĐIỆN TRẤU Ở VIỆT NAM
1.2.1. Công nghệ sản xuất điện trấu trên thế giới
Hiện nay, công nghệ sản xuất điện trấu phát triển mạnh mẽ ở một số nước
như Đức, Mỹ và các nước Châu Âu. Còn ở khu vực Châu Á cũng đã có vài nước
nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ này điển hình như Ấn Độ, Thái Lan,
Trung Quốc, v.v… Tuy nhiên, nó còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vì thế toàn bộ công
nghệ và thiết bị đều phải nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Về cơ bản, công nghệ
phát triển điện trấu dựa trên cơ sở của công nghệ phát điện sinh khối nói chung
được mô tả ở sơ đồ khối hình 1.3.
14
















Sinh khối
(Trấu)

Thu hoạch
Vận chuyển

Kho chứa

Hệ thống
cấp liệu
Khí hóa


Lớp
chặt

Trích dưới
Trích trên
Trích ngang
Tầng sôi
Đốt trực tiếp

Lớp chặt
Ghi cố định
Ghi di động

Tầng sôi
BFBC
CFBC

Làm
Sạch
khí
Tua bin
khí



Động
cơ đốt
trong


Tua bin
hơi
Điện





Nhiệt






Hình 1.3. Sơ đồ khối các công nghệ sản xuất điện sinh khối /trấu
15

Có 4 loại hình công nghệ sản xuất điện trấu gồm:
- Công nghệ tuabin hơi nước
- Công nghệ động cơ đốt trong
- Công nghệ tuabin khí
- Công nghệ động cơ khí tích hợp khí hóa
a. Công nghệ tuabin hơi nước: Một hệ thống phát điện trấu dựa trên tubin hơi nước
gồm 3 thành phần chính là: lò hơi đốt trấu, tuabin hơi và máy phát điện. Hệ thống
này vận hành theo chu trình Rankine hoặc dưới dạng chu trình cơ bản. Công nghệ
này phát triển từ đầu những năm 90, mặc dù ngày nay các công nghệ mới được phát
triển nhưng về cơ bản vẫn dựa trên chu trình này.
Công nghệ tuabin hơi nước thường được sử dụng cho các nhà máy điện trấu
hoặc đồng phát nhiệt-điện. Công suất của nó dao động từ 500kW đến hàng chục
MW. Ở chế độ chỉ phát điện (phát điện hoàn toàn) hiệu suất điện của hệ thống
tuabin hơi nước có thể đạt 30%. Còn ở chế độ đồng phát nhiệt điện hiệu suất của nó
sẽ thấp hơn (15%-20%). Hệ thống tuabin hơi nước có độ tin cậy cao, có thể đạt
95%, độ sẵn sàng cao (90%-95%) và tuổi thọ (25-35 năm).

Tua bin hơi: Tua bin hơi nước là một công nghệ đã hoàn chỉnh dùng cho các
nhà máy phát điện và các hệ thống đồng phát nhiệt – điện trấu (CHP). Có 3 kiểu
tuabin hơi nước: Tua bin đối áp, Tua bin ngưng hơi có cửa trích, Tua bin ngưng hơi
thuần túy. Mỗi loại tuabin hơi có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào mục đích
sản xuất chỉ phát điện hay đồng phát nhiệt điện.
- Hệ thống tua bin hơi đối áp: được xem là một hệ thống đồng phát nhiệt – điện hoàn
toàn với nghĩa rằng toàn bộ hơi nước giãn nở trong tuabin (để sản xuất điện) sẽ được sử
dụng để sản xuất nhiệt. Điện năng phát ra phụ thuộc nhiều vào nhu cầu tiêu thụ nhiệt.
Nhu cầu tiêu thụ nhiệt giảm kéo theo điện năng phát ra từ nhà máy CHP giảm.
- Hệ thống tuabin hơi có cửa trích: vận hành linh hoạt hơn về mặt đáp ứng sự
thay đổi của nhu cầu nhiệt. Nhiệt (dưới dạng hơi nước) được trích từ tuabin vì thế
điện năng sẽ thay đổi cùng với biến thiên của nhu cầu tiêu thụ nhiệt. Tuy nhiên, sự
16

thay đổi theo hướng ngược lại so với trường hợp tuabin đối áp. Nhu cầu nhiệt giảm
sẽ làm tăng điện năng phát ra.
- Hệ thống tua bin ngưng hơi thuần túy: hơi nước sau khi giãn nở trong tuabin
sẽ được ngưng tụ trong bình ngưng. Tại đây nhiệt thừa sẽ được lấy đi bằng nước
làm mát.
Tua bin đối áp và tua bin ngưng hơi có cửa trích sử dụng chủ yếu trong các
nhà máy đồng phát nhiệt – điện (ví dụ nhà máy đồng phát nhiệt – điện trong các nhà
máy đường. Với mục đích chỉ sản xuất điện trong nghiên cứu này nên việc lựa chọn
tua bin ngưng hơi thuần túy là tối ưu nhất. Đây là loại tua bin phổ biến và hiệu quả
nhất sử dụng trong hệ thống phát điện bằng nhiên liệu sinh khối mà điển hình là
trấu. Hiệu suất điện của hệ thống tua bin hơi này có thể đạt 30% với tuổi thọ cao
(25-35 năm).
Ngoài ra, công suất phát điện phụ thuộc vào điều kiện hơi nước. Tăng áp
suất và nhiệt độ của hơi nước vào tuabin thì công suất phát điện sẽ cao hơn. Điều
kiện hơi nước đưa vào tua bin có thể thay đổi trên phạm vi rộng, áp suất hơi nước
có thể thay đổi từ 20 bar đến hơn 100 bar.

 Lò hơi đốt trấu: Trấu là sinh khối rắn do vậy có 2 loại lò hơi thường được sử
dụng cho việc đốt trấu đó là: lò hơi kiểu ghi và lò hơi kiểu tầng sôi.
- Lò hơi kiểu ghi: có lịch sử lâu đời với nhiều loại ghi lò. Loại thông thường
nhất là ghi cố định (nghiêng), ghi di động (nằm ngang hoặc nghiêng) và ghi rung.
Tuy nhiên lò hơi kiểu ghi kém hiệu quả hơn so với kiểu tầng sôi về mặt chất lượng
nhiên liệu và ít thích hợp khi nhiên liệu thay đổi.
+ Lò hơi kiểu ghi cố định: có thể được làm mát bằng không khí hoặc bằng
nước làm việc nhờ trọng lực, góc nghiêng có thể thay đổi cùng ghi để thích hợp
trong quá trình cháy. Trấu được nạp vào bằng cơ giới hoặc từ những máng nghiêng
được đổ đầy liên tục theo yêu cầu về nhiệt của lò hơi. Tro trấu thông thường được
lấy ra ở đáy ghi nhờ một trục vít hoặc cào. Loại lò hơi này thường được sử dụng
cho nhà máy điện có công suất 0.5-2.0MW.
17

+ Lò ghi kiểu di động: thường được sử dụng cho các nhà máy có công suất
lớn hơn 1-2MW. Do tầng nhiên liệu bị xáo trộn, lò hơi kiểu di động linh hoạt hơn so
với lò hơi ghi cố định.
+ Lò hơi kiểu ghi rung: Công nghệ này thường được sử dụng cho nhà máy
điện có công suất lớn hơn 1MW.
- Lò hơi kiểu tầng sôi: lò hơi kiểu này thích hợp với nhiều loại nhiên liệu sinh
khối đặc biệt là trấu và bã mía. Cháy tầng sôi thường được thực hiện khi cỡ hạt của
nhiên liệu nhỏ hơn 6mm. Lớp đệm thường được sử dụng với các hạt trơ là cát.
Cấu tạo buồng đốt của lò tầng sôi tương tự như lò hơi truyền thống khác ví dụ
lò hơi dạng ghi nhưng đáy buồng đốt được bố trí nhiều lỗ cấp không khí và một vài
đường thải tro xỉ. Không khí cấp 1 được thổi vào buồng đốt qua các lỗ cấp khí và có
tác dụng hòa trộn nhiên liệu cùng các hạt trơ. Nhiên liên liệu được cấp vào ở phía
trên lớp ghi. Tùy thuộc vào độ tro của nhiên liệu mà lượng hạt trơ đưa vào đủ đảm
bảo lớp sôi ổn định. Quá trình cháy tầng sôi tạo nhiệt độ trong buồng đồng đều hơn
so với quá trình cháy khác.
- Lò tầng sôi không tuần hoàn (Bubbiling fluidiezed bed combustor): đây là

kiểu lò tầng sôi với tốc độ không khí tương đối thấp. Điều này tạo ra một lớp đệm ở
phía dưới buồng đốt (không có nhiên liệu và vật liệu trong đường khói).
- Lò tầng sôi tuần hoàn (Circulating fluidized bed combustor): đây là dạng lò tầng
sôi với tốc độ dòng khí cao hơn, vì thế tạo nên lớp sôi của nhiên liệu và chất đệm. Những
hạt có trọng lượng nhẹ hơn sẽ bị cuống theo dòng khói, những hạt này sẽ được thu hồi
bằng cyclone hoặc thiết bị phân ly và được cấp quay trở lại buồng đốt. Lò hơi kiểu này
có hiệu suất cao hơn lò hơi kiểu không tuần hoàn do vậy chi phí đầu tư cũng cao hơn.
Các thiết kế mới của lò tầng sôi tuần hoàn có thể là một lựa chọn cạnh tranh ngay cả cho
những nhà máy điện đốt sinh khối có công suất nhỏ (>5MW).
- Lò hơi đốt kiểu phun (Suspension fired):
Đây là lò hơi có các vòi đốt tương tự vòi đốt của các lò hơi sử dụng nhiên liệu dạng
lỏng như dầu. Với kết cấu như vậy nên lò hơi kiểu này không có ghi lò. Loại
18

lò này có một số ưu điểm như:
+ Giảm chi phí bảo dưỡng tốn kém của thiết bị
+ Cải thiện quá trình đốt do nhiên liệu được nghiền nhỏ và đồng đều
+ Dễ dàng khống chế lượng không khí thừa
+ Cải thiện hiệu suất cháy



b. Công nghệ động cơ đốt trong
Công nghệ này phù hợp nhất cho các nhà máy điện trấu hoặc đồng phát nhiệt
điện quy mô vừa và nhỏ (<5MW), sử dụng nhiên liệu khí hóa tổng hợp (syngas) tạo
ra từ quá trình khí hóa nhiên liệu. Các động cơ đốt trong công suất nhỏ có hiệu suất
điện trung bình khoảng 25%. Các động cơ đốt trong quy mô vừa (1-5MW) có hiệu
suất điện đến 35%. Trong các nhà máy đồng phát nhiệt điện, hiệu suất toàn phần phụ
thuộc vào mục đích và khả năng sử dụng nguồn nhiệt thừa có nhiệt độ thấp từ khói
thải (khoảng 450

0
C), nước nóng làm mát động cơ (90
0
C), dầu bôi trơn (80
0
C) và toàn
bộ làm mát gối trục động cơ-máy phát (50
0
C
)
. Đối với các ứng dụng công nghiệp, chỉ
có nhiệt thừa từ khói thải sẽ được thu hồi và hiệu suất toàn phần của hệ thống đồng
phát nhiệt điện sẽ vào khoảng 65%. Nếu các nguồn nhiệt thừa có nhiệt độ thấp được
thu hồi dùng cho mục đích sấy, hiệu suất toàn phần có thể lên đến 85%.
c. Công nghệ tua bin khí (GT)
Công nghệ tua bin khí thường được sử dụng trong các nhà máy điện công suất
Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ lò hơi đốt trấu dạng phun
19

vừa và nhỏ đốt nhiên liệu khí tổng hợp (syngas) tạo ra từ quá trình khí hóa nhiên
liệu sinh khối.
Các thành phần chính của một chu trình cơ bản bao gồm: máy nén, buồng đốt,
tuabin khí. Không khí được hút vào máy nén, tại đây áp suất của không khí sẽ được
nâng lên. Sau đó, không khí được đưa vào buồng đốt. Tại đây không khí sẽ được
cháy cùng nhiên liệu. Khói thải ra từ buồng đốt có nhiệt độ cao sẽ giãn nở trong
tuabin khí làm quay máy phát điện và máy nén. Một phần lớn công suất phát điện của
tuabin khí tương đối thấp so với động cơ khí có cùng công suất. Hiệu suất công suất
phát điện định mức của hệ thống tuabin khí quy mô vừa và nhỏ thường dao động
khoảng 20%-30%.
d. Công nghệ động cơ tích hợp khí hóa

Công nghệ này thích hợp với các nhà máy điện hoặc nhà máy đồng phát nhiệt-
điện công suất nhỏ (<1MW), sử dụng nhiên liệu sinh khối rắn như trấu. Tuy nhiên
nó không thể cạnh tranh được so với hệ thống tuabin hơi nước có cùng quy mô.
Cấu trúc cơ bản của một hệ thống IGGE gồm một thiết bị khí hóa nối với hệ
thống động cơ khí hóa. Với nhiên liệu trấu được khí hóa chuyển thành nhiên liệu
sinh học dạng khí (khí tổng hợp). Khí tổng hợp sẽ được làm nguội và lọc sạch trước
khi đưa vào hệ thống động cơ khí. Hiệu suất điện của công nghệ này thường không
cao (khoảng 20%).
1.2.2. Một số dự án điện trấu ở Việt Nam
Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa có nhà máy nào được xây dựng
đốt trấu để sản xuất điện riêng rẽ. Dựa theo nguồn thông tin sẵn có và nguồn số liệu
thu thập bổ sung từ các địa phương thì hiện tại, về điện trấu có khoảng 10 chủ đầu tư
đã xin phép xây dựng với quy mô công suất trung bình 10MW/nhà máy (Nguồn:
Viện Năng Lượng, các báo cáo từ 2008 – 2011). Phần lớn là các chủ đầu tư trong
nước (8 dự án), 02 dự án còn lại liên doanh với nước ngoài. Các nhà máy điện đốt
trấu dự kiến xây dựng chỉ để sản xuất điện bán lên lưới với công nghệ đốt là loại lò
hơi kiểu tầng sôi, tua bin ngưng hơi thuần thúy hoặc có cửa trích. Các dự án điện trấu
nêu trên đều tập trung ở các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì đây là
vùng có lượng trấu lớn nhất, chiếm gần 55% tổng lượng trấu cả nước đồng thời ở xa

×