ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ LỚP 11
HỌC KỲ II
Năm học 2010 - 2011
I. LÝ THUYẾT
CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Câu 1: Từ thông là gì?
Câu 2: Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì?
Câu 3: Phát biểu nội dung định luật Len xơ về chiều dòng điện cảm ứng?
Câu 4: Dòng điện Fucô là gì? Nêu tính chất và công dụng của dòng điện Fucô?
Câu 5: Suất điện động cảm ứng là gì? Nêu nội dung định luật Faraday về cảm ứng
điện từ?
Câu 6: Thế nào là từ thông riêng của một mạch kín? Hệ số tự cảm là gì?
QUANG HỌC
Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng?
Câu 2: Chiết suất tuyệt đối n của một môi trường là gì? Viết hệ thức liên hệ giữa chiết
suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối?
Câu 3 : Thế nào là phản xạ toàn phần? Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần? So
sánh phản xạ toàn phần với phản xạ thông thường?
Câu 4: Trình bày tác dụng của lăng kính đối với sự truyền ánh sáng qua nó. Xét hai
trường hợp:
- Ánh sáng đơn sắc.
- ánh sáng trắng.
Câu 5: Trình bày sự điều tiết của mắt? Điểm cực cận, điểm cực viễn và khoảng nhìn
rõ của mắt là gì?
Câu 6: Nêu các đặc điểm và cách khắc phục đối với: mắt cận, mắt viễn, mắt lão. Mắt
cận thị khi lớn tuổi đeo kính gì?
II. BÀI TẬP
CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Bài 1: Một cuộn dây dẫn thẳng có 1000 vòng đặt trong từ trường đều sao cho các
đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích phẳng mỗi vòng dây
S=2dm
2
. Cảm ứng từ giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong 0,1 s.
a. Tìm độ biến thiên của từ thông cuộn dây trong 0,1 s?
b. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây bằng bao nhiêu?
c. Hai đầu cuộn dây nối với điện trở R=15Ω. Tìm cường độ dòng điện qua R?
Bài 2: Cuộn dây có 1000 vòng, S=25 cm
2
. Từ trường đặt vào cuộn dây tăng từ 0 đến
0,01 T trong thời gian 0,5s. Mặt phẳng cuộn dây vuông góc với đường cảm ứng từ.
a. Tìm suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây?
b. Hai đầu cuộn dây nối với R=5Ω. Tìm cường độ dòng điện qua R?
Bài 3: Trong một mạch điện có độ tự cảm L=0,6H có dòng điện giảm đều từ 0,2A đến
0 trong thời gian 0,01s. Tìm suất điện động tự cảm trong mạch?
Bài 4: Xác định hệ số tự cảm L của ống dây. Biết rằng khi dòng điện thay đổi từ 10A
đến 25A trong thời gian 0,01s thì suất điện động E trong ống dây là 30V.
Bài 5: Trong ống dây điện dài l=20cm gồm N=1000vòng, đường kính mỗi vòng
10cm, có I=2A chạy qua.
a. Tính từ thông qua mỗi vòng dây?
b. Tính suất điện động trong ống dây khi ngắt dòng điện với thời gian ngắt là 0,1s?
c. Suy ra hệ số tự cảm của ống dây?
QUANG HỌC
Bài 1: Một tia sáng từ không khí đến gặp mặt phân giới phẳng giữa không khí và thủy
tinh dưới góc tới i=48
0
36’. Vận tốc ánh sáng trong thủy tinh là 2.10
8
m/s. Tính góc
khúc xạ r và góc lệch D. Cho sin 48
0
36’=0,75.
Bài 2: Tia sáng từ không khí tới gặp mặt phân cách giữa không khí và mội trường
trong suốt chiết suất n dưới góc tới i=45
0
. Góc hợp bởi tia phản xạ và tia khúc xạ là
105
0
. Tính n?
Bài 3a: Tia sáng từ không khí chiếu tới mặt phân cách giữa không khí và nước dưới
góc tới i=45
0
. Biết rằng góc khúc xạ là 30
0
.
a. Tìm chiết suất của nước?
b. Tìm vận tốc của ánh sáng trong môi trường nước trên?
c. Nếu tia sáng chiếu từ trong nước ra ngoài không khí. Tìm góc tới i để không có tia
ló?
Bài 3b: Tia sáng truyền từ nước ra không khí. Nước có chiết suất n=4/3
a. Góc tới là i=30
0
. Tính góc khúc xạ r và góc lệch của tia sáng?
b. Tia tới cũng có một tia phản xạ mờ. Góc tới phải là bao nhiêu thì tia phản xạ và
tia khúc xạ vuông góc nhau?
Bài 4a: Thấu kính hội tụ có tiêu cự f=20 cm. Vật AB trên trục chính vuông góc với
trục chính A’B’ cách vật 18 cm.
a. Xác định vị trí của vật.
b. Xác định ảnh, vẽ ảnh.
Bài 4b: Đặt vật sáng AB cao 20cm, trước và vuông góc với trục chính của một thấu
kính hội tụ có tiêu cự f= 20 cm. AB cách thấu kính một khoảng d. Xác định vị trí, tính
chất, độ cao, chiều của ảnh A’B’ và vẽ ảnh A’B’ của AB trong các trường hợp sau:
a. Khi d=30 cm.
b. Khi d=10 cm.
Bài 5: Một thấu kính phân kì có tiêu cự f=-30cm. Đặt trước thấu kính đó vật sáng AB
cao 5cm, vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng d.
Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB cho bởi thấu kính. Xác định khoảng cách từ ảnh A’B’ đến
thấu kính, tính chất, độ cao của A’B’ trong các trường hợp sau:
a. d=60 cm
b. d=30cm
c. 10cm
Bài 6: Vật AB cách thấu kính hội tụ 20cm, qua thấu kính cho ảnh cao bằng1/4 vật.
Tìm tiêu cự của thấu kính hội tụ?
Bài 7: Vật AB cách thấu kính phân kì 20cm, qua thấu kính cho ảnh A’B’ cao bằng
nửa vật. Tìm tiêu cự của thấu kính phân kì?
Bài 8: Vật sáng và màn đặt song song cách nhau 100cm. Một thấu kính hội tụ đặt
trong khoảng giữa vật và màn, có trục chính vuông góc với màn. Ảnh của vật hiện rõ
nét trên màn. Tính khoảng cách từ thấu kính đến vật biết thấu kính có tiêu cự
f=21cm?
Bài 9: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự
20cm và cách thấu kính một khoảng 30cm. Tìm vị trí, tính chất, độ lớn, độ phóng đại
của ảnh A’B’ của vật AB cho bởi thấu kính?
Bài 10: TKPK có f=10cm, AB cao 1cm, cách thấu kính 10cm. Tìm vị trí, tính chất, độ
lớn của ảnh? Vẽ hình.
Bài 11: TKHT có f=20cm, AB cao 2cm, đặt trước thấu kính 1 đoạn 10cm. Tìm vị trí,
tính chất, độ lớn của ảnh? Vẽ hình.
Bài 12: 1 TKHT có f=20cm, AB cao 1cm đặt vuông góc với trục chính TK, cho ảnh
thật A’B’ cao 2cm.
a. Xác định vị trí của vật. Vẽ hình. b. Tính khoảng cách giữa vật và ảnh?