Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

on thi HKII 2008_2009 (Sinh hoc 7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.6 KB, 3 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ II. NĂM HỌC: 2008 – 2009.
MÔN: SINH HỌC 7.
1. Nêu đặc điểm chung của bò sát.
Trả lời:
Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn:
-Vảy có sừng khô.
-Cổ dài.
-Màng nhó nằm trong hốc tai.
-Chi yếu vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn.
-Tim có vách ngăn hụt, ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể
là máu pha.
-Là động vật biến nhiệt.
-Có cơ quan giao phối, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc,
giàu noãn hoàn, thụ tinh trong.
2. Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.
Trả lời:
Thụ tinh trong, chim bồ câu trống chưa có cơ quan giao phối, chỉ có cơ quan
giao phối tạm thời (do xoang huyệt lộn ra ngoài). Chim mái đẻ 2 trứng một lứa, có
vỏ đá vôi bao bọc, trứng được chim bố mẹ thay nhau ấp, nuôi con non bằng sữa
tiết từ diều của chim bố, mẹ.
3. Cho những ví dụ về các mặt lợi và tác hại của chim đối với con người.
Trả lời:
-Chim có ích:
+Chi măn sâu các loại sâu bọ, chim cú gặm nhấm làm hại nông
nghiệp, lâm nghiệp và gây bệnh dòch cho con người.
+Chim được chăn nuôi (gia cầm: gà, vòt, ngỗng) cung cấp thực phẩm,
làm cảnh (sáo, họa mi, . . . ), cung cấp lông làm chăn đệm (vòt, ngang, ngỗng), làm
đồ trang trí (lông đà điểu).
+Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng),
chim phục vụ du lòch, săn bắt (vòt trời, ngỗng trời, gà gô, . . .), chim đưa thư (bồ
câu).


+Chim giúp phát tán cây, giúp thụ phấn cho cây (chim hút mật, ăn
mật).
-Chim có hại:
Một số loài chim có hại cho kinh tế nông nghiệp, chim ăn quả, chim
ăn hạt, chim ăn cá, . . .
4. Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn hoàn.
Trả lời:
Trang 1
Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàn có trong trứng như động vật
có xương sống đẻ trứng. Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện
sống thích hợp cho phát triển. Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bò lệ thuộc
thức ăn ngoài tự nhiên.
5. Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú: Ăn sâu bọ, gặm nhấm và ăn thòt.
Trả lời:
-Bộ thú ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, cắn
nát vỏ cứng của sâu bọ.
-Bộ thú gặm nhấm: Răng cửa lớn có khoảng trống hàm thích nghi với chế
độ gặm nhấm.
-Bộ thú ăn thòt: Răng nanh dài, nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc thích nghi với
chế độ ăn thòt.
6. Nêu đặc điểm chung của thú Móng guốc.
Trả lời:
-Số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc gọi là
guốc.
-Chân cao, diện tích tiếp xúc của guốc hẹp nên chúng chạy nhanh.
7. Nêu vai trò và cách bảo vệ thú.
Trả lời:
-Vai trò:
+Cung cấp thực phẩm như trâu, bò, lợn, . . .
+Cung cấp dược liệu như khỉ, vượn, hươu xạ, . .

+Cung cấp nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ như sừng, trâu, bò, ngà voi,…
+Vật liệu thí nghiệm như khỉ, thỏ, chuột, . . .
+Tiêu diệt động vật gặm nhấm gây hại như chồn, cầy, mèo rừng, . . .
-Biện pháp bảo vệ:
+Bảo vệ động vật hoang dã.
+Xây dựng khu bảo tồn động vật.
+Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trò kinh tế.
8. Nêu những đại diện có ba hình thức di chuyển và có hai hình thức di chuyển.
Trả lời:
-Những đại diện có ba hình thức di chuyển như vòt trời (đi, chạy, bơi, bay),
châu chấu (đi, nhảy, bay).
-Những đại diện có hai hình thức di chuyển như gà lôi (đi, chạy, bay), vượn
(leo trèo, đi).
9. Trình bày ý nghóa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật.
Trả lời:
Qua cây phát sinh giới động vật cho ta thấy được mức độ quan hệ họ hàng
của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều
hoặc ít loài hơn nhánh khác.
Trang 2
10.Nêu các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học.
Trả lời:
Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:
-Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.
-Thuần hóa, lại tạo giống để làm tăng độ đa dạng sinh học và độ đa
dạng về loài, đáp ứng yêu cầu nhiều mặt trong đời sống con người. Vì vậy, bảo vệ
đa dạng sinh học rất quan trọng.
-Cấm buôn bán động vật, đẩy mạnh chống ô nhiễm môi trường.
11.Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.
Trả lời:
-Sử dụng thiên đòch:

+Sử dụng thiên đòch tiêu diệt sinh vật gây hại.
+Sử dụng những thiên đòch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay
trứng của sâu hại.
-Sử dụng vi khuẩn gây bệnh.
-Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
12.Thế nào là động vật q hiếm.
Trả lời:
Động vật q hiếm là:
-Những động vật có giá trò về nhiều mặt như thực phẩm, dược phẩm,
dược liệu, mó nghệ, nguyên liệu công nghiệp, làm cảnh, . . .
-Đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng loài giảm sút
trong tự nhiên.
 Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi.
Trang 3

×