Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76 KB, 3 trang )
ÔN TẬP NHTW
1. Chỉ cho vay cứu cánh mới thực hiện chức năng vai trò người cho vay cuối cùng.
Sai. Ngoài cho vay cứu cánh thì cho vay Lombard và thấu chi (bù đắp thiếu hụt
khả năng thanh toán tạm thời trong ngày hoặc qua đêm) cũng thể hiện vay trò
người cho vay cuối cùng.
Nghiệp vụ chiết khấu không nhằm đáp ứng bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời,
do tốn thời gian thỏa thuận, không thể vay chiết khấu để thanh toán qua đêm
không thể hiện chức năng người cho vay cuối cùng.
2. Tiền chiết khấu vay từ NHTW vừa có thể sử dụng cho thanh toán, vừa dùng để
cấp tín dụng?
Đúng. Theo quy định hiện nay, tiền vay chiết khấu từ phía NHTW được sử dụng
để cấp tín dụng tối đa 20%, còn lại được sử dụng cho mục đích thanh toán.
3. Ở Việt Nam , NHNN có cho chính phủ vay nhằm bù đắp bội chi ngân sách
không?
Không. NHNN Việt Nam chỉ cho chính phủ vay bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm
thời trong khoảng thời gian rất ngắn dưới 3 tháng, phải hoàn trả trước khi năm tài
chính kết thúc 31/12, muốn gia hạn phải do UBTVQH quyết định.
4. NHTW thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh có làm thay đổi MB không?
Bình thường không.
Nếu đến hạn NHTM được NHTW bảo lãnh không trả được nợ, NHTW phải đứng
ra trả nợ thay. Sau đó, NHTW bắt ngân hàng đó viết vào giấy nhận nợ, trừ vào
TKTGTT, còn thiếu chuyển qua nợ ngắn hạn (150%). Như vậy, trong khoảng thời
gian từ khi NHTW đứng ra thực hiện thanh toán hộ và đến khi NHTW thu được số
tiền mình đã bỏ ra, MB tăng lên một lượng tương ứng. (Tuy nhiên, sau đó, MB lại
phải giảm đi 1 lượng tương ứng khi NHTW thu nợ từ các TCTD)
Lưu ý: Hiện nay, NHNN Việt Nam chỉ đứng ra bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng
trong nước vay vốn nước ngoài.
5. Quản lý ngoại hối bằng pháp luật và bằng nghiệp vụ của NHNN có cùng mục
đích?
Đúng. Dù cách thức và miêu tiêu của mỗi phương thức quản lý có khác nhau … thì
tất cả đều hướng đến mục tiêu ổn định tỷ giá, ổn định tiền tệ và thực hiện mục tiêu