Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Câu hỏi ôn tập Đại cương lịch sử Việt Nam - Có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.43 KB, 26 trang )

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày khái quát về lịch sử Việt Nam từ thời đại
Văn Lang, Âu Lạc đến thời kỳ nhà Đường (Trung Quốc) thống trị n ước ta.
*Nước Văn Lang-Âu Lạc
Người xưa cho rằng mở đầu họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương (khoảng năm
2879 Tr.CN), tương truyền là vị vua mở mang nghề nông, dựng nền văn minh nông
nghiệp đầu tiên của cộng đồng người Việt cổ. Kinh Dương Vương là thủ lĩnh đầu
tiên thống trị tất cả các bộ tộc Việt ở phương Nam (từ phía Nam sông Trường Giang
đến Giao Chỉ). Tiếp sau đó là Lạc Long Quân. Sau Lạc Long Quân là các Hùng
Vương. Tổng cộng có tất cả 18 vua Hùng Vương. Vào khoảng nửa đầu thế kỷ thứ
VII Tr.CN, nước Văn Lang được thành lập. Đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ). Địa
giới hành chính thời đại VL-AL cơ bản có thể hình dung: phía Bắc bao gồm Vân
Nam, Quảng Đông,Quảng Tây thuộc Trung Quốc bây giờ ; phía Tây giáp dãy
Trường Sơn, phía Nam đến qua đèo Ngang, phía Đông là biển Đông
Tổ chức hành chính: cả nước chia thành 15 bộ ; Vua=> con trai-quan
lang=>con gái-mị nương=>Lạc hầu-quan văn=>Lạc tướng-quan võ. Cấp cơ sở có
già làng, già bản.
Kế tục nước Văn Lang là quốc gia Âu Lạc, ra đời vào thế kỷ thứ III Tr.CN.
Thế kỷ thứ III Tr.CN, là thời kỳ những đời cuối cùng của thời đại Hùng
Vương. Đây là lúc sản xuất và văn hoá đang trên đà phát triển. Đồ đồng thau phát
triển cực thịnh tạo điều kiện quá độ sang thời kỳ đồ sắt. Nông nghiệp, thủ công
nghiệp đều phát triển hơn trứơc.Giao lưu kinh tế của các bộ lạc đc hình thành, có
quan hệ ngoại giao với nhà Chu, Malaysia… Đó là lúc Trung Quốc đang có những
biến đổi lớn. Thời Chiến Quốc kết thúc, nhà Tần thống nhất Trung Quốc (221
Tr.CN). Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi hoàng đế với tư tưởng “bình thiên hạ” và chủ
nghĩa bành trướng bắt đầu đẩy mạnh. Nhà Tần liên tục phát quân xâm lược phương
Nam. Đó là cơ sở dẫn tới sự hợp nhất giữa 2 bộ tộc Lạc Việt và Tây Âu. Nước Âu
Lạc ra đời, vững mạnh hơn.
*Triều đại An Dương Vương
An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống Cổ Loa (huyện Đông Anh
– Hà Nội ngày nay). Trên cơ sở kỹ thuật đồ đồng thau phát triển, người Âu lạc đã
nắm được kỹ thuật rèn sắt. Một bước tiến mới của Âu Lạc trong kỹ thuật quốc


phòng, người Âu Lạc đã chế tạo được loại nỏ bắn một phát ra nhiều mũi tên bằng
đồng có ba cạnh sắc. Thành Cổ Loa được xây dựngVới thành Cổ Loa và nỏ máy, cư
dân Âu Lạc thể hiện rõ tài năng sáng tạo của mình. Nhà Tần, sau đó là Triệu Đà,
hàng chục năm liền đưa quân đánh phá Âu Lạc. Song An Dương Vương cùng cư
dân Âu Lạc đã nhiều lần kháng chiến thắng lợi.
Nước Nam Việt của Triệu Đà (207-111 TCN)
Thất bại về quân sự, Triệu Đà chuyển sang chiến lược giả vờ cầu hoà, cử con
là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, lấy công chúa Mỵ Châu, ở rể tại
thành Cổ Loa để lén dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ rồi báo cho Triệu Đà.
Năm 179 Tr.CN Triệu Đà đã thôn tính Âu Lạc, sáp nhập vùng đất Âu Lạc vào quận
1
Nam Hải, lên ngôi lấy hiệu Vũ Vương, đóng đô Phiên Ngung. Nước Âu Lạc sụp đổ.
Đó là thời gian nước Âu Lạc nhập vào Nam Việt và cũng là thời điểm cộng đồng cư
dân Âu Lạc bước vào thời kỳ chống Bắc thuộc đầy cam go và biến động, thời kỳ lệ
thuộc các triều đình phong kiến Trung Hoa kéo dài nghìn năm.
Thời Bắc Thuộc Và Chống Bắc Thuộc
1/ Bắc thuộc lần thứ nhất và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Năm 137 Triệu Đà mất, nhường ngôi cho Triệu Hồ. Triệu Hồ làm vua đc 12
năm thì truyền ngôi cho Triệu Anh Tề, năm 113 Ai Vương lên ngôi, được 1 năm
Kiến Đức lên ngôi. Năm 111 Tr.CN, lấy cớ dẹp loạn phương Nam, nhà Hán đã đánh
chiếm được Nam Việt. Hán Vũ Đế chia đất Nam Việt thành 9 quận, lại đặt thêm
một quận mới tên là Nhật Nam.
Nhà Hán áp đặt ách thống trị và bóc lột nặng nề lên người dân Âu Lạc. Song
các cư dân Việt không chịu khuất phục.
Khởi nghĩa 2 bà Trưng
Cuộc kn diễn ra Thái thú Tô Định giết Thi sách, chồng của Trưng Trắc. Trưng
Trắc, Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa và đã giành thắng lợi ở 65 thành trì, giải
phóng đất nước. Hai bà lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Ngày 30 tháng 2 năm Tân
Sửu (41), nhà Hán cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân đem quân sang đánh Hai
Bà Trưng. Năm 43, Hai Bà thua trận và tự tử tại sông Hát. Người dân đã dựng đền

thờ Trưng Nữ Vương ở xã Hát Giang, huyện Phúc Lộc (nay là Phúc Thọ-Hà Tây),
và ở Mê Linh- Phiên Ngung- Hà Nội.
2/ Bắc thuộc lần thứ hai và cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, khởi nghĩa của
Lý Bí:
Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Âu Lạc bị ràng buộc hơn vào bộ máy
cai trị của triều đình nhà Đông Hán. Hàng loạt chủ trương lớn để củng cố quyền lực
được nhà Hán triển khai ở các quận, huyện.
Năm 203, nhà Hán đổi tên Giao Chỉ bộ (3 quận) thành Giao Châu. Tên Giao
Châu được gọi từ đó.Năm 211, đất Giao Châu chuyển sang lệ thuộc nhà Ngô. Nhà
Ngô khống chế, đặt ra lệ thuế vô cùng hà khắc, từ đó khiến lòng dân căm phẫn, dẫn
đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
* Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248)
Sang thế kỷ thứ 3, trên đất Âu Lạc bùng nổ cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu
(năm 248), tên thật là Triệu Thị Trinh là một người có tướng mạo kì lạ, khỏe mạnh
hơn người. Bà cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt, lúc đầu giành thắng lợi ở nhiều nơi.
Nhưng thế Ngô quá mạnh, cuộc khởi nghĩa về sau bị dập tắt.
* Lý Bí dựng nghiệp Nam Đế, lập nước Vạn Xuân (544-602)
Từ năm 250 – 543 Giao Châu rơi vào tình trạng bất ổn, bị nhiều nước tranh
giành, xâu xé. Trong gần 300 năm, Giao Châu lần lượt thuộc nước Tấn (năm 250-
420), Tống (năm 420-478), Tề (năm 479-502), Lương (năm 502-543)
Đời sống người dân vô cùng cơ cực. Đầu năm 542, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí
(Lý Bôn) đã nổ ra.
2
Lý Bí quê Thái Bình, xuất thân là một hào trưởng địa phương, đã làm quan
cho nhà Lương. Trước lực lượng hùng mạnh của nghĩa quân Lý Bí, cuộc khởi nghĩa
đã nhanh chóng thắng lợi.
Tháng 2 năm 544) Lý Bí chính thức lên ngôi Hòang đế, xưng là Việt Đế, còn
gọi là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch,
quốc hiệu Vạn Xuân. Năm 545 quân Lương tấn công, Lý Bí thua trận, giao quyền
cho Triệu Quang Phục.

Năm 548, Lý Nam Đế mất. Triệu Quang phục lên ngôi xưng là Triệu Việt
Vương. Năm 552 chiếm thành Long Biên giành chính quyền tự chủ. Thời gian này
ở Trung Quốc nhà Tùy tiêu diệt nhà Lương.
Năm 555, Lý Thiên Bảo dẫn quân chạy vào Thanh Hóa, trao quyền cho Lý
Phật Tử. Lý Phật Tử cho con trai lấy con gái của Triệu Việt Vương sau đó bất ngờ
đánh diệt Triệu để lên ngôi, xưng là Hậu Lý Nam Đế, đóng đô ở Phong Châu. Năm
602, nhà Tùy đánh sang, Lý Phật Tử đầu hàng nhà Tùy.
3/ Bắc thuộc lần thứ ba.
Nhà Tùy đặt lại chế độ quận, huyện: Giao Châu có 5 quận và 32 huyện. Do
không đủ sức kiểm soát nên các quận ở nước Nam trở thành các vùng cát cứ của
quan lại TQ. Đến 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy. Nhà Đường tồn tại khoảng 300
năm. Đời Ngũ Quý 907- 939, do nhà Đường suy yếu, các phiên, trấn cát cứ xưng
Vương, đó là: Hậu Hán ( Nam Hán), Hậu Lương, Hậu Tấn, Hậu Đường, Hậu Chu.
Các nước đánh nhau, gây loạn lạc, cho đến 979, Tống Thái Tông mới dẹp yên Ngũ
Quý, thống nhất Trung Quốc.
Về phía dân chúng An Nam đô hộ phủ: nhiều lần nổi dậy đánh phá châu
huyện, chống sự hà khắc của chính quyền đô hộ. Tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa
của Lý Tự Tiên – Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766),
Dương Thanh (819-820)…
Khởi nghĩa Lý Tự Tiên- Đinh Kiến: Năm 687, một hào trưởng là Lý Tự
Tiên bí mật tổ chức khởi nghĩa. Khởi nghĩa bị lộ, Tiên bị giết. Một hào trưởng khác
là Đinh Kiến cùng mưu với Lý Tự Tiên tiếp tục khởi nghĩa và đã giết được tướng
nhà Đường, thu được Tống Bình. Nhà Đường đem quân sang, đánh bại Đinh Kiến
687
Khởi nghĩa Mai Hắc Đế và Phùng Hưng, Dương Thanh chống nhà
Đường:
Mai Thúc Loan, quê Hà Tĩnh, Khởi nghĩa tại Nam Đàn Nghệ An 713-722.
Năm 714 ông đánh giành Tống Bình rồi lên ngôi: Mai Hắc Đế. Quân Đường tấn
công. Cuộc khởi nghĩa thất bại 722.
Phùng Hưng, khởi nghĩa ở Sơn Tây – Ba Vì 766, giành thắng lợi 791-802,

sau đó nhà Đường tấn công. Lúc đó Phùng An, con của Phùng Hưng nối ngôi đã
đầu hàng quân Đường năm 802
Dương Thanh ( 819 – 820)Là hào trưởng của đất Hoan châu ( Nghệ An). Năm
819, đã phát động khởi nghĩa giết được Lý Tượng Cổ, lập được hệ thống chính
quyền. Năm 820, Dương Thanh thất bại trước sự tấn công của nhà Đường.
3
Câu 2. Trình bày quá trình đấu tranh giành quyền độc lập tự chủ từ họ
Khúc khởi dựng đến triều đại độc lập tự chủ vững mạnh của nhà Hậu Lý.
Từ cuối thế kỷ IX trở đi, nhà Đường (Trung Quốc) bị tan rã một cách mau
chóng, đại thần chỉ lo lập mưu cát cứ, chính trị suy đồi, kỷ cương đổ nát, kinh tế
kiệt quệ, đời sống nhân dân bi đát… Đó là điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc
đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Và cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ đã
bùng nổ và thắng lợi nhanh chóng trong bối cảnh đó.
1/ Họ Khúc dựng nền tự chủ ban đầu (906- 930)
Năm 864 vua Đường phong cho Cao Biền làm Tiết độ sứ và đổi An Nam đô
hộ phủ thành Tĩnh Hải quận Tiết tuấn. Năm 907 nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu
Lương, hậu Đường, hậu Tấn, hậu Chu tranh nhau.
Năm 905 Khúc Thừa Dụ là hào trưởng Hồng Châu (Hải Dương) đã tổ chức
lực lượngtiến công thành Tống Bình (Hà Nội), quân Đường thua to chạy về nước.
Ông tự xưng là Tiết độ sứ. Về hình thức Khúc Thừa Dụ giữ nguyên bộ máy hành
chính của chính quyền độ hộ, thực chất bên trong đó là một chính quyền độc lập
của nước ta sau ngàn năm Bắc thuộc, quan lại người TQ bị bãi bỏ, các chức vụ đc
thay thế bằng người Việt.
23/7/907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo tiếp tục sự nghiệp tự chủ và
đã thực hiện một số cải cách hệ thống chính quyền tự chủ theo thể chế thống nhất,
tập trung quyền lực vào một mối. Cuộc cải cách được thực hiện trong khoảng 10
năm thì Khúc Hạo mất. Khúc Thừa Mỹ thay cha trong bối cảnh chính trị có xu
hướng trở nên phức tạp. Năm 930, nhà Nam Hán đánh tan quân Khúc Thừa Mỹ,cử
Lý Tiến làm thứ sử nước ta.
2/ Dương Đình Nghệ và công cuộc khôi phục đất nước (931- 937)

Năm 931, Dương Đình Nghệ, một hào trưởng ở vùng Ái Châu, mộ quân đánh
đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến, chiếm lại thành Đại La. Ông tự xưng là Tiết độ sứ,
làm chủ đất nước trong 6 năm.
Năm 936 Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, chiếm quyền Tiết độ sứ
sau đó cầu cứu quân Nam Hán. Lưu Cung cho con là Lưu Hoàng Tháo sang xâm
lược nước ta.
3/ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938- nhà Ngô:
Mùa đông năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân tiến ra thành Đại La, giết chết
Kiều Công Tiễn. Trừ xong cuộc phản loạn, Ngô Quyền bắt tay vào chuẩn bị cuộc
kháng chiến chống quân Nam Hán.
Lợi dụng địa thế và chế độ thủy triều vùng cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền
cho quân lính và dân binh mai phục đặt cọc gỗ trên sông đánh bại và giết chết
Hoàng Tháo. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Phúc Yên).
Ông làm vua đc 6 năm thì mất. Ông gửi con là Ngô Xương Ngập cho Dương Tam
Kha, Dương Tam Kha cướp ngôi NXN, NXN cùng em là Ngô Xương Văn chạy về
Nam Sách, Kha bắt được Văn đem về cho làm chỉ huy quân cấm vệ. Năm 950 Sơn
Tây loạn, Dương Tam Kha bị phế truất. Xương Văn đón anh là Xương Ngập về
4
cùng xưng vương. Năm 954 NXN mất, con là Ngô Xương Xí lên ngôi, đất nước rơi
vào loạn 12 sứ quân.
3/ Nhà Đinh thống nhất đất nước (968-980):
Những sứ quân đánh nhau, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Trước tình
hình đó Đinh Bộ Lĩnh-người vùng Hoa Lư đem quân đi đánh, ông đánh đâu thắng
đó và đc tôn là Vạn Thắng Vương.Đến năm 967, loạn 12 sứ quân hoàn toàn bị tiêu
diệt, đất nước được thống nhất.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh được suy tôn lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên
Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư (Ninh Bình) làm kinh đô. Năm
970, đặt niên hiệu là Thái Bình, biểu hiện ý thức độc lập tự chủ của nhà Đinh.
Nhà Đinh trải qua 2 đời vua là Đinh Tiên Hoàng và Đinh Phế Đế.
Để bảo vệ đất nước, Đinh Tiên Hoàng thành lập đội quân thường trực với số

lượng đông. Ông xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ,
phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt Vương, Lê Hoàn là Thập đạo tướng quân.
Ông quản lý toàn bộ dân cư và lãnh thổ. Ruộng đất một phần phân cho quan lại,
công thần và hoàng tộc, phần còn lại giao cho làng xã để chia ruộng công theo định
kỳ và định suất cho nông dân cày.
Về pháp luật: vua Tiên Hoàng dùng pháp luật nghiêm ngặt để trừng trị, mọi
người đều sợ ko ai dám phạm. Tôn giáo:Đạo phật đc coi là quốc giáo, sư tăng có
phẩm tước, một số sư đc mời vào làm quan gọi là Tăng quan.
Tháng 10 năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị Đỗ Thích
giết chết. Nên triều thần cùng tôn con trai thứ của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Tuệ lên
ngôi hoàng đế khi ấy được 6 tuổi. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được nắm quyền
nhiếp chính, xưng là Phó Vương.
Nội bộ nghi ngờ lẫn nhau, dẫn đến tình trạng rối loạn, các tướng lĩnh kéo binh
chống lại Lê Hoàn. Song song đó, nhà Tống (Trung Quốc) cũng nhân cơ hội nước
ta đang rối loạn mà kéo quân tiến đánh. Trước tình hình đó, thái hậu Dương Vân
Nga triệu tập quần thần lấy áo bào khoác cho Lê Hoàn. Lê Hoàn làm vua, giáng
Đinh Tuệ xuống làm vệ vương-sử gọi Phế Đế.
4/ Đại Cồ Việt thời Tiền Lê (980 - 1009)
Lê Hoàn lên ngôi, lấy hiệu là Đại Hành hoàng đế. Đổi niên hiệu là Thiên
Phúc, lập nên nhà Lê (sử gọi là nhà Tiền Lê). Sau khi lên ngôi ông đã thân chinh chỉ
huy công cuộc phòng thủ, chỉ huy thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống
xâm lược năm 980 - 981. Sau chiến thắng, Lê Đại Hành chú tâm vào việc xây dựng
đất nước.
Vào lúc này, kỹ thuật canh tác lúa nước đã đạt đến trình độ cao. Tô thuế nhẹ,
khuyến khích sản xuất nông nghiệp, tạo sự ổn định đất nước. Cho đúc tiền, mua bán
giao lưu hàng hoá tăng.
Năm 1005, Lê Đại Hành mất, thọ 65 tuổi, ông định Long Việt làm thái tử.
Nhưng sau khi ông mất, các hoàng tử tranh ngôi. Cuối cùng Lê Long Đĩnh giết anh,
5
cướp ngôi vua. Lê Long Đĩnh không phải là một vị vua tốt,Ông ở ngôi được 4 năm

thì mất (1005 - 1009).
5/ Nước Đại Việt thời Lý:
Cuối triều Tiền Lê, xu hướng cát cứ lại từng lúc nổi dậy. Vì vậy, sau khi Lê
Long Đĩnh mất, quan lại, tăng sư đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua lập nên triều Lý
vào ngày 02 tháng 11 năm Kỷ Dậu (1009). Lý Công Uẩn lên ngôi lấy hiệu là Thuận
Thiên, 7-1010, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh
Bình) về Thăng Long ở đồng bằng Bắc Bộ bên bờ sông Hồng (Hà Nội)
Vương triều Nhà Lý 216 năm, truyền ngôi được 9 đời
Về chính trị: Năm 1054, triều Lý đặt quốc hiệu cho đất nước là Ðại Việt. Vua
toàn quyền, lập 9 hoàng hậu, con được phong vương. Tổ chức quan lại: quan do
tiến cử, quan do thi cử, quan do mua cử và tăng quan.Năm 1164, nhà Tống đã buộc
phải công nhận nc ta là An Nam quốc.
Về quân sự:Thực hiện chính sách Ngụ binh ư nông, xây dựng quân đội hùng
mạnh. Năm 1069, đánh Chiêm Thành, do Chiêm Thành bắt tay với Tống chuẩn bị
đánh Ðại Việt, chiếm Ðịa Lí, Minh Linh, Bố Chính (Quảng Bình). Năm 1076, đánh
sang Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm, khi Tống chuẩn bị đánh Ðại Việt.Năm
1077, đánh tan quân xâm lược Tống bên sông Như Nguyệt do Quách Quỳ và Triệu
Tiết chỉ huy (thời Lý Nhân Tông), công lao to lớn của Lý Thường Kiệt và hoàng
Thái hậu Ỷ Lan.
Nam quốc sơn hà, tương truyền của Lý Thường kiệt, cho người đọc trong đền
thờ Trương Hống, Trương Hát bên bờ sông Như nguyệt được coi là bản tuyên ngôn
độc lập đầu tiên của dân tộc Việt.
Về văn hóa:Chú trọng việc học, 1070 cho lập Quốc tử giám, phát triển Nho
học. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên lựa chọn nhân tài cho chế độ, Lê Văn Thịnh
( Bắc Ninh) là Trạng Nguyên đầu tiên của khóa thi 1075 thi Toán và luật, khóa
1086, Mạc Hiển Tích(Hải Dương)…Tổng cộng có 4 Trạng nguyên thời Lý. Thời Lý
là thời đại độc lập và thịnh vượng của Ðại Việt.
Về kinh tế:Thời Lý đã thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp. Quy định các loại thuế. Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp. Quy định
các loại ruộng: ruộng công, ruộng tư và cho phép bán ruộng đất. Tổ chức làm thủy

lợi để phát triển sản xuất, chính sách bảo vệ trâu, bò.
6
Câu 3. Trình bày quá trình xây dựng triều đại phong kiến của nhà Trần và sự
tồn tại của triều đại nhà Hồ:
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN
Nhà Lý suy vong, quyền lực rơi hết vào tay Trần Thủ Độ. Sau khi ép Lý
Chiêu Hoàng (7 tuổi) nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (8 tuổi) thì thời đại của
nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225, tuy Trần Cảnh (Trần Thái Tông) làm Vua
nhưng quyền lực và người đặt nền móng cho sự ra đời chính thức của Nhà Trần là
Trần Thủ Độ. Trong 175 năm trị vì, nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt ba lần
kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thành công vào các năm 1258, 1285 và
1288.
Nhà Trần bắt đầu khi vua Trần Thái Tông lên ngôi năm 1225 và chấm dứt khi
vua Trần Thiếu Đế, khi đó mới có 5 tuổi bị ép thoái vị vào năm 1400 để nhường
ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly tức Lê Quý Ly – Triều trần tồn tại 175 năm và
trải qua 12 đời vua, quốc hiệu Đại Việt-kinh đô Thăng Long.
1.Tổ chức bộ máy nhà nước.
Bộ máy triều đình gồm 2 bộ phận: Bộ phận trung khu và các cơ quan chức
năng. Còn ở địa phương, nhà Trần tổ chức chính quyền 3 cấp: phủ lộ, huyện châu,
hương xã. Nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ vào thế kỷ XIV, nhà Trần còn đặt
thêm 3 phủ là Lâm Bình (Quảng Bình, Quảng Trị); Thái Nguyên (Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Cao Bằng); Lạng Giang (Bắc Giang , Lạng Sơn). Các quan trong triều
được chia làm hai Ban là Ban văn và Ban võ. Cấp lộ có chức An phủ chánh sứ và
phó sứ, thông phán, trấn phủ. Cấp huyện có các chức tri huyện và chủ bạ. Cấp xã có
các chức đại tư xã (hoặc tiểu tư xã), xã trưởng, xả giám.
2. Chế độ ruộng đất:Ruộng công: Có hai bộ phận ruộng công, gồm ruộng đất
do triều đình trực tiếp quản lý và ruộng đất công của thôn làng gồm: Ruộng quốc
khố, sơn lăng, ruộng tịch điền, ruộng công làng xã. Ruộng tư: Thái ấp, điền trang,
ruộng tư của địa chủ, ruộng đất tiểu nông.
3. Kết cấu xã hội thời Trần (gồm 4 cấp bậc):

* Vua –Thái thượng hoàng:Nhà nước Trần với bộ máy trung ương hoàn
chỉnh (phỏng theo nhà Tống) là một tổ chức nhà nước trung ương tập quyền theo
chế độ quân chủ. Chế độ Thái thượng hoàng là đặc trưng cho chế độ phong kiến
nhà Trần,vua nhường ngôi cho con,rồi đứng ra 1 bên làm TTH.
* Quý tộc - Quan liêu:Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong triều đình,
có ruộng phong, có trang ấp, có phủ đệ và gia nô.Quan liêu đóng vai trò thừa hành
bộ máy nhà nước. là những nho sĩ, không được phong đất đai, thái ấp và không có
gia nô.
* Bình dân: Có số lượng đông đảo và đa dạng nhất, gồm nông dân, thợ thủ
công, thương nhân, nho sĩ, tăng nhân…
* Gia nô – Nô tỳ: Gồm 2 loại, một là làm việc trong các trang ấp của các quý
tộc gọi là “gia nô” hay “tư nô”, một loại làm việc trong các cơ sở đồn điền của nhà
nước.
7
4. Những thành tựu nổi bật:
Về giáo dục: Văn học mở mang, Nho học rất được toàn thịnh. Năm 1232, nhà
Trần mở khoa thi đầu tiên, đặt ra học vị Thái học sinh. Năm 1247, triều đình đặt lệ
thi lấy Tam khôi gồm 3 người đỗ đầu là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và quy
định cứ 7 năm mở 1 khoa thi. Năm 1305, Nhà Trần đặt thêm học vị Hoàng Giáp. Sự
kiện quan trọng nhất của sử học đời Trần là việc Bảng nhãn Lê Văn Hưu biên soạn
bộ “Đại Việt sử ký” gồm 30 quyển, hoàn tất vào năm 1272. Đây là bộ sử đầu tiên
của dân tộc ta.
Về pháp luật:Năm 1230 Trần Thái Tông cho ban hành “Quốc triều thông
chế”, sau đó qua vài lần bổ sung lại cho ban hành “Quốc triều hình luật”, sửa đổi
hình luật lễ nghi, gồm 20 quyển.
3. Về Văn hóa – nghệ thuật – kiến trúc: “Hịch Tướng sỹ” được Trần Quốc
Tuấn viết năm 1284. Văn học chữ Nôm xuất hiện và bắt đầu có những đóng góp
cho văn học nước ta, những cây bút nổi bật trong thời Trần như Trần Thái Tông,
Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,…
Triều Trần, Phật giáo đã chi phối mạnh mẽ xã hội lúc bấy giờ. Chùa chiền

được dựng lên khắp nơi, số người xuất gia tu hành rất đông, trong đó có nhiều
người là hoàng tộc, kể cả Vua và Thái thượng hoàng. Vua Trần Nhân Tông là người
đã lập ra phái thiền Trúc Lâm Yên Tử.
4. Ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên
- Cuộc kháng chiến chống quân Mông cổ lần thứ I - năm 1258:
Trước khi cho quân tràn xuống Đại Việt, Vua Mông Cổ phái sứ giả sang dụ
triều đình nhà Trần hàn phục. Vua Trần Thái Tông bắt giam sứ giả. Tháng 1 năm
1258 Mông Cổ mang 3 vạn quân men theo Sông Hồng tiến vào nước Đại Việt. Vua
Trần Thái Tông đích thân dẫn quân ra trận.24/1/1258 ba vạn quân Mông Cổ bị đánh
bật ra khỏi Thăng Long.
-Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2 - Năm 1285:
Năm 1271, Vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên.Đầu năm 1258,
Hốt tất Liệt quyết định huy động nửa triệu quân sang xâm lược Đại Việt. Tướng chỉ
huy chống quân Nguyên của ta lúc này là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Sau
nhiều đợt rút lui để tránh thế mạnh của các đạo quân Nguyên, đầu hè năm 1285
quân ta giành thắng lợi.
-Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 3 (1287 - 1288): Thất
bại thảm hại, nhưng nhà Nguyên vẫn chưa chịu từ bỏ ý đồ xâm lăng Đại Việt.
Tháng 12 năm 1287, Hốt Tất Liệt tổng chỉ huy 3 đạo quân tiến vào Đại Việt.Về
phía ta, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn một lần nữa thống lĩnh toàn bộ đội quân
Đại Việt, tiếp tục chủ động áp dụng chiến thuật, “vườn không nhà trống”. Quân
Nguyên vừa thiếu lương thực, vừa sa sút tinh thần, chúng quyết định rút quân về
nước nhưng bị quân ta phục kích ở Sông Bạch Đằng, quân ta toàn thắng.
8
Sau chiến thắng Mông – Nguyên:
Nửa sau thế kỷ XIV xã hội Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng, sản xuất
ngày càng trì trệ, đời sống nông nô, nô tì bị bần cùng hóa. Mất mùa, đói kém liên
tiếp xảy ra, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi, nội bộ triều đình lục đục.
Năm 1394, vua Trần Nghệ Tông mất, Lê Quý Ly (Hồ Quý Ly) nắm lấy cả
quyền hành rồi sai người vào đất Thanh Hoá xây thành Tây Đô. Sau khi công việc

xong xuôi, Hồ Quý Ly bắt Vua Trần Thuận Tông dời kinh thành về Tây Đô rồi lập
mưu ép Vua Trần Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thiếu Đế khi đó mới có 3
tuổi lên ngôi. Hồ Quý Ly lên làm phụ chính sai người giết Thuận Tông. 2 - 1400 Hồ
Quý Ly truất phế Vua Thiếu Đế, tự xưng Vua. Nhà Trần chấm dứt từ đó.
ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ HỒ
Nhà Hồ bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền
lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm
1407 – tổng cộng là 7 năm. Năm 1400, Nhà Hồ đổi Quốc hiệu Đại Việt thành Đại
Ngu, lấy thành Tây Đô làm kinh đô. Nhà Hồ chỉ có 2 đời Vua: Hồ Quý Ly (1400 –
12/1400) và Hồ Hán Thương (1400 - 1407)
Những Thành Tựu Nổi Bật:
-Mở rộng lãnh thổ về phía Nam, tổ chức cho nhân dân đi khai khẩn, mở mang
hệ thống giao thông, thủy lợi: Năm 1402, Hồ Hán Thương đem quân do Đỗ Mãn
làm Đô tướng tiến đánh Chămpa, lấy đất ấy lập lộ Thăng Hoa và cho dân vào đó
khai khẩn, dời dân có tiền, có sức mà thiếu ruộng cày vào đó khẩn hoang lập
nghiệp.
Hồ Hán Thương cho làm con đường thiên lý từ Thanh Hóa chạy đến Hóa
Châu. Năm 1404, Hồ Hán Thương cho đào một con sông từ Tân Bình đến Thuận
Hóa
-Về Kinh tế – văn hóa - nghệ thuật – kỹ thuật quân sự:
Nhà Hồ đã thực hiện rất nhiều cải cách quan trọng và tiến bộ: năm 1396, Hồ
Quý Ly cho phát hành tiền giấy, làm lại hộ tịch. Quan trọng hơn là quân đội đã
được phát triển rất mạnh vào thời kỳ này, và vị tướng lỗi lạc nhất của nhà Hồ chính
là Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo ra súng thần cơ. Xây dựng Thành Nhà Hồ là một
công trình kiến trúc lớn đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật xây dựng thành lũy
của nước ta. Thành được xây vào năm 1397, ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 6 năm 2011 Thành Nhà Hồ được Unessco cong nhận di sản Văn hóa Thế
giới.
-Luật pháp: Cuối năm 1401, định quan chế và hình luật nhà nước Đại Ngu.
Nhà Hồ lại sửa hình luật, và đặt ra y tỳ ( Y tế) để coi việc thuốc thang.

-Ngoại giao: Đối với nhà Minh, nhà Hồ đã phải nhún nhường hết mức, thậm
chí năm 1405 đã phải cắt 59 thôn ở Lộc Châu (tỉnh Lạng Sơn ngày nay) cho nhà
Minh. Đối với Chiêm Thành, suốt thời kỳ 1400-1403, nhà Hồ liên tục đem quân
9
tấn công Chiêm Thành và đã mở mang được lãnh thổ tới tận tỉnh Quảng Ngãi ngày
nay.
-Hệ thống thi cử: Năm 1404, Hồ Hán Thương định thể thức thi chọn nhân tài:
Cứtháng 8 năm trước thi hương, ai đỗ thì tháng 8 năm sau thi hội, ai đỗ thi Hội thì
thi bổ thái học sinh. Rồi năm sau nữa lại bắt đầu thi hương như hai năm trước.
Tháng 8 năm 1400, Hồ Quý Ly mở khoa thi thái học sinh,
Năm 1406, Nhà Minh đánh sang, vua quan nhà Hồ bị bắt, cuộc kháng chiến
của quân nhà Hồ hoàn toàn thất bại, đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà MinhNhà
Hồ chỉ làm vua được từ năm Canh Thìn (1400) đến năm Đinh Hợi (1407), kể vừa 7
năm thì mất.
Câu 4. Anh (chị) hãy trình bày khái lược lịch sử thời đại nhà Hậu Lê từ
thời Lê Lợi đến Lê Chiêu Thống:
Nhà Hậu Lê gồm hai giai đoạn: Lê sơ (1428-1527) và Lê trung hưng (1533-
1789).
Sự thành lập nhà Hậu Lê: Bắt đầu từ khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và
kết thúc bằng việc giành lại độc lập tự chủ cho nước Đại Việt. Mùa xuân năm Mậu
Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt cùng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần
Nguyên Hãn, Lê Văn An, và các tướng văn, võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam
Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Đại Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi
quân xâm lược nhà Minh.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: giai đoạn hoạt động ở
vùng núi Thanh Hoá (1418-1425), tiến công ra Bắc (1425-1427) và chiến thắng Chi
Lăng – Xương Giang (1427). Cuộc đấu tranh giành thắng lợi. Ngày 29 tháng 4 năm
Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi vua tức là Lê Thái Tổ, lập ra triều Hậu Lê, lấy
Quốc hiệu là Đại Việt. Nguyễn Trãi viết BNĐC.

THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
Thời Lê sơ kéo dài đúng 100 năm, có 10 vua thuộc 6 thế hệ.
*Xây dựng đất nước
Giai đoạn đầu là thời kỳ xây dựng lại đất nước sau thời bị nhà Minh đô hộ.
Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng đất nước bị tàn phá
qua nhiều năm chiến tranh. Sang thời Lê Thánh Tông, vua tiến hành một loạt cải
cách đưa Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển thịnh trị được coi là hoàng kim của
chế độ phong kiến Việt Nam.
*Bộ máy hành chính
Lê Thái Tổ chia nước ra làm 5 đạo, dưới đạo là phủ huyện (miền núi gọi là
châu), xã, thôn. Đến thời vua Lê Thánh Tông đổi chia làm 5 đạo thành 13 đạo thừa
tuyên. Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã, thôn.
10
Đứng đầu triều đình là vua.Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả chức tổng
chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
Đời vua Lê Thái Tổ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ
chức thành sáu bộ:
* Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
* Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử,
đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo;
* Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng,
thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;
* Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức
việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp; * Hình Bộ: Trông coi
việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;
* Công Bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì
và quản đốc thợ thuyền.
Kinh tế
Lê Thánh Tông còn quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như, sửa
đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền. Các ngành

nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát
triển khá mạnh.
Nông nghiệp
Nhà Lê cho lính về làm ruộng sau chiến tranh, kêu gọi dân phiêu tán về quê
làm ruộng, đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ,
Hà đê sứ,…và định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân
điền. Nhà Lê còn đẩy mạnh việc lập đồn điền và khẩn hoang nhằm khai thác những
vùng đất mới. Công- thương nghiệp
Các ngành nghề thủ công truyền thống như ở các làng xã như kéo tơ, dệt lụa,
đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v.v ngày càng phát triển. Nhiều
làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều
ngành nghề thủ công nhất.
Nhà vua khuyến khích lập chợ mới họp chợ ban hành những điều luật cụ thể
quy định việc thành lập chợ và họp chợ.Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì.
Giáo dục
Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long mở trường
học các lộ mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân
đều có thể đi học đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20
trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi
tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên.
11
Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu -
Quốc Tử Giám vào năm 1484, cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập
Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông
là Tao Đàn chủ soái.
Luật pháp
Về luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện
trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Lê Thánh Tông đã
lấy những quan điểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban

hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền
thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Xã hội
Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư sống chủ yếu ở
nông thôn. Nông dân là giai cấp bị bóc lột nghèo khổ trong xã hội. Tầng lớp thương
nhân thợ thủ công ngày càng đông hơn họ phải nộp thuế cho nhà nước và không
được xã hội phong kiến coi trọng.
Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội bao gồm cả người Việt người Hoa
dân tộc ít người. Nhờ chính sách khuyến nông, cuộc sống của nhân dân được ổn
định dân số ngày càng tăng.
Văn học-Kh-NT: Phát triển: Dư địa chí, Quốc âm Thi tập…
Tổ chức quân đội
Vua Lê Thánh Tông chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước để
tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo. trước đó quân đội
chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn
có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ.Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều
đình và quân ở các địa phương
Mở rộng lãnh thổ: Lê Thái Tôngđánh Chiêm thành, lấy đc đến Quy Nhơn.
Ngoại giao: Với Trung Quốc, với các nước Đông Nam Á
Dù phát triển thịnh trị nhưng bên trong cung đình nhà Hậu Lê từ buổi đầu
thành lập và sau này vẫn hay xảy ra xung đột. Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp
ngôi vua Lê lên làm vua lập ra nhà Mạc.Triều Lê Sơ từ đây sụp đổ-Bắt đầu thời Lê
trung hưng -Nam Triều-Bắc triều – vua Lê chúa Trịnh (1533-1789):
Nam triều là nhà Lê-Nguyễn Kim,Trịnh Kiểm sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng
Dung cướp ngôi thì Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa tìm dòng dõi vua Lê để phục
Lê. Bắc Triều là Thăng Long- nơi nhà Mạc đóng đô.
12
Sơ lược về nhà Mạc:
Chính trị: Duy trì chế độ tuyển cử quan lại của nhà Lê; Mạc Đăng Dung bắt
chước lối nhà Trần, làm vua được 3 năm thì nhường vua cho con là Mạc Đăng

Doanh rồi làm Thái thượng hoàng.
Dưới thời nhà Mạc đất nước có nhiều chuyển biến khác trước cả trên lĩnh vực
kinh tế, văn hoá và tư tưởng.
Kinh tế: Nhà Mạc có chính sách khuyến nông, chú trọng khẩn hoang, đắp đê.
Có nhiều chính sách cởi mở về nội thương và ngoại thương,đẩy mạnh phát triển
kinh tế hàng hóa. Nghề gốm và nhiều nghề thủ công mỹ nghệ khác p.triển mạnh
mẽ.
Văn hóa: Coi trọng chính sách thi cử, đào tạo nhân tài cho đất nước kể cả nữ.
Cứ 3 năm mở một kì hội, 22 khoa thi. Phát triển chữ Nôm, cho xây đình Tây Đằng-
ngôi đình đầu tiên trong lịch sử văn hóa Việt Nam mở đầu cho nền kiến trúc dân
tộc.
Tư tưởng: ko ràng buộc về kinh tế và tư tưởng Nho giáo. Tôn trọng Nho giáo
nhưng lại phá bỏ thế độc tôn của Nho giáo bằng việc xây nhiều đình, chùa để nhân
dân đc tự do về tín ngưỡng.
Các vua nhà Mạc: Mạc Đăng Dung (1527-1529) Mạc Thái Tông (1530-1540)
Mạc Hiến Tông (1540-1546) Mạc Tuyên Tông (1546-1561) Mạc Mậu Hợp (1562-
1592). Tính từ thời Mạc Đăng Dung cho đến Mạc Mậu Hợp đây là thời kỳ hưng
thịnh của nhà Mạc. Đến 1592 khi Mạc mậu Hợp bị Trịnh Tùng bắt giết, triều Mạc
tan rã, từ đây nhà Mạc bước vào thời kỳ suy vong, một số tôn thất nhà Mạc chạy
lên Cao Bằng: Mạc Toàn (1592-1593) Mạc Kính Chỉ 1593 Mạc Kính Cung (1593-
1625) Mạc Kính Khoan (1638-1677) Mạc Kính Vũ (1638-1677).
* Chúa Trịnh
- Lược sử: Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê, bức Chiêu Tông về
Thăng long, thì Duy Ninh ( Trang Tông ) bỏ chạy. Được Lê Quán đưa sang Lào.
Chiêu Huân Công Nguyễn Kim, phò Lê, đánh Mạc đã khởi nghiệp ở Lào đưa Duy
Ninh làm vua Hiệu là Trang Tông. Năm 1540, Nguyễn Kim đánh về Nghệ An, bắt
được tướng Mạc là Dương Chấp Nhất. Năm 1545, Nguyễn Kim đánh ra Sơn Nam
( Ninh Bình) thì bị Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc chết
Quyền chỉ huy thuộc về Trịnh Kiểm ( con rể) vì các con của Nguyễn Kim
còn nhỏ. Bắt đầu từ đây xuất hiện vua Lê - Chúa Trịnh: Khi Trang Tông mất, Kiểm

lập Trung Tông lên. Trung Tông mất. Kiểm muốn cướp ngôi. Cho người ra hỏi
Trạng Trình, ông nói: Năm ngoái mất mùa, thóc giống không tốt, đi tìm giống cũ
mà gieo mạ/ lại nói: Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản. Trịnh Kiểm không cướp ngôi
nữa, mà đi tìm cháu của Lê Từ- anh Lê Lợi lập làm vua.
Trịnh Kiểm ( 1545-1569); Trịnh Cối 1569-1570 – hàng Mạc, do bị Trịnh Tùng
đánh để cướp ngôi; Trịnh Tùng 1570- 1623; Trịnh Tráng 1623 – 1657; Trịnh Tạc
1657-1682; Trịnh Căn 1682-1709; Trịnh Bách 1684, chưa kịp làm chúa đã mất;
13
Trịnh Bính 1688, được phong nhưng chưa làm chúa thì đã mất; Trịnh Cương 1709-
1729; Trịnh Giang 1729-1740; Trịnh Doanh 1740-1767
Trịnh Sâm 1767- 1782; Trịnh Cán 1782, con của Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ,
bị Trịnh Khải( anh) phế truất
Trịnh Khải. 1782-1786. bị Tây Sơn tấn công, chạy trốn, bị học trò của Lý Trần
Quán là Nguyễn Trang bắt nộp cho Tây Sơn. Khải tự tử chết
Trịnh Bồng 1786. Tự lập làm chúa, sau khi Trịnh Khải chết, bị Nguyễn Hữu
Chỉnh đánh đuổi
*Chúa Nguyễn
- Nguyễn Hoàng, 1600-1613, con thứ 2 của Nguyễn Kim, năm 1556, Nguyễn
Uông bị Trịnh Kiểm giết. 1858, Nguyễn Hòang cho người ra hỏi Trạng Trình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cho 2 câu: Hoành Sơn nhất đới/ vạn đại dung thân, bèn về xin
với Trịnh Kiểm và Ngọc Bảo đi trấn thủ Hoành Sơn. Ông vào Ái Tử, Triệu Phong,
Quảng Trị, sau gả con gái cho Trịnh Tráng, co Trịnh Tùng. Nguyễn Hoàng trấn thủ
Thuận Hóa( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) từ 1558 đến khi mất 1613-
56 năm
Chúa Nguyễn có công rất lớn là mở nước vào Nam. Đất nước ta đến tận Cà
Mau là nhờ công lao ấy
- Nguyễn Phúc Nguyên 1613-1635
Năm 1619, Trịnh Tùng đánh vào Thuận Hóa. Chúa Nguyễn có Đào Duy Từ,
Nguyễn Hữu Tiến giúp sức, thế ngày càng mạnh, tách biệt với phía Bắc
- Nguyễn Phúc Lan 1635-1648

- Nguyễn Phúc Tần 1648-1687. Đánh chiếm đến Nghệ An.
Cho Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình… những người
TQ bài Thanh, Phục Minh với hơn 3000 người và hơn 50 chiến thuyền đến Biên
Hòa, Mỹ Tho làm ăn
- Nguyễn Phúc Trăn 1687-1691
- Nguyễn Phúc Chu 1691-1725, có công lớn thần phục Mạc Cửu 1708, phong
cho Mạc Cửu là Tổng binh Hà Tiên. Ông có tới 146 người con
- Nguyễn Phúc Chú 1725-1738
- Nguyễn Phúc Khoát 1738-1765
- Nguyễn Phúc Thuần 1765-1777. Thời chúa có Trương Phúc Loan lộng thần,
cùng lúc Nguyễn Cư Trinh trung thần mất. Quân Tây Sơn nổi dậy, quân Trịnh đánh
vào với danh nghĩa bắt Trương Phúc Loan.
Năm 1777, Nguyễn Huệ đánh Long Xuyên, Phúc Thuần ra trận và bị chết
trận 24 tuổi, chưa có con
14
- Chúa Nguyễn Phúc Ánh 1780-1802
Sinh năm 1762, con Nguyễn Phúc. Khi Phúc Thuần chết, một mình Ánh chạy
ra Thổ Chu, tập hợp binh mã đánh vào Gia Định. Năm 1780, lên ngôi chúa.
Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc đánh vào Gia Định truy đuổi Nguyễn Ánh
1782, 1783,1784,1787 - 1784 Nguyễn Ánh mượn được 2 vạn quân Xiêm, thua ở
Rạch Gầm, Xoài Mút (Định Tường); 1792, tấn công ra Quy Nhơn, 1799, Tây Sơn
bị diệt… Nguyễn Ánh lên ngôi vua thống nhất đất nước, đặt tên nước là Việt Nam
năm 1802.
Triều đại Tây Sơn- Quang Trung Nguyễn Huệ
Sơ lược: gồm các vua Nguyễn Nhạc (1778-1793) Nguyễn Bảo nối ngôi 1793.
Nguyễn Huệ (1778-1792); Nguyễn Quang Toản lên ngôi 1792. Tây Sơn tồn
tại 24 năm, kết thúc về Nguyễn Ánh 1802.
Năm 1771, 3 anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn
Lữ phất cờ khởi nghĩa và nhanh chóng giành đc thắng lợi ở nhiều nơi. Nguyễn
Nhạc lên ngôi vua đánh tan Nguyễn Phúc Thuần, 1784 đánh tan quân Xiêm của

Nguyễn Ánh.
Với danh nghĩa “Phò Lê diệt Trịnh” 1776 Nguyễn Huệ hạ thành Thuận Hóa
sau đó tiến công ra Bắc, diệt Trịnh Tông.
Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân. Sau khi Hiển
Tông mất, Duy Kỳ lên thay, tức là vua Chiêu Thống. Được tác động của anh em
Tây Sơn, vua Lê muốn khôi phục lại địa vị cũ, báo thù cho cha, nên khi họ Trịnh
ngóc đầu trở lại, lập tức Chiêu Thống gọi tướng giỏi nhất Bắc Hà lúc đó là Nguyễn
Hữu Chỉnh ở Nghệ An ra cứu. Chỉnh đánh tan quân Trịnh, đuổi Trịnh Bồng đi mất
tích. Nhưng sau đó vua Lê lại bị Chỉnh lộng quyền. Tây Sơn kéo ra giết Chỉnh, rồi
tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm cũng mưu đồ cát cứ. Chiêu Thống phải bỏ đi lưu
vong.
Bản ý của Nguyễn Huệ vẫn muốn tôn phò nhà Lê, nhưng Chiêu Thống lại
không muốn sống chung với Tây Sơn nên sang cầu viện nhà Thanh (1788). Nhà
Thanh phát binh đánh Việt Nam. Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế,
tức là vua Quang Trung mang quân đánh tan quân Thanh (1789), Chiêu Thống bỏ
chạy theo về Trung Quốc.
Dù sau đó Lê Duy Kỳ cố xin viện binh lần nữa nhưng bằng chính sách ngoại
giao khéo léo, nhà Tây Sơn đã tránh được cuộc đụng đầu khác với nhà Thanh. Vua
Thanh không phát binh nữa, phân tán các bầy tôi nhà Lê, tách khỏi Duy Kỳ để cô
lập dần. Duy Kỳ uất hận chết ở Bắc Kinh năm 1792 lúc mới 28 tuổi.
Nhà Hậu Lê chính thức mất năm 1789, trước sau tồn tại 355 năm, chỉ có 6
năm gián đoạn, là triều đại phong kiến dài nhất trong lịch sử Việt Nam
15
Câu 5. Trình bày khái quát lịch sử Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn từ
1802 và chế độ thuộc địa, nửa phong kiến từ 1862 đến 1945:
TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN 1802-1945
Quốc hiệu Việt Nam 1802 -1838 và Quốc hiệu Đại Nam 1838 -1945
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính
-Trung ương: Ngay từ ngày đầu nhà Nguyễn duy trì “tứ bất”: Bất lập Thái
tử, Bất cử Trạng nguyên, Bất phong Hoàng hậu, Bất thiết Tể tướng.

- Khi Gia Long lên ngôi cũng là lúc tư bản phương Tây tràn vào các thuộc
địa. Gia Long mềm dẻo với Pháp. Nhưng minh Mạng lại cự tuyệt Pháp. Không mở
cửa đối thoại, dẫn đến Pháp dự kiến đánh chiếm thị trường. Vua Pháp bị cự tuyệt.
Đại sứ Pháp không được tiếp. Giáo sỹ Pháp bí mật truyền đạo bị cấm, bị bắt bị giết.
Giáo dân bị đàn áp. Có nơi bị giết cả làng.
Lúc mới kiến tạo bộ máy Nhà nước, Gia Long đã đặt 6 Bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh,
Hình, Công nhưng chưa có ấn triện và chưa đặt chức Thượng thư. Năm 1804, nhà
Vua cho đúc ấn triện của 6 Bộ. Năm 1809 chính thức đặt chức Thượng thư đứng
đầu Bộ…Lục bộ (6 bộ): Lại, Hộ, Lễ, Công, Hình, Binh
Bộ Lại: tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng trật, khen thưởng, kỷ luật, soạn thảo
chiếu chỉ, văn bản, quản lý quan lại .Bộ Hộ:Ruộng đất, thuế, giá cả, tiền, kho, cấp
phát. Bộ Lễ: Khánh tiết, lễ hội, tôn phong, bang giao, giáo dục, vi hành. Bộ Binh:
Tuyển quân, lập đồn, tra xét công, tội, lập sổ quân bạ. Bộ Hình: xét xử, chế độ lao
tù, pháp luật. Bộ Công: Kiến thiết xây dựng, công sở, cầu cống, thủ công nghiệp.
Về Khoa bảng nhà Nguyễn: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ (thời nhà Nguyễn
không lấy đỗ Trạng nguyên, cao nhất là Bảng nhãn, sau là Thám hoa) ; Đệ nhị giáp
Tiến sĩ xuất thân (tiến sĩ xuất thân hay hoàng giáp) - ông hoàng; Đệ tam giáp Đồng
tiến sĩ xuất thân (đồng tiến sĩ xuất thân) - dân gian gọi là ông tiến sĩ vàPhó bảng.
-Địa phương:
Minh Mạng chia đất nước thành 30 tỉnh, 1838, đổi tên nước thành Đại Nam.
-Tổ chức hành chính cấp tỉnh:Số tỉnh thành, phủ, huyện từ 1832 đến 1945;
Tỉnh: 31 gồm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, 90 phủ và 20 phân phủ, 379 huyện, 1742
tổng, 18. 265 xã, phường. Phủ có Tri phủ; Huyện, châu có Tri huyện, tri châu; Tổng
có Chánh Tổng. Xã có Lý trưởng, Phó lý.
- Cấp cơ sở Thời Gia Long:Xã, phường: đứng đầu là xã trưởng, có xã 5-6 xã
trưởng. Từ 1828 đổi thành Lý trưởng. Trưởng ấp gọi là Phó Lý trưởng, dưới Phó lý
còn có khán thủ.
- Cấp cơ sở thời Minh Mạng:Đến 1832( Minh Mạng) cải cách, mỗi xã chỉ có 1
lý trưởng. Xã nào có trên 50 đinh đặt thêm phó lý. Xã nào trên 150 đinh đặt 2 phó
lý. Số Khán thủ- (công an) được tăng thêm. Cấp cơ sở không hưởng lương từ ngân

sách, chỉ được hưởng bổng lộc ở địa phương.
16
Các chức sắc cơ sở do dân bầu lên: + Chánh Tổng hoặc Phó Chánh Tổng giới
thiệu( không bà con, bè cánh) + Bầu cử + Chánh tổng lập Biểu( tờ Trình) lên Tỉnh
kết quả bầu cử + Tổng đốc, Tuần phủ chuẩn y. Thôn, làng, ấp, bản( dưới cấp xã).
Mỗi làng có một bộ máy tự quản là Hội đồng kỳ mục là các quan lại từ xã trở lên đã
nghỉ hưu, hoặc mua được. Hội đồng kỳ mục do Tiên chỉ hay Thủ chỉ ( trưởng ấp)
đứng đầu. Hội đồng kỳ mục lộng hành theo kiểu phép vua còn thua lệ làng.
2. Các chính sách
Quân đội
Tương đối mạnh với trang bị và tổ chức kiểu phương Tây. Sau khi quản làm
chủ toàn bộ quốc gia, nhà Nguyễn xây dựng quân đội hoàn thiện hơn, chính quy
hơn. Quân đội còn được tổ chức thành 4 binh chủng: bộ binh, tượng binh, thủy
binh và pháo binh. Ngoài vũ khí cổ truyền, quân chính quy được trang bị hoả khí
mua của phương Tây như đại bác, súng trường, thuyền máy, thuốc nổ.
Minh Mạng lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng
đến việc quân cần tinh nhuệ. Sang thời Tự Đức, công tác quốc phòng của nhà
Nguyễn có sự tương phản rõ rệt với các triều trước: Vũ khí và trang thiết bị làm
mới gần như không có. Trang bị bộ binh rất lạc hậu.
Luật pháp
Năm 1811, theo lệnh của Gia Long, tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn
Thành đã chủ trì biên soạn một bộ luật mới và đến năm 1815 thì nó đã được vua
Gia Long ban hành với tên “Hoàng Triều luật lệ” hay còn gọi là “Luật Gia Long”
gồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách gồm 22 cuốn, năm
1815 được in phát ra khắp mọi nơi.
Kinh tế: Nhà Nguyễn khuyến khích việc khai hoang, phục hóa và cho ban
hành chính sách lập đồn điền, khai hoang, lập ấp do Nhà nước tổ chức.Các tù nhân
có công trong việc tổ chức chiêu tập người khai hoang thì sẽ được giảm tội hoặc tha
tội.
Đối ngoại: Nhà Nguyễn áp dụng chính sách “ Bế quan tỏa cảng”. Đối với

Trung Quốc: nhà Nguyễn vẫn duy trì triều cống nhà Thanh và xin sắc phong mỗi
khi vua lên ngôi. Đối với các nước trong khu vực: Nhà Nguyễn tiến hành chinh
phục Cao Miên ( Campuchia ) và phần lớn lãnh thổ Ai Lao ( Lào ). Nhà Nguyễn
duy trì tinh thần “đóng cửa” cự tuyệt quan hệ với các nước phương Tây.
Chính sách cấm đạo thiên chúa: Chính sách cấm đạo- giết cha đạo và giết
dân theo đạo – gây phẫn nộ trong nhân dân theo đạo thiên chúa. Minh Mạng và Tự
Đức đều thực hiện chính sách cấm đạo
Chính sách đào tạo, bổ nhiệm và sử dụng quan lại triều Nguyễn:Các triều
vua Nguyễn ý thức được tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
nhân tài phục vụ đất nước. Phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu là qua con
đường khoa cử. Quy chế trường thi khá chặt chẽ và cụ thể. Nhà Nguyễn cho lập
Quốc Tử Giám đồng thời cho khắc tên tiến sĩ đặt vào nơi thiêng liêng nhất của nền
giáo dục.
17
Thương mại
Thương mại Việt Nam sau khi đất nước được thống nhất vẫn không phát triển
lắm, tổ chức thương mại của người Việtsơ sài, trong phạm vi gia đình.Triều đình đã
tổ chức nhiều chuyến đi công cán đến các nước trong khu vực để thực hiện giao
dịch buôn bán. Năm 1824, Minh Mạng đã sai người đi công cán ở Hạ Châu.
Nông nghiệp
Triều Nguyễn có những chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp, như là
cấm mua bán ruộng đất công. Năm 1828, Minh Mạng giao cho bộ Lễ soạn thảo chu
đáo các điển lễ khôi phục lại nghi lễ Tịch điền và làm thành luật lệ lâu dài. Tiếp tục
việc khai hoang và phục hóa, từ thời các chúa Nguyễn để lại như việc khẩn hoang,
mở rộng, phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, triều đình nhà Nguyễn còn khuyến
khích nhân dân tự do khai hoang kết hợp phục hóa.
Văn hóa và giáo dục
Vua Gia Long đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ
đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các
quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương.

Nhà Nguyễn đã để lại cho lịch sử một di sản văn hóa khổng lồ. Riêng số sách
do triều Nguyễn viết ra trong 2/3 thế kỷ XIXcòn nhiều hơn toàn bộ số sách của 300
năm trước đó gộp lại
Văn học
Thời kỳ nhà Nguyễn, văn học phát triển trong cả Hán văn, lẫn một cách mạnh
mẽ ở chữ Nôm với nhiều thành tựu lớn, trong đó tác phẩm chữ nôm tiêu biểu nhất
là Truyện Kiều và Hoa Tiên.
Sử học-địa lý
Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, Sử học là một trong những ngành khoa học rất
phát triển. Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc sử quán ra đời năm 1820.
Sử học nhà Nguyễn có các thành tựu sau: Tìm kiếm, lưu trữ và cho in lại các tác
phẩm sử học của các triều đại trước, Biên soạn nhiều bộ sử rất lớn và các công trình
sử học có giá trị lớn như: Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục,Đại Nam liệt
truyện, Đại Nam Thực lục các công trình địa phương chí, và gia phả các dòng họ
cũng xuất hiện rất nhiều.Thời Nguyễn cũng là thời có nhiều tác phẩm địa lý học lớn
như bộ Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí,Bắc Thành địa dư chí
Kỹ thuật công nghệ: Tương đối phát triển, chế tạo đc nhiều loại máy móc,
trang thiết bị.
Kiến trúc: Kinh thành Huế, Thành Gia Định,…
18
CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN TỪ 1862-1945
Sơ lược lịch sử:Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng tấn
công bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng
- 1862 triều đình cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp
- 1867 triều đình cắt 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ cho Pháp
- 1883-1884, chấp nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi VN
- Triều đình tổ chức chống Pháp, nhưng thế giặc mạnh, các thượng thư Bộ
Binh lần lượt thất thủ: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu…tiếp theo là các vị vua
yêu nước: Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân
- Các sỹ phu yêu nước: Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung

Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Nguyễn Thái Học … đều thất bại.
Bộ máy hành chính thực dân:
Ngày 17 tháng 10 năm 1887, viên Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập Phủ
toàn quyền Đông Dương, còn gọi là Phủ toàn quyền Đông Pháp.
- Riêng nước Việt Nam (phần đất Trung kỳ đang chịu sự bảo hộ của thực dân
Pháp) Hoàng đế nhà Nguyễn vẫn là người có quyền tối thượng, trên danh nghĩa.
Đứng đầu cả ba kỳ là: Thống đốc Nam kỳ (có sách gọi Thủ hiến), Khâm sứ Trung
kỳ và Thống sứ Bắc kỳ.
Tổ chức bộ máy hành chính của pháp tại các kì:
- BẮC KỲ : Thống Sứ. Cấp tỉnh có công sứ người Pháp và Tổng đốc người
Việt ở tỉnh lớn, Tuần phủ ở tỉnh nhỏ. Phủ hay huyện hoặc châu và đặt dưới quyền
của quan cai trị người Việt gọi là Tri Phủ, hay Tri Huyện hoặc Tri Châu. Tổng:
Chánh Tổng, phó chánh tổng. Cấp xã: Lý trưởng, phó lý
- TRUNG KỲ: Khâm sứ. Cấp Tỉnh đứng đầu là Công sứ, cấp thành phố,
đứng đầu là Đốc lý. Chỉ có 1 thành phố cấp 2 là Đà Nẵng
- NAM KỲ: thống đốc. Cấp tỉnh: Quan chủ tỉnh; Cấp huyện: Đốc phủ sứ; tri
phủ; tri huyện. Cấp xã: xã trưởng, thôn trưởng và Hội đồng kỳ mục.
Chính sách cai trị:
Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta và nhanh chóng
chúng đã chiếm được đất nước ta với hai bản hiệp ước Acmang 1883 và hiệp ước
patơnốt 1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp công nhận sự thống trị lâu
dài của thực dân Pháp đối với nước ta. Sau khi đặt ách thống trị lên đất nước ta thực
dân Pháp đã nhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng phản động và thực hiện
chương trình khai thác thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên thiên nhiên về cho chính
quốc, để lại những hậu quả to lớn cho đất nước Việt Nam.
Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa nước ta chia làm
hai giai đoạn:
19
+ Giai đoạn 1: Từ năm 1897 – 1914

+ Giai đoạn 2: Từ năm 1919 – 1929
Thực dân Pháp thực hiện chính sách cực kỳ phản động trên tất cả các mặt kinh
tế-chính trị-xã hội nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp
* Về chính trị:
- Thực hiện chính sách chuyên chế về chính trị với bộ máy đàn áp vô cùng
nặng nề.
- Dùng chính sách cai trị trực tiếp, duy trì bộ máy chính quyền phong kiến từ
trung ương xuống địa phương làm tay sai đắc lực cho chúng
- Thực hiện chính sách chia để trị chúng chia đất nước ta ra thành 3 kỳ: Bắc
Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, với mỗi kỳ chúng lại thực hiện một chế độ chính trị riêng.
Nhằm chia rẽ dân tộc, tôn giáo, tập quán truyền thống của dt ta.
- Thủ tiêu mọi quyền dân chủ của nhân dân Việt Nam, đàn áp các phong trào
yêu nước của nhân dân ta.
* Về kinh tế:
- Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân phản động và bảo thủ
nhằm biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa và cung cấp nguyên
vật liệu cho chúng.
- Thủ đoạn:
- Thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên tất cả các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
- Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý (thuế thân, thuế chợ, thuế đò…)
- Duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu nhằm mục đích bóc lột tối
đa kìm hãm nền kinh tế của nước trong vòng lạc hậu
- Thực dân Pháp thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
* Về văn hoá:
- Thực dân Pháp thực hiện chính sách kìm hãm và nô dịch nhân dân ta về văn
hoá gây tâm lý tự ty vong bản, giam hãm và đầu độc nhân dân ta trong bề tăm tối,
làm cho nhân dân ta ngu để dễ bề cai trị.
- Thủ đoạn: Khuyến khích các tệ nạn xã hội, các luồng văn hoá ngoại lai đồi

trụy nhằm đầu độc nhân dân Việt Nam. Xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học và
bệnh viện. Ngăn chặn sự ảnh hưởng của văn hoá tiến bộ vào Việt Nam kể cả văn
hoá tiến bộ Pháp.
chống đế quốc giải phóng dân tộc.
20
Câu 6. Trình bày khái quát lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975:
SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA:
Ngày 3/2/1930 Nguyễn Ái Quốc thành lập ĐCS Việt Nam.
1/9/1939 Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.
Ngày 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo CMVN.
Ngày 19/5/1941 Thành lập Mặt trận Việt Minh
Ngày 22/12/1944 thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
9/5/1945 Phát xít Đức đầu hàng. Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật
ngày 5/8/1945.
13/8/1945 trước tình thế Nhật chuẩn bị đầu hàng, xác định thời cơ tổng khởi
nghĩa đã đến, Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại
hội ngày 13 và 16/8/1945.
Ngày 16/8/1945 Quốc dân đại hội ở Tân Trào thành lập Ủy ban giải phóng -
Chính phủ lâm thời. 19/8/ quân ta giành chính quyền ở Hà Nội, 23/8 giành chính
quyền ở Huế- Bạc Liêu, 25/8 giành chính quyền ở Sài Gòn, Cà Mau.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình tuyên bố Việt Nam thống
nhất và độc lập với tên gọi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quốc kì được chọn
là cờ đỏ, sao vàng 5 cánh.
Bước Đầu Xây Dựng Chính Quyền Cách Mạng:
Xây Dựng Chính Quyền Cách Mạng:6/1/1946, ta bầu cử Quốc hội, bầu Hội
đồng nhân dân các cấp. Tháng 3/1946, Quốc hội thông qua danh sách chính phủ
liên hiệp kháng chiến do Bác Hồ đứng đầu . Ban hành hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam ta (Hiến pháp 1946). 5/1946 Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời
Giải Quyết Nạn Đói: Điều hoà lúa gạo, Bác Hồ kêu gọi tinh thần "nhường cơm sẻ
áo" Hũ gạo cứu đói, tăng gia sản xuất, giảm tô thuế 25%, cuối 1945, nạn đói đc đẩy

lùi
Giải Quyết Nạn Dốt: 8/9/1945, thành lập Nha bình dân học vụ, nhà nước kêu
gọi nhân dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ
Giải Quyết Khó Khăn Về Tài Chính: Kêu gọi nhân dân đóng góp "Quỹ độc lập",
"Tuần lễ vàng". 11/1946, Quốc hội cho lưu hành tiền giấy Việt Nam
Đấu Tranh Chống Ngoại Xâm, Nội Phản, Bảo Vệ Chính Quyền Cách
Mạng
Kháng Chiến Chống Pháp Trở Lại Xâm Lược Ở Nam Bộ
Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn,
mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta lần 2
Dưới sự lãnh đạo của Ct Hồ Chí Minh, của Đảng, tinh thần yêu nước, quân và dân
ta đã từng bước giải quyết khó khăn, hạn chế tối đa sự chống phá của quân Tưởng
và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền của chúng, tránh được xung đột với
21
nhiều kẻ thù.
28/2/1946 Pháp ký với THDQ Hiệp ước Hoa-Pháp, nhằm đưa quân Pháp ra bắc
thay quân THDQ giải giáp quân Nhật.
Ngày 6/3/1946, Bác Hồ ký với đại diện chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ, ta có
thời gian để chuẩn bị lực lượng, buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam đã là một quốc
gia tự do.
Từ những tình hình trên, quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng, trước tình hình
đó, Bác Hồ tiếp tục ký với Pháp Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhượng cho
Pháp một số quyền lợi về kinh tế để có thời gian chuẩn bị về lực lượng.
Kháng Chiến Toàn Quốc Chống Thực Dân Pháp Bùng Nổ
Thực Dân Pháp Bội Ước Tiến Công Ta: Ngay sau khi ký Hiệp định Sơ bộ
ngày 6/3/1946, Pháp liên tục tăng cường các hoạt động khiêu khích quân dân ta.
Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán các lực lượng tự vệ và để
cho chúng kiếm soát, giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu ta không tuân thủ thì chúng sẽ
hành động.
Ngày 12/12/1946 thường vụ TW Đảng ra chỉ thỉ "Toàn dân kháng chiến"

Ngày 19/12/1946, Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ được truyền đi khắp cả nước, ta chủ
trương đánh địch toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
Chiến Dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 Và Việc Đẩy Mạnh Kháng Chiến
Toàn Dân, Toàn Diện:
Ngày 7/10/1947 Pháp huy động 12 nghìn quân tấn công vào Việt Bắc.
Ngày 9/10/1947 lính thủy của quân Pháp bao vây căn cứ Việt Bắc ở phía Tây
Trước tình hình đó, quân ta chủ động bao vây và tiêu diệt chúng ở Chợ Mới, Chợ
Đồn, đèo Bông Lau, Ngày 19/12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến dịch kết
thúc thắng lợi.Phá tan kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp và buộc chúng
phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài.
3/1949, Bảo Đại được Pháp đưa về Việt Nam làm Quốc Trưởng.
1/1950 Mỹ chính thức ra mặt giúp Pháp, các nước XHCN công nhận chính
phủ VNDCCH.
Chiến dịch Biên Giới-Thu Đông, Việt Nam khai thông và nhận viện trợ
của CNXH:
16/9/1950 ta tấn công Đông Khê, 2 ngày sau đó, Đông Khê bị ta chiếm thì
quân Pháp bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập hoàn toàn.
Quân ta mai phục chặn đánh chúng trên đường số 4, các cánh quân của Pháp bị chia
cắt và buộc chúng phải rút hết số quân ở các cứ điểm trên đường số 4 từ Thất Khê
đến Đình Lập, ta giải phóng đường số 4 ngày 22/10/1950. Đập tan kế hoạch
Rovers. Giành lại thế chủ động trên ciến trường bắc bộ, mở ra bước phát triển mới
của cuộc kháng chiến.
6/1952 ta giành thắng lợi ở Hòa Bình
22
Cuộc Tiến Công Chiến Lược Đông Xuân 1953-1954 và Chiến Dịch Điện
Biên Phủ Lịch Sử
Cuộc Tiến Công Chiến Lược Đông Xuân 1953-1954
Để thực hiện âm mưu, Pháp tập trung 44 tiểu đoàn cơ động ở đồng bằng bắc bộ, càn
quét ở Thanh Hoa, Ninh Bình. Tháng 12/1953, ta tiến công và giải phóng Lai Châu,

Pháp tăng quân cho Điện Biên Phủ.12/1953 liên quân Việt-Lào tấn công Trung Lào.
Tháng 2/1954 ta tấn công Kontum. Trước những đợt tấn công chiến lược của quân
ta, kế hoạch Nava bắt đầu phá sản
Chiến dịch Lịch Sử Điện Biên Phủ
12/1953, bộ chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ- cứ điểm mạnh mà Pháp-Mỹ
tâm đắc nhất- làm điểm quyết chiến chiến lược.
Cuộc chiến đấuchia làm 3 đợt kéo dài từ 13/3/1954 đến 7/5/1954, chiến dịch kết
thúc đại thắng lợi.Giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của Pháp, Đập tan kế
hoạch Nava làm xoay chuyển cục diện ở Đông Dương. 20/7/1954 Hiệp Định Giơ-
ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình đc kí kết.
Ở miền bắc, tháng 10/1954, bộ đội và TW Đảng về tiếp quản thủ đô Hà Nội,
đầu 1955, Bác Hồ và TW Đảng ra mắt nhân dân thủ đô. Ngày 16/5/1955, quân
Pháp rút khỏi đảo Cát Bà, miền bắc hoàn toàn giải phóng.
6/10/1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm mở cuộc trưng cầu dân ý gạt Bảo Đại.
Ở miền nam, giữa 5/1956 Pháp đã rút quân nhưng tổng tuyển cử chưa được tiến
hành để thống nhất đất nước.
Phong trào Đồng Khởi
Từ 1957-1959, Mỹ-Diệm tăng cường khủng bố cách mạng, ra luật 10/59 đặt
Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền nam khiến cho phong
trào cách mạng gặp nhiều khó khăn.
Tháng 1/1959, hội nghị TW lần thứ 15 quyết định, Cách mạng Việt Nam phải dùng
bạo lực, đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang để giành chính quyền, đồng khởi ở
miền Nam.
Mở đầu là cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định, ), Bác Ái (Ninh Thuận)
2/1959. Trà Bồng (Quãng Ngãi) 8/1959
Ngày 17/1/1960, nổ ra ở 3 xã của huyện Mõ Cày tỉnh Bến Tre sau đó lan
nhanh ra toàn tỉnh, Nam bộ, Tây nguyên, Trung trung bộ làm phá vỡ chính quyền
địch ở nhiều nơi. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam Việt
Nam ra đời, do Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch.
Chiến lược chiến tranh Đặc biệt

Cuối 1960, hình thức thống trị của chính quyền Ngô Đình Diệm bị thất bại,
Mỹ chuyển sang chiến lược Chiến tranh Đặc biệt dưới thời tổng thống Kennedy.
Tăng cường viện trợ cho Diệm, đưa vào miền nam nhiều cố vấn quân sự, tăng
cường lực lượng quân đội Ngụy quyền, Tiến hành càn quét, dồn dân lập ấp chiến
lược, Lập bộ chỉ huy quân sự tại Sài Gòn
Ta chiến đấu chống chiến lược CTĐB trên cả 3 mặt trận:mặt trận chống phá, bình
định ;mặt trận chính trị ; mặt trận quân sự
23
Cuối 1962 từng mảng lớn Ấp chiến lược bị ta phá vỡ thành làng chiến đấu, gần
70% nông dân do cách mạng kiểm soát
2/1/1963 trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), khắp miền nam dấy lên phong trào "Thi đua Ấp
Bắc, giết giặc lập công", góp phần làm phá sản chiến lược CTĐB của Mỹ.
Chiến tranh cục bộ
Sau thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Mỹ chuyển sang CTCB ở
miền nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền bắc ngày 5-8-1964.
Mỹ tiến hành các chiến dịch Vạn Tường, hai cuộc tiến công chiến lược mùa
khô năm 1965-1966, 1966-1967 cùng các cuộc càn quét "bình định, tìm diệt"
Ta giành thắng lợi mở đầu là trận Vạn Tường 18/8/1965, tiếp đó là các trận:
Chiến thắng mùa khô 1965-1966, Chiến thắng mùa khô 1966-1967. Ngoài ra,
phong trào đấu tranh của quần chúng ở nông thôn và thành thị diễn ra ngày càng
nhiều và đương nâng cao về mọi mặt, vùng giải phóng đc mở rộng và uy tín của
cách mạng được nâng cao.
Chiến Dịch Mậu Thân 1968
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một cuộc tiến công chiến
lược của quân và dân ta.Với thắng lợi vẻ vang, Mậu Thân 1968 đã
làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải tuyên bố: "phi Mỹ hoá chiến
tranh" , chấm dứt không điều kiện việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền
bắc,chịu ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Paris để đi đến việc ký kết Hiệp Định
Paris sau này.
Việt Nam Hoá Chiến Tranh (1969-1973)

Chiến lược CTCB thất bại, Nixon chuyển sang chiến lược mới, chiến lược VNHCT,
sau mở rộng ra thành Đông Dương hóa chiến tranh.
VNHCT được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn dưới sự trợ giúp về hoả lực, khí tài
quân sự và hậu cần của quân đội Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy. Thực chất là "Dùng
người Việt đánh người Việt”
- 8/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt Nam ra đời
dưới sự công nhân của 23 nước
- 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc qua đời, tuy
nhiên, dưới sự mất mát to lớn đó nhưng quân và dân ta vẫn quyết tâm đấu tranh
chống Mỹ thắng lợi
- Cuối tháng 4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia với quyết
tâm đoàn kết chống ngoại xâm, kết quả giành thắng lợi.
Cuộc Tiến Công Chiến Lược 1972:
- 30/3/1972, quân ta đánh vào Quảng Trị và khắp miền nam
-4/1972 Mỹ dùng máy bay đánh phá trở lại miền Bắc, dùng bom, mìn phong
tỏa vịnh Bắc Bộ.
- Cuối tháng 6/1972, ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh của địch là Quảng Trị, Tây
Nguyên, Đông Nam bộ, kết quả diệt được hơn 20 vạn tên địch.Giáng đòn nặng nề
vào ý chí xâm lược của Mỹ, Nixon phải tuyên bố "Mỹ hoá" trở lại và thừa nhận sự
thất bại của VNHCT.
24
Điện Biên Phủ trên không
Nhằm cứu nguy cho Ngụy quyền Sài Gòn và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán,
Mỹ sử dụng không quân và hải quân với mức độ cực kì ác liệt và mạnh mẽ. Đầu
1972, Nixon tuyên bố gây chiến tranh phá hoại miền bắc
- 18/12/1972, Mỹ cho máy bay ném bom ở Hà Nội, Hải Phòng và một số
thành phố lớn khác ở miền bắc.
- 15/1/1973, Mỹ tuyên bố ngừng việc phá hoại miền bắc và thừ nhận rằng đã chính
thức thua ở Việt Nam-27/1/1973 Mỹ kí Hiệp định Pari mở ra bước ngoặt mới của
cuộc kháng chiến, tạo điều kiện thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn đất nước. Mỹ

buộc phải rút hết quân, chấm dứt sự hiện diện ở Việt Nam và phải thừa nhận mình
là người thua cuộc. 29/3/1973 Mỹ cuốn cờ tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Giải phóng miền Nam-Toàn vẹn lãnh thổ
Cuối 1974, đầu 1975 Bộ chính trị đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền
nam trong hai năm 1975-1976, nhấn mạnh: "năm 1975 là năm thời cơ, nếu thời cơ
đến thì ta phải giải phóng hoàn toàn miền nam trong năm 1975 để tránh thiệt hại về
người và của”
Tổng tiến công mùa xuân 1975
Chiến Dịch Tây Nguyên:
- 4/3 ta tấn công Pleiku và Kontum., 10/3 ta tiếp tục đánh nghi binh ở Buôn Ma
Thuột, 12/3 địch phản công chiếm lại nhưng không thành công và bị tổn thất nặng,
14/3 Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút bỏ Tây nguyên. Đây là một cuộc tiến công chiến
phát triển thành một cuộc tổng tiến công chiến lược.
Chiến Dịch Huế-Đà Nẵng:
- 21/3 ta tấn công Huế, 26/3 ta giải phóng Huế, tỉnh Thừa Thiên, thị xã Tam Kỳ và
toàn bộ tỉnh Quảng Ngãi. 29/3 quân ta từ các hướng bắc, tây, nam tiến công và giải
phóng Đà Nẵng. Cơ bản đến đầu tháng 4/1975 ta giải phóng các tỉnh ven biển miền
trung, nam Tây nguyên và một số tỉnh ở Nam bộ. Đây là cuộc tiến công chiến lược
đẩy địch vào bờ vực diệt vong, quân ta tiến công với sức mạnh áp đảo
Chiến Dịch Hồ Chí Minh:
- Bộ chính trị và TW Đảng nhận định, thời cơ giải phóng hoàn toàn đất nước đã tới,
ta phải giải phóng hoàn toàn miền nam trước trước mùa mưa năm 1975
- 8/4, bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập Hồ Chí
Minh được thành lập do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy tối cao.
- 21/4 ta chọc thủng phòng tuyến Xuân Lộc
- 16/4 ta tấn công, 20/4 ta giải phóng Phan Rang, Phan Thiết
- 21/4 Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống và tháo chạy khỏi Sài Gòn cùng
nhiều tướng lĩnh cấp cao khác của Ngụy quyền
- 17h ngày 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, 11h30 ngày 30/4,cờ cách
mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi,

miền Nam hoàn toàn giải phóng.
25

×