Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ôn thi TN chủ đề địa lý các ngành kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.08 KB, 11 trang )

ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ
I ÔN TẬP LÝ THUYẾT : Theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, tập trung ôn tập các
nội dung:
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1: Phân tích sự chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, và theo lãnh thổ ở
nước ta?
2. Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế dối với sự phát triển kinh tế?
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
1: Chứng minh và giải thích được các đặc điểm của nền Nông nghiệp nước ta?
2. Hiểu và trình bày được cơ cấu của ngành Nông nghiệp: Trồng trọt và chăn nuôi, tình hình phát triển
và phân bố 1 số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta?
3. Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu Nông Nghiệp?
4. Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản và 1 số phương
hướng phát triển ngành thủy sản ở nước ta?
5.Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp, 1 số vấn đề trong
phát triển lâm nghiệp?
6. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ Nông nghiệp ở nước ta: Tự nhiên, kinh tế
- xã hội, kĩ thuật, lịch sử.
7.Hiểu và trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của 7 vùng Nông nghiệp?
8. Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ Nông nghiệp?
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
1. Trình bày và nhận xét được cơ cấu Công nghiệp theo ngành, theo thành phần Kinh tế và theo lãnh
thổ. Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu Công nghiệp theo lãnh thổ?
2. Hiểu và trình bày được tình hình phát triển 1 số ngành Công nghiệp trọng điểm của nước ta?
3.Trình bày được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới tổ
chức lãnh thổ Công nghiệp?
4.Phân tích được 1 số hình thức tổ chức lãnh thổ Công nghiệp ở nước ta?
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
1. Trình bày được đặc điểm giao thông vận tải, thông tin liên lạc của nước ta: phát triển khá toàn diện
cả về lượng và chất với nhiều loại hình.
2. Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương, ngoại thương?


3.Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố các trung tâm du lịch chính,
mối quan hệ giữa phát triển du lịch với bảo vệ Môi trường?
II CÂU HỎI MINH HỌA
Câu 1 : Phân tích sự chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, và
theo lãnh thổ ở nước ta?
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành Kinh Tế:
-Cơ cấu ngành KT trong GDP đang có sự chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH., tuy còn chậm:
( dẫn chứng )
Nguyên nhân:+Do kết quả công cuộc đổi mới KT – XH ở nước ta
+Do nước ta đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH
+Chuyển dịch nhẳm khai thác tốt lợi thế của đất nước
-Sự chuyển dịch thể hiện khá rõ trong nội bộ từng ngành: ( dẫn chứng )
2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần KT:
3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ KT:
-Nguyên nhân: Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế của từng vùng và tăng cường hội nhập với thế giới.
-Biểu hiện:
Nâng cao: Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế dối với sự phát triển kinh tế? : Chuyển dịch cơ
cấu KT có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng KT và CNH – HĐH đất nước, góp phần:
+ Chống tụt hậu xa hơn về kinh tế
+ Tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo…
Câu 3 : Chứng minh và giải thích được các đặc điểm của nền Nông nghiệp nước ta?
-Nền Nông nghiệp nhiệt đới:
+Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nước ta cho phép phát triển nền Nông nghiệp nhiệt
đới: ( cụ thể những thuận lợi và khó khăn )
-Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền NN nhiệt đới.( dẫn chứng )
-Phát triển nền NN hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt
đới
+Nền Nông nghiệp cổ truyền: Đặc điểm và phân bố
+Nền Nông nghiệp hiện đại: Đặc điểm và phân bố
Câu 4: Trình bày những thành tựu của SXLT ở nước ta những năm gần đây. Tại sao đạt được

những thành tựu to lớn đó ?
• Những thành tựu của SXLT ở nước ta những năm gần đây:
- Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005).
- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi
- Năng suất tăng nhanh và đạt 49 tạ/ha/năm.
- Sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh: 14,4 triệu tấn (1980) lên 39,5 triệu tấn, trong đó lúa là
36,0 triệu tấn (2005). Bình quân lương thực đạt trên 470 kg/người/năm. VN xuất khẩu gạo hàng đầu
thế giới đạt 3 – 4tr tấn/năm.
- Diện tích và sản lượng hoa màu cũng tăng nhanh.
- Phân bố:
+ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, chiếm trên 50% diện tích, 50% sản lượng lúa cả
nước.
+ĐBSH là vùng sản xuất lúa lớn thứ 2 và là vùng có năng suất lúa cao nhất.
*Giải thích:
- Đường lối chính sách của Nhà nước thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất.
- Áp dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật: thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu…
- Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Câu 5: Việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ? Hãy
trình bày tình hình phân bố cây công nghiệp ở nước ta?
a.Thuận lợi:
b. Khó khăn
=> Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và KT - XH
• Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
+Tình hình phát triển cây CNg:
-Chủ yếu là cây CNg nhiệt đới, ngoài ra còn một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.
-Tổng diện tích trồng cây CNg năm 2005 là 2,5 tr ha, trong đó cây CN lâu năm hơn 1,6 tr ha ( chiếm
65% )
Cây CN lâu năm chiếm ưu thế là do:

-Có giá trị kinh tế cao và là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
-Có nhiều thuận lợi cho sự phát triển ( khí hậu nhiệt đới, có nhiều loại đất, nguồn lao động dồi dào,
mạng lưới cơ sở chế biến cây CNg, …. )gắn liền với bảo vệ môi trường, tài nguyên, giải quyết việc làm
cho người lao động
+ Phân bố : cụ thể từng loại cây
Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : cafe, cao su, hồ tiêu, dừa, chè
Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá
Câu : Hãy trình bày tình hình phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta.
• Tình hình
1.Chăn nuôi lợn và gia cầm
2. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
Nâng cao: Nước ta có những thuận lợi nào để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính ?
Vì sao trong những năm gần đây, điều kiện phát triển chăn nuôi có nhiều thuận lợi nhưng hiệu
quả lại chưa cao và chưa ổn định ?
• Những thuận lợi để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính ?
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi như:
+Có nhiều đồng cỏ ( 500 nghìn ha – 2005 ) tập trung trên các Cao nguyên, các đồng cỏ được cải tạo
tốt, năng suất ngày càng nâng cao, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn (cơ sở chế biến
thức ăn cho chăn nuôi, lương thực dư thừa).
- Dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ.
- Cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển.
• Trong những năm gần đây, điều kiện phát triển chăn nuôi có nhiều thuận lợi nhưng hiệu quả
lại chưa cao và chưa ổn định
- Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn còn thấp, chất lượng chưa cao.
- Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn còn đe doạ trên diện rộng
- Công nghiệp chế biến chưa đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hoa
Kỳ…
Câu : Chứng minh xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp?
-Tỉ trọng ngành trồng trọt cao, có xu hướng giảm ( dẫn chứng )
-Tỉ trọng ngành Chăn nuôi ngày càng tăng ( dẫn chứng )

-Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng
cây Công nghiệp ( dẫn chứng )
Câu : Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta. Tình
hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta hiện nay?
• Điều kiện
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
• Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta hiện nay.
* Khai thác thủy sản:
* Nuôi trồng thủy sản:
Nâng cao: Phương hướng phát triển ngành Thủy sản ở nước ta?
Câu :Nêu vai trò, tình hình phát triển và phân bố ngành Lâm nghiệp và các vấn đề lớn
trong phát triển Lâm nghiệp ở nước ta hiện nay?
a. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
- Kinh tế:
+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
+ Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
- Sinh thái:
+ Chống xói mòn đất
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
b.Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều:Có 3 loại rừng:
- Rừng phòng hộ:
- Rừng đặc dụng:
- Rừng sản xuất:
c. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp:
- Trồng rừng:

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
- Các sản phẩm gỗ:
- Các vùng có diện tích rừng lớn:
- Rừng còn được khai thác cung cấp gỗ củi, than củi.
Vấn đề lớn trong phát triển Lâm nghiệp ở nước ta hiện nay:Chú ý vấn đề suy thoái rừng và bảo vệ
tài nguyên rừng
Câu : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh nông nghiệp ở nước ta?
- Nhân tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tạo ra nền chung cho phân hoá lãnh thổ NN và chi phối nền
NN truyền thống.
- Nhân tố KT-XH, kĩ thuật, lịch sử có tác động khác nhau, chi phối mạnh sự phân hoá lãnh thổ NN
hàng hoá.
Câu : Trình bày đặc điểm cơ bản của của 7 vùng nông nghiệp? ( SGK – 107 , 108 )
Câu : Kinh tế nông thôn nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo xu hướng nào ?
-Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa.
+ Sản xuất hàng hoá nông nghiệp
+ Đa dạng hoá kinh tế nông thôn:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn được thể hiện bằng các sản phẩm nông - lâm - ngư và các
sản phẩm khác
Nâng cao: Dựa trên những điều kiện nào mà ĐBSCL có thể trở thành vùng nuôi trồng thủy
sản lớn nhất nước?
- Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất. Năm 2005, diện tích mặt nước nuôi trồng
thủy sản toàn vùng là 680.000 ha, chiếm khoảng 70% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả
nước.
- Diện tích rừng ngập mặn lớn, có thể kết hợp nuôi thủy sản.
- Đối tượng nuôi trồng đa dạng: cá, tôm, các giống đặc sản…
- Đây là vùng có truyền thống nuôi trồng thủy sản, người dân có nhiều kinh nghiệm. Sự năng động của
cơ chế thị trường.
- Hàng năm lũ tràn về mang theo một lượng lớn thức ăn tự nhiên tạo thuận lợi cho nuôi trồng phát
triển.
- Các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh đều phát triển.

- Nhu cầu thị trường lớn kể cả trong và ngoài nước.
- Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển.
- Chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu.
Nâng cao :Tại sao phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp gắn với CN chế biến lại có
ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ Nông nghiệp và phát triển KT – XH ở nông thôn?
Tại vì:
-Hình thành các vùng chuyên canh góp phần khai thác tốt các điều kiện sinh thái khác nhau giữa các
vùng, thúc đẩy sản xuất NN hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
-Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
-Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, giúp sử dụng, bảo quản sản phẩm lâu dài, mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
-Góp phần hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến: liên kết Nông – Công nghiệp.
Nâng cao:Sự khác nhau trong chuyên môn hóa NN giữa ĐBSH và ĐBSCL? Giải thích
-Khác nhau:
ĐBSH ĐBSCL
-Bên cạnh các cây trồng nhiệt đới, là vùng có ưu
thế về cây thực phẩm, đặc biệt là rau vụ có nguồn
gốc cận nhiệt và ôn đới ( bắp cải, su hào, khoai
tây, cà chua, ….)
-Chăn nuôi lợn
-Chủ yếu là cây trồng nhiệt đới:…… ( dẫn
chứng )
-Chiếm ưu thế về nuôi trồng thủy sản( nước mặn,
nước lợ, nước ngọt )
-Chăn nuôi nhiều vịt
-Nguyên nhân: Do sự khác nhau về điều kiện sinh thái NN( địa hình, khí hậu, đất, nước), đặc biệt là
khí hậu và đất.
+ĐBSH: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa Đông lạnh.
+ĐBSCL:khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân ra 2 mùa mưa và khô rõ rệt, qui mô đất trồng
và diện tích mặt nước nuôi thủy sản lớn hơn nhiều

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Câu : Trình bày và nhận xét cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành, theo thành phần Kinh
tế và theo lãnh thổ?Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành Công nghiệp?
a. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng, đang có sự chuyển dịch ( dẫn chứng ),
nêu được nguyên nhân.
b.Cơ cấu Công nghiệp theo lãnh thổ có sự phân hóa:
+Các khu vực tập trung Công nghiệp chủ yếu :
- ĐBSH & vùng phụ cận
- Ở Nam Bộ:
- Dọc theo Duyên Hải Miền Trung :
- Vùng núi – trung du:
+Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ Công nghiệp:
-Những khu vực tập trung CNg thường gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay
nghề, thị trường tiêu thụ, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi
-TD miền núi hoạt động CNg yếu do thiếu các nhân tố trên , đặc biệt là GTVT.
c.Cơ cấu Cng theo thành phần kinh tế thay đổi sâu sắc, Nguyên nhân
Nâng cao: Vì sao ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao
nhất cả nước? vì:
- Vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, tập trung vùng phụ cận.
- Nông, thuỷ sản dồi dào là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất cả
nước.
Nâng cao: Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước
ta?
a. Thế mạnh lâu dài: nguồn nhiên- liệu phong phú
- Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, cho nhiệt lượng cao ( 7000 – 8000
calo/kg), ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn…
- Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m

3
khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và Nam
Côn Sơn.
- Thủy năng có tiềm năng rất lớn, công suất có thể đạt 30 triệu kW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh,
tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).
-Các nguồn năng lượng khác: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, ….ở nước ta rất dồi dào
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
b. Mang lại hiệu quả cao:
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ cơng cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thơ còn có xuất khẩu.
- Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
- Giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
c. Tác động đến các ngành kinh tế khác:
Tác động mạnh mẽ và tồn diện đến các ngành kinh tế về quy mơ, kỹ thuật-cơng nghệ, chất lượng sản
phẩm…
Câu :Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành cơng nghiệp năng lượng ( điện )?
1) CN khai thác nguyên, nhiên liệu:
a) CN khai thác than :
b) CN khai thác dầu khí
2) CN điện lực:
- Khái quát chung:
- Ngành thủy điện:
-Ngành Nhiệt điện:

Câu : Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành cơng nghiệp chế biến Lương thực –
thực phẩm?
1. CN chế biến sản phẩm trồng trọt:
2. CN chế biến sản phẩm chăn ni.
3. CN chế biến sản phẩm thuỷ, hải sản.
=> Trong từng ngành, nêu được tình hình phát triển và phân bố.
Nâng cao: Cho biết những thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành CN điện lực?

- Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, cho nhiệt lượng cao ( 7000 – 8000
calo/kg), ngồi ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn…
- Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích ngồi thềm lục địa với trữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m
3
khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và Nam
Cơn Sơn.
- Thủy năng có tiềm năng rất lớn, cơng suất có thể đạt 30 triệu kW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh,
tập trung ở hệ thống sơng Hồng (37%) và sơng Đồng Nai (19%).
-Các nguồn năng lượng khác: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, ….ở nước ta rất dồi dào
Câu : Nêu khái niệm về tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp? Phân tích ảnh hưởng của các nhân
tố tới tổ chức lãnh thổ Cơng nghiệp?
-Khái nhiệm:
-Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới tổ chức lãnh thổ Cơng nghiệp: ( Xem sơ đồ trang 125 -
SGK )
+Nhóm nhân tố bên trong: Vị trí địa lý, tài ngun thiên nhiên, điều kiện KT – XH có ảnh hưởng rất
quan trọng đến tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp
+Nhóm nhân tố bên ngồi( thị trường , hợp tác quốc tế )có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Câu : Phân biệt một số hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở nước ta?
1.Điểm công nghiệp
2.Khu công nghiệp
3.Trung tâm công nghiệp:
4.Vùng công nghiệp
=> Trong từng hình thức tổ chức lãnh thổ Cơng nghiệp cần nêu được đặc điểm, phân bố.
Nâng cao :Hãy nêu vai trò của GTVT và TTLL trong sự phát triển KT-XH ?
a. Vai trò của GTVT
- Là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm của ngành là sự vận chuyển hàng hóa, hành khách.
Nó có vị trí quan trọng và có tác động rất lớn đến sự phát triển KT-XH, đồng thời còn là chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá trình độ phát triển KT-XH của một nước.
- Nó nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, phục vụ đời sống nhân dân.
- Nó đảm bảo mối liên hệ KT-XH giữa các vùng, giữ vững an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ KT

với các nước.
-Trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta, GTVT chính là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư
nước ngồi.
b. Vai trò của TTLL
- Ngành TTLL đảm nhận sự vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện
các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước.
- TTLL còn là thước đo của nền văn minh.
- Thúc đẩy q trình tồn cầu hóa, làm thay đổi cuộc sống của từng người, từng gia đình.
Câu : Tình hình phát triển và phân bố ngành Giao thơng vận tải?
1. Đường bộ:( đường ôtô) Sự phát triển và 1 số tuyến đường chính
2. Đường sắt:.Tổng chiều dài và các tuyến đường chính
3. Đường sông: Phân bố chủ yếu ở 1 số hệ thống sơng chính
4. Đường biển: Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu, các cảng biển và cụm cảng quan trọng.
5. Đường hàng không: tình hình phát triển, các đầu mối chủ yếu.

Câu : Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và viễn thơng nước ta. Tại sao
nói ngành viễn thơng ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đã tiếp cận trình độ kỹ thuật
tiến tiến của thế giới và khu vực?
• Đặc điểm nổi bật
a. Bưu chính
b.Viễn thơng
• Tại sao nói ngành viễn thơng ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đã tiếp cận trình độ
kỹ thuật tiến tiến của thế giới và khu vực?
- Trước Đổi mới: mạng lưới và thiết bị viễn thơng còn lạc hậu, các dịch vụ viễn thơng nghèo nàn, chỉ
dừng ở mức phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước.
- Gần đây, tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đạt mức trung bình 30%/năm. Đến 2005, cả nước có 15,
8 triệu th bao điện thoại, đạt 19 th bao/100 dân. Mạng điện thoại đã phủ khắp tồn quốc.
- Chú trọng đầu tư cơng nghệ mới và đa dịch vụ.
- Hệ thống vệ tinh thơng tin và cáp quang hiện đại đã kết nối với mạng thơng tin quốc tế.
- Mạng lưới viễn thơng ngày càng đa dạng và khơng ngừng phát triển gồm cả: mạng điện thoại, mạng

phi thoại, mạng truyền dẫn.
Câu : Chứng minh rằng hoạt động xuất nhập khẩu nước ta đang có những chuyển biến tích
cực trong những năm gần đây?
• Tình hình
- Hoạt động Xuất – Nhập khẩu có nhiều chuyển biến rõ rệt. 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới
cân đối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu.
- Tổng giá trị Xuất –Nhập khẩu tăng liên tục từ 5,2 tỷ USD năm 1990 lên 69,2 tỷ USD năm 2005.
- Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa đặc biệt khi Việt
Nam trở thành thành viên của WTO.
- Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền X- NK cho các ngành và các địa
phương, tăng sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật.
- 2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới.
* Xuất khẩu:
- XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005.
- Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, tăng tỷ
trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nặng nhẹ và tiểu thủ công
nghiệp.
- Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
* Nhập khẩu:
- Tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005
- Các mặt hàng Nhập khẩu: Nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, tăng tỷ trọng nhóm hàng
tư liệu sản xuất, giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng, nguyên liệu…
- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu.
Câu 67: Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng?
a.Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong phú và đa dạng, gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.
b.Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm: di tích, lễ hội, tài nguyên khác…
- Các di tích văn hóa-lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng,
( dẫn chứng cụ thể )
Phần II
Phần II





MỘT SỐ BÀI TẬP GỢI Ý SỬ DỤNG ATLATS ĐỊA LÝ VIỆT NAM
MỘT SỐ BÀI TẬP GỢI Ý SỬ DỤNG ATLATS ĐỊA LÝ VIỆT NAM
1. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 14, BĐ Lúa, hãy hoàn thành các bảng sau đây:
Bảng 1
Tên tỉnh Diện tích lúa Sản lượng lúa Năng suất lúa Các tỉnh có DT & SL lớn

Bảng 2.
Diện tích trồng lúa so với DT trồng cây LT
(%)
Tên tỉnh Nhận xét
< 60
60 – 70
71 – 80
81 – 90
> 90
2. Vì sao ĐBSCL có diện tích trồng lúa nhiếu nhất?
-Là ĐB châu thổ lớn nhất nước ta.
-Đất màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu.
-Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
-Nước của sông Tiền, sông hậu cùng với kênh rạch, đảm bảo nguồn nước tưới.
-Người dân có kinh nghiệm trồng lúa
-Được sự đầu tư của nhà nước.
3. Dựa vào Atalat Địa lý VN , BĐ Lâm nghiệp & Thủy sản, hãy trả lời các câu hỏi & hoàn thành
bảng sau đây:
a. Tỉ lệ diện tích rừng (so với diện tích toàn tỉnh) của tỉnh nào nhiều nhất? Số lượng bao nhiêu?
b. Rừng ngập mặn & rừng đặc dụng ở nước ta phân bố ở những tỉnh nào? Kể tên các vườn quốc

gia nổi tiếng?
d. Kể tên các ngư trường, các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta?
e. Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL lại phát triển hơn các tỉnh khác trong cả
nước?
5. Dựa vào Atalat Địa lý VN , BĐ Công nghiệp Năng lượng, hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện trên 1000MW, dưới 1000MW?
b. Thủy điện: Tên nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng, tên sông, công suất
6. Dựa vào Atlat Địa lý VN , BĐ Giao thông, hãy hoàn thành bảng sau đây:
Bảng 7
Tuyến – điểm.
Đi từ . . . đến . . .
(trong nước)
Đi từ . . . đến . . .
(nước ngoài)
Sân bay Nội Bài
Sân bay Tân Sơn Nhất
Sân bay Đà Nẵng
Cảng Hải Phòng
Cảng Đà Nẵng
Cảng Sài Gòn
Tuyến đường ôtô & đường sắt
Bắc Nam
Tuyến đường ôtô & đường sắt
Tây Đông
7. Dựa vào Atalat Địa lý VN , BĐ Thương mại, Du lịch trả lời các câu hỏi sau:
a. Xác định tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh DV các tỉnh tính theo đầu người.
b. Phân tích cơ cấu hàng XK, NK? Mặt hàng CN nặng & khoáng sản XK chiếm tỉ lệ cao hơn có
ý nghĩa gì?
c. Trình bày tình hình phát triển ngành du lịch ở nước ta thời gian qua. Xác định các TT du lịch
quốc gia? Các TT du lịch vùng?

21 : Dựa vào Atlat, Hãy liệt kê các tỉnh, thành phố có quốc lộ 1A đi qua, Vai trò của tuyến đường
này đối với sự phát triển KT – XH?
a.Các tỉnh, thành phố có quốc lộ 1A đi qua: ( tỉnh )
b.Vai trò của tuyến đường 1A đối với sự phát triển KT – XH:
-Là tuyến đường huyết mạch của cả nước, có khả năng kết hợp với nhiều tuyến đường khác và nhiều
loại hình giao thông vận tải khác.
-Tuyến đường chạy qua nhiều tỉnh, thành phố nước ta, chạy qua 6/7 vùng kinh tế, nối liền nhiều trung
tâm công nghiệp, nhiều đô thị của cả nước.
-Có khối lượng vận chuyển lớn.
24 : Dựa vào Atlat, So sánh 2 trung tâm CN: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
-Giống nhau:
+Qui mô: ……………………………………………………………………………………………
+Cơ cấu ngành:…………………………………………………………………………………….
-Khác nhau:
+Qui mô: ……………………………………………………………………………………………
+Cơ cấu ngành:…………………………………………………………………………………….
26. Trình bày về những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Hãy cho biết từng
vùng ở nước ta trồng chủ yếu các cây công nghiệp lâu năm như: cafe, chè, cao su, dừa, hồ tiêu.
PHẦN III: CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỀU ĐỒ
Bài Tập 1:
Tình hình sản xuất thuỷ sản nước ta. Đơn vị: nghìn tấn
Sản lượng thuỷ sản 1990 1992 1994 1996 1998 2000
-Đánh bắt 728.5 843.1 1120.9 1278.0 1357.0 1660.0
-Nuôi trồng 162.5 172.9 344.1 423.0 425.0 589.0
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta. Nhận xét và phân tích nguyên nhân sự
phát triển.
Bài Tập 2:
Tình hình xuất nhập khẩu nước ta. Đơn vị: triệu USD
Năm 1988 1989 1990 1992 1995 1999
Tổng giá trị xuất nhập khẩu 3795.1 4511.8 5156.4 5121.4 13604.3 23162.0

Cán cân xuất nhập khẩu -1718.3 -619.8 -384.4 +40.0 -2706.5 -82.0
a.Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu.
b.Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu. Rút ra nhận xét.
Bài Tập 3:
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta.
Năm 1995 1999 2000 2001 2002
Than (nghìn tấn) 8350 9629 11609 13397 15900
Dầu (nghìn tấn) 7620 15217 46219 16833 16600
Điện (triệu kwh) 14665 23599 26682 30673 35562
Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp nước ta,
Rút ra nhận xét.
Bài Tập 4:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị: tỷ đồng
Thành phần kinh tế 1995 2002
-Quốc doanh
-Ngoài quốc doanh
-Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
51990.5
25451.0
25933.2
104348.2
63948.0
91906.1
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và nhận xét.
Bài Tập 5: Số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
Năm Số dự án
Tổng vốn đăng ký
( triệu USD)
Trong đó vốn pháp định
( triệu USD)

1988 37 371,8 288,4
1990 108 839,0 407,5
1996 325 8.497,3 2.940,8
2001 502 2.503,0 1.044,1
a.Tính quy mô số vốn đăng ký trung bình cho mỗi dự án.
b.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện số dự án, tổng vốn đăng ký và vốn pháp định.
c.Nhận xét và giải thích.
Bài Tập 6: Bảng số liệu cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta ( đơn vị % )
Nguồn 1990 1995 2000 2005 2006
Thủy điện 72,3 53,8 38,3 30,2 32,4
Nhiệt điện than 20,0 22,0 29,4 24,2 19,1
Điêzen và Tuôc bin khí 7,7 24,2 32,3 45,6 48,5
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta?
2. Nhận xét sự thay đổi cơ cầu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta?
Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn nước ta có sự thay đổi theo hướng:
Câu 7: Cho bảng số liệu
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành (đơn vị : %)
Nhóm ngành
Năm
Chế biến Khai
thác
Sản xuất, phân phối điện, khí
đốt, nước
Tổng
2000 79,0 13,7 7,3 100,0
2005 84,8 9,2 6,0 100,0
1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta theo bảng số liệu trên.
2. Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm
2005 so với năm 2000.
Câu 8 : Dựa vào bảng số liệu: Số dân và sản lượng lúa nước ta

Năm 1981 1986 1988 1990 1996 1999 2003
Số dân (triệu người) 54,9 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3 80,9
Sản lượng (triệu tấn) 12,4 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4 34,6
a, Tính sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm (kg/người)
b, Qua bảng số liệu và kết quả tính toán, hãy nhận xét sự gia tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng
lúa bình quân đầu người trong thời gian trên.
PHẦN IV – PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU
Khai thác các bảng số liệu SGK

×