Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hướng dẫn ôn thi môn Giáo dục Công dân 7 HKII năm học 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.47 KB, 3 trang )

ÔN THI HỌC KÌ II
Môn: Giáo dục Công dân 7
Năm học: 2009 - 2010
Câu 1. Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Bản thân chúng ta phải có
trách nhiệm như thế nào đối với việc thực hiện làm việc có kế hoạch?
Trả lời
- Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những
công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy
đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
- Cần biết làm việc có kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Phải quyết tâm vượt khó, kiên trì, sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
Câu 2. Trẻ em có những quyền cơ bản nào? Trẻ em hưởng quyền được chăm
sóc như thế nào?
Trả lời
* Trẻ em có những quyền cơ bản: Quyền được bảo vệ, quyền được chăm
sóc, quyền được giáo dục.
* Quyền được chăm sóc:
- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe;
được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên
trong gia đình.
- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc
điều trị, phục hồi chức năng.
- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc,
nuôi dạy.
Câu 3. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm như thế nào đối với trẻ em?
Trả lời
- Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc
bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của
trẻ em.
- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của
trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người


công dân có ích cho đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người”.
Câu 4. Môi trường, tài nguyên thiên nhiên là gì? Cho ví dụ cụ thể.
Trả lời
- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con
người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi,
sông, hồ…), hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi,
khói bụi, rác, chất thải).
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên
mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con
Trang 1
người (rừng cây, các động vật, thực vật quý, hiếm, các mỏ khoáng sản, các
nguồn nước, dầu, khí…). Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của
môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai
thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt hay xấu đều có tác động đến môi trường.
Câu 5. Nêu khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Trả lời
- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm
mĩ, khoa học.
Câu 6. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và di
tích lịch sử của nước Việt Nam ta.
Trả lời
Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử:

- Di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh là
những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân
tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
- Những di sản, di tích và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự
nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Câu 7. Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Công dân có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo như thế nào?
Trả lời
- Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó thần bí, như: thần linh, thượng
đế, chúa trời.
- Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những
quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình
thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
Tôn giáo còn được gọi là đạo(đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành…).
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo
hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín
ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo
tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
Câu 8. Thế nào là mê tín dị đoan?
Trả lời
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với
lẽ tự nhiên (như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…) dẫn tới hậu quả
xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể
cả tính mạng con người. Vì vậy phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.
Câu 9. Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm những cơ quan nào?
Kể ra cụ thể chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan.
Trang 2
Trả lời

Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước
cấp trung ương và cấp địa phương, trong đó gồm có bốn loại cơ quan được phân
định theo các chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
- Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân, đó là
quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp
- Các cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa
phương (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) và các Tòa án quân sự.
- Các cơ quan kiểm soát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm
sát nhân dân địa phương (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) và các Viện kiểm
sát quân sự.
Câu 10. Hội đồng nhân dân do ai bầu ra? Có trách nhiệm, quyền hạn như thế
nào?
Trả lời
Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân
dân về phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, về
quốc phòng và an ninh ở địa phương.
Trang 3

×