Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên năm học 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.33 KB, 34 trang )

Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
1

PHẦN MỘT
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giảng dạy là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trong nhà
trường, để nắm bắt được tình hình giảng dạy của giáo viên thì việc kiểm tra nội bộ
trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình
quản lý, đảm bảo tạo ra mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng
điều chỉnh trong quá trình quản lý nhà trường. Kiểm tra nội bộ trường học có nội
dung kiểm tra giờ dạy trên lớp (GDTL) là một công cụ hữu ích góp phần tăng
cường công tác quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo
dục của nhà trường.
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản lý. Kiểm tra nếu
được đánh giá tốt, công bằng sẽ dẫn đến việc tự kiểm tra, tự đánh giá tốt của đối
tượng cần kiểm tra. Việc kiểm tra được đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu
trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị cũng như xác định các mức
độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp
điều chỉnh uốn nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ
và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Kiểm tra giờ dạy trên lớp giúp hiệu trưởng nắm được thực trạng việc giảng
dạy và tay nghề của giáo viên, nhằm đảm bảo được việc giảng dạy của giáo viên
ngày càng có hiệu quả hơn, tạo điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng
giờ dạy trên lớp của giáo viên. Từ đó có thể động viên, khen thưởng những giáo
viên thực hiện tốt giờ dạy trên lớp trong nhà trường, phổ biến kinh nghiêm tốt trong
tập thể sư phạm, đồng thời phát hiện những thiếu sót, lệch lạc để uốn nắn, điều
chỉnh kịp thời.
Hoạt động dạy học được thể hiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp
thông qua giờ dạy trên lớp và hệ thống các bài học. Giờ dạy trên lớp của giáo viên


thể hiện được toàn bộ những gì giáo viên đã nghiền ngẫm, tích lũy, đã luyện tập
được đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công tác giảng
dạy và thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường. Trong giờ dạy trên lớp, thái
độ của giáo viên qua phương pháp giảng dạy, thể hiện sự hài hòa giữa thầy và trò,
sự cân đối giữa cá bước lên lớp, sự đúng lúc, đúng thái độ, động viên, khuyến khích
hặc uốn nắn, chê trách học sinh. Khi lên lớp giáo viên phải khơi dậy được các chức
năng tâm lý, những nét tích cực của học sinh để các em biến những kiến thức, thông
tin thu nhận được thành vốn hiểu biết riêng của chính mình.
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
2

Do tầm quan trọng của giờ dạy trên lớp nên cả giáo viên và hiệu trưởng đều
tập trung nhiều thời gian và sự chú ý, mọi cố gắng của mình vào giờ dạy trên lớp.
Giáo viên là người trực tiếp quyết định kết quả thông qua sự đầu tư cho tiết dạy,
việc thể hiện tiết dạy trên lớp như thế nào. Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý,
kiểm tra để các giờ dạy trên lớp có kết quả tốt nhất. Ở trường THPT Nguyễn
Trường Tộ tỉnh Bình Thuận, hiệu trưởng đã nhận thức được vai trò quan trọng của
việc kiểm tra nội bộ trường học và đặc biệt là công tác kiểm tra giời dạy trên lớp
của giáo viên, công tác này được tiến hành thường xuyên trong năm học.
Qua lớp bồi dưỡng, được nghiên cứu chuyên đề kiểm tra nội bộ trường học
trong đó có việc kiểm tra giờ dạy trên lớp (GDTL) đối chiếu với thực tiễn tại
trường, tôi thấy việc tổ chức kiểm tra GDTL ở trường có khi chưa đúng quy trình,
còn những hạn chế nhất định, điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả đánh giá
GDTL của giáo viên.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN
TRƯỜNG TỘ TỈNH BÌNH THUẬN TỔ CHỨC KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN
LỚP CỦA GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2010-2011. Nhằm phân tích thực trạng, tím
nguyên nhân và đề ra một số biện pháp cải tiến, để những năm tiếp theo hoạt động
kiểm tra GDTL được thực hiện đúng quy trình với nmong muốn nhắm đạt được

mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THPT Nguyễn Trường Tộ tỉnh Bình Thuận.
II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu và phân tích thực trạng kiểm tra GDTL ở trường THPT Nguyễn
Trường Tộ tỉnh Bình Thuận năm học 2010-2011. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm
và đế xuất những giải pháp cải tiến công tác kiểm tra GDTL nói riêng và công tác
quản lý nói chung tạc trường THPT Nguyễn Trường Tộ tỉnh Bình Thuận.
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý liên quan đến đề tài
Phân tích thực trạng công tác kiểm tra GDTL của hiệu trưởng trường THPT
Nguyễn Trường Tộ tỉnh Bình Thuận, năm học 2010-2011.
Rút ra bài học kinh nghiệm và đế xuất những giải pháp cải tiến công tác kiểm
tra GDTL trong thời gian tới.

Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
3

PHẦN HAI
NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI
I/CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm
- Kiểm tra: Tra xét kỹ lưỡng việc làm đúng hay không? (Từ điển Tiếng Việt).
Kiểm tra là quan sát và kiểm nghiệm sự phù hợp của quá trình hoạt động ở khách
thể với các quyết định của quản lý.
- Kiểm tra nội bộ trường học: là hoạt động xm xét đánh giá các hoạt động
giáo dục nói chung, phát triển giáo viên và học sinh nói riêng.
- Giờ dạy trên lớp: là hình thức tổ chức các hoạt động trên lớp của giáo viên,
là hoạt động cơ bản của quá trình dạy học. Trong mỗi giờ dạy trên lớp, hoạt động

dạy của thầy và hoạt động học của trò được thực hiện dưới sự tác động tương hỗ
giữa các yếu tố cơ bản của các quá trình dạy học, đó là mục đích, nội dung, phương
pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.
- Tổ chức: là tập hợp người được tổ chức theo cơ cấu nhất định để hoạt động
vì lợi ích chung. (Từ điển Tiếng Việt)
-Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp: Là một trong những hoạt động kiểm tra
theo kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của hiệu trưởng. Đó là hoạt động xem xét,
đánh giá hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên, hoạt động học tập, rèn luyện
của học sinh và các mối quan hệ trong hoạt động dạy – học. Nhằm phát hiện và điều
chỉnh những lệch lạc, thiếu sót trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học
sinh, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm, những thành công trong học tập của
học sinh, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm, những thành công trong tập thể sư
phạp nhà trường. Qua việc kiểm tra giờ dạy trên lớp, giúp Hiệu trưởng năm vững
tình hình, lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tổ chức việc học của học sinh
và điều chỉnh các quyết định quản lý chưa phù hợp của mình.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Nguyên tắc kiểm tra GDTL:
Khi thực hiện công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp cần quán triệt các nguyên tắc
cơ bản sau:
+ Kiểm tra giờ dạy trên lớp phải chính xác, khách quan: Đây là nguyên tắc
hàng đầu của kiểm tra giờ dạy trên lớp. Kết quả kiểm tra giờ dạy trên lớp phải phản
ánh đúng thực trạng về hoạt động giáo dục, về việc giảng dạy của Giáo viên được
kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh nhận xét cá nhân.
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
4

+ Kiểm tra giờ dạy trên lớp phải có hiệu quả.
Kiểm tra giờ dạy trên lớp không phải là “vạch lá tìm sâu” mà là “đãi cát tìm
vàng”. Kiểm tra giờ dạy trên lớp phải có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy giáo viên được

kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn. Đặc biệt, trong giáo dục còn phải tính
đến hiệu quả giáo dục trong kiểm tra.
Kiểm tra giờ dạy trên lớp phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản
lý nhờ những thông tin xác thực về hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên.
Hoạt động học tập của học sinh và các hoạt động phục vụ dạy - học khác trong nhà
trường.
Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi
ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra.
+ Kiểm tra giờ dạy trên lớp là một chức năng quản lý, một công việc của nhà
quản lý nên phải thực hiện thường xuyên, không phải “khi có vấn đề” mới kiểm tra
+ Kiểm tra giờ dạy trên lớp phải công khai
Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân
đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra giờ dạy trên lớp, biến quá trình tự kiểm tra
giờ dạy trên lớp của từng giáo viên, các tổ chuyên môn trong nhà trường.
2.2. Nhiệm vụ kiểm tra GDTL:
+ Kiểm tra:
Xem xét việc hoạt động dạy trên lớp của giáo viên so với các văn bản quy
định như: phân phối chương trình, sách giáo khoa, chuẩn đánh giá của Bộ và các
hướng dẫn của Sở, của Trường.
Yêu cầu của kiểm tra giờ dạy trên lớp là phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều
làm được của đối tượng kiểm tra. Còn đối với giáo viên được kiểm tra thì cảm
thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của bộ phận kiểm tra.
+ Đánh giá:
Căn cứ vào chuẩn đánh giá của Bộ xác định mực độ đạt được của giáo viên
khi thực hiện giờ dạy trên lớp có kết hợp xem xét tình hình học sinh, cơ sở vật chất,
… để đánh giá, xếp loại đúng với giáo viên được kiểm tra.
Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định
hướng khuyến khích nhằm tạo cơ sở cho sự tiến bộ của giáo viên được kiểm tra.
Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định
hướng khuyến khích nhằm tạo cơ sở cho sự tiến bộ của giáo viên được kiểm tra.

+ Tư vấn:
Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho giáo viên thực hiện ngày càng tốt
hơn việc thực hiện giờ dạy trên lớp của mình
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
5

Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi nhằm giúp cho
giáo viên được kiểm tra nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của mình.
+ Thúc đẩy:
Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định
hướng mới và kiến nghị với các ấp quản lý nhằm hoàn thiện dần các hoạt động trên
lớp của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học, phát triển hệ thống giáo
dục quốc dân.
Yêu cấu của thúc đẩy là người kiểm tra phải thực hiện, lựa chọn được những
kinh nghiệm (của đối tượng kiểm tra, của bản thân mình của những người khác, ),
đống thời phổ biến được kinh nghiệm tốt, có những định hướng cho giáo viên và có
những kiến nghị phù hợp với các cấp quản lý nhằm phát triển đội ngũ, nâng cao tay
nghề, kinh nghiệm của những giáo viên được kiểm tra, của giáo viên trong đơn vị.
2.3. Nội dung kiểm tra GDTL:
Kiểm tra việc thực hiện chương trình, thực hiện kế hoạch giảng dạy bộ môn
được phân công.
Xem xét đánh giá giáo viên khi thực hiện giờ dạy trên lớp theo 5 tiêu chí: Nội
dung; phương pháp; phương tiện; tổ chức; kết quả. Đánh giá trình độ tay nghề của
giáo viên qua bài giảng, đã đạt được những mục tiêu về kiến thức, kỷ năng, thái độ
đã hình thành cho học sinh và việc vận dụng các phương pháp giảng dạy thể hiện
qua các tiết dạy thực tế trên lớp như thế nào.
So sánh, đối chiếu mức độ tiến bộ của người được kiểm tra với các lần kiểm
tra trước, từ đó có những ý kiến tư vấn, thúc đẩy người được kiểm tra tiến bộ hơn.
2.4. Phương pháp kiểm tra GDTL

+ Phương pháp giám sát
Đây là phương pháp quan trọng và chủ yếu của việc kiểm tra giờ dạy trên lớp
của giáo viên. Khi sử dụng phương pháp này để kiểm tra giờ dạy trên lớp, người
kiểm tra phải xác định rõ mục tiêu của bài giảng, phác thảo trước những nội dung
cần quan sát, đánh giá.
Quan sát giờ dạy trên lớp phải quan sát toàn bộ diễn biến của tiết dạy, ghi lại
các hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh và các mối
quan hệ trong hoạt động dạy và học, đồng thời ghi nhận thông tin, tình huống xãy ra
và cách xử lý tình huống của giáo viên.
+ Phương pháp phân tích tài liệu, sản phẩm
Phương pháp này cho phép người kiểm tra hình dung quá trình chuẩn bị của
giáo viên cho tiết dạy được kiểm tra. Người kiểm tra có thể phân tích nhiều loại tài
liệu, sản phẩm trong quá trình kiểm tra có liên quan đến việc giảng dạy như: sổ kế
hoạch giảng dạy, sổ báo giảng, phân phối chương trình, giáo án, thiết bị dạy học,…
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
6

đối chiếu với những vấn đề quan sát được trong giờ dạy của giáo viên, vở ghi chép
của học sinh, phiếu kiểm tra cuối giờ dạy.
+ Phương pháp tác động trực tiếp đến đối tượng
Được thực hiện sau khi dự giờ xong, người kiểm tra gặp gỡ, trao đổi với
người dạy để người dạy trình bày mục đích, yêu cầu của bài dạy, phương pháp đã
vận dụng, hình thức tổ chức dạy học đã thực hiện, những thuận lợi, khó khăn gặp
phải khi thực hiện giờ dạy qua đó tự đánh giá tiết dạy. Mặt khác, người kiểm tra
phải tạo được sự an toàn cho người dạy, phải đưa ra được những lời khuyên cụ thể,
khả thi; đánh giá được mức độ tiến bộ hay thụt lùi so với lần kiểm tra trước đó.
2.5. Hình thức kiểm tra GDTL
Kiểm tra giờ dạy trên lớp có thể tiến hành bằng các hình thức sau:
+ Dự giờ kiểm tra có báo trước: Hiệu trưởng tổ chức dự giờ theo kế hoạch

được xáx định từ đầu năm học và được công khai cụ thể, người được kiểm tra có
thời gian chuẩn bị tốt nhất cho bài dạy của mình. Với hình thức này Hiệu trưởng
đánh giá được mức độ tiến bộ của giáo viên.
+ Dự giờ kiểm tra đột xuất: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra theo kế hoạch
riêng. Hình thức này cho phép xác đỉnh rõ giao viên đã chuẩn bị như thế nào và lớp
học hoạt động ra sao trong điều kiện hoạt động bình thường hàng ngày. Để không
gây áp lực hoc giáo viên trong khi dự giờ đột xuất, Hiệu trưởng nên tạo không khí
thoải mái, ân cần với tinh thần kiểm tra để góp ý xây dựng, nhắc nhỡ khi cần thiết
và rèn luyện bản lĩnh tự tin cho giáo viên được kiểm tra. Hình thức này có tác dụng
duy trì kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần tự kiểm tra, tự giác của đội ngũ giáo
viên.
+ Dự giờ theo đề tài: Hiệu trưởng tổ chức dự giờ một chu trình các bài giảng
về một đơn vị bài học hay một nhóm các bài học (từ 3-5 tiết) của một giáo viên
nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện hệ thống làm việc của giáo viên đó. Hình thức
này cho phép xác định những mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên từ đó đưa ra lời
khuyên đối với giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hình thức
này cần thiết đối với việc tìm hiểu năng lực của những giáo viên mới, giúp hiệu
trưởng dễ dàng phát hiện và biết rõ nguyên nhân mà giáo viên đó mắc phải.
+ Dự các giờ lên lớp song song: Hiệu trưởng có thể dự giờ lên lớp của hai
hay nhiều giáo viên cùng khối lớp về một bài hay một mục trong bài. Khi đi dự nên
có mặt của giáo viên có giờ song song. Nhờ phương pháp so sánh, hiệu trưởng có
thể phát hiện những ưu điểm và hạn chế của mỗi giáo viên, hiệu quả của từng
phương pháp mà các giáo viên đang giảng dạy.
+ Dự giờ có mục tiêu và mời chuyên gia cùng dự: Hiệu trưởng mời những
chuyên gia thường là cán bộ chỉ đạo chuyên môn hoặc cán bộ thanh tra chuyên môn
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
7

của Sở Giáo Dục cùng dự giờ giáo viên khi xuất hiện một sự hoài nghi nào đó hoặc

khi muốn nghiên cứu sâu hơn một phương pháp mới. Hiệu trưởng nên đề nghị
những chuyên gia này cùng dự để rút kinh nghiệm vế các vấn đề có liên quan.
2.6. Quy trình kiểm tra GDTL
Quy trình kiểm tra giờ dạy trên lớp (GDTL) được thực hiện theo 4 bước sau:
2.6.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra GDTL
Kế hoạch kiểm tra GDTL là một nội dung quan trọng của kế hoạch chuyên
môn trong kế hoạch năm học của nhà trường đồng thời là yếu tố chủ yếu của quá
trình quản lý. Khi xây dựng kế hoạch, hiệu trưởng cần xác định rõ yêu cầu, mục
đích; lưu ý những hạn chế cón gặp phải trong công tác quản lý năm trước như: giáo
viên ít đổi mới phương pháp giảng dạy, ít sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp, ít áp
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hay tình trạng giáo viên đọc cho học sinh
chép, tổ chức hoạt động nhóm chưa hiệu quả, Kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp
của hiệu trưởng cần phải phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của trường
và phải có tính khả thi.
Kế hoạch kiểm tra GDTL được thiết kế dưới dạng sơ đồ hay biểu bảng, trong
kế hoạch cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình
thức, bộ phân hay cá nhân nào được kiểm tra, lực lượng kiểm tra phải phù hợp với
nội dung cần kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra GDTL được xây dựng ngay từ đầu năm học và công bố
công khai cho mọi thành viên trong nhà trường biết.
Giới thiệu một số mẫu bảng xây dựng kế hoạch kiểm tra GDTL
* Kế hoạch kiểm tra GDTL được rãi đều trong năm học, nếu có điều kiện cần
xây dựng kế hoạch kiểm tra theo tháng hoặc kế hoạch kiểm tra theo tuần.
Kế hoạch kiểm tra trong năm học:
Thời gian Đối tượng KT Nội dung KT Phương pháp KT

Lực lượng KT
Tháng 9
Tháng 10
Tháng …

Tháng 4
Kế hoạch kiểm tra GDTL theo tháng:
Thời gian Người dạy

Tổ CM Tên bài dạy Hình thức dự Người dự
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
8

Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Kế hoạch kiểm tra GDTL theo tuần:
Thời gian

Tiết/lớp Tên bài dạy Người dạy Người dự
Thời gian họp
rút kinh nghiệm

Thứ 2/
Thứ 3/
Thứ 4/
…….
Thứ 7/
2.6.2. Tổ chức kiểm tra GDTL
+ Xây dựng lực lượng kiểm tra GDTL:
* Cơ chế kiểm tra GDTL
- Cơ chế kiểm tra trực tiếp: Lãnh đạo trường, Ban kiểm tra nội bộ trường học
kiểm tra GDTL của giáo viên. Cơ chế này chỉ phù hợp với những trường có số giáo

viên ít và lực lượng kiểm tra ở tổ, nhóm chuyên môn không đủ mạnh. Khi áp dụng
cơ chế này có thể vô hiệu hóa cấp tổ, không có tác dụng chuyển hóa công tác kiểm
tra thành tự kiểm tra của giáo viên, tốn nhiều thời gian.
- Cơ chế kiểm tra gián tiếp: Lãnh đạo trường kiểm tra tổ chuyên môn về hoạt
động kiểm tra GDTL của giáo viên và kiểm tra xác suất giáo viên để đối chiếu với
kết quả kiểm tra của tổ. Cơ chế này phù hợp với các trường có số lượng giáo viên
nhiều và lực lượng kiểm tra ở tổ, nhóm chuyên môn khá mạnh và có kinh nghiệm.
Ưu điểm là góp phần làm tăng quyến hạn và trách nhiệm cho tổ, tạo điều kiện
chuyển hóa kiểm tra váo tự kiểm tra và tiết kiệm được thời gian.
Cơ chế kiểm tra có thể được tổ chức bởi các tuyến sau:
Tuyến trường: Do ban kiểm tra của trường chịu trách nhiệm
Tuyến trung gian: Do tổ chuyên môn phụ trách
Tuyến cá nhân: do giáo viên tự kiểm tra, đánh giá.
* Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra GDTL
Xác định số lượng của Ban kiểm tra GDTL: Do tính đa dạng và phức tạp của
công tác kiểm tra GDTL; Hiệu trưởng không thể thông thạo tất cả các bộ môn,
không có thời gian đệ trực tiếp dự giờ kiểm tra GDTL của giáo viên toàn trường,
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
9

nhất là những trường có số lượng giáo viên đông. Hiệu trưởng phải tập hợp nhiều
thành viên có năng lực vào Ban kiểm tra; Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành
phần, đảm bảo tính khoa học, dân chủ.
Xác định tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm tra GDTL; Thành viên của Ban
kiểm tra phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có khả năng quan sát,
phân tích, tổng hợp; thận trọng, tế nhị trong giao tiếp, có uy tín đối với đồng nghiệp.
Thành viên Ban kiểm tra có thể là các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo
viên có kinh nghiệm, giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh; có thể mời BCH công
đoàn, đại diện cấp ủy.

Trong từng đợt kiểm tra, tùy theo mục đích kiểm tra mà hiệu trưởng cử lực
lượng kiểm tra cho phù hợp.
Hiệu trưởng là người ra quyết định thành lập Ban kiểm tra GDTL, trưởng ban
do hiệu trưởng trực tiếp đảm nhiệm, phó ban thường trực do phó hiệu trưởng phụ
trách chuyên môn. Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong
Ban kiểm tra, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên.
Hiệu trưởng cần có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Ban kiểm
tra GDTL; có chế độ chính sách thỏa đáng nhẳm động viên, khích lệ tinh thần.
+ Phân cấp trong kiểm tra GDTL:
Phân cấp trong kiểm tra là một yêu cầu quản lý khoa học cho các quản lý phức
tạp. Phân cấp trong kiểm tra phải phù hợp với phân cấp trong quản lý.
Trong việc kiểm tra GDTL, hiệu trưởng cần phân công cho các tổ trưởng
chuyên môn, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhưng hiệu trưởng phải đôn
đốc, nhắc nhở thường xuyên đồng thời có kiểm tra việc thực hiện theo định kỳ hoặc
đột xuất để đảm bảo việc phân cấp có hiệu quả, công tác kiểm tra được tiến hành
theo kế hoạch.
+ Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy:
Xây dựng chuẩn đánh giá GDTL là việc làm rất cần thiết, đây là cơ sở để
giáo viên tự đánh giá kết quả công việc của họ, có ý nghĩa và tác dụng quan trọng
đối với sự phát triển nghề nghiệp, chất lượng dạy học. Căn cứ chuẩn, Hiệu trưởng
và các thành viên Ban kiểm tra có cơ sở xem xét, đánh giá GDTL của giáo viên;
giáo viên được kiểm tra có sự chuẩn bị bài dạy của mình tốt hơn để đáp ứng cá yêu
cầu kiểm tra theo chuẩn đã xây dựng. Chuẩn đánh giá giờ dạy là một quyết định
quản lý của hiệu trưởng, nó gắn liền với thực tế trình độ giáo viên của trường trong
từng giai đoạn cụ thể.
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
10

Chuẩn đánh giá giờ dạy trên lớp gồm hai yếu tố chủ yếu là định tính và định

lượng. Quy trình xây dựng: Hiệu trưởng xây dựng dự thảo; tiến hành lấy ý kiến thảo
luận; điều chỉnh; quyết định ban hành và áp dụng vào thực tế kiểm tra.
Tuy nhiên, việc áp dụng chuẩn đánh giá trong kiểm tra GGTL tùy thuộc rất
nhiều vào năng lực, phẩm chất người kiểm tra. Cần chú ý rằng: không chỉ những
người kiểm tra phải nằm vững chuẩn đánh giá mà toàn thể hội đồng sư phạm cũng
phải nắm vững để tự kiểm tra, phấn đấu nâng cao chất lượng giờ dạy theo hướng
tích cực.
+ Xây dựng chế độ kiểm tra GDTL:
Đây là việc làm rất quan trọng trong công tác kiểm tra GDTL. Chế độ hợp lý
sẽ cho tác động tích cực, thúc đẩy các hoạt động giảng dạy của giáo viên ngày càng
nâng cao; ngược lại sẽ có tac dụng xấu làm ảnh hưởng đến tiết dạy. Hiệu trưởng cần
có những quy định cụ thể về thể thức kiểm tra GDTL, nhiệm vụ cụ thể của những
thành viên trong Ban kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra,… Ngoài ra, cần chú ý
đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho hoạt động kiểm tra.
2.6.3. Chỉ đạo công tác kiểm tra GDTL
Bước 1: Chuẩn bị dự giờ
Cần xác định mục đích dự giờ; xác định vị trí của giờ dự trong tiến độ thực
hiện chương trình; nắm được mục đích yêu cầu; nội dung của bài giảng và những
dự kiến thực hiện bài giảng của giáo viên; Nghiên cứu nắm vững tình hình học tập
của học sinh lớp sẽ dự; Phác thảo nội dung cần quan sát; Xác định phương pháp
kiểm tra tri thức, kỹ năng của học sinh sau giờ học.
Bước 2: Tiến hành dự giờ
Là hệ thống những quan sát về diễn biến thực tế của giờ lên lớp nhằm thu
thập những thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. Quá trình quan sát này thực
hiện theo tiến trình các tình huống dạy học, theo các tuyến Thầy – Trò. Các quan hệ
và phản ánh các sự kiện chính của quá trình lên lớp cũng như những nhận xét tức
thời về các sự kiện đó.
Người dự phải làm tốt việc ghi chép để sau đó tái hiện được những tình
huống dạy học cơ bản nhằm cho phép đánh giá bài học đó theo tiếp cận hệ thống.
Khi dự giờ của giáo viên, hiệu trưởng cần chú ý quan sát những vấn đề sau: Nội

dung bài giảng; Phương pháp làm việc của thầy và trò; Tổ chức nề nếp tự học, công
việc tự làm của học sinh trên lớp, không khí học tập của học sinh trong lớp; Hệ
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
11

thống câu hỏi và bài tập rèn kỹ năng; Mối quan hệ hợp tác giữa thầy và trò; Vấn đề
vệ sinh sức khỏe; Đánh giá chất lượng của tiết học và kết quả học tập của học sinh.
Chú ý: Tuỳ vào mục đích dự giờ mà hiệu trưởng nhấn mạnh yếu tố nào cho
thích hợp.
Bước 3: Phân tích và đánh giá giờ dạy của giáo viên
Phân tích giờ học trên lớp là chỉ ra các ưu khuyết điểm và nguyên nhân của
chúng trong 3 thành tố của nó: Hoạt động dạy của giáo viên công tác chuẩn bị, nội
dung kiến thức, phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học, phân phối thời
gian; Hoạt động học của học sinh về nề nếp học tập, phương pháp học tập, khả năng
tiếp thu kiến thức kỹ năng, kết quả học tập; Quan hệ giao tiếp gồm quan hệ thầy –
trò; quan hệ trò – trò; việc xử lý tình huống xảy ra trong giờ học của giáo viên. Phân
tích kết quả bài kiểm tra làm cơ sở cho việc trao đổi, góp ý cho giáo viên.
Đánh giá giờ dạy là kết quả của những suy luận lôgíc bắt nguồn từ kết quả
giờ dạy trên lớp và những nhận định có được trong giai đoạn phân tích bằng cách so
sánh chúng với mục đích của giờ lên lớp và với yêu cầu dự giờ. Đánh giá một giờ
dạy là nêu ra kết quả của giờ học đó và chỉ ra trình độ lao động của người dạy cũng
như đặc tính của lao động học tập của học sinh trong quá trình dạy học của bài học
đó.
Hiệu trưởng đánh giá giờ dạy theo “tiêu chuẩn giờ lên lớp” đã được xây
dựng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chung nhất để đánh giá kết quả giờ dạy là: thông qua
một khối lượng tài liệu giáo khoa đã qui định, một nội dung bài lên lớp nhất định,
trong phạm vi thời gian nhất định.
Bước 4: Trao đổi với giáo viên
Hiệu trưởng trao đổi cùng giáo viên, tìm đến những điều quyết định tối ưu để

nâng cao hiệu quả giờ dạy. Giáo viên phải trả lời được câu hỏi: Mục tiêu của giờ
dạy là gì? Giáo viên tự đánh giá mức độ đạt mục tiêu của bài dạy?
Hiệu trưởng căn cứ vào những thông tin thu thập được qua quan sát giờ dạy,
nêu lên những câu hỏi, những gợi ý để giáo viên trình bày những chủ ý của mình
khi tiến hành giờ dạy; Hiệu trưởng và giáo viên cùng trả lời câu hỏi: làm thế nào để
nâng cao hơn chất lượng giờ dạy? Qua đó hiệu trưởng góp ý cho giáo viên sửa chữa
những thiếu sót, giúp giáo viên khắc phục các thiếu sót và khích lệ giáo viên phát
huy những ưu điểm.
* Lưu hồ sơ:
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
12

Lưu trữ thông tin về các giờ dạy của giáo viên qua hồ sơ dự giờ gồm có:
Phiếu dự giờ và phiếu nhận xét giờ dạy
- Phiếu dự giờ: là biên bản dự giờ, đồng thời là nơi lưu trữ các thông tin về
hoạt động dạy học trong giờ lên lớp (mỗi người dự giờ ghi 1 bản);
- Phiếu nhận xét giờ dạy: là nơi lưu trữ tổng hợp về những giờ đã dự. Phiếu
này ghi chép những thông tin đã được chế biến, cô đọng những thông tin có ở phiếu
dự giờ và lưu trữ theo thứ tự thời gian đối với mỗi giáo viên (mỗi phiếu gồm tổng
hợp các ý kiến của tất cả những người dự giờ). Ưu điểm của phiếu này là sau một
thời gian có thể đánh giá mức độ tiến bộ, cố gắng của từng giáo viên, khắc phục
tình trạng “không tiến bộ hoặc tiến bộ chậm” trong dạy học. Mặt khác, việc ghi
chép và lưu trữ phiếu này còn có tác dụng nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm,
trình độ quản lý của hiệu trưởng trong quá trình cô đọng thông tin của giờ dự và xử
lý các thông tin đó thành những kiến nghị cụ thể qua từng giờ dự.
Việc lưu giữ hồ sơ dự giờ phải tuân theo quy trình: Lực lượng kiểm tra bàn
giao qua Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sau đó bàn giao qua hiệu trưởng.
Hồ sơ dự giờ phải đảm bảo các yêu cầu chính xác, khách quan, rõ ràng cụ thể và
mang tính nhân văn.

2.6.4. Tổng kết điều chỉnh hoạt động kiểm tra GDTL
Sau khi tiến hành kiểm tra GDTL, lực lượng kiểm tra cần thực hiện việc phân
tích giờ dạy, đanh giá, xếp loại và rút kinh nghiệm.Nhửng kết luận được rút ra từ
tiết dự giờ phải có gí trị thiết thực, căn cứ trên yêu cầu giờ dạy, trên thực tế khách
quan của lớp học và có cơ sở khoa học. Những lời khuyên, tư vấn của hiệu trưởng
giúp giáo viên khắc phục những thiếu sót và phát huy những ưu điểm, hiệu quả của
giờ dạy thể hiện những đề nghị của hiệu trưởng được vận dụng vào những tiết dạy
sau đó. Vì vậy, hiệu trưởng cần có sự theo dõi những cải tiến của giáo viên sau khi
thực hiện các trao đổi tư vấn.
Theo phân cấp phân công, Hiệu trưởng, các phó hiệi trưởng, tổ chuyên môn,
nhóm trưởng sơ kết từng tháng, từng học kỳ và tổng kết năm học. Các kết luận qua
kiểm tra GDTL là cơ sở để hiệu trưởng ra quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện
dần tay nghề của giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng
kiểm tra, cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm
tra của hiệu trưởng; từ đó nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường
góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục.
II/CƠ SỞ PHÁP LÝ
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
13

Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên căn cứ trên một
số văn bản sau:
1. Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng theo khoản c, d, e
mục 1 điều 19 của điều lệ trường trung học ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-
BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 hướng dẫn thanh tra
toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo.
3. Thông tư số 3040/BGD&ĐT- TCCB ngày 14/04/2006, của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.

4. Hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11/09/2001 về đánh giá xếp loại giờ dạy
bậc trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5. Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/03/2006, của Bộ Nội vụ về việc
Ban hành quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mấm non và giao viên phổ thông
công lập.
6. Phương hướng nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo
Bình Thuận.
7. Kế hoạch năm học 2010-2011 của trường THPT Nguyễn Trường Tộ.


B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN LỚP
CỦA TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ NĂM HỌC 2010-2011
I/ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
1. Khái quát tình hình nhà trường
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đóng tại Xã Tân Hải, thị xã La gi, tỉnh
Bình Thuận. Trường được thành lập theo quyết định số 2723/QĐ-CTUBND tỉnh
Bình Thuận ngày 21 tháng 07 năm 2005. Địa bàn tuyển sinh của trường gồm 4 xã
Tân Hải, Tân Tiến thuộc thị xã La Gi và xã Tân Thành, Tân Thuận thuộc huyện
Hàm Thuận Nam. Tình hình an ninh trật tự khá an toàn, trường đóng xa khu vực
dân cư, kinh tế chủ yếu của nhân dân trong khu vực là nông nghiệp, trình độ học tập
của học sinh cũng như trình độ dân trí khá thấp so với các khu vực lân cận.
2. Cơ sở vật chất
Trường có khuôn viên hình chữ nhật, có tổng diện tích là 31.500 m
2
trong đó
diện tích trường là 30.000m
2
và diện tích khu tập thể giáo viên là 1.500m
2
. Trường

có 20 phòng học, 03 phòng thực hành lý- hóa- sinh đạt chuẩn theo quy định, 02
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
14

phòng tin học với 50 máy vi tính, 04 phòng có trang bị máy chiếu, 11 phòng phục
vụ cho công tác quản lý, hành chính.
Cơ sở vật chất được xây dựng mới đúng chuẩn, trang thiết bị dạy học được
trang bị mới, đầy đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên để thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học. Trường đã kết nối ADSL với gói cước cáp quang tốc độ cao,
lắp đặt hệ thống internet không dây để cho giáo viên có thể truy tìm tài liệu dễ dàng.
3. Đội ngũ
Tổng số giáo viên, nhân viên của trường trong năm học 2010-2011 là 67
người,trong đó có 03 trong Ban giám hiệu, 57 giáo viên và 07 nhân viên.
Trường được biên chế 6 tổ chuyên môn: Tổ Toán-Tin (11 GV), tổ Lý-Sinh
(09 GV), tổ Hóa-TD (08 GV), tổ Anh-Địa (11 GV), tổ Văn- Sử (10 GV) và tổ
GDCD-CN (08 GV) kiêm nhiệm công tác giám. Giáo viên của trường đa số là giáo
viên trẻ, tuổi đời bình quân của giáo viên là 28, tuổi nghề bình quân là 5.5 năm.
Thống kê về đổi đời, tuổi nghề và trình độ chuyên môn của giáo viên trường
(Bảng 01).
STT

Môn
Số
lượng

Số năm công tác
Xếp loại chuyên
môn
Ghi chú

Tập
sự
<5 5-10

10-
15
Tốt

Khá

Đạt
YC
1 Toán 9 1 4 4 1 1 7 1
2 Lý 6 3 4 1 1 5 2 1 học Th. S
3 Hóa 3 1 1 1 1 2 1 học Th. S
4 Sinh 3 2 2 1 1 1 1
5 Văn 8 1 3 3 2 1 6 1
6 Anh 8 3 3 2 1 7
7 Sử 2 2 2
8 Địa 3 1 2 1 2 1
9 C.Nghệ

3 3 3
10 GDCD

5 2 1 2 1 4
11 TD 5 2 3 1 3 1
12 Tin 2 1 2 1 1
Cộng 57 9 25 19 13 7 42 8 2
4. Chất lượng dạy học

+ Xếp loại giảng dạy của giáo viên:
Kết quả kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên năm học 2010-2011 qua kết
quả kiểm tra của các tổ chuyên môn báo cáo lên.
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
15

Tổng số giáo viên được kiểm tra: 57.
Xếp loại giỏi 07/57, khá 42/57, đạt yêu cầu 8/57
+ Kết quả học tập rèn luyện của học học:
Số học sinh của trường hằng năm dao động từ 1130 biên chế 28 lớp. Kết quả
học tập của học sinh năm học 2010-2011
Bảng 02: Xếp loại học lực và hạnh kiểm năm học 2010-2011
STT SS

HỌC LỰC HẠNH KIỀM
Giỏi

Khá T.Bình

Yếu Kém

Tốt Khá T Bình

Yếu
SL

%

SL


% SL

% SL

%

SL
%

SL

% SL

% SL

%
SL
%
Khối 12

305

1

0.3

36

11.8


194

63.6

74

24.3

0

0

136

44.6

110

36.1

52

17.0

7

2.3

Khối 11


375

6

1.6

58

15.5

187

49.9

120

32

3

0.8

159

42.4

147

39.2


50

13.3

18

4.8

Khối 10

450

1

0.2

100

22.2

168

37.3

165

36.7

16


3.6

188

41.8

113

25.1

95

21.1

54

12.0

Toàn
trường
1130

8

0.7

194

17.2


549

48.6

359

31.8

19

1.7

483

42.7

370

32.7

197

17.4

79

7.0

5. Những thuận lợi và khó khăn

5.1. Thuận lợi
Số lượng giáo viên đảm bảo tỉ lệ 2.04 giáo viên/lớp, đầy đủ các bộ môn,
100% giáo viên đạt chuẩn trình độ, có 02 giáo viên đang theo học sau đại học. Đa
số giáo viên còn trẻ, năng nổ, nhiệt tình, có ý thức tốt trong việc tự học tập rèn
luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cầu tiến.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường khang trang, đầy đủ tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên phát huy tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Cơ cấu giáo viên trên lớp khá khá đồng đều, đầy đủ các phân môn. Cơ sở vật chất
mới được đầu tư xây dựng mới đạt chuẩn, trang thiết bị đầy đủ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát huy phong trào dạy tốt, đổi mới phương pháp của giáo viên.
Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trác chuyên môn có sự phân công
chuyên môn phù hợp với trình độ năng lựcgiảng dạy và điều kiện thực tế của giáo
viên, từ đó tạo cho giáo viên có tâm thế thoải mái, có thời gian đầu tư cho giảng dạy
nhiều hơn, chất lượng các bài dạy tốt hơn.
Do trường mới thành lập nên đa số giáo viên còn trẻ, nhiệt tình tích cực. Họ
luôn có ý thức trong việc tự học tự rèn để nâng cao tay nghề. Tập thể giáo viên luôn
có sự đoàn kết gắn bó, luôn có sự trao đổi hỗ trợ lẫn nhau trong chuyên môn. Nhờ
đó những kinh nghiệm tốt trong giảng dạy có sự nhân rộng. Những ý kiến tư vấn
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
16

thúc đẩy của ban kiểm tra giờ dạy trên lớp được các giáo viên tiếp thu và tự nhận
thấy việc kiểm tra vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận của mỗi giáo viên.
Lực lượng giáo viên 100% đạt chuẩn; 03 giáo viên đang theo học trình độ
thạc sĩ. Theo kết quả kiểm tra thường xuyên của tổ chuyên ở mỗi học kỳ thì có
85.6% giáo viên các tổ có kết quả giảng dạy đạt loại khá, giỏi; trong đó loại giỏi đạt
hơn 12.5% (có 7 giáo viên cho 7 bộ môn). Đây là điều kiện khá thuận lợi cho hiệu
trưởng trong việc chọn lựa thành viên khi xây dựng ban kiểm tra GDTL, cũng như
việc thực hiện cơ chế kiểm tra gián tiếp trong một vài bộ môn.

5.2. Khó khăn
Nhìn chung số lượng giáo viên trên lớp tương đối đầy đủ và phù hợp tuy
nhiên các giáo viên phần lớn đều là giáo viên trẻ mới ra trường, có 09 giáo viên tập
sự và 15 giáo viên có tuổi nghề dưới 2 năm trong tổng số 57 giáo viên; có bộ môn
chỉ có 2 (Tin học, Sử), môn kỹ thuật nông nghiệp chỉ có 1 giáo viên. Chính vì vậy
Hiệu trưởng gặp nhiều khó khăn nhiều cho khi lựa chọn thành viên để thành lập
Ban kiểm tra GDTL ở các bộ môn này. Một số môn khi đánh giá thực chất chưa
đảm bảo tính chính xác, công bằng, khoa học.
Việc áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm chưa được áp dụng
nhiều ở các bộ môn do đối tượng học sinh vùng sâu việc ý thức đầu tư vào việc học
của các em chưa cao. Ngoài giờ đi học các em vẫn phải làm công việc phụ giúp gia
đình, nên thời gian các em chuẩn bị bài trước hầu như rất ít. Vì thế, việc áp dụng
theo phương pháp mới ít đưa đến hiệu quả cao cho tiết day nên giáo viên hầu hết
chưa dám mạnh dạn áp dụng nhiều trong tiết dạy. Điều này làm cho ban kiểm tra
GDTL cũng thấy được rõ thực tế nên cũng dễ thông cảm, dẫn đến các tiết kiểm tra
GDTL của ban kiểm tra còn mang tính động viên khuến khích, chưa đánh giá thật
sự chính xác.
Đa số tổ ghép, có 05/06 tổ có tổ trưởng thâm niên dưới 10 năm, công tác tổ
trưởng kinh nghiệm còn hạn chế, nên dự giờ chỉ có thể quan sát cách tổ chức lớp và
việc chuẩn bị của giáo viên trong tiết dạy như thế nào, còn về khả năng đánh giá nội
dung chưa mang tính chính xác và khoa học cao, những người dự giờ chưa có khả
năng tư vấn thúc đẩy giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên được
dự giờ.
Đội ngũ giáo viên trẻ là nữ mới lập gia đình, có con nhỏ khá nhiều (hiện nay
có 22/32 đã lập gia đình và có 34 trẻ dưới 05 tuổi), họ không có nhiều thời gian đầu
tư cho việc nâng cao trình độ chuyên môn, thiếu ý chí phấn đấu. Không có nhiều
thời gian nghiên cứu việc áp dụng phương pháp mới sao cho có hiệu quả, nhiều
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
17


giáo viên còn cho rằng học sinh vùng nông thôn trình độ còn yếu nên rất khó để áp
dụng phương pháp mới trong giảng dạy nhất là thảo luận nhóm, về những vấn đề có
tính tư duy cao. Với những suy nghĩ bảo thủ này mà giáo viên chưa dám mạnh dạng
áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy nhiều vì vậy chất lượng giờ dạy trên
lớp của một số giáo viên chưa cao, chưa được cải thiện nhiều gây khó khăn cho ban
kiểm tra trong công việc tư vấn thúc đẩy giáo viên qua tiết dạy.
Mặt khác, vì những lý do như học sinh ở nông thôn, vùng sâu, nhận thức
chưa cao nên năng lực còn yếu kém, thứ hai là do trình độ chuyên môn của một số
thành viên Ban kiểm tra chưa thực sự giỏi và nổi trội so với những người được kiểm
tra. Người được cử đi kiểm tra GDTL của giáo viên có khi không đúng chuyên
môn, có người không xem trước bài khi đi dự giờ nên khâu đánh giá chất lượng còn
nhẹ hoặc chưa chính xác. Chính vì những lý do trên, việc cải tiến kiểm tra giờ dạy
trên lớp của giáo viên là công việc bức xúc và cấp bách đối với lãnh đạo trường
THPT Nguyễn Trường Tộ.
II/PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN
LỚP Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ NĂM HỌC 2010-2011
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra GDTL
1.1 . Thực trạng
Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch kiểm tra GDTL
đồng thời cùng với kế hoạch năm học của trường. Hiệu trưởng chỉ đạo cho phó hiệu
trưởng phụ trách chuyên môn triển khai kế hoạch thực hiện. Các tổ chuyên môn xây
dựng kế hoạch riêng cho từng tổ. Dựa trên những quy định về kiểm tra nội bộ
trường học, hiệu trưởng đề ra kế hoạch dự giờ như sau:
Kiểm tra toàn diện: Số lượng giáo viên được kiểm tra chiếm 1/3 tổng số giáo
viên của tổ và luân phiên cứ 3 năm sẽ kiểm tra 1 lần. Và đây là tiết dự giờ theo định
kỳ nên giáo viên được biết trước và giáo viên sẽ được dự 2 tiết.
Kiểm tra GDTL theo chuyên đề: Số lượng kiểm tra theo dạng máy thường
chiếm hơn 2/3 tổng số giáo viên của tổ, số này được dự 1 hoặc 2 tiết tùy theo đối
tượng. Riêng đối tựng là giáo viên tập sự và giáo viên vừa hoàn thành tập sự dự giờ

4 tiết/năm trong đó có 2 tiết báo trước và 2 tiết đột xuất.
Từ kế hoạch này, hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn dựa vào
phân phối chương trình, kế hoạch thời gian giảng dạy và tình hình thực tế của tổ để
bàn bạc thời gian kiểm tra GDTL, chọn giáo viên dạy, bài dạy và thời gian dạy
trong buổi họp tổ đầu năm. Tất cả những vấn đề trên tổ trưởng đều thể hiện trong kế
hoạch hoạt động của tổ, báo cáo với hiệu trưởng và công khai trên kế hoạch chung
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
18

toàn trường. Dựa vào kế hoạch này, ban kiểm tra GDTL sẽ tiến hành dự giờ của
giáo viên.
Tiết kiểm tra GDTL của ban kiểm tra sẽ được lấy làm kết quả thao giảng dự
giờ của giáo viên cuối năm trong khi đó giáo viên vẫn phải thao giảng 2 tiết/năm
theo quy định chung của trường.
Thời gian thực hiện việc kiểm tra giờ dạy trên lớp: thực hiện theo tháng 09,
10, 11 của học kỳ I và tháng 2-3-4 của học kỳ II.
1.2 . Phân tích
Hiệu trưởng đã thực hiện được việc xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên
lớp ngay từ đầu năm và có kế hoạch kiểm tra GDTL theo đúng quy định về số
lượng giáo viên được kiểm tra. Hiệu trưởng đã có sự phân cấp cho các tổ trưởng
trong việc lập kế hoạch và lên lịch kiểm tra GDLT của giáo viên trong tổ, việc phân
cấp này tạo điều kiện để nâng cao năng lực quản lý của tổ trưởng. Giáo viên được
tự chọn bài dạy, thời gian dạy, lớp dạy, tạo bầu không khí thoải mái trong hội đồng
sư phạm, giáo viên ít chiệu sức ép về tâm lý. Từ đó họ có động lực tìm kiếm
phương pháp dạy học tích cực để áp dụng vào bài giảng, do đó tiết dạy thường đạt
kết quả cao. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra GDTL của hiệu trưởng đạt những yêu
cầu cơ bản, thời gian kiểm tra tương đối hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đảm bảo được nguyên tắc kiểm tra hướng tới

tất cả các đối tượng giáo viên nhằm mục đích đánh giá, tạo tâm thế cho tập thể sự
phạm thường xuyên trau dồi nghiệp vụ, củng cố kiến thức, rèn luyện phương pháp
giảng dạy, tư thế sẵn sàn được kiểm tra. Mặc khác, tạo điều kiện để tất cả giáo viên
tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề.
Tuy nhiên, dù hiệu trưởng xây dựng kế hoạch sớm, nhưng khi triển khai
xuống các tổ và tổ triển khai đến giáo viên vẫn còn chậm trễ. Tổ trưởng chưa xác
định rõ danh sách từng giáo viên được kiểm tra và thời gian kiểm tra chỉ thông báo
chung chung. Trong kế hoạch của tổ, tổ trưởng chưa thể hiện được nội dung, mục
đích, yêu cầu, phương pháp kiểm tra và lực lượng kiểm tra. Qua đó cho thấy hiệu
trưởng chưa sâu sát, chặt chẽ trong công tác kiểm tra GDTL, thiếu kiểm tra kết ảu
công việc khi giao quyền cho các tổ trưởng. Trong kế hoạch, hiệu trưởng triển khai
thời gian kiểm tra chung nhất, chưa xác định rõ thời gian khi bắt đầu và về đến lúc
kết thúc hoạt động kiểm tra GDTL của từng tổ chuyên môn nên còn gây khó khăn
cho các tổ trưởng sắp xếp lịch dự giờ, điều này làm cho việc kiểm tra kéo dài từ học
kỳ I sang học kỳ II.
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
19

Việc cho phép giáo viên tự chọn bài dạy, tiết dạy, lớp dạy cũng vô tình tạo
điều kiện cho các giáo viên chưa có ý thức cao trong việc tự nâng cao bồi dưỡng
chuyên môn thường xuyên, còn mang tính đối phó với việc kiểm tra GDTL hoặc
chạy theo thành tích chỉ chọn bài dạy và lớp dạy dễ. Một số giáo viên chỉ tập trung
đầu tư cho những tiết được kiểm tra, chưa đầu tư thường xuyên cho chuyên môn
đặc biệt là những giáo viên nữ. Điều này làm cho mục tiêu của hoạt động kiểm tra
GDTL chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng được mục tiêu nhằm bồi dưỡng nâng
cao trình độ tay nghề của giáo viên và việc nâng cao chất lượng giảng dạy chưa đi
vào thực chất, chưa đi vào chiều sâu.
1.3 . Đề xuất cải tiến
Ngay từ khi kết thúc năm học trước, hiệu trưởng cần đề xuất với các tổ

trưởng lập danh sách các giáo viên được kiểm tra dự giờ GDTL trong năm học sau
để hiệu trưởng thống nhất những giáo viên được kiểm tra GDTL theo hình thức nào.
Sau đó trong cuộc họp tổ đầu năm các tổ trưởng cho giáo viên đăng ký và thống
nhất lập danh sách gửi hiệu trưởng xem xét và công bố trong cuộc họp đầu năm.
Trong kế hoạch, hiệu trưởng cần hể hiện rõ đối tượng kiểm tra, thời gian kiểm tra,
hình thức kiểm tra và lực lượng kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra GDTL năm học phải được lập thật cụ thể, không được xây
dựng một cách chung chung mà nên thiết kế dưới dạng biểu bảng và dán công khai
ở bảng kế hoạch của văn phòng nhà trường. Có thể thiết kế theo các mẫu sau:
Kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp, năm học 2010 – 2011
Thời gian

Đối tượng
kiểm tra
Tổ
chuyên môn

Nội dung
kiểm tra
Phương pháp
kiểm tra
Lực lượng
kiểm tra
Tháng 09
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp, năm học 2010 – 2011

Thời gian Tiết/ lớp

Giáo viên dạy

Tổ chuyên môn

Tên bàidạy Người dự
Tháng 09
Tháng 10
Tháng ….
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
20

Tháng 3
Tháng 4
Ngoài ra, hiệu trưởng cũng nên chỉ đạo thống nhất trong hội đồng sư phạm và
các thành viên Ban kiểm tra GDTL quan điểm: ngoài tiết dự giờ có báo trước cũng
phải có các tiết dự giờ đột xuất. Việc làm này làm tăng tính chính xác trong việc
đánh giá xếp loại giáo viên, trách việc gió viên chỉ tập trung đầu tư các tiết đã đăng
ký trước, thiếu đầu tư tiết dạy thường xuyên và có hiệu quả. Từ đó hiệu trưởng có
căn cứ chính xác để tìm ra biện pháp tư vấn, uốn nắn, động viên thích hợp đội ngũ
và mục tiêu bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ đạt hiệu quả.
2. Tổ chức kiểm tra GDTL
2.1. Xây dựng lực lượng kiểm tra GDTL
2.1.1. Thực trạng
Về cơ chế kiểm tra GDTL trong năm học 2010 – 2011, ngoài các tiết kiểm tra
theo quy định, hiệu trưởng đã trực tiếp kiểm tra và có phối hợp với phó hiệu trưởng
và các tổ trưởng chuyên môn thực hiện việc kiểm tra GDTL của các giáo viên ở một
số tổ. Hình thức kiểm tra này nhằm giúp hiệu trưởng và lãnh đạo nhà trường nắm

bắt tình hình giảng dạy của giáo viên ở một số bộ môn chính, không nhằm mục đích
đánh giá chất lượng giảng dạy.
Hiệu trưởng đã thành lập ban kiểm tra GDTL gồm có 09 thành viên, trong đó
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, 6 tổ trưởng chuyên môn và 1 trưởng ban kiểm tra
nhân dân. Hiệu trưởng là trưởng ban, phó hiệu trưởng là phó ban, các thành viên
còn lại là các ủy viên. Đa số thành viên trong ban kiểm tra GDTL đều có thâm niên
trong giảng dạy và có uy tín với đồng nghiệp, nhạy bén trong công việc.
Hiệu trưởng đã từng tham gia làm cộng tác viên thanh tra của Sở giáo dục,
có một số kinh nghiệm trong việc đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên. Ngoài ra
hiệu trưởng nắm rõ về các hướng dẫn trong công tác kiểm tra, và phần lớn thành
viên của ban kiểm tra đều biết được phần việc của mình. Khi tham gia dự giờ, đa số
các thành viên được phân công đều ghi chép cẩn thận, quan sát toàn bộ hoạt động
thực hiện trên lớp của giáo viên, nhận xét được từng ưu, khuyết điểm cụ thể. Một số
thành viên Ban kiểm tra có thực hiện công tác thúc đẩy tư vấn đạt hiệu quả.
2.1.2. Phân tích
Nhìn chung, về cách tổ chức xây dựng kế hoạch và việc thành lập ban kiểm
tra GDTL của hiệu trưởng đều đi đúng trình tự và đúng yêu cầu. Tuy nhiên vẫn còn
một số hạn chế như sau:
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
21

Do trường mới thành lập nên đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, các tổ trưởng
chuyên môn chưa có nhiều kinh nghiêm, năng lực chuyên môn chỉ nhĩnh hơn chút ít
so với các giáo viên còn lại, đôi khi chưa thật sự thuyết phục, chưa có những “cây
đa-cây đề” trong chuyên môn. Ngoài ra, việc dự giờ không đúng chuyên môn của
thành viên Ban kiểm tra do thiếu hụt lực lượng và không bố trí thời gian để những
người dự đúng chuyên môn; ví dụ chuyên môn Văn, Toán, Lý đi dự giờ môn kỷ
thuật nông nghiệp, Tin học chỉ có thể đánh giá được các bước thực hiện giờ dạy,
phương pháp, chưa đánh giá sâu về chuyên môn. Ban kiểm tra chỉ có thể đánh giá

được các phương pháp, phương tiện tổ chức, còn về nội dung thì khó có thể đánh
giá được. Vì thế công tác tư vấn thúc đẩy không thực hiện được, nếu có cũng không
thể đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân của tình trạng trên là do theo suy nghĩ chỉ chọn
những giáo viên đứng đầu trong tổ tham gia kiểm tra GDTL không quan tâm nhiều
đến kinh nghiệm chuyên môn vì dù là tổ trưởng nhưng chưa hẳn có năng lực
chuyên môn cao, thứ hai là do vẫn còn thiếu giáo viên cốt cán ở một số môn như kỷ
thuật nông nghiệp chỉ có 1 giáo viên còn môn Sử, Tin chỉ có 2 giáo viên trên môn.
Mặt khác hiệu trưởng chưa dám mạnh dạn thay đổi suy nghĩ, chưa mời chuyên gia
tham gia kiểm tra HDTL của giáo viên do thiếu kinh phí.
2.1.3. Đề xuất cải tiến
Việc phân cấp trong công tác quản lý là rất tốt, điều đó không những giúp
cho hiệu trưởng chia sẽ được công việc với cấp dưới mà còn góp phần nâng cao vai
trò, trách nhiệm của các tổ trưởng chuyên môn. Tuy nhiên, đối với các môn có ít
giáo viên thì hiệu trưởng hay cả phó hiệu trưởng chuyên môn cũng nên trực tiếp dự
giờ để nắm bắt thực tế giảng dạy của giáo viên, có ý kiến tư vấn thúc đẩy để gió
viên tự rèn luyện, khẳng định tay nghề đồng thờ hạn chế tình trạng đối phó, hình
thức, không đạt hiệu quả cao. Từ đó làm cho công tác kiểm tra chưa đáp ứng được
yêu cầu và mục tiêu.
Đối với các tổ trưởng chưa có tay nghề cao, hiệu trưởng nên mạnh dạn cử
một giáo viên khác thay vì là tổ trưởng hoặc mời chuyên gia ở những trường lân
cận. Ngoài ra, trong ban kiểm tra phải có ít nhất 02 giáo viên trên một bộ môn đối
với những môn có lực lượng mạnh.
Hiệu trưởng báo cáo tình hình giáo viên của trường với phòng GDTrH của Sở
và đề xuất việc Sở giáo dục cử đoàn thanh tra chuyên môn đến nhà trường để kiểm
tra theo kế hoạchhoặc kiểm tra đột xuất GDTL của giáo viên đối với những môn có
số lượng giáo viên ít, không có cốt cán trong chuyên môn. Qua đó, nâng cao việc
đánh giá, tư vấn, thúc đẩy đạt hiệu quả.
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
22


2.2. Xây dựng chuẩn kiểm tra
2.2.1. Thực trạng
Khi xây dựng chuẩn kiểm tra, Trường chỉ là căn cứ chủ yếu vào hướng dẫn
trong công tác kiểm tra của Bộ giáo dục và Đào tạo được quy định tại 10227/THPT
ngày 11/9/2001 hướng dẫn đánh giá xếp loại và dự giờ dạy ở bậc trung học. Đánh
giá xếp loại theo các mặt sau: Nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, kết quả
với 10 yêu cầu cụ thể chứ không xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy riêng cho trường.
Chuẩn được in ra thành phiếu dự giờ để người dự giờ dựa vào chuẩn và cho
điểm và tất cả giáo viên đều được biết, nắm nội dung chuẩn.
Trong khi đó, yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách đánh
giá theo chương trình mới phân ban có một số mặt chưa được cập nhật hoặc không
còn phù hợp theo chuẩn đánh giá cũ được quy định theo 10227/THPT.
2.2.2. Phân tích
Hiệu trưởng căn cứ vào chuẩn của Bộ, đánh giá, xếp loại của giáo viên là
đúng khi chưa có sự thay đổi về chuẩn đánh giá tiết dạy mới thay thế. Tuy nhiên,
tùy vào đặc thù của trường mà lãnh đạo trường nên soạn ra chuẩn kiểm tra phù hợp
với đặc thù của trường. Ngoài ra trong đánh giá vẫn chưa có sự thống nhất giữa các
thành viên; có người thì quá khắt khe, có người thì chỉ xuề xòa cho qua, do đó dẫn
đến đánh giá đôi khi thiếu công bằng hoặc thiếu chính xác.
Căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy của Bộ giáo dục phần đánh giá kết
quả học tập của học sinh mà ban kiểm tra cứ máy móc lấy kết quả kiểm tra học sinh
vào cuối tiết học thì giáo viên khó có thể đạt được tiết dạy giỏi vì đặc thù đây là học
sinh nông thôn có chuẩn đầu vào thấp, khả năng tự học ở nhà không yếu, các em
còn yếu một số môn quan trọng trong đó có môn Toán, Văn, Anh văn.
Việc đánh gía các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên chuẩn
bị bài giảng trình chiếu thay chi viết bảng, học sinh thấy mới nhiều khi không chép
bài hoặc có những em chỉ chăm chú chép cho kịp bài trình chiếu của giáo viên.
Chuẩn đánh gía những tiết dạy như trên trường chưa xây dựng và hiện tại cũng chưa
có các văn bản hường dẫn từ cấp trên về đánh giá tiết dạy mới.

Đề xuất cải tiến
Hiệu trưởng cần phối hợp với phó hiệu trưởng chuyên môn và các tổ trưởng
soạn thảo, xây dựng lại chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên trên cơ sở văn bản quy
định do Bộ giáo dục ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường ngay từ
đầu năm học và có bổ sung điều chỉnh hợp lý vào cuối học kỳ hoặc đầu năm sau.
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
23

Sau khi đã xây dựng chuẩn đánh giá mới, hiệu trưởng công bố cho toàn thể
giáo viên biết và nên tổ chức dạy một số tiết và đánh giá theo chuẩn mới ở một số
lớp có học lực tương đối yếu, lớp trung bình và lớp khá. Mời một số thành viên của
ban kiểm tra và giáo viên cùng dạy bộ môn về dự. Sau đó phân tích tiết dạy, đối
chiếu với chuẩn đánh giá mới, rút kinh nghiệm, tạo sự thống nhất trong ban kiểm
tra. Mặt khác, hiệu trưởng cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao dần tay nghề, giúp
giáo viên tự điều chỉnh, tự đánh giá tiết dạy của mình theo chuẩn mới. Khi thiết kế
bài giảng, giáo viên đầu tư nội dung, lựa chọn phương pháp tối ưu để thể hiện bài
dạy có hiệu quả và đạt những yêu cầu theo chuẩn. Những giáo viên có ý thức phấn
đấu sẽ tự trao dồi nghiên cứu để phù hợp với chuẩn kiểm tra của trường, như vậy sẽ
đạt được mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp.
Hiệu trưởng cần thống nhất với các thành viên ban kiểm tra về những yêu cầu
cụ thể khi đánh giá tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, tiết dạy có thảo luận
nhóm, việc kiểm tra kiến thức học sinh sau tiết dạy, kiểm tra bổ sung hồ sơ, việc
đánh giá động viên những giáo viên tạo nguồn để thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh…
2.3. Phân cấp trong kiểm tra
2.3.1. Thực trạng
Từ đầu năm học, hiệu trưởng đã chỉ đạo cho các tổ trưởng lập danh sách các
giáo viên đến hạn được kiểm tra căn cứ vào hồ sơ lưu của các năm qua theo một
trong số các bảng mẫu trên. Khi thực hiện, tổ trưởng chỉ đưa lên danh sách và tổ
chức thời gian, còn giáo viên được dự giờ thì tự chọn tiết dạy để đăng ký, sau đó

hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng sắp xếp cùng dự kiểm tra GDTL với tổ trưởng,
giáo viên bộ môn và thành viên trong ban kiểm tra.
Trên tinh thần hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng sẽ cùng dự với ban kiểm tra,
nhưng trên thực tế Hiệu trưởng và các phó hiệu trường ít tham gia dự giờ của giáo
viên, công việc chỉ giao cho tổ trưởng và Ban kiểm tra thực hiện, sau đó báo cáo lại
cho lãnh đạo.Công việc hàng năm vẫn diễn tra nên các tổ trưởng và thành viên Bna
kiểm tra ít gặp khó khăn trong việc thực hiện.
2.3.2. Phân tích
Việc phân cấp trong công tác kiểm tra là tốt vì qua đó có thể đề cao được vai
trò của các tổ trường và thành viên Ban kiểm tra. Tuy nhiên hiệu trưởng nên có biện
pháp chỉ đạo chặt chẽ hơn, cần có kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong
quá trình phân cấp quản lý.
Các thành viên trong ban kiểm tra tuy có một số kinh nghiệm trong giảng
dạy, tuy nhiên họ vẫn chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh kiểm tra, hầu hết họ
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
24

chỉ thực hiện công việc quan sát tiết dạy, đánh giá tiết dạy mà ít chú ý đến việc phân
tích, tư vấn thúc đẩy sau khi kiểm tra GDTL đối với gió viên được kiểm tra.
2.3.3. Đề xuất cải tiến
Đối với các tiết kiểm tra để đánh giá tiết dạy của giáo viên thì ban kiểm tra
nên chỉ định rõ thời gian dạy, tiết dạy, bài dạy lớp dạy cho giáo viên được kiểm tra
để có thể nắm được điểm mạnh điểm yếu hay mức độ tiến bộ của giáo viên trong
năm qua, tránh được tình trạng đối phó, chiếu lệ. Từ đó có kế hoạch tư vấn thúc đẩy
phù hợp, hỗ trợ cho hiệu trưởng trong công tác đề bạt, phân công, sắp xếp công việc
đạt hiệu quả cao hơn.
Đối với các môn có tổ trưởng có nhiều kinh nghiệm và có nhiều uy tín trong
công tác thì hiệu trưởng có thể phân cấp cho các tổ trưởng này toàn quyền phụ trách
công tác kiểm tra GDTL chỉ báo cáo cho hiệu trưởng kết quả kiểm tra giờ dạy theo

từng thời điểm cụ thể như cuối kỳ, cuối năm hoặc khi có yêu cầu của hiệu trưởng.
Ngược lại, đối với các bộ môn có ít giáo viên hay tổ trưởng còn non tay nghề hoặc
đối với các giáo viên chưa thật sự có sự tiến bộ thì hiệu trưởng nên sắp xếp công
việc để trực tiếp dự giờ để nắm bắt tình hình một cách chính xác. Từ đó có kế hoạch
bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho các giáo viên này hoặc có hình thức động viên,
khen ngợi, tư vấn phù hợp hơn nhằm đưa công việc giảng dạy của trường ngày một
tiến bộ.
2.4. Xây dựng chế độ kiểm tra
2.4.1. Thực trạng
Về thời gian kiểm tra như trên là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, hiệu trưởng
cần xem xét có một chế độ bồi dưỡng cho các thành viên kiểm tra GDTL.
Về thành phần ban kiểm tra tương đối phù hợp nhưng hiệu trưởng vẫn cần
mạnh dạn hơn trong việc chọn những thành viên có năng lực và uy tín hơn không
nhất thiết phải là tổ trưởng.
2.4.2. Phân tích
Thời gian tổ chức kiểm tra của trường thường diễn ra đồng thời cùng lúc với
nhiều hoạt động như: thao giảng dự giờ, thanh tra của Sở giáo dục, thi giáo viên giỏi
trường, tỉnh. Ngoài ra, vẫn còn các phong trào đi kèm theo các tháng như thi kiểm
tra chất lượng giữa học kì, lễ 20/11, lễ 26/3. Do đó gây rất nhều khó khăn cho giáo
viên trong việc chuẩn bị nhiều công việc cùng lúc.
2.4.3. Đề xuất cải tiến
Hiệu trưởng nên có hình thức bồi dưỡng các thành phần trong bài kiểm tra
GDTL về chuyên môn nghiệp vụ như những quy định khi đi dự giờ phải nghiên cứu
Bài tổng thu hoạch: Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của gíao viên năm học 2010-2011
Phạm Thi Nhân Lớp CBQL THPT K24
25

nội dung bài dạy, tìm hiểu tình hình lớp dạy, dự kiến trước những vần đề cần kiểm
tra khi dự giờ, phân tích trước giờ dạy, quy trình phân tích tiết dạy và công tác tư
vấn thúc đẩy có hiệu quả.

Hiệu trưởng nên có chế độ quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ để bồi
dưỡng, khen thưởng phù hợp cho các thành viên trong ban kiểm tra nhằm thực hiện
đúng chế độ chính sách để động viên những người hoàn thành tốt công việc được
giao.
3. Chỉ đạo công tác kiểm tra GDTL
3.1. Thực trạng
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra từ đầu năm học. Các tổ
trưởng lập danh sách giáo viên được kiểm tra theo nội dung được yêu cầu và báo
cáo cho hiệu trưởng. Danh sách giáo viên được kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo
định kỳ phải được công bố công khai ở bảng thông báo của phòng hội đồng ngay từ
đầu năm học. Danh sách này được tổ trưởng triển khai và thông báo cho các giáo
viên trong tổ nắm ngay từ cuộc họp tổ đầu năm. Thời gian dạy do hiệu trưởng quy
định, còn tiết dạy, bài dạy, lớp dạy là do giáo viên đăng ký sau. Ban kiểm tra sẽ căn
cứ theo thông báo của ban giám hiệu và kế hoạch của các tổ để sắp xếp thời gian dự
giờ.
Hiệu trưởng triển khai đầy đủ và cụ thể 5 quy trình dự giờ cho thành viên ban
kiểm tra năm gồm: chuẩn bị dự giờ, quan sát giờ dạy trên lớp, phân tích giờ dạy,
trao đổi với giáo viên và lưu hồ sơ. Tuy nhiên một số thành viên vẫn chưa thực hiện
đúng theo các quy trình này.
Hiệu trưởng hầu như chỉ dừng lại ở công việc lên kế hoạch kiểm tra, thành
lập ban thanh tra và chỉ đạo cho phó hiệu trưởng chuyên môn chỉ đạo các tổ thực
hiện. Ngoài ra, hiệu trưởng chưa quan tâm nhiều đến quy trình thực hiện công việc
kiểm tra của các thành viên trong ban kiểm tra. Người đi dự giờ kiểm tra GDTL
chưa thấy rõ được tầm quan trọng của việc tư vấn, thúc đẩy.
Các thành viên trong ban kiểm tra dù đã nắm được quy trình dự giờ do hiệu
trưởng phổ biến, nhưng hầu như họ chỉ theo sự phân công đến giờ thì đến lớp dự,
họ chưa quan tâm đến khâu chuẩn bị dự giờ như nghiên cứu trước bài dạy, quan sát
trước lớp dạy. Một số thành viên ban kiểm tra khi nhận xét tiết dạy còn nhận xét
mang tính chủ quan, áp đặt nhất là những tiết dạy của các giáo viên mới. Việc hội ý
để đưa ra ý kiến chung ở khâu tư vấn là chưa thật sự được chú ý đến mà mỗi người

cứ nói theo quan điểm của riêng mình, nhất là đối với các giáo viên dạy chéo môn.

×