Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------
LỜI NÓI ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Kiểm tra là công việc gắn với người lãnh đạo: “Lãnh đạo mà không kiểm tra
thì coi như không lãnh đạo” (Lênin), Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản
của quản lý. Đó là công việc- hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp
nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã
đạt được đến đâu và như thế nào, từ đó đề ra những biện pháp động viên giúp đỡ
uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức ngày càng hoàn thiện
hơn.
Vì vậy trong trường học để góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung,
phát triển nhà trường, phát triển giáo viên và học sinh nói riêng thì không thể thiếu
kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra hoạt động dạy học. Bởi vì trong nhà trường phổ thông
hoạt động dạy học giữ vị trí trung tâm nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công
việc của thầy và trò trong một năm học, nó chi phối các hoạt động giáo dục khác,
đồng thời nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Việc dạy của thầy và việc
học của trò có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Trong hoạt động
dạy học thì giờ dạy trên lớp của giáo viên là quan trọng nhất, nó quyết định trực tiếp
đến chất lượng của quá trình đào tạo"Mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh
trong giờ lên lớp như hình ảnh mặt trời thu nhỏ trong một giọt nước"(Xkatkir)
hay"Nếu không phải tất cả thì phần lớn khoa học giáo dục tập trung vào giờ
học"(Kotxrin). Kiểm tra giờ dạy trên lớp là công việc vô cùng quan trọng, cần thiết
của người quản lí "Giờ học phải là trung tâm chú ý và lo lắng của một hiệu trưởng
có kinh nghiệm. Việc dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy là một việc quan trọng
nhất của người hiệu trưởng" (Xukhôm-Lin-Xki) chỉ có như vậy mới đánh giá được
trình độ sư phạm của giáo viên từ đó có thể điều chỉnh tìm ra những biện pháp bồi
dưỡng trình độ sư phạm nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường.
Mặt khác để đánh giá xếp loại toàn diện giáo viên hàng năm thì không thể
thiếu việc kiểm tra giờ dạy trên lớp tối thiểu là 2 tiết dạy ( Theo công văn hướng
dẫn số 3040/BGD & ĐT- TCCP ngày 17/4/2006) do vậy kiểm tra giờ dạy trên lớp
còn là công việc bắt buộc của người hiệu trưởng.
2. Cơ sở thực tiễn
Trường THCS Lê Quý Đôn huyện Krông Năng - Đắk Lắk nơi tôi công tác là
một trường đóng trên địa bàn của thị trấn với quy mô tương đối lớn và đội ngũ giáo
viên, công nhân viên và học sinh đông, là trường dự án của tỉnh với mục tiêu xây
dựng trường chuẩn quốc gia vào năm 2009 vậy mà trình độ tay nghề của giáo viên
chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng toàn
diện, việc quản lý kiểm tra giờ dạy trên lớp từ trước đến nay thực hiện chưa tốt còn
mang tính chất hình thức, phiến diện. Là một phó hiệu trưởng chuyên môn chưa có
nhiều kinh nghiệm tôi rất băn khoăn về vấn đề này vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu
để có thể phục vụ tốt hơn công tác quản lý của mình, đồng thời từng bước nâng cao
Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 1
Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------
chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên trong trường, hoàn thành được mục tiêu
đề ra, đem lại niềm tin cho phụ huynh học sinh cũng như chính quyền địa phương
nơi tôi công tác.
Qua các năm học vừa qua, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm về việc
kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên môn sinh học trong tổ sinh hoá của trường
và đã thu được kết quả rât khả quan, tôi muốn trình bày các sáng kiến mà bản thân
đã áp dụng đồng thời có thể nhân lên ở một số bộ môn khác trong và ngoài nhà
trường.
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI.
Trong phạm vi thời gian cho phép và khả năng có hạn của bản thân nên tôi chỉ
nghiên cứu việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên môn Sinh- Hóa
trường THCS Lê Quý Đôn - Krông Năng - Đắk Lắk từ những năm học trước và
kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng ở tổ Sinh- hoá từ năm học 2006-2007 và áp
dụng cho toàn trường từ năm học 2008- 2009 đến nay nhằm nâng cao chất lượng
giờ dạy của giáo viên.
Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 2
Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------
PHẦN I: THỰC TRẠNG
1. Nghiên cứu tình hình nhà trường
Trường THCS Lê Quý Đôn được thành lập năm học 1997-1998. Trường đóng
trên địa bàn thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk.
Từ khi thành lập đến nay quy mô trường đã phát triển khá nhanh về cơ sở vật
chất cũng như về số lượng học sinh, giáo viên.
Từ năm học 2005-2006 đến nay:
+ Học sinh: Trên 1000 em với hơn 30 lớp
+ Giáo viên: Trên 50 giáo viên và được chia thành 6 tổ chuyên môn:
Stt Tổ Môn
S
G
V
Thâm niên dạy
Trình độ
chuyên
môn
Tay nghề
<2 3-5
6-
10
>10
Đại
học
CĐ G K TB
1
Toán
Lí
C.nghệ
Toán
1
3
0 3 7 3 10 3 6 6 1
Lí 2 0 0 1 1 1 1 1 1 0
CN 1 0 1 0 0 0 0 0 0 1
2
Hóa
Sinh
TD
Hóa 2 0 0 1 1 2 0 1 1 0
Sinh 6 3 1 0 2 1 2 1 1 4
TD 5 1 1 3 0 0 5 2 2 1
3 Văn Văn 8 0 0 2 6 5 3 3 3 2
4
Nhạc
Họa
Sử
Địa
Nhạc 2 0 0 2 0 0 2 1 0 1
Họa 2 0 2 0 0 0 2 0 1 1
sử 2 0 0 0 2 0 2 0 1 1
GDCD 2 2 0 0 0 0 0 1 1
Địa 6 0 0 4 2 2 4 2 2 2
5 Tin học Tin học 4 0 2 2 0 0 4 0 2 2
6
Ngoại
ngữ
Tiếng Anh 6 0 2 2 2 2 4 1 4 1
TỔNG CỘNG
5
9
3 13 24 18 23 32 19 24 15
Trong đó tổ Sinh- Hoá gồm các giáo viên sau:
STT Họ và tên
Thâm niên dạy
< 2 3-5 6-10 >10
1 Trần Hoàng Điệp x G
2 Nguyễn Thị Thanh x K
Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 3
Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------
3 Phùng Thị Hiền x TB
4 Nguyễn Thị Bích Huệ x TB
5 Hồ Quốc Việt x TB
6 Phùng Hữu Vương x TB
7 Nguyễn Thị Miền x K
8 Đinh Thị thanh Xuân x G TT
Như vậy so với các tổ trong trường thì tổ Sinh- Hoá có trình độ tay nghề còn
hạn chế nhất, mặc dù đã có 2 giáo viên giỏi nhưng số giáo viên trung bình còn
nhiều. Đây chính là điều tôi đã băn khoăn, trăn trở để tìm hiểu thực trạng cũng như
các nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên
trong tổ.
2. Thực trạng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của các giáo viên trong tổ
Sinh- Hoá
Việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong các năm học qua được
thực hiện gồm các bước như sau:
2.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra
- Tổ Sinh- Hoá cũng như các tổ khác chưa chủ động trong việc xây dựng kế
hoạch riêng cho tổ mình mà thụ động chờ kế hoạch của hiệu trưởng, khi nào BGH
yêu cầu dự giờ, kiểm tra theo lịch thì tổ mới hưởng ứng.
- Kế hoạch của trường cũng chưa rõ ràng còn chung chung, chưa cụ thể về mục
đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành hình thức đơn vị, cá nhân được
kiểm tra...
+ Chưa cụ thể hoá theo tháng, tuần.
+ Vì không có thời gian cụ thể cho kiểm tra đột xuất và kiểm tra toàn diện
nên giáo viên rất bị động trong việc kiểm tra.
+ Việc dự giờ thường xuyên của giáo viên cũng vậy do không có kế hoạch
rõ ràng nên giáo viên chỉ dự giờ chủ yếu ở 2 đợt thi giáo viên giỏi cấp trường cho
đủ số tiết quy định mà không phân đều ở các tuần.
+ Kế hoạch còn phân bố đều ở tất cả các giáo viên cả giáo viên giỏi cũng
như giáo viên trung bình mà chưa có tính chọn lọc.
+ Kế hoạch đưa ra mang tính hình thức được công bố trong đại hội công
chức mà không triển khai cụ thể đến từng giáo viên. Do vậy mọi hoạt động kiểm tra
giờ dạy trên lớp chỉ hoạt động theo thói quen, năm học nào cũng vậy không có hiệu
quả.
2.2 Tổ chức kiểm tra
2.2.1 Xây dựng lực lượng kiểm tra.
Việc xây dựng lực lượng kiểm tra chưa thực hiện tốt như:
- Trường cũng như tổ tôi khi xây dựng lực lượng kiểm tra cho từng năm học
thường lấy các thành viên tham gia kiểm tra của những năm học trước theo thói
quen của trường đó là các giáo viên trong tổ kiểm tra lẫn nhau, đồng thời cũng
Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 4
Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------
không thông báo mà mọi người ngầm hiểu như vậy. Làm như thế không có sự đổi
mới, sáng tạo mà chỉ rập khuôn theo những năm học trước.
- Việc phân công công việc chưa cụ thể, chưa xác định rõ quyền hạn và trách
nhiệm của các thành viên khi tham gia kiểm tra .
- Chưa thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho những
người làm công tác kiểm tra.
- Với lực lượng tham gia đi kiểm tra trong đợt thi giáo viên giỏi trường chưa
đảm bảo tính khoa học đó là: Có những giáo viên mới ra trường không thể tham gia
đi kiểm tra các giáo viên khác được như ở môn sinh nếu thầy Việt, cô Huệ, cô
Hiền…mới ra trường năng lực chuyên môn còn hạn chế thì chỉ có thể đi học hỏi, rút
kinh nghiệm chứ không thể đi kiểm tra, đánh giá được hay như ở các môn chưa có
giáo viên giỏi hoặc ở các tổ ghép thì nếu chỉ có tổ trưởng và giáo viên trong tổ đi
kiểm tra thì không thể đánh giá khách quan hay thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra có
hiệu quả được.
- Thành phần kiểm tra toàn diện giáo viên chỉ có Ban giám hiệu thì chưa đầy đủ
và khoa học.
2.2.2 Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy: Chúng tôi chỉ dựa vào chuẩn đánh giá tiết
dạy chung của bộ GD-ĐT chứ không có xây dựng chuẩn cho phù hợp với thực tế
của trường, không qua bước dự thảo xây dựng chuẩn, không triển khai đến toàn thể
giáo viên để đi đến thống nhất chung về chuẩn vì vậy trong quá trình thực hiện đã
gặp nhiều bất cập như:
+ Các giáo viên không thống nhất về cách đánh giá, mỗi tổ đánh giá một
cách khác nhau dẫn đến không công bằng giữa các tổ, thông thường tổ văn cho
điểm rất cao: 19, 20 điểm trong khi tổ toán lại cho điểm rất thấp chỉ 16,17 điểm
trong khi năng lực của giáo viên tương đương nhau.
+ Có những giáo viên còn cho điểm theo cảm tính do không nghiên cứu
chuẩn đánh giá.
+ Có những yêu cầu cần phải cụ thể hóa hơn cho phù hợp với điều kiện nhà
trường và để cho lực lượng kiểm tra dễ dàng hơn khi đi kiểm tra nhưng chúng tôi
chưa thực hiện được như ở yêu cầu 6 có những bài giáo viên không thể tìm được đồ
dùng dạy học vì lí do khách quan thì cần phải xử lí như thế nào để giáo viên không
bị thiệt thòi khi được đánh giá...
2.2.3 Xây dựng chế độ kiểm tra;
- Mặc dù đã xây dựng được chế độ kiểm tra giờ dạy trên lớp. Tuy nhiên thực
hiện chế độ kiểm tra này còn gặp nhiều khó khăn như:
+ Chưa có thời gian, quy trình tiến hành cụ thể. Vì vậy chế độ kiểm tra qua
dự giờ thi giáo viên dạy giỏi là thực hiện đúng thời gian, còn các chế độ kiểm tra
khác còn bị động.
+ Quyền lợi cho kiểm tra viên không có, chỉ dựa vào trách nhiệm là chính
nên chưa khuyến khích được các kiểm tra viên phát huy hết khả năng của mình.
+ Quyền lợi của người được kiểm tra cũng quá ít. Nếu đạt giờ dạy tốt ở đợt
thi giáo viên dạy giỏi trường được thưởng 20.000 đồng còn các đợt kiểm tra khác
không có quyền lợi gì nên không động viên, thúc đẩy mọi người được.
Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 5
Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------
2.3 Chỉ đạo công tác kiểm tra:
- Hiệu trưởng có chỉ đạo công tác kiểm tra thường xuyên trong các cuộc họp
đầu tháng.
- Mọi giáo viên trong trường thực hiện tương đối tốt dự giờ ở hai đợt thi giáo
viên dạy giỏi trường. Tuy nhiên còn một số tồn tại như sau:
+ Đợt thao giảng nào cũng vậy các giáo viên thường chọn các bài dễ dạy
nhất để đăng kí dạy và chuẩn bị rất công phu cho tiết dạy nên rất khó đánh giá năng
lực thật sự của giáo viên.
+ Năm nào cũng kiểm tra giờ dạy đồng loạt vào thời gian như thế, với
những bài đã dạy đi dạy lại như vậy tạo ra sự nhàm chán không chỉ đối với người
làm công tác kiểm tra mà với tất cả các giáo viên được kiểm tra.
+ Mọi giáo viên trong trường cứ thực hiện theo thói quen không có sự
hướng dẫn, động viên, giúp đỡ của hiệu trưởng. Vì vậy việc kiểm tra chủ yếu dừng
lại ở mức độ đánh giá theo cảm tính, dựa trên kết quả năm trước. Chưa thực hiện
được nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy.
+ Đối với kiểm tra giờ dạy trên lớp thường sử dụng phương pháp dự giờ
không phối hợp với các phương pháp khác có thể kết quả không chính xác đối với
các giáo viên có tư tưởng đối phó.
+ Hiệu trưởng chỉ nắm được kết quả kiểm tra qua báo cáo của tổ trưởng mà
không theo dõi sát để điều chỉnh lệch lạc, kịp thời.
+ Lực lượng kiểm tra không được hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm tra như thế
nào nên việc thực hiện kiểm tra còn theo cảm tính dẫn đến kết quả kiểm tra không
chính xác.
+ Chưa khuyến khích được sự tự kiểm tra của các cá nhân.
2.4. Tổng hợp, điều chỉnh:
- HT đã có tổng hợp kết quả và thông báo trước hội đồng sư phạm biết tuy nhiên
đây chỉ là kết quả thiên về xếp loại chứ chưa nhận xét được chất lượng các tiết dạy
cũng như mặt mạnh, mặt yếu của các giáo viên đồng thời chưa rút ra được nguyên
nhân của các tồn tại để có hướng khắc phục trong thời gian tới.
- Chưa thực hiện được phép so sánh với các kết quả trước đây để rút kinh
nghiệm.
- Kết quả tổng hợp xếp loại chỉ dựa vào kết luận của tổ nên chưa công bằng giữa
các tổ.
- Sau kiểm tra giờ dạy chưa có kế hoạch giúp đỡ cho các giáo viên có năng lực
yếu.
- Kết quả kiểm tra chủ yếu được tổng hợp từ 2 đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp
trường mà chưa có kết quả của những tiết dự giờ đột xuất hay kiểm tra toàn diện
giáo viên.
- Sau khi thông báo kết quả nhà trường có khen thưởng những giáo viên có tiết
dạy giỏi còn các giáo viên chưa đạt giỏi không được nhắc nhở cũng như có kế
hoạch để giúp đỡ các giáo viên đó. Vì vậy số giáo viên giỏi năm nào cũng vậy mà
không tăng lên qua các năm học.
Tóm lại, việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong trường những
năm học qua thực hiện chưa có hiệu quả, chưa thực hiện hết các nhiệm vụ kiểm tra,
Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 6
Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------
chủ yếu dừng lại ở mức độ: Kiểm tra, đánh giá mà chưa thực hiện được nhiệm vụ tư
vấn, thúc đẩy, đặc biệt ở tổ Sinh- Hoá việc kiểm tra còn nặng về hình thức mang
tính đối phó vì vậy chất lượng giờ dạy của giáo viên chưa đồng đều, vẫn còn nhiều
giáo viên trung bình, khá như đã thống kê ở trên.
PHẦN II: CÁC GIẢI PHÁP
Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 7