Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

SKKN: Công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên tại trường THCS & THPT Bàu Hàm năm học 2012-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.9 KB, 32 trang )













SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÔNG TÁC KIỂM TRA GIỜ DẠY
TRÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN TẠI
TRƯỜNG THCS & THPT BÀU HÀM
NĂM HỌC 2012-2013



I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lí. Không có
kiểm tra thì quản lí không có hiệu quả. Kiểm tra là một hoạt động nghiệp vụ
mà người quản lí ở bất kì cấp nào, bất kì ngành nghề nào cũng phải thực hiện,
để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra, trên thực tế đã đạt được đến đâu và
như thế
nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, hỗ trợ, giúp đỡ, uốn nắn
và điều chỉnh kịp thời, nhằm thúc đẩy các cá nhân làm việc tốt hơn, các tổ
chức phát triển và đạt hiệu quả cao hơn.
Kiểm tra giúp nhà quản lí thu thập thông tin về hoạt động của đối


tượng quản lí, nâng cao trách nhiệm cấp dưới, phát hiện sai sót, lệch lạc để
điều chỉnh k
ịp thời, phát hiện những gương tốt, kinh nghiệm tốt để nhân
rộng, phát hiện những khả năng tiềm lực của đơn vị chưa được tận dụng.
Ngoài ra, kiểm tra còn giúp nhà quản lí nhận rõ kế hoạch, việc chỉ đạo, việc
điều hành của mình có khoa học hay không, có khả thi hay không, từ đó có
biện pháp điều chỉnh để nâng cao hiệu quả quản lí. Vì thế, có thể kh
ẳng định
rằng: “ Quản lí mà không có kiểm tra thì coi như không quản lí”.
Kiểm tra nội bộ trường học thật sự là công cụ sắc bén, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lí nhà trường, là một trong các yếu tố quyết định đến chất
lượng đào tạo của nhà trường. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra kịp thời, chính
xác sẽ giúp lãnh đạo nhìn thấy được thực trạng dạy học c
ủa nhà trường, từ đó
điều chỉnh các biện pháp quản lí cho phù hợp, nâng cao chất lượng giáo dục
cho toàn trường. Hồ Chủ tịch đã nói: “ Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu
đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp muời, gấp trăm lần”.
Trong trường phổ thông, hoạt động dạy – học đóng vai trò then chốt và
giữ vị trí trung tâm trong mọi hoạt động c
ủa nhà trường. Hoạt động dạy – học
chiếm hầu hết thời gian và khối lượng công việc của thầy và trò trong suốt
năm học đồng thời quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Hoạt động
dạy học phụ thuộc rất nhiều vào việc giảng dạy của giáo viên và học sinh trên
lớp, vì thế việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên là nhiệ
m vụ trọng tâm
của người lãnh đạo trong công tác quản lí.
Tại Trường THCS & THPT Bàu Hàm, công tác kiểm tra giờ dạy trên
lớp của giáo viên được Hiệu trưởng rất quan tâm và thực hiện thường xuyên,
phân công trách nhiệm chính cho bản thân tôi – phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn. Công tác kiểm tra này đã đạt được một số thành quả nhất định,

tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế, các đánh giá đôi khi còn thiếu khách quan,
chính xác, từ công tác kiểm tra đánh giá chưa thực sự
đưa ra được các giải
pháp thúc đẩy công tác giảng dạy do đa số giáo viên trong trường còn trẻ về
tuổi đời lẫn tuổi nghề.
Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác tổ
chức kiểm tra, từng bước đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một
đi lên, tôi quyết định chọn đề tài “Công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo
viên tại trường THCS & THPT Bàu Hàm năm họ
c 2012-2013” nhằm tìm
hiểu và phân tích thực trạng công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên
tại Trường THCS & THPT Bàu Hàm năm học 2012-2013, từ đó rút ra bài


học kinh nghiệm và đề xuất những biện pháp nhằm cải tiến công tác kiểm tra
giờ dạy trên lớp của giáo viên nói riêng, công tác quản lí nhà trường nói
chung.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lí luận:
1.1. Một số khái niệm:
1.1.1. Kiểm tra:
- Tra xét kỹ lưỡng xem có đúng hay không. (Theo Từ điển Tiếng Việt –
NXB KHXH 1997)
- Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. (Theo Từ điển Tiếng
Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng Trung tâm dử điển học Hà Nội – Đà Nẵng
1998 – Hoàng Phê chủ biên)
- Quan sát và kiểm nghiệm sự phù hợp của quá trình hoạt động của
khách thể với các quyết định quản lý đã lựa chọn, xác định kết quả tác động
của chủ thể đến khách thể, xác định những sai lệnh so với yêu cầu quyết định

quản lý so với các nguyên tắc tổ chức và điều hoà đã áp dụng. (Theo
V.G.Afanxep “Con người trong quản lý xã hội” Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội)
- Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bả
n của quản lý. Đó là
công việc – hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng
phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt
được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp
đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ ch
ức phát triển.
(Theo Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Mai – Giảng viên trường Cán bộ quản lý Giáo
dục Thành phố Hồ Chí Minh).
1.1.2. Kiểm tra nội bộ trường học:
- Là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện
dạy học trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp
giáo dục nói chung, phát triển nhà trường và người giáo viên nói riêng.
- Người quản lí phả
i nắm chắc được nội dung kiểm tra, các công việc
yêu cầu của nhiệm vụ kiểm tra, quy trình kiểm tra các văn bản pháp lý liên
quan đến hoạt động kiểm tra nội bộ trường, từ đó kết hợp với kinh nghiệm
thực tiễn, mà tổ chức công tác kiểm tra nội bộ theo đúng quy trình và có ý
thức cải tiến hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.
1.1.3. Giờ dạy trên lớ
p:
- Là một khâu trong quá trình dạy học được kết thúc trong khuôn khổ
nhất định về thời gian theo quy định của kế hoạch dạy học. Do đó, trong mỗi
giờ lên lớp, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh điều
thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy
học đó là mụ
c đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy

học. Giờ dạy trên lớp thể hiện trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và tinh
thần trách nhiệm của mỗi giáo viên.
- Giờ dạy là yếu tố quan trọng cơ bản, có tính chất quyết định kết quả
đào tạo giáo dục của nhà trường, mang tính chất bắt buộc đối với mọi học


sinh trên cơ sở chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, giờ học
chiếm phần lớn thời gian của quá trình đào tạo.
1.1.4. Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên:
Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên là một trong những nội dung
nằm trong kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Kiểm tra giờ
dạy trên lớp là xem xét và đánh giá kiến thức, kĩ năng vậ
n dụng phương pháp
giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Qua đó, người quản lí có kế hoạch bồi
dưỡng, thúc đẩy cho giáo viên được kiểm tra và cho cả đội ngũ của mình.
1.2. Nguyên tắc kiểm tra:
- Người quản lí cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản trong kiểm tra giờ
dạy trên lớp, đồng thời cũng phải tạo điều kiện để giáo viên hiểu rõ những
nguyên tắc này, nhằm tạo
được tính hợp tác, không khí lành mạnh trong tập
thể, từ đó công việc kiểm tra sẽ dễ tiến hành và đạt hiệu quả cao.
* Kiểm tra phải chính xác và khách quan:
Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản
ánh thực trạng giờ dạy trên lớp của giáo viên, tránh định kiến, suy diễn cũng
như tránh hình thức giả tạo.
* Kiểm tra phải có hiệu quả:
- Kiểm tra không phả
i là “vạch lá tìm sâu” hay “bới lông tìm vết”, mà
kiểm tra phải thể hiện sự giúp đỡ, tư vấn, thúc đẩy công việc thực hiện được
tốt hơn. Đặc biệt, trong giáo dục còn phải kể đến tính hiệu quả giáo dục trong

kiểm tra.
- Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý, nhờ
những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động
của các c
ấp quản lý trong nhà trường.
* Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời:
Kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của nhà quản lý nên
phải thực hiện thường xuyên, không phải khi có vấn đề mới kiểm tra.
* Kiểm tra phải công khai:
Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên thu hút
các cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra
bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà
tr
ường. Đối với kiêm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, nguyên tắc này đòi
hỏi biến quá trình kiểm tra bên ngoài của các cấp quản lý thành quá trình tự
kiểm tra, kiểm soát của mỗi giáo viên trong giờ dạy của mình.
1.3. Nhiệm vụ kiểm tra:
Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên phải thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
* Kiểm tra: Xem xét việc thực hiện giờ dạy trên lớp của giáo viên được kiể
m
tra theo các quy định đã được đề ra trong các văn bản quy phạm pháp luật và
các hướng dẫn về hoạt động dạy học trên lớp của các cấp quản lý.
- Công việc: xem xét các nhiệm vụ mà giáo viên được giao, xem xét hồ
sơ chuyên môn của giáo viên, dự giờ dạy của giáo viên, kiểm tra chất lượng
của học sinh, xem xét mức độ tiến bộ của học sinh, thu thập các ý kiến về


giáo viên qua tổ chuyên môn, đồng nghiệp , tổng hợp các thông tin, nhận xét
sơ bộ, đối chiếu những yêu cầu, tiêu chuẩn, những quy định.

- Đối với ban kiểm tra phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được
và chưa làm được của giáo viên.
- Đối với giáo viên phải cảm thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của
ban kiểm tra, xem kiểm tra là một nhu cầu để giúp bản thân thực hiện nhiệm
v
ụ ngày càng tốt hơn.
* Đánh giá: Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện giờ dạy trên lớp
của giáo viên theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy trên lớp, phù hợp với
bối cảnh và đối tượng để xếp loại giờ dạy trên lớp của giáo viên.
- Công việc: nghiên cứu đánh giá xếp loại giáo viên, cụ thể hoá các chỉ
tiêu đánh giá cho phù hợp, nghiên cứu các h
ồ sơ kiểm tra trước đây, phân tích
định tính, định lượng các dữ kiện, các sự kiện quan sát được, các thông tin
thu được khi kiểm tra để xác định mức độ đạt được của giáo viên, đối chiếu
với chuẩn để xếp loại.
- Đánh giá phải khách quan, chính xác, công bằng có định hướng,
khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của giáo viên.
* Tư vấn: Nêu được nhận xét, gợi ý giúp cho giáo viên th
ực hiện tốt hơn
nhiệm vụ giảng dạy của mình.
- Công việc: phân tích rõ nguyên nhân, chọn và sắp xếp các vấn đề cần
trao đổi, kiến nghị với giáo viên. Dự kiến nội dung, phương pháp trao đổi.
Chỉ cho giáo viên những chỗ chưa hợp lý về mặt kiến thức lẫn phương pháp
giảng dạy.
- Các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi. Cách góp ý phải chân thành,
nhằm góp phần nâng cao ch
ất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên.
* Thúc đẩy: Là hoạt động khích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm
giảng dạy tốt cho giáo viên, những định hướng mới và kiến nghị với các cấp
quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên, góp

phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
- Công việc: phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tố
t cho giáo viên,
động viên khuyến khích giáo viên thực hiện nhiệm vụ. Phổ biến những kinh
nghiệm tốt khác cho giáo viên tham khảo.
- Đồng thời cũng phát hiện ra những thiếu sót, đưa ra những kiến nghị
để giáo viên khắc phục, phát hiện ra những khó khăn khách quan để kiến nghị
với nhà trường tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy.
- Các kiến nghị phải cụ thể, kh
ả thi xuất phát từ thực tế đã quan sát
trong quá trình kiểm tra và trao đổi với giáo viên nhằm phát huy nội lực, tạo
điều kiện, tạo sự tự tin và tìm ra những định hướng mới cho giáo viên phát
triển.
1.4. Nội dung kiểm tra:
- Dự giờ, quan sát, ghi chép hoạt động giảng dạy của giáo viên trên
lớp. Chú ý đến nội dung kiến thức, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp
dạy học, sử dụ
ng đồ dùng dạy học, phân phối thời gian cho tiết học. Kiểm tra
trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên một cách chính xác, đầy đủ, đánh
giá đúng trình độ tay nghề của giáo viên.


- Xem xét hoạt động của học sinh trong tiết, thái độ học tập của học
sinh, việc chuẩn bị bài ở nhà, việc tham gia ý kiến đóng góp cho bài học.
Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh.
- Xem xét không khí tiết học, quan sát cách giao tiếp ứng xử, mối quan
hệ giữa thầy – trò, mối quan hệ giữa các học sinh trong suốt tiết học.
1.5. Phương pháp kiểm tra:
a. Phương pháp phân tích tài liệu, s
ản phẩm:

Phương pháp này cho phép kiểm tra viên hình dung lại quá trình hoạt
động của đối tượng kiểm tra. Người kiểm tra có thể phân tích nhiều loại tài
liệu, sản phẩm khác nhau trong quá trình kiểm tra. Chẳng hạn như người
nghiên cứu hồ sơ sổ sách liên quan đến hoạt động dạy học của giáo viên như
kế hoạch giảng dạy của bộ môn, giáo án, sổ chủ nhiệm, các loại biên bản, sổ
giao ban, các bản s
ơ kết, tổng kết, vở ghi của học sinh, sổ điểm, bài kiểm tra
của học sinh, đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên
b. Phương pháp dự giờ, quan sát:
- Đây là phương pháp quan trọng nhất của kiểm tra. Quan sát nhằm
mục đích chuyên môn là sự tập trung tâm trí của mình theo những nguyên tắc
vào những vấn đề nhất định. Quan sát là hoạt động khác hẳn với việc trông
thấy. Trong kiểm tra, quan sát nhằ
m thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra,
trong đó việc phát hiện các điểm không phù hợp, các điểm bất thường.
- Quan sát phải có mục đích, kế hoạch và hệ thống, lựa chọn đúng đắn
đối tượng quan sát. Để kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, thì người
kiểm tra sẽ quan sát giờ dạy trên lớp của giáo viên thông qua dự giờ. Trong
phương pháp này có thể sử dụng các phương ti
ện nghe nhìn nên người kiểm
tra phải có kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật, nhưng điều quan trọng là
phải có sự tinh tế sư phạm cần thiết.
c. Phương pháp tác động trực tiếp đối tượng:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu: phỏng vấn gián tiếp thông qua việc
hỏi đáp trên giấy. Có thể kết hợp 2 loại anket đóng và mở.
- Phươ
ng pháp phỏng vấn, trao đổi, nghe báo cáo: đặt câu hỏi, lắng
nghe, khơi gợi ý kiến người được kiểm tra, mục đích là thu nhận thông tin
càng nhiều càng tốt những vấn đề cần quan tâm. Những câu hỏi nên sử dụng
nên là câu hỏi mở, tránh câu hỏi mang tính dẫn dắt. Người kiểm tra cần có kỹ

năng lắng nghe, không để những cảm xúc chi phối quá trình trao đổi.
- Kiểm tra (miệng, viết): người kiểm tra có thể tiế
n hành kiểm tra vấn
đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành đối với học sinh về môn học nào đó
bằng cách chọn xác suất học sinh ở các trình độ khác nhau. Kiểm tra kiến
thức cơ bản theo yêu cầu tối thiểu, có câu hỏi phụ đề xác định học sinh khá –
giỏi. Sau đó chấm bài, phân tích kết quả.
1.6. Hình thức kiểm tra:
Các hình thức kiểm tra rất phong phú có thể phân loại dựa theo các dấu
hiệu sau: theo th
ời gian, theo nội dung, theo phương pháp, theo số lượng của
đối tượng kiểm tra, theo thời điểm thực hiện việc kiểm tra.
* Dự giờ báo trước:


Nhằm xem xét năng lực cao nhất của giáo viên sau khi đã có đã có
những điều kiện chuẩn bị thể hiện trong giờ lên lớp.
* Dự giờ đột xuất:
Người quản lí dự giờ theo kế hoạch riêng của bản thân, hình thức này
cho phép xác định rõ người giáo viên chuẩn bị bài dạy như thế nào, lớp học
đã hoạt động ra sao trong thời gian bình thường. Để tránh sự căng thẳ
ng về
mặt tâm lý, người quản lí phải “bình thường hoá” việc dự giờ của mình một
cách thân thiện và tạo ra không khí thoải mái “sẵn sàng” được dự giờ ở mỗi
giáo viên.
* Dự giờ theo đề tài:
Người quản lí dự một chu trình các bài giảng về một chương trình hay
một phần của chương của một giáo viên nào đó nhằm nghiên cứu toàn diện
hệ thống làm việc của giáo viên. Hình thức này cho phép xác
định mặt mạnh,

mặt yếu của giáo viên, đưa ra lời khuyên đối với giáo viên để hoàn thiện tay
nghề sư phạm. Hình thức này cần thiết khi muốn tìm hiểu công tác giảng dạy
của giáo viên mới, cho phép xác định chính xác các nguyên nhân thực chất
của một vài khuyết điểm mà giáo viên mắc phải, hình thức này cũng nhằm
nghiên cứu khinh nghiệm tiên tiến.
* Dự các giờ lên lớp song song:
Hiệu trưởng có thể dự
các giờ lên lớp của hai hay nhiều giáo viên dạy
cùng khối về một đề tài. Khi đi dự nên có mặt của giáo viên có giờ song
song. Nhờ phương pháp song song này người quản lí có thể so sánh đánh giá
các giáo viên một cách khách quan, công bằng. Từ đó khuyến khích việc học
tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.
* Dự các giáo viên khác nhau dạy cùng một lớp:
Nhằm xem xét, so sánh mối quan hệ giữa các giáo viên khác nhau với
cùng một đối tượng học sinh trong cùng m
ột lớp.
* Dự giờ có mục tiêu và mời chuyên gia cùng dự:
Chuyên gia thường là cán bộ chỉ đạo chuyên môn và cán bộ thanh tra
chuyên môn của Sở Giáo dục, khi xuất hiện một sự hoài nghi nào đó và khi
muốn nghiên cứu sâu hơn về một phương pháp mới, người quản lí nên đề
nghị những người đã có nghiên cứu sâu hơn để rút kinh nghiệm về vấn đề đó.
1.7. Quy trình kiểm tra:
Hiệu trưởng tổ chứ
c kiểm tra giờ dạy trên lớp thông qua việc thực hiện
các chức năng quản lý:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra
- Tổ chức kiểm tra
- Chỉ đạo kiểm tra
- Tổng kết và điều chỉnh.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

2. 1. Xác định thực trạng, đặc điểm tình hình nhà trường:
2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội, dân cư trên địa bàn:
- Huyện Trảng Bom là mộ
t huyện công nghiệp chiếm tỷ lệ cao, ở gần
sát thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai;


- Toàn huyện có 16 xã, một thị trấn, 4 khu công nghiệp, 6 cụm công
nghiệp dân số tạm cư nhiều; tình hình kinh tế, chính trị đang trên đà phát
triển tốt;
- Trường THCS&THPT Bàu Hàm mới được thành lập theo Quyết định
số: 1812/QĐ-UBND ngày 27/6/2007 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai
và được tọa lạc trên địa bàn ấp Tân Hợp, xã Bàu Hàm, một xã vùng sâu vùng
xa của huyện, trên 75% dân số là người dân tộc Hoa, là xã có tỷ lệ hộ nghèo
cao nhất huyện, ngườ
i dân chủ yếu làm nông, do vậy đời sống kinh tế của
nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn nhiều hủ tục lạc hậu,
còn có tư tưởng “trọng nam”, người dân có xu hướng cho con học tiếng Hoa,
không chú trọng học tiếng Việt;
- Trên địa bàn huyện có trường Đại học Lâm Nghiệp cơ sở 2; 02
trường cao đẳng (Cao đẳng Thủy lợi; Cao đẳng Vinatex), 08 trường THPT
trong đó 01 trường Dân tộc nội trú tỉnh; 03 tr
ường THPT công lập và 04
trường THPT tư thục, ngoài ra còn có Trung tâm giáo dục thường xuyên,
trong khi đó số học sinh tốt nghiệp THCS hằng năm đang có chiều hướng
giảm; do vậy học sinh đăng ký dự tuyển vào 10 của nhà trường thường không
đủ chỉ tiêu (nhận 100% HS dự tuyển), vì thế chất lượng học sinh vào trường
rất thấp;
- Mặt bằng chất lượng của học sinh phổ thông trong khu vực rất thấp;
tỷ lệ học sinh khá giỏi hầu như không có;

- Cán bộ, giáo viên có hộ khẩu địa phương tỷ lệ rất thấp (1,5%), chủ
yếu giáo viên ngoài tỉnh, trên 70% cán bộ giáo viên phải ở nhà trọ trong khi
đó đời sống còn gặp nhiều khó khăn, do vậy thiếu tính ổn định, nhiều giáo
viên xin nghỉ việc, chuyển công tác, một số giáo viên xin đi học để chuyển
vùng…
2.1.2. Cơ sở vật chất:

Chỉ
danh Số lượng
Phòng học 36
Phòng Thực hành Lý 1
Phòng Thực hành Hoá 1
Phòng Thực hành Sinh 1
Phòng Thực hành Công nghệ/ Nghề 1
Phòng Lab 1
Phòng vi tính 2
Phòng CNTT 3
Thư viện 1
Hội trường 1

- Phòng học: đảm bảo học hai buổi (36 phòng học đạt chuẩn; 04 phòng thí
nghiệm thực hành, 03 phòng máy phục vụ học tin học, Ngoại ngữ);
- Các phòng chức năng đủ, đảm bảo (Phòng họp, hội trường, phòng làm
việc…);


- Khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ, tường rào, nhà vệ sinh đảm bảo, an toàn;
- Trang thiết bị thí nghiệm thực hành: số lượng tương đối đầy đủ, chất lượng
chưa đảm bảo, không đồng bộ, thiếu chính xác
- Tăng cường trồng cây bóng mát, thảm cỏ, vườn thực vật….tạo cảnh quan

thân thiện; cải tạo khu thể dục thể thao của học sinh;
- Trong các năm học vừa qua, nhà trường tăng cườ
ng mua sắm cơ sở vất chất,
trang thiết bị (máy tính, tivi , lắp đặt hệ thống camera… ) từ các nguồn xã
hội hóa để phục giảng dạy, học tập và hỗ trợ cho công tác quản lí.
2.1.3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trên chuẩn: 16, đạt chuẩn: 56, không có
giáo viên dưới chuẩn.
- Đang học nâng cao để đạt trên chuẩn: Cao học: 05 (trong đó có Hiệu trưởng
đang học Thạc sĩ qu
ản lí); Đại học: 07
2.1.4. Tình hình học sinh:
- Số lớp: 36, trong đó có khối 6 có 5 lớp , khối 7 có 5 lớp, khối 8 có 4 lớp,
khối 9 có 3 lớp, khối 10 có 7 lớp, khối 11 có 6 lớp, khối 12 có 6 lớp.
- Mỗi năm nhà trường đều có học sinh giòi cấp huyện, tỉnh nhưng số lượng
không nhiều và kết quả không cao, chủ yếu là giải Khuyến khích.
2.2. Thuận lợi và khó khăn:
2.2.1. Thuận lợi:
- Đủ số lượ
ng giáo viên : 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó có 20% đạt trên
chuẩn.
- Trường có chi bộ Đảng lãnh đạo, gồm 10 Đảng viên.
- Lực lượng giáo viên còn rất trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, năng động, có quyết
tâm thay đổi, đặc biệt là giáo viên khối THPT.
- Được nhà nước quan tâm đầu tư nên số phòng học, các phòng chức năng và
tài chính nhìn chung là đảm bảo ở mức tối thiểu.
- Nhà trường có uy tín kể từ ngày thành lập (6 năm), nhiều năm liề
n được
công nhận là đơn vị tiên tiến, hằng năm đều có giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh,
huyện, có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh .

- Tập thể sư phạm đồng thuận, tạo được bầu không khí đoàn kết, yêu thương
giúp đỡ nhau, đây thực sự là một sức mạnh tổng hợp giúp tập thể nhà trường
đi lên trong thời gian qua.
- Được sự quan tâm củ
a cấp uỷ, chính quyền địa phương và một bộ phận phụ
huynh học sinh.
2.2.2. Khó khăn:
- Khi mới thành lập vào năm học 2007-2008, nhà trường chỉ có khối THPT,
đến học kì II năm học 2009-2010 (tháng 1/2010) nhà trường mới tiếp nhận
giáo viên và học sinh khối THCS có hộ khẩu xã Bàu Hàm từ trường THCS
Nguyễn Văn Trỗi, xã Sông Thao (trước đây xã Bàu Hàm chưa có trường
THCS). Chính vì lực lượng thiếu đồng bộ, bị động trong vi
ệc tiếp nhận khối
THCS (giữa năm học) nên hoạt động của nhà trường gặp nhiều khó khăn, đặc
biệt trong công tác kiểm tra đánh giá do có nhiều sự khác biệt, không thống
nhất giữa các cấp học khác nhau.


- Chất lượng đầu vào của học sinh thấp, nhà trường tuyển sinh bằng hình thức
xét tuyển và tuyển gần như toàn bộ số học sinh nộp đơn xin xét tuyển vào
trường.
- Chất lượng học tập của học sinh còn ở mức thấp (tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng
chỉ đạt 70 % trong năm học 2010 – 2011).
- Việc giáo dục hạnh kiểm học sinh gặp nhiều khó khăn do thiế
u sự quan tâm,
phối hợp của gia đình học sinh, mặt khác công tác này cũng chịu nhiều ảnh
hưởng từ bên ngoài xã hội, đặc biệt ở khối THCS chỉ có 65 % học sinh có
hạnh kiểm khá, tốt (2010-2011), tăng lên 90 % ở năm học 2011-2012.
- Đời sống giáo viên còn khó khăn, nhiều giáo viên phải ở trọ, lương chưa
đảm bảo nhu cầu của bản thân và gia đình.

- Trường đóng trên địa bàn tương đối nhạ
y cảm về an ninh, trật tự và tệ nạn
xã hội như cờ bạc, ma tuý, trộm cắp…
- Đa số giáo viên trẻ nhiệt tình, tâm huyết nhưng chưa có kinh nghiệm;
trường nằm ở vùng sâu nên giáo viên không có điều kiện học hỏi nhiều ở
trường bạn
2.3. Các biện pháp cụ thể:
Hiệu trưởng đã phân công cho bản thân tôi là phó hiệu trượng phụ
trách công tác chuyên môn tổ chức kiểm tra giờ dạ
y trên lớp thông qua việc
thực hiện các chức năng quản lý tức là từ việc xây dựng kế hoạch kiểm tra
đến tổ chức kiểm tra, chỉ đạo kiểm tra và cuối cùng là tổng kết và điều chỉnh.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên là một nội dung quan
trọng không thể thiếu trong kế hoạch kiểm tra nội bộ tr
ường học, việc xây
dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp của Trường THCS & THPT Bàu
Hàm tương đối phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện của nhà trường nên
có tính khả thi.
- Ngay từ đầu năm học, dựa vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học và Hướng dẫn công tác thanh tra của Sở Giáo Dục Đào Tạo Đồng Nai,
Hiệu trưởng đ
ã xây dựng dự thảo kế hoạch tổng thể của nhà trường theo quy
định.
- Kế hoạch năm học được Hiệu trưởng biên soạn sau đó trình qua Chi
bộ của nhà trường, sau khi được thông qua với sự thống nhất cao, kế hoạch
này đã được thông qua Hội nghị cán bộ, công nhân viên chức đầu năm học,
sau đó được cụ thể hoá thành kế hoạch của từng bộ phận, t
ừng chuyên đề,
trong đó có kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.

- Kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên đã được xây dựng
như sau:
a. Kế hoạch kiểm tra trong năm:
- Sau khi kế hoạch được thông qua Hội nghị cán bộ, công nhân viên
chức đầu năm học, Hiệu trưởng đã phân công cho Phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạ
y trên lớp của giáo viên cụ thể
cho từng tổ bộ môn. Kế hoạch này được thông qua cuộc họp liên tịch đầu
năm học (thành phần: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công
đoàn, Bí thư Đoàn trường, Tổng phụ trách Đội, các Tổ trưởng chuyên môn,


Tổ trưởng tổ văn phòng, Thư kí Hội đồng). Trong buổi họp, kế hoạch kiểm
tra giờ dạy trên lớp của giáo viên được phổ biến cụ thể đến từng tổ chuyên
môn, sau khi được sự nhất trí cao trong hội đồng liên tịch, kế hoạch này được
phổ biến đến các tổ chuyên môn. Cụ thể:

Tổ chuyên môn Số giáo viên Học kì I Học kì II Ghi chú
Toán - Tin 14 7 6
Hoá - Lý - Công
nghệ
14 7 7
Sinh - TDQP-
Nhạc - MT
12 5 6
1 GV xin
nghỉ hộ sản
Sử - Địa – Anh 16 8 8
Văn - GDCD 14 6 5
1 GV đang

học Cao học,
1 GV nghỉ hộ
sản; 1 GV
nghỉ hưu vào
đầu học kì II

- Sau cuộc họp liên tịch, các tổ bộ môn tiến hành họp tổ đầu năm học.
Trong buổi họp này, kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên sẽ được
bàn bạc, xây dựng một cách cụ thể dưới sự nhất trí của mọi thành viên trong
tổ. Cụ thể:
Tổ chuyên
môn
Số
GV
Học kì I Học kì II Ghi chú
Toán - Tin 14
1. Trần Văn Công
2. Bùi Thị Quỳnh Loan
3. Trần Dương
4. Nguyễn Thị Phương
5. Phạm Thị Xuân Hưởng
6. Lê Văn Dĩnh
7. Bùi Thị Thơ
1. Phan Quỳnh Diễm
2. Cao Thanh Hoàn
3. Đinh Thị Mai
4. Trần Thị Phượng
5. Vũ Thị Lành
6. Nguyễn Văn Chạy
7. Cù Văn Luyến


Hoá - Lý -
Công nghệ
14
1. Mai Thị Kim Chi
2. Thái Văn Quyền
3. Trần Thị Xuyến
4. Nguyễn Thị Duyên Hải
5. Mai Thế Tính
6. Trần Văn Thiện
7. Nguyễn Thị Ngọc Minh

1. Trần Thái Hoà
2. Hàn Văn Thọ
3. Lương Văn Minh
4. Trần Thanh Duyên
5. Lê Trịnh Anh Đào
6. Lê Quốc Thông
7. Trần Thị Thu Ly

Sinh -
TDQP-
Nhạc - MT
14
1. Mai Văn Hiếu
2. Đỗ Thanh Khâm
3. Phan Anh Tuấn
4. Nguyễn Thị Linh Nhâm
1. Bùi Thị Nha Trang
2. Phạm Thị Bích Hải

3. Trần Văn Hạnh
4. Nguyễn Công Nhận
1 GV xin
nghỉ hộ
sản


5. Trần Thanh Bình

5. Trịnh Đình Đức
6. Võ Mộng Nhung
Sử - Địa –
Anh
14
1. Nguyễn Thị An Hậu
2. Trần Thị Bích Phương
3. Phạm Thị Ngoạt
4. Nguyễn Thị Thu Hằng
5. Dương Văn Linh
6. Nguyễn Hoàng Thanh
7. Đoàn Quốc Thắng
8. Nguyễn Văn Đạo
1. Đoàn Minh Phước
2. Nguyễn Thị Kim
Dung
3. Võ Thị Chung
4. Trần Thị Thanh
5. Chu Thị Thanh
Hồng
6. Nguyễn Thị Giang

7. Trần Thị Hồng
8. Hoàng Thị Lệ Thành

Văn -
GDCD
14
1. Lê Thị Thư
2. Bùi Thị Thuỷ
3. Đào Văn Bôi
4. Trần Quốc Khánh
5. Cao Thị Hoàng Hà
6. Đậu Thị Lệ Thuỷ
1. Trịnh Dương Cầm
2. Phạm Thị Kim
Thoại
3. Nguyễn Thị Minh
Tâm
4. Ngô Thị Huệ
5. Nguyễn Đức Dần
1 GV đang
học Cao
học, 1 GV
nghỉ hộ
sản; 1 GV
nghỉ hưu
vào đầu
học
k
ì II
- Tổ trưởng chuyên môn báo cáo kết quả cuộc họp tổ đầu năm bằng

biên bản cho Hiệu trưởng. Từ đó, Hiệu trưởng phân công cho Phó Hiệu
trưởng giao trách nhiệm cho Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch và tổ chức
kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên cụ thể thành từng tháng sao cho phù
hợp với kế hoạch tổng thể của năm học. Cụ thể:
+ Tổ trưở
ng chuyên môn, nhóm trưởng của từng bộ môn trong tổ ghép
lập kế hoạch kiểm tra cụ thể (tuần, tháng) cho từng giáo viên.
+ Tổ trưởng, nhóm trưởng đôn đốc các giáo viên thực hiện tốt để ngày
càng càng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là các giáo viên
trẻ, mới ra trường, giáo viên tập sự.
- Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên đã
được làm đúng quy trình, thể hiện được tính dân chủ
trong công tác lập kế
hoạch, như thế cả Hội đồng nhà trường cùng tham gia vào công tác lập kế
hoạch, cho nên những chỉ tiêu và biện pháp đưa ra hầu như đều mang tính
khả thi. Kế hoạch, danh sách giáo viên được kiểm tra được công khai từ đầu
năm học và được thông báo ở bản tin của nhà trường giúp giáo viên được
thuận lợi trong việc lập kế hoạch của mình.
Kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên l
ớp phải ghi rõ: mục đích, yêu cầu, nội
dung, phương pháp tiến hành, hình thức, tổ chuyên môn và tên giáo viên
được kiểm tra, thời gian được kiểm tra và lực lượng kiểm tra, phải đảm bảo
được tính ổn định tương đối.
- Số lượng giáo viên được kiểm tra nhiều, đảm bảo mỗi giáo viên
được kiểm tra ít nhất 1 lần trong năm học. Từ đó giáo viên có ý thức trách
nhiệm hơn, thực hiện công tác kĩ lưỡng h
ơn.


- Quy định trong năm học mỗi tổ phải có ít nhất 1 giáo viên tham gia

vào Hội thi giáo viên dạy giỏi cập Huyện, cấp Tỉnh (nếu có tổ chức), các tổ
thực hiện luân phiên đảm bào mỗi tổ đều tham gia vào hoạt động này.
- Quy định các giáo viên phải dự giờ 6 tiết/học kì, nếu giáo viên tập sự
phải dự giờ 10 tiết/ học kì.
- Bố trí thời khoá biểu hợp lí cho giáo viên, tạo điều kiệ
n về thời gian
để giáo viên tham gia dự giờ, bố trí một vài buổi chiều trong tuần nghỉ toàn
trường để thực hiện các tiết Hội giảng cấp trường.
b. Kế hoạch kiểm tra tháng:
Nội dung dựa vào kế hoạch năm học đối với chuyên đề kiểm tra giờ
dạy trên lớp của giáo viên. Trong kế hoạch kiểm tra tháng cần phải ghi cụ
thể: họ tên giáo viên, chuyên môn, thời gian tiến hành, hình thứ
c tiến hành
sao cho giáo viên có thể chủ động chuẩn bị. Cụ thể là kế hoạch kiểm tra
tháng 9, 10 năm 2012 (có phụ lục kèm theo)
c. Kế hoạch kiểm tra tuần:
Nội dung kiểm tra trong tuần cần ghi chi tiết: giáo viên được kiểm tra,
nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra, các lực lượng tham gia kiểm tra, thời
gian kiểm tra, thời gian hoàn thành việc kiểm tra.
Tuy nhiên, ngoài việc kiểm tra theo kế hoạch đã được thông báo trước,
nhà trường đã chú tr
ọng công tác kiểm tra, dự giờ đột xuất. Việc dự giờ đột
xuất cũng được lập kế hoạch theo từng tuần, tuy nhiên kế hoạch này không
thông báo công khai mà chỉ thông báo cho Hội đồng chuyên môn của nhà
trường để thực hiện và chỉ thông báo cho giáo viên ngay trước giờ dạy, đảm
bảo khách quan, công bằng.
Đối với giáo viên tập sự, việc dự giờ đột xuất có thể gây áp lực tâm lí
cho giáo viên nên nhà trường đã th
ực hiện từng bước như sau: tổ chức dự tiết
đầu tiên để góp ý định hướng và không đánh giá xếp loại, tiết dự thứ 2 là tiết

để đánh giá xếp loại đầu tiên có báo trước ngày, giờ và lực lượng dự giờ; tiết
thứ 3 (có thể đến tiết thứ 4) là tiết thứ 2 (hoặc thứ 3) để đánh giá thì không
báo trước giờ, ngày dự mà báo trước tuần dự để
tăng tính tự giác của giáo
viên, sau đó sẽ dự không báo trước vào bất kì thời gian nào. Ngoài ra tùy tình
hình thực tiễn để điều chỉnh tăng, giảm số tiết dự giờ đột xuất đối với một
giáo viên hay đối với các giáo viên. Ví dụ kế hoạch kiểm tra đột xuất giờ dạy
(có phụ lục kèm theo).
2.3.2. Tổ chức kiểm tra:
2.3.2.1. Xây dựng lực lượng kiểm tra:
- Trường h
ọc có nhiều đối tượng, nhiều bộ môn phải kiểm tra. Do tính
đa dạng và phức tạp, người quản lí không đủ thông thạo tất cả các bộ môn,
không đủ thời gian để trực tiếp kiểm tra nhiều giờ dạy trên lớp của giáo viên
trong nhà trường. Vì thế dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng phải biết phân công
nhiều thành viên vào công việc kiểm tra, cần phải xây dựng lực lượng ki
ểm
tra gồm nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ, cũng là một
yêu cầu thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Hiệu trưởng đã ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường
học cùng với việc thành lập Ban kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.


Trong các quyết định đó, Hiệu trưởng đã chọn lựa thành phần nhân sự của
Ban kiểm tra sao cho có tính thuyết phục cao: trình độ chuyên môn vững
vàng, giàu kinh nghiệm, biệt tiếp cận với những kiến thức mới, phương pháp
giảng dạy mới, biết vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn công nghệ thông tin,
biết cách lắng nghe, biết cách góp ý chân tình vì sự phát triển của đồng
nghiệp. Điều này đối vớ
i Trường THCS & THPT Bàu Hàm rất khó khăn vì

trường mới thành lập, đa số giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm, điều kiện đi lại
khó khăn nên không thu hút được nhiều giáo viên giỏi. Hiệu trưởng chỉ đạo
cho phó hiệu trưởng chuyên môn phân công rõ ràng trách nhiệm và quyền
hạn của mỗi thành viên trong Ban kiểm tra nhằm mục đích làm cho Ban kiểm
tra hoạt động đúng chức năng của mình và đạt được hiệu quả cao.
- Nhà trườ
ng đã thành lập Hội đồng chuyên môn cấp trường. Các thành
viên trong Hội đồng chuyên môn cấp trường là người thông thạo chuyên môn
nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc. Đối với Trường
THCS & THPT Bàu Hàm do đa số giáo viên trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề nên
đa số các thành viên này là Tổ trưởng chuyên môn. Mỗi thành viên trong Hội
đồng chuyên môn được phân công cụ thể các nội dung phần việc mình đảm
trách, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.
Hộ
i đồng chuyên môn nhà trường đã được thành lập với thành phần và
cách thức hoạt động như sau:
Stt Họ và tên Môn Chức vụ Nhiệm vụ
1 Nguyễn Thị Lam Hồng Hoá P.Hiệu trưởng chuyên môn Chỉ đạo chung
2 Trần Văn Công Toán TT Tổ Toán - Tin Thành viên
phụ trách môn
Toán.
3 Cao Thị Hoàng Hà Văn TT Tổ Văn - GDCD Thành viên
phụ trách môn
Văn.
4 Lê Trịnh Anh Đào Hoá TT Tổ Hoá – Lý - CN Thành viên
phụ trách môn
Hoá.
5 Trần Văn Thiện Lý Giáo viên Thành viên
phụ trách môn
Lý.

6 Cao Đức Tuấn Sinh TT Tổ Sinh - TDQP - MT Thành viên
phụ trách môn
Sinh.
7 Trần Thị Thanh Địa TT Tổ Sử - Địa - Anh Thành viên
phụ trách môn
Địa.
8 Đoàn Quốc Thắng Anh Giáo viên Thành viên
phụ trách môn
Anh.
9 Dương Văn Linh Sử Giáo viên Thành viên


phụ trách môn
Sử.
+ Hội đồng chuyên môn cấp trường hoạt động nhằm mục đích kiểm
tra, đánh giá giáo viên trong suốt năm học về các mặt như giảng dạy, hồ sơ,
giáo án…nhằm xét duyệt kết quả hội giảng cấp trường.
+ Hội đồng chuyên môn cấp trường hoạt động thường xuyên, tích cực
nhằm đánh giá chính xác, khách quan về trình độ chuyên môn, năng lực sư
phạm của giáo viên, giúp đỡ giáo viên hoàn thiệ
n hơn nữa về kỹ năng giảng
dạy nhất là đối với giáo viên mới, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học
hỏi, có cơ hội được góp ý để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Hội đồng chuyên môn cấp trường sẽ kiểm tra giáo án, dự giờ tất cả
giáo viên 2 tiết/HK.
+ Trong quá trình hoạt động hội đồng chuyên môn nhà trường sẽ mời
thêm một số giáo viên có kinh nghiệm tham gia vào quá trình d
ự giờ, nhận
xét và đánh giá.
+ Hội đồng chuyên môn hoạt động theo kế hoạch đã báo trước hoặc dự

giờ đột xuất, mỗi tiết dự giờ phải có ít nhất 3 thành viên trong hội đồng trong
đó có ít nhất 2 giáo viên cùng chuyên môn.
- Tính đến năm học 2012-2013, Trường THCS & THPT Bàu Hàm đã
hoạt động được 6 năm, công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên đã và
đang thực hiện như trên đã đem l
ại hiệu quả tương đối tốt, tuy nhiên còn
nhiều hạn chế, một số giáo viên chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của
việc dự giờ, đánh giá tiết dạy. Đa số giáo viên trong trường còn rất trẻ về tuổi
đời lẫn tuổi nghề kể cả các tổ trưởng chuyên môn nên giáo viên còn xem nhẹ
việc dự giờ lẫn nhau, hầu hết giáo viên thấy rằng m
ọi người cũng như mình,
không có gì đặc biệt hơn nên không cần thiết phải dự giờ, việc đánh giá đôi
cũng thiếu tính thuyết phục vì đa số các tổ trưởng chuyên môn cũng chưa có
nhiều kinh nghiệm, chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra. Một số giáo
viên có kinh nghiệm nhưng lớn tuổi rất ngại tham gia vào lực lượng kiểm tra.
Một số giáo viên
đã có sức ì trong công tác, không hào hứng tham gia phong
trào dạy tốt, rất ngại dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, ngại áp dụng phương pháp
dạy mới hay triển khai các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin hay sử
dụng đồ dùng dạy học.
- Nhà trường tổ chức học 2 buổi nên hầu hết các giáo viên tham gia
giảng dạy nhiều tiết, đặc biệt là giáo viên các bộ môn Toán, Lý, Hoá, Văn,
Anh nên ngoài các tiết lên lớp, giáo viên ngại tham gia vào công tác kiểm tra
giờ d
ạy trên lớp của giáo viên như dự giờ, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy vì tốn
nhiều thời gian, không có thời gian nghỉ ngơi.
- Nhà trường có kế hoạch mời thêm một số giáo viên có kinh nghiệm
giảng dạy, trình độ chuyên môn tốt ở trường bạn về trường hoặc mời một số
thành viên Thanh tra kiêm nhiệm của Phòng hoặc Sở Giáo Dục Đào Tạo dự
giờ thăm lớp, đánh giá giáo viên, nh

ưng trên hết, với lực lượng kiểm tra có uy
tín này sẽ giúp giáo viên trong nhà trường học hỏi được nhiều kinh nghiệm,
nhất là các giáo viên trẻ sẽ được tư vấn, thúc đẩy để ngày càng tiến bộ hơn.


Tuy nhiên do điều kiện khách quan, Trường đóng trên địa bàn vùng sâu vùng
xa nên công tác này còn khó khăn nên chưa thực hiện được thường xuyên.
- Trong việc xây dựng lực lượng kiểm tra, nhà trường đã chú trọng xây
dựng lực lượng phù hợp với từng cơ chế kiểm tra:
+ Cơ chế trực tiếp: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra, dự
giờ theo kế hoạch hoặc đột xu
ất nhằm đánh giá toàn diện, khách quan, chính
xác.
+ Cơ chế gián tiếp: Tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn
trong tổ ghép phụ trách công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong
tổ mình, bộ môn mình. Người quản lí chỉ kiểm tra xác suất, xem kế hoạch của
các tổ chuyên môn và tham gia dự giờ với tổ trưởng, nhóm trưởng không
thông báo trước.
+ Cơ chế hỗn hợp: Người quản lí đã biết kết h
ợp hài hoà đúng lúc,
đúng nơi cả hai loại cơ chế nói trên trong việc kiểm tra giờ dạy trên lớp,
việc sử dụng cơ chế này đòi hỏi người quản lí phải có sự tinh tế, khéo léo để
cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao và phải mang tính thuyết phục. Ví dụ,
đối với các giáo viên đã có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, việc kiểm
tra có thể giao cho tổ trưởng chuyên môn thực hiện theo kế hoạch, tuy nhiên
với những giáo viên chưa thực sự cứng cáp trong chuyên môn đặc biệt là các
giáo viên tập sự, bản thân tôi trực tiếp kiểm tra, dự giờ cùng với tổ trưởng
chuyên môn.
2.3.2.2. Phân cấp trong kiểm tra:
Phân cấp trong kiểm tra là một yêu cầu quản lý khoa học, phân cấp

trong kiểm tra phải phù hợp với phân cấp trong quản lý. Trong kiểm tra giờ
dạy trên lớp của nhà trường đã phân cấp kiểm tra như sau:
- Kiểm tra củ
a cấp trường: do Hội đồng chuyên môn của nhà trường
thực hiện, khi thực hiện kiểm tra nhất định phải có mặt của Hiệu trưởng hoặc
Phó Hiệu trưởng, các thành viên của hội đồng chuyên môn. Tuy nhiên do lực
lượng giáo viên có kinh nghiệm ở trường rất ít, trong Hội đồng chuyên môn
mỗi bộ môn chỉ có một giáo viên, lại chủ yếu là giáo viên khối THPT nên đôi
khi nhận định còn mang tính chủ quan. Những nhận đị
nh đó cũng có phần
chính xác với những giáo viên công tác ở nhà trường từ khi mới thành lập,
tuy nhiên với giáo viên trẻ, đặc biệt là giáo viên khối THCS mới được sát
nhập vào trường, có sự chênh lệch, khác biệt giữa các cấp học thì đôi khi
nhận định này thiếu chính xác, duy ý chí.
Hiệu trưởng đã phân công cụ thể các thành viên lãnh đạo nhà trường
tham gia dự giờ tất cả các giáo viên theo kế hoạch đưa ra từ đầu năm. Hiệu
trưởng chỉ đạo cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn giám sát hoạt động kiểm tra
giờ dạy trên lớp của giáo viên của các tổ trưởng chuyên môn có đúng với kế
hoạch kiểm tra của nhà trường hay không và công tác kiểm tra đó thực sự có
hiệu quả hay không, từ đó mới có định hướng điều chỉnh hay thay đổi cho
phù hợp.
Trường THCS & THPT Bàu Hàm tuy còn khó khăn nhưng cũng đã cố
gắng xây dựng đượ
c một lực lượng kiểm tra mang tính thuyết phục, được sự
đồng thuận của Hội đồng sư phạm nhà trường. Từ đó, người quản lí đã được


cung cấp những thông tin mới mẽ về giáo viên, những thay đổi, tiến bộ của
giáo viên. Như thế công tác phân cấp trong kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo
viên sẽ được chuyển biến tích cực hơn, người quản lí sẽ mạnh dạn hơn trong

công tác phân cấp kiểm tra, sẽ tin tưởng nhiều hơn kết quả kiểm tra của cấp
dưới, có thể lấy kết quả đó làm cơ s
ở để đánh giá giáo viên, điều chỉnh kịp
thời cho phù hợp với điều kiện thực tế, quan trọng hơn từ kết quả đó có thể tư
vấn, thúc đẩy, giúp đỡ giáo viên hạn chế khuyết điểm, phát huy ưu điểm để
ngày càng tiến bộ hơn.
- Nhà trường đã cung cấp những văn bản cần thiết về công tác kiểm tra
gi
ờ dạy trên lớp của giáo viên cho mỗi tổ chuyên môn. Tại mỗi tổ chuyên
môn, tổ trưởng hoặc giáo viên có kinh nghiệm triển khai, hướng dẫn, giải
thích để giáo viên biết, hiểu, nắm vững và biết vận dụng các tiêu chuẩn vào
công tác đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên sao cho khách quan, công
bằng, chính xác, đem lại hiệu quả thật sự cho công tác kiểm tra giờ dạy trên
lớp của giáo viên.
- Kiểm tra của tổ chuyên môn:
là công việc thường xuyên định kỳ, là
nhiệm vụ của tổ chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm chính
khi thực hiện kiểm tra các giáo viên trong tổ. Tổ trưởng chuyên môn có thể
thực hiện kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất, có thể thực hiện cá
nhân hoặc cùng dự với một số giáo viên trong tổ hoặc mời Ban giám hiệu
cùng dự. Tuy nhiên nếu việc kiểm tra giờ dạy trên lớp củ
a giáo viên chủ yếu
giao cho tổ chuyên môn cũng tạo ra tính trì trệ trong công tác kiểm tra,
thường thì giáo viên nể nang nhau, rất thoải mái trong đánh giá, chưa thực sự
nghiêm túc nhận xét, không theo tiêu chuẩn quy định. Qua một thời gian
công tác, những tiêu chuẩn đó không còn là những tiêu chí phấn đấu của giáo
viên nữa, có khi giáo viên không hiểu hết được ý nghĩa của các tiêu chí đánh
giá đặc biệt là giáo viên mới ra trường, thậm chí có giáo viên không nhớ
được có bao nhiêu tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy trên lớp và nhửng ràng bu
ộc

trong những tiêu chuẩn đó là như thế nào.Vì thế việc dự giờ, kiểm tra giờ dạy
trên lớp của giáo viên dần đi vào hình thức, một số giáo viên không có động
lực và ý thức đầu tư cho công tác giảng dạy kể cả khi có người dự giờ làm
cho người dự giờ cảm thấy thiếu sự tôn trọng từ giáo viên đứng lớp Chính
từ đó một bộ phận giáo viên không còn ngh
ĩ đến việc cố gắng trau dồi thêm
kỹ năng sư phạm, không thích nghi được với sự đổi mới trong giáo dục hiện
nay.
Bản thân tôi đã chỉ đạo cho các tổ trưởng chuyên môn sắp xếp thời
gian cho phù hợp cũng như tạo điều kiện về thời khoá biểu để đa số thành
viên trong tổ đặc biệt là trong nhóm bộ môn có thể cùng tham gia dự giờ
được tất c
ả các tiết dạy kiểm tra trong tổ của mình.
- Tự kiểm tra của các cá nhân: nhà trường đã động viên khuyến
khích tạo mọi điều kiện để mỗi giáo viên biết tự kiểm tra giờ dạy trên lớp của
mình dựa trên các chuẩn đánh giá tiết dạy theo quy định của Bộ. Giáo viên có
thể tự liên hệ với giáo viên khác để dự giờ học hỏi lẫn nhau, cũng như thông
qua
đó nhận ra các khiếm khuyết của bản thân, từ đó sửa chữa cho phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Giáo viên phải hoàn thiện hồ sơ, sổ sách,


giáo án, tự cập nhật những thông tin mới, trao đổi thông tin, kinh nghiệm
giảng dạy theo nhóm, tự cố gắng tìm tòi suy nghĩ những sáng kiến mới phục
vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh.
2.3.2.3. Xây dựng chuẩn kiểm tra:
- Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà so sánh,
đánh giá giờ dạy của giáo viên. Những chuẩn cần phải có trong công tác kiể
m
tra giờ dạy trên lớp: chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá học sinh,

chuẩn đánh giá tiết học
- Việc kiểm tra giờ dạy trên lớp có chuẩn đánh giá tiết dạy chuẩn bao
gồm hai yếu tố: định tính và định lượng. Định lượng: dựa vào hướng dẫn
đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc trung học được thể hiện trong phiếu dự
giờ. Đị
nh tính: là sự phân tích đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên,
học tập của học sinh và mối quan hệ thầy – trò trong từng hoàn cảnh cụ thể.
- Quy trình xây dựng chuẩn kiểm tra: dự thảo chuẩn  thảo luận 
điểu chỉnh  quyết định  ban hành chuẩn và áp dụng trong thực tế kiểm
tra.
- Người kiểm tra cần phải nắm vững chuẩn kiểm tra,
đối tượng kiểm
tra cũng phải nắm được chuẩn đó để tự kiểm tra, phấn đấu nâng cao chất
lượng giờ dạy trên lớp theo chuẩn. Tuy nhiên việc áp dụng chuẩn trong kiểm
tra tuỳ thuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm chất của kiểm tra viên.
- Tại Trường THCS & THPT Bàu Hàm, chuẩn kiểm tra giờ dạy trên
lớp của giáo viên những năm đầu dựa vào chuẩn đánh giá ghi trong phi
ếu dự
giờ, đó chính là chuẩn được đưa ra trong Luật giáo dục, Điều lệ trường trung
học, Công văn 10227/THPT ngày 11/9/2001 Hướng dẫn đánh giá và xếp loại
giờ dạy ở bậc trung học, Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và
giáo viên phổ thông công lập (ban hành theo Quyết định số 06/2006/QĐ-
BNV ngày 21 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)…Ngoài việc
chấp hành theo đúng chuẩn như
trên, để đánh giá chính xác hơn, bên cạnh
nhận xét chủ quan của mình, đôi khi người quản lí cũng quan tâm đến ý kiến
của phụ huynh, học sinh, quan tâm đến nhận xét của một vài giáo viên có uy
tín, kinh nghiệm trong trường. Ý kiến của phụ huynh được Hiệu trưởng tiếp
nhận thông qua các buổi họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các biên bản
của buổi họp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh tạ

i lớp, đôi khi là
các cuộc điện thoại trực tiếp từ cha mẹ học sinh phản ánh với Hiệu trưởng. Ý
kiến của học sinh được Hiệu trưởng tiếp nhận qua phản ánh của học sinh với
giáo viên chủ nhiệm, qua các cuộc tiếp xúc định kì giữa Hiệu trưởng và lớp
trưởng của các lớp hàng tháng hoặc qua thùng thư góp ý của nhà trường.
- Nhận xét, đánh giá của một số
giáo viên lớn tuổi trong trường đóng
vai trò quan trọng. Những nhận xét, đánh giá này thường rất chính xác vì nó
xuất phát từ những giáo viên dày dạn kinh nghiệm về tuổi đời lẫn tuổi nghề,
có tâm huyết với sự phát triển chung của nhà trường và đặc biệt đó là những
lời góp ý chân tình với đồng nghiệp. Tuy nhiên trong nhà trường chỉ có một
vài giáo viên lớn tuổi ở khối THCS còn khối THPT không có được thuận lợi
này.


- Đa số tổ trưởng chuyên môn hoặc giáo viên được phân công kiểm tra
đã vận dụng tương đối tốt các tiêu chuẩn, tiêu chí trên, việc đánh giá được
tiến hành tương đối kịp thời, khách quan. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ
dạy của Bộ, cơ bản là khoa học. Dựa trên 5 mặt: Nội dung, phương pháp,
phương tiện, tổ chức, kết quả; với 10 tiêu chí, mỗi tiêu chí có điểm số từ
0
đến 2.
- Tuy nhiên tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy của Bộ cơ bản mang
tính khái quát cao, nhiều tiêu chí còn rất chung chung, đôi khi khó thực hiện.
Mỗi người có thể hiểu một hướng. Chẳng hạn, tiêu chí “giáo án hợp lý”, như
thế nào là hợp lý? Tiêu chí: “Liên hệ thực tế (nếu có), có tính giáo dục”. Chữ
“nếu có” đặt trong ngoặc đơn nghĩa là có cũng được, mà không cũng được,
nhưng không có thì bị trừ đi
ểm.
- Một số tiêu chí không còn phù hợp với tình hình thực tiển. Chẳng

hạn, tiêu chí: “Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, …” sẽ được chấm
như thế nào khi giáo viên dùng máy vi tính để trình chiếu, hay khi môn thể
dục dạy thực hành ngoài trời?
Tuy thực hiện đúng các quy định nhưng việc đánh giá việc kiểm tra giờ dạy
trên lớp của giáo viên dựa theo chuẩn cũng gặp không ít các khó khăn do các
tiêu chuẩn này được đư
a ra cách đây khá lâu, không thực sự phù hợp với sự
đổi mới trong giáo dục, có một số yêu cầu quan trong đối với giờ dạy trên lớp
của giáo viên mà chuẩn chưa cập nhật được ví dụ như việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác giảng dạy…
- Ở Trường THCS & THPT Bàu Hàm, học sinh được phân loại theo
lớp, những học sinh học khá hơn sẽ được xếp vào lớp A1. Ý thức học tập c
ủa
học sinh ở các lớp A1 tốt hơn các lớp khác nên giáo viên dạy ở các lớp này
tương đối nhẹ nhàng và đễ triển khai các hoạt động dạy học hơn, nếu giáo
viên dạy các tiết kiểm tra với các lớp A1 này thông thường kết quả đánh giá
sẽ tốt hơn. Điều này sẽ tạo một sự so sánh khập khiễng nếu cũng áp dụng
chuẩn đánh giá này với giáo viên dạy
ở các lớp khác, giáo viên sẽ cảm thấy
không có sự công bằng, thiếu khách quan trong việc đánh giá trong công tác
kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên. Nếu chỉ dùng một chuẩn để đánh giá
giờ dạy của giáo viên là không sát với thực tế, nó mang tính trung bình chung
cho các tiết dạy, làm cho giáo viên dạy các lớp giỏi hơn thiếu cố gắng đúng
mức, còn giáo viên dạy các lớp yếu hơn phải cố gắng hết sức mới có th
ể hoàn
thành nhiệm vụ.
- Chính từ những bất cập trên, từ năm học 2011-2012, từ các văn bản
hướng dẫn công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên của Bộ Giáo dục
Đào Tạo và Sở Giáo Dục Đào Tạo, từ chuẩn chung đã được quy định, Hiệu
trưởng có thể cùng với Hội đồng chuyên môn xây dựng chuẩn dành riêng cho

trường THCS & THPT Bàu Hàm, trong đó chú ý đến vấn đề kiểm tra h
ồ sơ,
dự giờ tiết dạy trên lớp và kết quả bài làm khảo sát mức độ nhận thức của học
sinh vào cuối tiết kiểm tra. Chuẩn kiểm tra này được hoàn thiện hơn ở năm
học 2012-2013 sau khi có góp ý của tập thể và giáo vên trong nhà trường.


- Chuẩn kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên bổ sung thêm phần phụ
lục, cách vận dụng chuẩn đối với tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin,
tiết dạy có thay đổi phương pháp giảng dạy như thảo luận theo nhóm…
- Chuẩn kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên bổ sung thêm phần
chú ý về sự phân hoá giữa các lớp. Đối với các lớp học sinh giỏi ví dụ như
các lớp A1 ở trường phải yêu cầu ở mức cao hơn về khả năng tiếp thu, vận
dụng kiến thức cũng như khả năng hoạt động của học sinh trong giờ học, từ
đó cũng phải có các yêu cầu cao hơn đối với giáo viên dạy ở các lớp này về
tổ chức lớp, hướng dẫn học sinh hoạt động cũng như kết qu
ả thu được của
học sinh sau tiết học. Đây thực sự là một công việc rất khó khăn, bước đầu
nhà trường có thể xây dựng theo chuẩn trên, sau đó sẽ từ từ hoàn thiện thông
qua việc tham khảo ý kiến của những chuyên gia, những giáo viên giỏi, nhiều
kinh nghiệm và chính bản thân giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp.
- Bản thân tôi đã cung cấp các văn bản cần thiết về công tác kiểm tra
giờ dạy trên lớp của giáo viên cho mỗi tổ chuyên môn. Tại mỗi đơn vị tổ phải
triển khai các văn bản này một cách cụ thể, đảm bảo rằng tất cả mọi thành
viên trong tổ đều nắm vững và biết vận dụng đúng đắn, phù hợp. Mỗi tổ
chuyên môn có thể thảo luận để đưa ra những tiêu chí đánh giá cho phù hợp
với đặc thù của bộ môn mình, sau
đó báo cáo cho Hiệu trưởng phê duyệt.
- Các chuẩn kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên sau khi được xây
dựng xong đã được phổ biến rộng rãi, sao cho mỗi giáo viên phải được nắm

vững. Các chuẩn này phải được thường xuyên trao đổi, sinh hoạt trong các
buổi họp tổ, khi đánh giá giờ dạy cũng như có thể lồng ghép vào nội dung
sinh hoạt chuyên môn của nhà trường.
- Các chuẩn kiểm tra giờ dạy trên lớp củ
a giáo viên sẽ được thay đổi,
bổ sung, điều chỉnh khi có những ý kiến đóng góp tích cực, phù hợp với các
văn bản pháp quy và tình hình thực tế của nhà trường.
Ví dụ phiếu đánh giá giờ dạy của giáo viên của Trường THCS &
THPT Bbàu Hàm (có phụ lục kèm theo).
2.3.2.4. Xây dựng chế độ kiểm tra:
Xây dựng chế độ kiểm tra là một công việc rất quan trọng trong kiểm
tra nội bộ trường học. Ch
ế độ kiểm tra hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, thúc
đẩy công việc nhanh chóng, hiệu quả có tính thuyết phục cao mà không quá
nặng nề, mất nhiều thời gian. Người quản lí đã quy định thể thức làm việc,
nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi và trách nhiệm của
tất cả các thành viên tham gia trong các đợt kiểm tra.
- Như đã phân tích ở trên, Hiệu trưởng đã xây dựng được kế hoạ
ch
kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên một cách khái quát cho từng bộ môn.
Khi có kế hoạch này, Hiệu trưởng đã giao trách nhiệm cho Phó hiệu trưởng
phụ trách chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn trực tiếp điều hành việc kiểm
tra này đối với tổ bộ môn của mình. Khi có kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên
lớp của giáo viên một cách cụ thể, Hiệu trưởng đã chuyển giao việc thực hiện
công tác ki
ểm tra này cho tổ trưởng chuyên môn, tuy vậy mỗi lần họp liên
tịch hàng thàng, Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng chuyên môn cũng thường
xuyên nhắc nhở, chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn báo cáo kết quả kiểm tra



đã thực hiện và kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên ở tháng tiếp
theo, vì vậy lãnh đạo nhà trường rất sát sao, nắm bắt được tình hình giảng dạy
của nhà trường, thấy được những thuận lợi, khó khăn của giáo viên tham gia
vào việc kiểm tra, từ đó mới động viên, giải quyết khó khăn kịp thời, tạo điều
kiện tốt nhất cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ
.
- Quy trình kiểm tra một giờ dạy được thực hiện một cách thông
thường là: tổ trưởng chuyên môn báo cáo cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn
về lịch kiểm tra bao gồm giáo viên dạy, tiết, ngày, bài dạy, lớp dạy, căn cứ
vào đó Phó Hiệu trưởng chuyên môn tổng hợp của các tổ và thông báo lịch
kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong tuần trên bảng tin vào đầu tuần
để toàn Hội đồng sư phạm nhà trường theo dõi, thự
c hiện. Tuy nhiên đối với
trường hợp dự giờ đột xuất sẽ không thông báo trước cho giáo viên để người
quản lí có cái nhìn toàn diện và thực chất hơn.
- Các điều kiện về tinh thần, vật chất, đồ dùng dạy học được Hiệu
trưởng quan tâm. Hiệu trưởng chỉ đạo cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn cũng
như bộ phận thư viện cung cấp tất cả các tài liệu cầ
n thiết, chỉ đạo cho Phó
Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất chuẩn bị tốt các điều kiện về máy móc,
đảm bảo cho giáo viên được tạo điều kiện tốt nhất khi thực hiện tiết dạy của
mình.
- Các quyền lợi về tài chính cũng được Hiệu trưởng hết sức quan tâm,
chế độ này được thống nhất trong Hội nghị cán bộ công ch
ức của nhà trường
đầu năm học và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường,
thành viên trong Ban kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên hoặc thành viên
trong Hội đồng chuyên môn cấp trường được hưởng các chế độ tương xứng
với nhiệm vụ thực hiện. Đối với giáo viên hoàn thành tốt công tác giảng dạy
của mình sẽ được khen thưởng xứng đáng nhằm động viên, khuyến khích

giáo viên c
ố gắng phát huy hơn nữa vì chất lượng chung của nhà trường.
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp:
Trong việc chỉ đạo công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp lãnh đạo nhà
trường đã làm tốt các nhiệm vụ sau:
- Ra quyết định về kiểm tra.
- Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm
vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy.
- Sử dụng và phối hợp các phương pháp hình thức kiểm tra đối với mỗi nội
dung kiểm tra cụ thể. Các hình thức kiểm tra rất phong phú đã thực hiện :
theo thời gian, theo nội dung, theo phương pháp, theo số lượng của đối tượng
kiểm tra, theo thời điểm thực hiện việc kiểm tra.
* Dự giờ báo trước:
Nhằm xem xét năng lực cao nhất của giáo viên sau khi đã có đã có
nhữ
ng điều kiện chuẩn bị thể hiện trong giờ lên lớp.
Ở trường THCS & THPT Bàu Hàm, việc dự giờ báo trước này được
thực hiện theo kế hoạch năm học, học kì, tháng, tuần đã nói ở trên.
* Dự giờ đột xuất:
Lãnh đạo nhà trường dự giờ theo kế hoạch riêng của bản thân, hình
thức này cho phép xác định rõ người giáo viên chuẩn bị bài dạy như thế nào,


lớp học đã hoạt động ra sao trong thời gian bình thường. Để tránh sự căng
thẳng về mặt tâm lý, người lãnh đạo nhà trường đã “bình thường hoá” việc dự
giờ của mình một cách thân thiện và tạo ra không khí thoải mái “sẵn sàng”
được dự giờ ở mỗi giáo viên.
* Dự các giờ lên lớp song song:
Bản thân tôi đã dự các giờ lên lớp của hai hay nhiều giáo viên dạy
cùng khối về một đề tài. Khi

đi dự tôi đề nghị giáo viên có giờ song song
cùng tham gia đề nhận xét, rút kinh nghiệm. Nhờ phương pháp song song
này người quản lí có thể so sánh đánh giá các giáo viên một cách khách quan,
công bằng. Từ đó khuyến khích việc học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các
đồng nghiệp.
* Dự các giáo viên khác nhau dạy cùng một lớp:
Nhằm xem xét, so sánh mối quan hệ giữa các giáo viên khác nhau với
cùng một đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Ví dụ tôi thực hiện dự giờ

cùng một lớp 11A4, tôi nhận thấy rằng học sinh học giờ Lý rất sinh động
nhưng lại rất thụ động trong các giờ học khác như Văn, Anh văn
- Tuy đã thực hiện được các hình thức dự giờ khác nhau như vậy và cũng
đem lại hiệu quả tương đối tốt trong công tác đánh giá, nhận xét giáo viên
nhưng do điều kiện khách quan, trường chưa có được đội ngũ
giáo viên mạnh
về chuyên môn cũng như trong năm học 2012-2013 chưa mời được thanh tra
chuyên môn của Phòng, Sở Giáo dục nên còn một số hình thức dự giờ mặc
dù bản thân rất mong muốn chưa thực hiện được:
* Dự giờ theo đề tài:
Người quản lí dự một chu trình các bài giảng về một chương trình hay
một phần của chương của một giáo viên nào đó nhằm nghiên cứu toàn diện
h
ệ thống làm việc của giáo viên. Hình thức này cho phép xác định mặt mạnh,
mặt yếu của giáo viên, đưa ra lời khuyên đối với giáo viên để hoàn thiện tay
nghề sư phạm. Hình thức này cần thiết khi muốn tìm hiểu công tác giảng dạy
của giáo viên mới, cho phép xác định chính xác các nguyên nhân thực chất
của một vài khuyết điểm mà giáo viên mắc phải, hình thức này cũng nhằm
nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến.
* Dự giờ có m
ục tiêu và mời chuyên gia cùng dự:

Chuyên gia thường là cán bộ chỉ đạo chuyên môn và cán bộ thanh tra
chuyên môn của Sở Giáo dục, khi xuất hiện một sự hoài nghi nào đó và khi
muốn nghiên cứu sâu hơn về một phương pháp mới.
Trong chỉ đạo công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp Hiệu trưởng đã giao
trách nhiệm cho bản thân tôi chỉ đạo thực hiện quy trình dự giờ theo một số
nội dung chính như sau:
2.3.3.1. Chuẩn bị dự gi
ờ:
- Xác định mục đích, nội dung dự giờ, thời gian dự giờ.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra, có thể là Ban giám hiệu hoặc chỉ có các
thành viên trong tổ chuyên môn.
- Nghiên cứu hồ sơ kiểm tra, thanh tra lần trước. Tuy nhiên công việc
này không thể thực hiện được với các giáo viên tập sự


- Nghiên cứu nội dung các chương, bài dạy của giáo viên, mục đích
yêu cầu của bài, kiến thức, trọng tâm, kỹ năng cần hình thành cho học sinh,
các đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết Công tác này đòi hỏi người dự
giờ phải đầu tư thời gian và công sức
- Tham khảo trước trình độ học sinh.
- Phát thảo nội dung quan sát.
- Xác định nội dung, phương pháp kiểm tra, kết quả nhận thức c
ủa học
sinh sau giờ lên lớp. Chuẩn bị bài kiểm tra đành giá nhanh hiệu quả của giờ
học thông qua bài kiểm tra 5 phút, tuỳ thuộc từng bộ môn, bài kiểm tra đó có
thể theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận.
- Chuẩn bị các biểu mẫu.
2.3.3.2. Quan sát giờ dạy trên lớp:
- Đa số giáo viên dự giờ đều thực hiện được các bước cơ bản khi tham
gia dự giờ nh

ư: quan sát toàn bộ diễn tiến tiết dạy, ghi lại các hoạt động giảng
dạy của thầy, hoạt động học tập của học sinh và các mối quan hệ trong hoạt
động dạy học, ghi nhận thông tin và các tình huống xảy ra trong tiết dạy.
- Ở trường THCS & THPT Bàu Hàm, do lực lượng kiểm tra còn thiếu
về số lượng và chất lượng nên cũng gặp không ít khó khăn. Đối với giáo viên
lớn tuổi, nhiề
u kinh nghiệm thì cũng không gặp khó khăn nhiều trong việc
quan sát nhưng lực lượng này trường có rất ít, nhưng đối với giáo viên trẻ còn
thiếu kinh nghiệm thì việc quan sát giờ lên lớp tương đối khó khăn. Vì vậy
người quản lí nhà trường đã xây dựng quy trình dự giờ, đánh giá này, đặc biệt
đối với đội ngũ giáo viên trẻ phải theo đúng quy trình này, đó là nề nếp cần
phải xây dựng, là nền t
ảng cho sự thay đổi một cách cơ bản cho đội ngũ
tương lai của nhà trường.
- Tuy nhiên một số giáo viên còn mang tính chủ quan, chưa chú ý đến
phương pháp giảng dạy, không quan tâm nhiều đến cách đưa ra tình huống có
vấn đề của giáo viên, cách giải quyết tình huống có vấn đề của học sinh và
- Trong năm học 2012-2013, nhà trường đã có sự thay đổi trong công
tác tổ chức đem lại hiệu quả hơn. Trong những nă
m đầu, do số lượng giáo
viên ít, việc thực hiện việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên còn một số
bất cập. Khi thực hiện Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, nhà trường chia
thành 2 tổ Khoa học tự nhiên (Tổ Toán – Tin, Tổ Hoá – Lý – Công nghệ, Tổ
Sinh – TDQP – Nhạc – Mỹ thuật) và Khoa học xã hội (Tổ Văn- GDCD, Tổ
Sử - Địa – Anh), yêu cầu tất cả giáo viên phải tham gia dự giờ tấ
t cả các tiết
thuộc 2 phân môn tự nhiên, xã hội này. Như vậy giáo viên dạy thể dục bắt
buộc phải dự giờ tiết Toán, Hoá, Lý, Công nghệ…Mặc dù giáo viên sẽ ít
nhiều học hỏi được tác phong đứng lớp nhưng cách tổ chức như vậy thật sự
chưa đem lại hiệu quả trong việc quan sát giờ dạy của giáo viên: số lượng

giáo viên tham gia dự giờ một tiết dạ
y quá đông, nhiều lúc nhiều hơn cả số
lượng học sinh trong lớp, dự giờ chéo môn khiến giáo viên không chú ý
nhiều, thậm chí có giáo viên còn làm việc riêng, chỉ có mặt cho có, đôi khi lại
làm cho giáo viên đang dạy cảm thấy không thoải mái, ảnh hưởng đến tiết
dạy của giáo viên đứng lớp.


- Lãnh đạo nhà trường nói chung và bản thân tôi nói riêng thường
xuyên nói chuyện, phân tích, tuyên truyền cho giáo viên một tinh thần tích
cực khi quan sát giờ dạy. Những các mới, cái hay, cái tốt trong giờ dạy phải
được người dự giờ tiếp thu để ngày càng tăng thêm kinh nghiệm, phong cách
giảng dạy ngày càng phong phú hơn. Những tình huống hạn chế trong giờ
dạy cũng phải được người dự giờ nhìn nhận chi tiết để không vấp phải trong
quá trình giảng dạy củ
a mình. Với tinh thần đó, việc dự giờ, quan sát giờ dạy,
đóng góp ý kiến sau giờ dạy không còn chỉ quan tâm đến việc phê bình nặng
nề mà còn phải quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác một cách tích cực hơn. Để
công tác này đạt hiệu quả, nhà trường cũng đã điều chỉnh trong cách tổ chức,
ngoài những thành viên trong Hội đồng chuyên môn, chỉ nên bắt buộc đối với
giáo viên cùng chuyên môn còn đối với các giáo viên chéo môn chỉ khuy
ến
khích để việc quan sát giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả hơn.
2.3.3.3. Phân tích giờ dạy của giáo viên, trao đổi với giáo viên:
- Sau mỗi tiết dự giờ, những người dự giờ thường hội ý với nhau, dự
kiến nội dung cùng trao đổi, sắp xếp các vấn đề cần trao đổi với giáo viên.,
chuẩn bị cách tiếp cận, cách trao đổi, phân tích kết quả học tập của học sinh,
phân tích những ưu khuyết điểm và thống nhất đánh giá tiết dạy, sau đó sẽ
đóng góp ý kiến cho giáo viên.
- Thông thường người điều khiển cuộc trao đổi là tổ trưởng chuyên

môn. Tổ trưởng chuyên môn đề nghị giáo viên dạy nêu rõ mục đích yêu cầu,
trọng tâm bài dạy, phương pháp giảng dạy chủ yếu sử dụng trong tiết dạy.
Sau đó tổ trưởng chuyên môn mời các thành viên tham gia dự giờ góp ý, trao
đổi. Các góp ý thông thường xoay quanh các ưu khuyết điểm, xoáy sâu vào
phần kiến thức, chú trọng nhiều đến phương pháp giảng dạy, các hoạt động
của giáo viên, các hoạt động của học sinh, cách đưa ra vấn đề của giáo viên
và cách giải quyết vấn đề của học sinh. Tuy nhiên một số giáo viên thường
hay bảo vệ quan điểm của mình, không chú ý lắng nghe ý kiến của người
khác nên đôi lúc nảy sinh tranh luận, tranh cãi tiêu cực
ảnh hưởng đến bầu
không khí làm việc của tập thể. Ở trường THCS & THPT Bàu Hàm cũng đã
một vài lần xảy ra hiện tượng này do đa số giáo viên trong trường còn rất trẻ,
đôi lúc hay thể hiện mình, lúc này, người quản lí và tổ trưởng chuyên môn là
người có kinh nghiệm nên đã giải quyết được vấn đề này. Khi tất cả các
thành viên đã góp ý, có sự thống nhất giữa mọi người, những người dự
giờ
tiến hành đánh giá tiết dạy. Phiếu dự giờ phải có chữ kí xác nhận của người
dự, người được dự. Tổ trưởng chuyên môn tập hợp các phiếu dự giờ, nếu ở
cấp tổ thì tổ trưởng chuyên môn sẽ lưu giữ ở hồ sơ của tổ, nếu là cấp trường
thì tổ trưởng nộp lại cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn.
- Nhà trườ
ng đã xây dựng một chuẩn phân tích giờ dạy của giáo viên
phục vụ cho việc hội ý của giáo viên sau khi dự giờ, chuẩn này nằm trong
chuẩn kiềm tra giờ dạy. Theo chuẩn này, việc phân tích giờ dạy của những
người dự giờ sau tiết dạy thực sự đi vào bài bản, giáo viên viết biên bản góp
ý, phân tích giờ dạy, từ đó các giáo viên dễ dàng thống nhất với nhau. Vì vậy
giáo viên được dự
giờ sẽ được đóng góp ý kiến theo hướng tích cực, dần sẽ
thay đổi dần lối mòn trong việc phân tích giờ dạy của giáo viên sau này.



- Nhà trường tạo điều kiện cho tổ trưởng chuyên môn khi tổ chức kiểm
tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, bố trí thời gian phù hợp, báo với Phó Hiệu
trưởng chuyên môn có thể đổi tiết trong phạm vi cho phép để việc phân tích
sau khi dự giờ được tiến hành kịp thời và thật sự đem lại hiệu quả cho cả
người dự lẫn người dạy.
- Nhà trường đã quan đến việ
c bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng
kiểm tra, thường xuyên phổ biến, hướng dẫn để giáo viên học tập các văn bản
hướng dẫn của cấp trên, chỉ đạo cho bộ phận thư viện đóng thành các tập tài
liệu để giáo viên thuận tiện trong việc cập nhật, tìm hiểu. Lãnh đạo nhà
trường nói chung, bản thân tôi nói riêng cũng thường xuyên làm công tác tư
tưởng cho giáo viên hiểu rõ việc được kiể
m tra sẽ có tác dụng giúp giáo viên
nhìn nhận đúng khả năng của mình, được tư vấn, thúc đẩy là điều kiện để
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.
Tuy nhiên công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp ở Trường Bàu Hàm cũng
còn một số hạn chế:
- Đôi khi sau giờ dạy những người dự giờ phải có tiết dạy nên việc hội
ý, phân tích giờ dạy của giáo viên không được tiến hành k
ịp thời hoặc không
đủ thành phần. Một số tiết dự giờ được tiến hành vào tiết cuối buổi sáng, giáo
viên lại có giờ dạy vào đầu buổi chiều nên giáo viên không thể ở lại phân tích
giờ dạy, công việc đó được dời lại vào một buổi khác nên mất đi tính thời sự,
đôi khi sau đó không thể tập hợp được những giáo viên đã dự giờ để phân
tích, một s
ố giáo viên chỉ gửi phiếu đánh giá kết quả giờ dạy mà không tham
gia góp ý, nhận xét và phân tích giờ dạy. Việc phân tích giờ dạy của giáo viên
thường đi vào việc nêu những ưu khuyết điểm của giờ dạy, chưa chú ý đến
việc tư vấn, thúc đẩy cho giáo viên tiến bộ hơn. Mặt khác do nhà trường thiếu

đội ngũ giáo viên vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm nên việc tư vấn, thúc
đẩy cho giáo viên sau tiết dự
giờ cũng chưa có hiệu quả cao.
- Hầu hết các giáo viên khi góp ý đều cho rằng mình quan điểm của
mình hợp lí, mỗi người mỗi ý, ai cũng cho rằng mình đúng nên đôi khi người
được góp ý cảm thấy rối, không định hướng được vấn đề. Có lúc có những
câu nói mang nặng tính cá nhân, tính áp đặt vấn đề, dễ gây phản cảm cho
giáo viên.
- Do sự chuẩn bị dự giờ không tốt nên một số giáo viên sau khi dự giờ

không biết trao đổi, góp ý gì cho đồng nghiệp, không thấy được sự tiến bộ
của đồng nghiệp so với lần kiểm tra trước để động viên, khuyến khích kịp
thời. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa nghiên cứu kĩ các tiêu chí đánh giá
trong phiếu dự giờ nên việc đánh giá chưa sâu sát, thiếu khách quan, vì vậy
dễ dẫn đến tình trạng đánh giá cả nể, cho qua, hiệu quả không cao.
- Đa s
ố giáo viên trong Trường THCS & THPT Bàu Hàm còn rất trẻ,
chưa có nhiều kinh nghiệm, ngay cả các thành viên trong lực lượng kiểm tra
cũng chưa được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa thật sự nắm
được hết nhiệm vụ của công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.
Thông thường người kiểm tra chỉ thấy được ưu, khuyết điểm mà không biết
những ưu, khuyết điể
m này xuất phát từ đâu, cách khắc phục ra sao, có thể
nghiên cứu thêm các tài liệu nào để bổ sung kiến thức.

×