Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Một số câu hỏi và bài tập Ôn chương 5, 6 - tin 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.64 KB, 1 trang )

MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ –KIỂU DỮ LIỆU TỆP &
CHƯƠNG TRÌNH CON
(chuẩn bị kiểm tra 15 phút & 45 phút – lần 2)
I./ Phần lý thuyết:
Chương 5: KIỂU DỰ LIỆU TỆP
Câu 1: Trình bày lợi ích của việc sử dụng kiểu dữ liệu tệp và phân loại tệp.
Câu 2: Trình bày cú pháp các thủ tục và hàm thường dùng khi thao tác với tệp.
Chương 6: CHƯƠNG TRÌNH CON
Câu 1: Trình bày các khái niệm: Chương trình con là gì?, lợi ích của việc sử dụng chương trình con trong
lập trình.
Câu 2: Viết cấu trúc chung của chương trình con, cấu trúc thủ tục, cấu trúc hàm. Trình bày chi tiết các
thành phần trong các cấu trúc đó.
Câu 3: Lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các cấu trúc: Chương trình, thủ tục, hàm.
II./ Phần bài tập
Bài 1: Viết chương trình tạo tệp Sothuc.txt được lưu trữ trong ổ đĩa F. Gồm n số thực được nhập từ bàn
phím.
Bài 2: Viết chương trình tạo tệp có tên B.txt gồm các số nguyên dương từ tệp A.txt lưu trữ ở ổ đĩa F. Biết
rằng trong tệp A.txt lưu trữ các số nguyên.
Bài 3: Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
a.) Tạo tệp A.txt có cấu trúc như sau: Tệp A gồm n dòng, m cột. (n, m là các số nguyên dương được
nhập từ bàn phím: Với m thể hiện số phần tử nguyên nằm trên dòng thứ n
i
.)
b.) Từ tệp A đã tạo ở câu trên, tính giá trị trung bình cộng của từng dòng tương ứng và ghi kết quả lên
tệp B.txt.
c.) Hiển thị tệp B.txt sau khi sắp xếp các giá trị theo chiều tăng dần ra màn hình.
Bài 4: Cho mảng T gồm 20 phần tử thuộc số nguyên. Viết chương trình thực hiện yêu cầu sau:
a.) Viết thủ tục nhập giá trị cho mảng T từ bàn phím.
b.) Viết hàm tính trung bình cộng cho các phần tử chẵn trong mảng T.
c.) Hiển thị các phần tử mảng T và giá trị TBC tính ở câu b.
Bài 5: Cho mảng A gồm 5 cột, 9 dòng, các phần tử là các số nguyên. Viết chương trình thực hiện một số


yêu cầu sau:
a.) Viết thủ tục nhập dữ liệu cho mảng A từ bàn phím.
b.) Viết hàm tìm phần tử lớn nhất và phần tử nhỏ nhất trên mảng A.
c.) Viết hàm tính giá trị TBC các phần tử trên mảng A.
- HẾT -
1

×