Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ PTCN BẮC HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 92 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
MỤC LỤC
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTC Bộ tài chính
CCDC Công cụ dụng cụ
CP Chi phí
CPTC Chi phí tài chính
GTGT Giá trị gia tăng
GVHB Giá vốn hàng bán
HCSN Hành chính sự nghiệp
HDKT Hợp đồng kinh tế
HTTK Hệ thống tài khoản
NKBH Nhật ký bán hàng
NKC Nhật ký chung
PB Phân bổ
PC Phiếu chi
PKT Phiếu kế toán
PTCN Phát triển công nghệ
QĐ Quyết định
TM Thương mại
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TQ Trung Quốc
TSCĐ Tài sản cố định
TT Thông tư
XĐKQ Xác định kết quả
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A


Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh thương mại đã phát triển phổ biến trong mọi
ngành nghề. Khi nền kinh tế thị trường phát triển thì kinh doanh thương mại
ngày càng được mở rộng, nền kinh tế không chỉ được phân công rõ ràng giữa
sản xuất và tiêu thụ, nhờ đó có sự chuyên môn hóa trong công việc và giúp
lưu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Cơ chế thị trường và sự cạnh
tranh gay gắt vừa là động lực phát triển cũng là sự thử thách đối với mỗi
doanh nghiệp. Muốn tồn tại và kinh doanh có lãi buộc các doanh nghiệp phải
luôn tìm kiếm nguồn vốn, nguồn hàng và thị trường tiêu thụ hàng hóa. Kế
toán luôn là công cụ hữu ích ở các doanh nghiệp, không chỉ phục vụ việc
quản lý doanh nghiệp mà còn cung cấp thông tin quản lý vĩ mô. Xây dựng và
tổ chức công tác hạch toán kế toán khoa học và hợp lý là cơ sở cung cấp
thông tin kịp thời cho nhà quản lý. Trong những năm gần đây sự đổi mới cơ
chế kinh tế cùng việc hội nhập và mở cửa kinh tế của Việt Nam thì sự đổi mới
về phương thức tiêu thụ hàng hóa cũng đa dạng hơn, kéo theo là sự thay đổi
về chính sách cũng như công tác kế toán nhằm phù hợp với nhu cầu đặt ra.
Các doanh nghiệp đang đầu tư tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu,
tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế
khách quan hay chủ quan. Bởi vậy hoàn thiện công tác kế toán nói chung và
hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả là yêu cầu đặt lên hàng đầu
hiện nay nhằm xây dựng một bộ máy kế toán ưu việt hơn trong công tác kế
toán cũng như cung cấp thông tin quản trị. Nhận thức được tầm quan trọng
của công tác hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả, trong giai đoạn
thực tập tại Công ty TNHH TM và PTCN Bắc Hà em đã tìm hiểu khái quát về
tất cả các mặt hoạt động của công ty.Qua đó đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu
công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tại công ty. Vì vậy em
đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
1

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
doanh tại Công ty TNHH TM và PTCN Bắc Hà” làm đề tài chuyên đề thực
tập của mình. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các chị phòng kế toán Công ty
cùng sự hướng dẫn tận tình của TS.Trần Thị Nam Thanh đã giúp em hoàn
thành “chuyên đề thực tập tại công ty. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội
dung báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần I: Đặc điểm hàng hóa và tổ chức quản lý hoạt động tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh của Công ty TNHH TM và PTCN Bắc Hà
Phần II: Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết
quảkinh doanh tại Công ty TNHH TM và PTCN Bắc Hà
Phần III: Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty TNHH TM và PTCN Bắc Hà
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên chuyên đề thực tập không
tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp kịp
thời của thầy cô, các anh chị phòng kế toán Công ty TNHH TM và PTCN Bắc
Hà để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM HÀNG HÓA VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIÊU
THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BẮC HÀ
1.1. Đặc điểm hàng hóa và yêu cầu quản lý tại công ty TNHH TM và
PTCN Bắc Hà
1.1.1. Đặc điểm hàng hóa tại công ty TNHH TM và PTCN Bắc Hà
Như đã giới thiệu sơ lược ở phần báo cáo thực tập tổng hợp về đặc điểm
sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM và PTCN Bắc Hà. Công ty là một
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, chuyên kinh doanh vật tư
ngành cấp thoát nước. Các sản phẩm chủ yếu của công ty là: ống gang cầu

(dẻo), ống thép cỡ lớn, ống PVC, ống thép mạ kẽm, đồng hồ đo nước, van
mặt bích, van ren đồng các loại, phụ tùng ống gang cầu, ống thép được sản
xuất từ nhiều nước: Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Đan Mạch, Đài Loan,
Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc tế: ISO,
ANSI, ASTM, BS, DIN. Tuy không phải là doanh nghiệp kinh doanh đa
ngành nghề nhưng sản phẩm của công ty lại có sự đa dạng về chủng loại, mẫu
mã, vì vậy công tác quản lý phải luôn được chú trọng.
Về đặc điểm kỹ thuật: các sản phẩm của công ty có yêu cầu kỹ thuật cao,
ảnh hưởng lớn bởi sự thay đổi công nghệ. Hiện nay đang có rất nhiều đơn vị
sản xuất trong và ngoài nước sản xuất các mặt hàng vật tư cấp thoát nước vì
vậy luôn có sự biến động về giá cả cũng như sự thay đổi lớn về chất lượng và
mẫu mã sản phẩm. Điều này yêu cầu công ty phải có sự linh hoạt trong tìm
kiếm nguồn hàng, cập nhật những thay đổi về công nghệ trong ngành cũng
như yêu cầu chất lượng của khách hàng.
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Về hình dạng, kích cỡ: nhiều mặt hàng có kích thước lớn như (ống gang
cầu, ống thép cỡ lớn, trụ cứu hỏa ), các sản phẩm được nhập khẩu từ nhiều
nước vì vậy chi phí nhập khẩu, vận chuyển và lưu kho chiếm tỷ trọng đáng kể
trong cơ cấu giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Ngoài ra các mặt hàng
phụ kiện đi kèm thường có kích thước tương đối nhỏ bao gồm cả chất lỏng
(như các loại dầu bôi trơn), tuy các mặt hàng này chiếm tỷ lệ kho bãi không
lớn song lại rất dễ nhầm lẫn và mất mát. Vì vậy công tác quản lý kho luôn
được chú trọng cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kho và kế toán
vật tư.
Về công dụng sản phẩm: là loại sản phẩm phục vụ công tác xây dựng cơ
sở hạ tầng, tuy không phải là các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp như thực phẩm,
dược phẩm nhưng sản phẩm cũng có yêu cầu chất lượng cao và cần đảm bảo
các tiêu chuẩn chung được quy định của ngành. Vì vậy không chỉ chú trọng

công tác tiêu thụ sản phẩm mà công ty còn tổ chức nghiên cứu, kiểm tra chất
lượng và liên tục cập nhật những thay đổi về tiêu chuẩn sản phẩm. Thị trường
chính của các sản phẩm chủ yếu là ngành xây dựng, hướng đến những dự án,
công trình lớn. Tuy nhiên các công trình nhỏ vẫn được công ty khai thác qua
việc bán buôn cho các cửa hàng lẻ phục vụ nhu cầu trực tiếp của người tiêu
dùng trong việc mua sắm phục vụ việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng
làm việc.
Về giá sản phẩm: giá sản phẩm có khác biệt lớn tùy vào chủng loại, quy
cách, nguồn gốc và suất xứ của từng loại sản phẩm (giá dao động từ vài nghìn
đến hàng chục triệu). Ví dụ như sản phẩm đồng hồ đo nước Arad Israel có giá
từ 32 đến 35 triệu đồng trong khi đó mặt hàng phụ kiện ống gang là Joang cao
su lại có giá rất thấp (chỉ từ 5 đến 10 nghìn đồng trên một sản phẩm).
Về thời gian luân chuyển: tùy từng loại sản phẩm mà thời gian luân
chuyển cũng khác nhau, những sản phẩm có giá trị nhỏ thường có thời gian
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
luân chuyển nhanh hơn những sản phẩm có giá trị lớn. Thông thường do đặc
tính của sản phẩm và nhu cầu sử dụng trong đời sống nên thời gian luân
chuyển thường dài.
1.1.2. Yêu cầu quản lý đặt ra tại công ty TNHH TM và PTCN Bắc Hà
Do số lượng mặt hàng tương đối lớn, thời gian luân chuyển lại dài và
một số mặt hàng chịu ảnh hưởng lớn bởi sự thay đổi công nghệ. Bất cứ sự
thay đổi giá cả hay chất lượng các loại mặt hàng nào cũng đều ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy nên công tác quản lý cần chú trọng
việc cập nhật biến động của từng mặt hàng và của từng nhóm hàng trên thị
trường. Đồng thời công ty phải có sự linh hoạt trong tìm kiếm nguồn hàng,
cập nhật những thay đổi về công nghệ trong ngành cũng như yêu cầu chất
lượng của khách hàng.
Số lượng mặt hàng lớn và ngày càng nhiều đơn đặt hàng lớn đòi hỏi việc

tổ chức quản lý của công ty phải khoa học, tránh sự chồng chéo công việc của
các phòng ban. Trong thời buổi nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng
trở nên gay gắt trong mọi ngành nghề thì việc tổ chức một bộ máy quản lý
gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được sự vận hành thông suốt là một yếu tố quan
trọng tạo nên thành công trong kinh doanh. Đó là sự phân công rõ ràng về
chức năng của các bộ phận trong công ty cũng như sự phối hợp nhịp nhàng và
hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Mỗi bộ phận không chỉ thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình đồng thời cũng có trách nhiệm hỗ trợ các bộ phận
khác nhằm có được kết quả tốt nhất.
1.1.3. Tổ chức quản lý tại công ty TNHH TM và PTCN Bắc Hà
Từ những đặc điểm và yêu cầu quản lý trên công ty TNHH TM và PTCN
Bắc Hà đã có sự tổ chức bộ máy và phân công công việc chặt chẽ giữa các
phòng ban trong công ty dưới sự chỉ đạo chung của ban Giám đốc. Cụ thể:
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Ban giám đốc có vai trò quản lý chung chịu trách nhiệm về mọi mặt của
công ty, là người phê duyệt cuối cùng cho các quyết định nhập hàng, xuất
bán. Giám đốc có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho việc vận hành
trôi chảy của bộ máy.
Phòng xuất nhập khẩu có vai trò tìm kiếm nguồn hàng có giá cả hợp lý
và đảm bảo cung ứng kịp thời, kết hợp với phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng
sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật đặt ra;
Phòng kinh doanh lập kế hoạch kinh doanh; tìm kiếm, khai thác và chăm
sóc hệ thống khách hàng; phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược
Công ty; tham mưu, đề xuất cho Giám đốc, các chiến lược kinh doanh của công
ty.
Phòng kỹ thuật và bảo hành kiểm tra, phân loại khi hàng nhập về kho.
Với hàng nội, nếu có sai sót, thông báo cho bộ phận tổng hợp để đổi hàng.
Với hàng ngoại, tổng hợp kết quả kiểm tra, theo dõi chất lượng từng đợt hàng

và gửi thông báo lên bộ phận hàng nhập. Kiểm tra, tiến hành dán tem với
những sản phẩm đã qua thử nghiệm trước khi xuất. Tiếp nhận thông tin yêu
cầu bảo hành của khách hàng từ bộ phận kinh doanh. Kinh doanh vật tư cấp
thoát nước không phải là một ngành nổi nhưng có vai trò cung cấp đầu vào
cho các ngành xây dựng, giao thông vận tải. Để kinh doanh trong nghành
nghề này cần có hiểu biết chuyên sâu về ngành nước, vì vậy công ty có một
đội ngũ kỹ sư cấp thoát nước chuyên nghiệp chuyên kiểm tra chất lượng hàng
hóa đầu vào và đảm bảo dịch vụ bảo hành tốt nhất cho khách hàng.
Phòng tài chính kế toán: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ
chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn
mực kế toán, nguyên tắc kế toán;theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh
doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban Giám đốc các vấn
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
đề liên quan đến tài chính kế toán; cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng
lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.
Bộ phận kho hàng hóa: Quản lý kho hàng hóa của công ty; bảo quản
hàng hóa theo đúng quy định kỹ thuật của nhà sản xuất: đảm an toàn cháy nổ
cho kho hàng: báo cáo thường xuyên cho Ban giám đốc về tình trạng của kho
hàng.
Phòng Hành chính nhân sự: thực hiện công tác tuyển dụng, tổ chức nhân
sự, đào tạo; tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng và thực hiện chính sách,
duy trì các nguyên tắc, quy định của công ty; thực hiện các công tác khen
thưởng và kỷ luật chung; quản lý các vấn đề hành chính, phúc lợi xã hội và y
tế; thực hiện các chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động nội bộ;
báo cáo các vấn đề về hành chính-nhân sự cho Ban giám đốc.
Các phòng ban hoạt động độc lập với nhau nhưng đồng thời cũng có mối
liên hệ mật thiết với nhau để hướng tới mục đích chung là vì sự phát triển của
toàn công ty. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH

Thương mại và Phát triển Công Nghệ Bắc Hà.
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH TM và PTCN
Bắc Hà
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU
PHÒNG
HCNS
PHÒNG
KỸ
THUẬT
& BẢO
HÀNH
BP KHO
HÀNG
HÓA
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
1.2. Đặc điểm tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH TM và PTCN BẮC HÀ
1.2.1. Danh mục hàng hóa tại công ty TNHH TM và PTCN BẮC HÀ

Hiện nay công ty TNHH TM và PTCN BẮC HÀ đang tiêu thụ trên 1300
mặt hàng các loại. Bao gồm nhiều nhóm mặt hàng chính và phụ kiện kèm
theo. Các sản phẩm của công ty có nguồn gốc, xuất xứ đa dạng, được sản xuất
ở trong cũng như được nhập khẩu từ nước ngoài như : Thái Lan, Hàn Quốc,
Đan Mạch, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia đạt tiêu chuẩn Quốc
tế: ISO, ANSI, ASTM, BS, DIN Danh mục các nhóm mặt hàng và một số
mặt hàng tiêu biểu tại Phụ lục 1.
Các mặt hàng chủ yếu tại công ty như:
• Ống gang cầu.
• Ống thép cỡ lớn, ống PVC, ống thép mạ kẽm.
• Đồng hồ đo nước.
• Các loại van như (van mặt bích, van ren đồng, van chụp ngang ).
• Phụ tùng ống gang cầu, ống thép.
• Các loại trụ cứu hỏa.
• Máy châm khí, máy phát hiện khí clo.
• Ngoài ra còn có nhiều phụ kiện như: phụ kiện cho ống gang (joang
các loại, dầu bôi trơn ); phụ kiện đồng hồ (khớp nối đồng hồ).
1.2.2. Thị trường tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH TM và PTCN Bắc

Được thành lập từ năm 2000, qua quá trình hoạt động và phát triển thị
trường tiêu thụ của công ty ngày càng mở rộng. Hiện nay phạm vi hoạt động
của công ty là khá rộng.Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH TM
và PTCN Bắc Hà không tập trung mà phân tán theo vùng miền. Đặc điểm
khách hàng của công ty đa dạng bao gồm cả khách hàng lẻ và khách hàng lớn,
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
khách hàng mua phục vụ trực tiếp việc cho tiêu dùng (như các dự án xây dựng
lớn hay các công ty cấp thoát nước) và khách hàng mua để bán lại (như các
đại lý bán vật tư cấp thoát nước tại các tỉnh). Hiện nay công ty là nhà phân

phối chính thức của gần 200 khách hàng trên toàn quốc trong đó có nhiều
khách hàng lớn như tổng công ty xây dựng và các dự án. Nếu phân thị trường
tiêu thụ theo vùng miền thì thị trường của công ty chia thành 3 thị trường :
miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Do điều kiện về địa lý nên công ty tập
trung khai thác thị trường miền Bắc với hơn 100 khách hàng chính. Khu vực
miền Trung và miền Nam công ty chủ yếu cung cấp cho các dự án xây dựng
lớn và có tương đối ít các khách hàng nhỏ lẻ. Thị trường tiêu thụ của công ty
ngày càng được mở rộng hơn về quy mô cũng như sự đa dạng về đối tượng
khách hàng. Hiện nay công ty đang có chiến lược tập trung khai thác các dự
án có vốn đầu tư lớn để có thể giảm thiểu chi phí giao dịch, tăng tỷ suất lợi
nhuận. Song song với việc cung cấp cho các khách hàng trong nước, công ty
cũng đang hướng tới các khách hàng nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu
thụ, củng cố vị thế trên thị trường.
1.2.3. Phương thức tổ chức tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH TM
và PTCN BẮC HÀ
1.2.3.1. Đặc điểm chung quá trình tiêu thụ hàng hóa tại công ty
TNHH TM và PTCN Bắc Hà
Nếu sản xuất tạo ra sản phẩm thì thương mại mang sản phẩm tới người
tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh mạng lưới tiêu thụ là cầu nối
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Việc tiêu thụ hàng hóa được thực hiện với
nhiều phương thức khác nhau nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng
trong mọi điều kiện. Do đặc điểm về thị trường cũng như đặc điểm về sản
phẩm công ty áp dụng những phương thức tiêu thụ phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay công ty đang sử
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
dụng phương pháp tiêu thụ trực tiếp (bao gồm bán buôn qua kho và bán lẻ),
tiền hàng có thể thanh toán ngay hoặc trả chậm tùy theo chính sách của công
ty trong từng thời kỳ, thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tùy

vào điều kiện ghi trên HĐKT, trong đó:
Bán buôn là quá trình công ty bán hàng cho các đơn vị kinh doanh
thương mại, đặc trưng của giai đoạn này là kết thúc quá trình bán hàng, hàng
hóa vẫn nằm trong quá trình lưu thông và tiếp tục được luân chuyển đến
người tiêu dùng cuối cùng, hàng bán theo phương thức này thường có khối
lượng lớn và có nhiều hình thức thanh toán.
Hình thức này được chia làm hai loại:
Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: công ty giao hàng cho
bên mua theo địa điểm của hợp đồng, phương tiện vận chuyển có thể là của
công ty hoặc đi thuê ngoài nếu đơn hàng quá lớn và công ty không đủ khả
năng vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng. Công ty giao hóa đơn cho bên
mua, hàng vẫn thuộc sở hữu của công ty, khi bên mua trả tiền hàng hoặc chấp
nhận thanh toán (qua giấy cam kết trả tiền) doanh thu được xác định.
Bán buôn qua kho theo phương thức đến lấy hàng trực tiếp: khách hàng
đến tại kho của công ty để nhận hàng và tự vận chuyển hàng về, công ty giao
hóa đơn cho khách hàng, khách hàng ký nhận, doanh thu được ghi nhận tại
thời điểm này.
Bán lẻ là quá trình công ty thực hiện bán hàng cho người tiêu dùng cuối
cùng, khách hàng ở đây có thể là các dự án xây dựng, các công ty cấp thoát
nước hoặc những cá nhân khác, do đặc điểm khách hàng ở hình thức này đa
dạng nên khối lượng hàng bán từng lần cũng khác nhau và hình thức thanh
toán cũng đa dạng, tùy từng khách hàng và khối lượng hàng bán.
Quy trình bán hàng tại công ty TNHH TM&PTCN Bắc Hà có thể khái
quát thành 4 bước sau:
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Bước 1 : Báo giá cho khách hàng tiềm năng, tiếp nhận đơn đặt hàng và
xử lý đơn đặt hàng.
Bước 2 : Xét duyệt bán chịu

Bước 3 : Chuyển giao hàng hóa đến người mua (có thể là xuất trực tiếp
tại kho của công ty hoặc vận chuyển đến kho của công ty mua) và gửi hóa
đơn tính tiền cho người mua.
Bước 4 : Xử lý và ghi sổ các khoản phải thu, thu tiền hàng, tiến hành
theo dõi công nợ đối với những khoản chưa thu và thực hiện việc thu nợ.
1.2.3.2. Công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH TM và
PTCN Bắc Hà
Giai đoạn bán hàng
Phòng Kinh doanh:
 Báo giá cho khách hàng tiềm năng qua thư điện tử hoặc gọi điện
trực tiếp đối với những sự thay đổi về giá.
 Nhận thông tin từ khách hàng về hàng hóa và tiếp nhận đơn đặt
hàng.
 Gửi giao dịch xuống bộ phận tổng hợp để kiểm tra hàng hóa và giá
cả.
 Giao dịch với khách hàng, đạt thỏa thuận đặt hàng.
 Xác nhận đơn hàng với khách hàng (vận dụng tối đa khả năng có
thể xác nhận).
 Gửi Báo giá xuống bộ phận tổng hợp để làm phiếu giao nhận.
 Kiểm tra chéo Phiếu giao nhận với báo giá khi bộ phận tổng hợp
gửi phiếu giao nhận cho kho vận.
 Liên hệ khách hàng sau khi đã giao hàng xong và kiểm tra tình
trạng hàng hóa nếu cần.
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
 Thường xuyên liên hệ khách hàng về hàng hóa xem có vấn đề gì
không.
 Thường xuyên cập nhật tình hình giao dịch vào nhật ký giao dịch.
Bộ phận tổng hợp:

 Kiểm tra, đối chiếu hàng hóa trong kho và hàng nợ khách hàng khi
bộ phận kinh doanh gửi yêu cầu mới của khách hàng.
 Lập bảng theo dõi hàng nợ khách hàng.
 Liên hệ với đối tác nội nếu cần nhập hàng nội, gửi thư yêu cầu
nhập khẩu nếu cần nhập thêm hàng ngoại.
 Thông báo với bộ phận kinh doanh về khả năng giao hàng cụ thể.
 Chuẩn bị hàng hóa để giao khách hàng.
 Liên hệ với bên giao nhận của khách hàng và gửi thông tin Phiếu
giao nhận xuống kho vận.
Bộ phận kho vận:
 Nhận thông tin từ Phòng kinh doanh về việc vận chuyển hàng hóa
cho khách, tạm tính cước và phương án vận chuyển để phân bổ
giá.
 Nhận thông tin Phiếu giao nhận, kiểm tra lại hàng hóa trong kho
trước khi xuất.
 Liên hệ vận chuyển chuyển hàng cho khách theo địa chỉ và thông
tin trên phiếu giao nhận.
 Cập nhật Bảng theo dõi giao nhận.
 Gửi chứng từ xuất hàng lên văn phòng để hoàn thiện hồ sơ (Phiếu
xuất).
Về quản lý chất lượng hàng hóa sau khi bán
Bộ phận Kinh doanh:
 Nhận thông tin từ khách hàng về việc yêu cầu bảo hành sản phẩm.
 Kiểm tra thông tin về thời gian, mã hàng, số lượng giao hàng cụ
thể.
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
 Điền thông tin vào mẫu Theo dõi bảo hành sản phẩm và gửi xuống
bộ phận bảo hành.

 Theo dõi tiến trình bảo hành sản phẩm cho khách hàng.
 Hỗ trợ bộ phận bảo hành khi cần thiết.
Quản lý chất lượng:
 Kiểm tra, phân loại khi hàng nhập về kho. Với hàng nội, nếu có sai
sót, thông báo cho bộ phận tổng hợp để đổi hàng. Với hàng ngoại,
tổng hợp kết quả kiểm tra, theo dõi chất lượng từng đợt hàng và
gửi thông báo lên bộ phận hàng nhập.
 Kiểm tra, tiến hành dán tem với những sản phẩm đã qua thử
nghiệm trước khi xuất.
 Tiếp nhận thông tin yêu cầu bảo hành của khách hàng từ bộ phận
kinh doanh.
 Trong vòng 24h kể từ khi nhận được thông tin từ phòng kinh
doanh, liên hệ khách hàng, kiểm tra lỗi cụ thể.
 Đàm phán, thảo luận với khách hàng về việc khắc phục tình trạng
(trường hợp nhẹ, có thể hướng dẫn khách hàng xử lý qua điện
thoại)
 Trường hợp không thể xử lý qua điện thoại, cần sắp xếp lịch hẹn
đến gặp làm việc với khách hàng.
• Thông báo bộ phận kinh doanh về kết quả từng bước và lịch hẹn
gặp làm việc với khách hàng.
• Thảo luận với Ban giám đốc về buổi làm việc và dự phòng phương
án giải quyết nếu cần.
 Trường hợp khách hàng hỗ trợ chuyển trả hàng lỗi, hỏng thì tiến
hành việc xác minh tình trạng và bảo hành tại kho công ty.
 Trường hợp khách hàng không thể chuyển trả hàng lỗi, hỏng, cần
đến trực tiếp công trường hoặc kho bãi của khách hàng và tiến
hành kiểm tra, lập biên bản làm việc, tiến hành xử lý, khắc phục
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

đối với những tình trạng có thể khắc phục ngay, hoặc mang về kho
công ty xử lý tiếp.
 Thông báo bộ phận hàng nhập về tình trạng hàng hóa nếu do lỗi
của nhà sản xuất để có phương hướng yêu cầu nhà sản xuất khắc
phục.
 Sau khi xử lý, khắc phục lỗi hàng hóa, chuyển trả lại cho khách
hàng, tiến hành kiểm tra hàng hóa sau khi lắp lại, đóng hồ sơ,
chuyển lên văn phòng lưu trữ
 Trường hợp khách hàng ký gửi hoặc chuyển trả hàng về kho thì
tân trang lại hàng hóa để bán.
Bộ phận tổng hợp / mua hàng:
 Lập danh sách hồ sơ và theo dõi.
 Trường hợp hàng hỏng vì lý do lỗi của nhà sản xuất, bộ phận bảo
hành sẽ có thông báo tới bộ phận mua hàng. Từ thông báo và các
thông tin có được, bộ phận mua hàng nội hoặc nhập khẩu sẽ liên
hệ nhà sản xuất, yêu cầu bảo hành hàng hóa hoặc đổi hàng.
 Thông báo bộ phận bảo hành về thời gian nhà sản xuất có thể bảo
hành hàng hóa và phương hướng kết hợp giải quyết cho từng lô
hàng.
 Lưu hồ sơ sau mỗi vụ việc.
Quy trình vận tải đến khách hàng
 Thông báo phương án và chi phí vận tải cho từng đơn hàng cụ thể
(tối thiểu trong vòng 15 ngày, tối đa trong vòng 01 tháng, cước
vận tài được tính từ bến xe đến kho khách hàng , không tính chi
phí đi gửi hàng)
 Nếu giao hàng tại kho: tách phí cẩu hàng lên.
 Lưu ý số lượng hàng: quy định rõ bao nhiêu hàng thì phân bổ cẩu,
bao nhiêu thì không cần phân bổ.
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
14

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
 Nhận phiếu giao nhận từ bộ phận tổng hợp và sắp hàng, ra phiếu
xuất. Ưu tiên đơn hàng cần giao gấp và những đơn hàng có thể
ghép cùng chuyến chuyển hàng giao trước.
 Liên hệ vận chuyển để chuyển hàng cho khách.
 Hàng xuất khỏi kho thì người chịu trách nhiệm giao hàng ký nháy
vào phiếu giao nhận.
 Tổng hợp phiếu giao nhận có chữ ký xác nhận của khách hàng và
cập nhật dữ liệu theo dõi.
 Sau mỗi lần giao hàng cho khách, yêu cầu khách hàng ký xác nhận
vào Phiếu giao nhận hoặc fax lại phiếu giao nhận.
 Cập nhật Bảng theo dõi giao nhận ngay khi chuyển hàng.
 Gửi lại phiếu xuất và chứng từ lên kế toán để hoàn tất hồ sơ.
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Quy trình trả lại hàng
 Quy định thời gian trả lại hàng trong vòng 1-3 tháng kể từ ngày
giao hàng, với điều kiện hàng còn mới nguyên, chưa sử dụng và
thuộc nhóm hàng phổ thông. Mọi chi phí liên quan đến việc vận
chuyển trả lại hàng do khách hàng chịu.
 Đối với những hàng giao nhầm do sai sót của phòng kinh doanh,
kho vận hoặc tổng hợp thì sẽ đối chiếu và giải quyết từng sự việc
cụ thể.
 Nếu khách hàng nhầm (phạt khách hàng): có thể phân bổ đơn hàng
tiếp theo hoặc trừ nợ về sau, hoặc công ty chịu chi phí sai sót.
 Nếu khách hàng không có nhu cầu sử dụng nữa hoặc hàng lỗi,
hỏng yêu cầu trả lại: tùy vào thời gian xuất và tình trạng hàng hóa,
tình trạng chứng từ, hóa đơn để quyết định có nhập kho hay không
và nhập kho dưới hình thức nào. Nếu hàng thuộc danh mục hàng

khó bán hoặc hàng đã quá thời hạn nhận lại, hoặc hàng cũ thì chấp
nhận ký gửi.
PHẦN II
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ BẮC HÀ
2.1. Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH TM và PTCN
BẮC HÀ
2.1.1. Kế toán doanh thu
2.1.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Hiện tại công ty đang thực hiện hạch toán theo chế độ kế toán doanh
nghiệp vừa và nhỏ theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ
trưởng BTC. Tại phần hành doanh thu kế toán sử dụng hóa đơn GTGT làm
chứng từ gốc để hạch toán doanh thu bán hàng và sử dụng phiếu thu tiền mặt
và giấy báo có từ ngân hàng để hạch toán quá trình thanh toán với khách
hàng.
Hóa đơn GTGT là căn cứ xác nhận việc công ty đã bán hàng cho khách
hàng và cũng là căn cứ để ghi nhận doanh thu. Là chứng từ gốc để ghi nhận
doanh thu Hóa đơn GTGT được kế toán lập thành 3 liên, trong đó:
Liên 1 được lưu tại quyển hóa đơn.
Liên 2 giao cho khách hàng.
Liên 3 kẹp cùng phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng để đối chiếu.
Trên hóa đơn GTGT được ghi rõ:
Ngày tháng, số hóa đơn.
Thông tin khách hàng bao gồm: tên người mua hàng, đơn vị mua, mã số
thuế đơn vị mua.
Thông tin về đơn hàng: tên, số lượng, đơn giá các loại vật tư, thành tiền,

thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán, hình thức thanh toán và phải có chữ
ký và dấu của giám đốc công ty.
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Sau đây là quy trình xuất hóa đơn GTGT tại công ty TNHH Thương mại
và phát triển công nghệ Bắc Hà.
 Khi khách hàng đến mua hàng, khách hàng mang đơn đặt hàng đến
phòng kinh doanh để làm thủ tục mua hàng ban đầu.
 Phòng kinh doanh căn cứ vào đơn hàng và hàng hóa đang có tại công
ty lập phiếu yêu cầu xuất và gửi cho giám đốc ký duyệt. Sau khi được
duyệt xuất bán nhân viên kinh doanh mang giấy này đến phòng kế
toán để lấy hai liên phiếu xuất kho và chuyển xuống bộ phận kho để
xuất hàng cho khách. Khách hàng đã nhận được hàng phải ký vào
biên bản giao nhận hàng hóa của công ty để xác nhận chủng loại, số
lượng hàng và ngày tháng giao nhận.
 Sau khi khách hàng trả tiền hoặc ký nhận sẽ thanh toán, kế toán viết
hóa đơn GTGT. Trong trường hợp xuất hàng theo hợp đồng hoặc bán
hàng theo điện thoại và đã có thanh toán hoặc xác nhận thanh toán
của khách hàng thì kế toán viết hóa đơn GTGT theo từng lần xuất
hàng theo như thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế và chuyển hóa đơn
GTGT liên 2 cho khách hàng sau khi khách hàng xác nhận đã nhận đủ
hàng theo lô hàng xuất.
Để cụ thể hóa quá trình hạch toán kế toán doanh thu tại công ty TNHH
Thương mại và Phát triển Công nghệ Bắc Hà em xin được trích đơn hàng theo
hóa đơn bán hàng số 0093987 ngày 29 tháng 01 năm 2011, nội dung xuất bán
ống gang cầu XinXing (TQ) DN 500 và phụ kiện ống gang XinXing 500 cho
Chi nhánh công ty CP sản xuất bao bì và kinh doanh hàng Xuất khẩu tại
Quảng Ninh.
Biểu số 2.1

Hoá đơn giá trị gia tăng số 0093987
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BẮC HÀ
Trụ sở chính: Số 7 Dã Tượng, P. Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP Hà Hội
VPGD: số 39. Ngõ 90 Đ. Khuất Duy Tiến, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
Điện Thoại: (84.4)3553 4633. Fax: (84.4) 3554 2406.
Webside: www.bachawater.com
MST: 0100996948
Tài khoản: 032 01 01 000 3648-Tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam-CN Thanh Xuân
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3/001
Liên 3: Lưu nội bộ RS/2010B
Ngày 29 tháng 01 năm 2011 Số: 0093987
Họ tên người mua hàng: Trần Quý Đông
Tên đơn vị: E054-Chi nhánh công ty CP sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu tại Quảng Ninh
Địa chỉ:
Hình thanh thanh toán: CK Số TK:
MST: 0100106793-011
TT
Tên vật tư
ĐVT Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1
2
3
Ống gang cầu XinXing (TQ) DN 500
Joang cao su ống gang cầu XX 500
Dầu bôi trơn ống gang

Mét
Cái
Lít
972
162
120
2.250.000
125.000
1.329.750
2.187.000.000
20.250.000
159.570.000
Thuế suất GTGT: 10%
Cộng tiền hàng
Tiền thuế GTGT
2.366.820.000
236.682.000
Cộng tiền thanh toán 2.603.502.000
Số tiền bằng chữ: Hai tỷ, sáu trăm linh ba triệu, năm trăm linh hai nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Giám đốc
(ký, ghi rõ họ, tên) (ký, ghi rõ họ, tên) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
Lưu Thị Nhàn Phan Thị Nghĩa
Với công cụ kế toán là phần mềm kế toán Fast Accounting công việc kế
toán đã được tinh giảm đi rất nhiều, kế toán viên không phải định khoản từng
nghiệp vụ rồi vào sổ chi tiết sau đó tiếp tục vào sổ tổng hợp mà chỉ cần cập
nhật chứng từ của vụ việc và máy tính sẽ tự động cập nhật các loại sổ, kế toán
viên có thể in ra và đối chiếu trực tiếp trên máy để đảm bảo tính chính xác của
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh

số liệu. Dưới đây là quy trình ghi sổ trên phần mềm kế toán tại công ty TNHH
TM và PTCN Bắc Hà.
Sơ đồ 2.1
Quy trình hạch toán doanh thu trên phần mềm kế toán tại công ty TNHH
TM và PTCN Bắc Hà
Chú thích:
Nhập dữ liệu hàng ngày
In sổ và báo cáo cuối tháng
Hàng ngày dựa trên chứng từ gốc là hóa đơn GTGT đã được lập, kế toán
phần hành nhập chứng từ vào phần mềm máy tính. Phần mềm tự động vào sổ
kế toán chi tiết tài khoản 5111 và tài khản đối ứng 131- công nợ phải thu
khách hàng. Các sổ tổng hợp cũng được tự động cập nhật số liệu. Cuối tháng
kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ). Việc đối chiếu giữa số liệu
tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động trên phần mềm và luôn
đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập. Ngoài ra kế toán
có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi
đã in ra giấy.
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
Nhật ký
chung
Sổ cái tài khoản
131,5111,
33311,112
Bảng cân
đối số
phát sinh
Báo cáo
tài chính
Sổ chi tiết tài
khoản 131,

5111
Máy tính
Phần mềm
máy tính
Hóa đơn GTGT
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng và nguyên tắc kế toán
Để phản ánh doanh thu bán hàng, theo dõi tình hình thanh toán với khách
hàng công ty sử dụng các tài khoản 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ. TK 511 chi tiết thành:
TK 5111 doanh thu bán hàng hóa.
TK 5112 doanh thu cung cấp dịch vụ.
TK 51111 doanh thu bán hàng hóa nội địa.
TK 51112 doanh thu bán hàng xuất khẩu.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: tại công ty TNHH
Thương mại và Phát triển Công nghệ Bắc Hà doanh thu bán hàng được ghi
nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu hàng hóa đó được
chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn
đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hàng, chi phí kèm theo hoặc khả
năng hàng bị trả lại.
2.1.1.3. Kế toán chi tiết doanh thu
Ngày 29 tháng 01 năm 2011 Công ty TNHH Thương mại và Phát triển
Công nghệ Bắc Hà xuất bán cho Chi nhánh công ty CP sản xuất bao bì và
kinh doanh hàng xuất khẩu tại Quảng Ninh 972 mét ống gang cầu XinXing
DN500 và các phụ kiện đi kèm. Công ty TNHH Thương mại và Phát triển
Công nghệ Bắc Hà đồng ý cho khách hàng trả chậm trong vòng 15 ngày kể từ
ngày công ty xuất hàng bán cho Chi nhánh công ty CP sản xuất bao bì và
hàng xuất khẩu tại Quảng Ninh. Hai bên chấp nhận phương thức thanh toán
bằng chuyển khoản như trong hợp đồng kinh tế số 62/2011/HĐKT-BH. Sử

dụng hóa đơn GTGT số 0093987 làm chứng từ gốc.
Hạch toán trên phần mềm kế toán Fast Accounting là một sự cải tiến
trong công tác kế toán tại công ty, giúp cho công tác kế toán được rút gọn hơn
và đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời hơn kế toán thủ công.Tại
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
công ty TNHH TM và phát triển công nghệ Bắc Hà kế toán thực hiện hạch
toán kế toán trên phần mềm kế toán nên khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán
nhập chứng từ gốc vào phần mềm, sau đó phần mềm kế toán tự động vào sổ
chi tiết và sổ tổng hợp.
Kế toán giá vốn tiến hành cập nhật dữ liệu trên phần mềm kế toán.
Bước 1: Chọn thực đơn và loại chứng từ cần cập nhập
Kế toán chọn thực đơn bán hàng.
Chọn tên chứng từ cần cập nhật ( ở đây là hóa đơn bán hàng). Chương
trình kế toán hiển thị màn hình cập nhật với các chức năng, kế toán chọn nút
“mới” để bắt đầu vào chứng từ.
Bước 2: Cập nhập thông tin chứng từ
Kế toán lần lượt nhập các thông tin cho chứng từ và nhấn nút lưu.
Phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhập vào sổ chi tiết các tài khoản
5111- doanh thu bán hàng theo mặt hàng và sổ chi tiết tài khoản đối ứng 131-
sổ chi tiết công nợ phải thu theo đối tượng khách hàng; các sổ tổng hợp như
NKC, NKBH sổ cái các tài khoản 5111, 131, 111, 33311 và cuối tháng tự
động lên bảng tổng hợp và các báo cáo tài chính theo yêu cầu người dùng.
Sau đây em xin trích mẫu sổ kế toán chi tiết doanh thu tại công ty TNHH
Thương mại và Phát tiển Công nghệ Bắc Hà tháng 01 năm 2011. Bao gồm:
Sổ chi tiết doanh thu tài khoản 5111- doanh thu bán hàng theo mặt hàng:
mặt hàng Ống gang cầu XinXing TQ DN 500.
Sổ chi tiết công nợ TK 131-phải thu khách hàng: chi tiết Chi nhánh công
ty CP sản xuất bao bì và kinh doanh hàng Xuất khẩu tại Quảng Ninh.

Biểu số 2.2
Trích Mẫu sổ chi tiết TK 5111 doanh thu bán hàng theo mặt hàng ống
gang cầu XinXing DN 500
SV: Lê Thị Loan – KTTH 50A
22

×