Luật Hiến pháp Việt Nam Nhóm 5 - Lớp KT32E-2
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua bao nhiêu năm cách mạng không ngừng: Vừa chiến đấu giành và giữ độc lập cho dân
tộc, tự do cho nhân dân, chủ quyền cho đất nước, vừa xây dựng, kiến thiết quốc gia trên nền tảng
dân chủ, lại đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, để rồi nay bước vào thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa – đó
là chặng đường mà nền lập hiến Vệt Nam đã đi qua. Đó là chặng đường chưa dài của một nền lập
hiến, cụ thể là nền lập hiến Việt Nam, chưa dài nếu so với những nền lập hiến của những quốc gia
có lịch sử hàng trăm năm, trong đó có nền lập hiến kéo dài trên hai thế kỉ. Chưa dài nhưng đầy ắp
những sự kiện lịch sử tiêu biểu, tượng trưng cho tinh thần bất khuất, khát khao tự do, độc lập của
cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lịch sử lập hiến Việt Nam xét về mặt đó trải qua bốn bản Hiếp pháp: Hiến pháp năm 1946,
Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, và Hiến pháp năm 1992, mà thời điểm ra đời của mỗi
bản Hiến pháp đều gắn liền với thời điểm có tính chất đổi mới của cả dân tộc, xứng đáng để có thể
đem so sánh với lịch sử lập hiến hàng thế kỉ của nhiều nước. Tìm hiểu lịch sử lập hiến nước ta là
một vấn đề rất quan trọng, cùng sự so sánh với lịch sử lập hiến của nhiều nước, ta có thể nhận
thấy, tuy tuổi đời chưa nhiều nhưng đã phản ánh một thời kì phát triển sôi động, khẩn trương của
xã hội Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn và để tự hào về Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà
nước cũng như chặng đường phát triển của nền lập hiến Việt Nam, nhóm em mạnh dạn chọn đề
tài: “Lịch sử lập hiến Việt Nam” làm đề tài cho bài tập nhóm tháng một.
NỘI DUNG
I. Khái quát về sự ra đời của Hiến pháp trong lịch sử
Theo lịch sử, xã hội loài người đã tồn tại hơn năm mươi nghìn năm, Nhà nước và pháp luật cũng
đã có gần ba nghìn năm. Nhưng Hiến pháp được hiểu như ngày nay là đạo luật cơ bản của mỗi quốc
gia để quy định tổ chức quyền lực Nhà nước, quy định các quyền tự do, dân chủ và các nghĩa vụ của
công dân chỉ bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ cách mạng tư sản. Sự ra đời của Hiến pháp gắn liền với
việc khẳng định thắng lợi của cách mạng tư sản, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt của chế độ cai trị
độc đoán, chuyên quyền, sử dụng bạo lực công khai và trắng trợn đã từng tồn tại hàng nghìn năm dưới
chế độ phong kiến, chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ và Nhà nước phong kiến
không hề biết tới Hiến pháp.
Dưới chế độ phong kiến, vua hay hoàng đế - đại diện giai cấp thống trị phong kiến, được coi là con
trời ( thiên tử), thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực Nhà nước: quyền đặt ra pháp luật, quyền cắt cử
quan lại để cai quản đất nước, quyền xét xử tối cao. Đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân được gọi
là “thần dân” đã bị tước đoạt cả các quyền tối thiểu nhất của con người. Để hạn chế quyền lực vô hạn
định của giai cấp thống trị phong kiến mà đại diện là nhà vua, tiến tới lật đổ chế độ thống trị hà khắc,
độc đáo, chuyên quyền phong kiến, giai cấp tư sản đã phát động cuộc cách mạng tư sản.
Cách mạng tư sản thắng lợi, Hiến pháp ra đời là sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, khẳng định
sự thống trị của giai cấp tư sản tiến bộ, đang lên và lực lượng đại diện cho một phương thức sản xuất
mới – phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa, một chế độ cai trị mới - chế độ dân chủ tư sản, đồng
thời đánh dấu sự rút lui khỏi vũ đài chính trị của giai cấp phong kiến cùng chế độ cai trị độc đoán,
chuyên quyền của nó.
Ở đâu cách mạng tư sản giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để, thì ở đó toàn bộ quyền lực Nhà
nước được chuyển giao cho giai cấp tư sản và quyền lực này được tổ chức bằng hình thức chính thể
cộng hoà mà Hiến pháp là văn bản pháp lý chính thức ghi nhận. Còn ở đâu, giai cấp tư sản không
giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để, thì ở đó giai cấp tư sản phải thoả hiệp, nhượng bộ với giai
Bài Tập Nhóm - tháng một
1
Luật Hiến pháp Việt Nam Nhóm 5 - Lớp KT32E-2
cấp quý tộc phong kiến, ở đó quyền lực nhà nước được chia sẻ giữa hai giai cấp thống trị này và hình
thức chính thể quân chủ đại nghị được ghi nhận bởi một văn bản pháp lý có tên gọi là Hiến pháp
( cũng vì thế chính thể này còn gọi là quân chủ lập hiến).
II. Tư tưởng lập hiến trước cách mạng tháng tám năm 1945
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với
chính thể quân chủ chuyên chế nên không có Hiến pháp. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ
XX do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp 1789, ảnh hưởng của cách mạng
Trung Hoa 1911 và chính sách duy tân mà Minh Trị thiên hoàng đã áp dụng ở Nhật Bản…nên
trong giới trí thức Việt Nam đã xuất hiện tư tưởng lập hiến. Có hai khuynh hướng chủ yếu về lập
hiến là:
Khuynh hướng thứ nhất: thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam dưới sự bảo hộ của
Pháp, cầu xin Pháp ban bố cho Việt Nam một bản Hiến pháp trong đó bảo đảm : quyền của thực
dân Pháp vẫn được duy trì, quyền của Hoàng đế Việt Nam cần hạn chế và quyền của "dân An
nam" về tự do, dân chủ được mở rộng. Đại diện cho xu hướng này là Bùi Quang Chiêu (người
sáng lập ra Đảng lập hiến năm 1923) và Phạm Quỳnh.
Khuynh hướng thứ hai: chủ trương đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc .Sau khi giành
được độc lập sẽ xây dựng bản Hiến pháp của Nhà nước độc lập đó. Không có độc lập dân tộc thì
không thể có Hiến pháp thực sự dân chủ. Đại diện cho chủ trương này là Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh, Hồ Chí Minh. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và lịch sử lập hiến ở nước ta đã chứng
minh chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn.
III. Hiến pháp năm 1946
Lịch sử lập hiến Việt Nam chính thức bắt đầu với bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm
1946. Hiến pháp 1946 ra đời trên một cơ sở ngay từ dầu thể hiện tính đồng nhất, nhất quán giữa cơ
sở tư tưởng - một hệ tư tưởng cách mạng đậm đà bản chất dân chủ, nhân dân với một cơ sở xã hội,
thực tế đấu tranh giai cấp, dân tộc quyết liệt, có tính sống còn của toàn dân tộc , một dân tộc bất
khuất, kiên cường vùng lên từ kiếp đời nô lệ đòi độc lập tự do.
Bản chất nhân dân, thực sự dân chủ được thể hiện đậm nét ngay từ đầu trong bản Hiến pháp đầu
tiên ra đời ngay trong năm đầu của chính quyền cách mạng và đến lượt mình, bản Hiến pháp đó
trở thành công cụ mạnh mẽ để thể chế hóa quyền của nhân dân làm chủ Nhà nước, làm chủ chế độ.
1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1946
Hiến pháp năm 1946 ra đời trong điều kiện chính quyền nhân dân còn non trẻ, thù trong giặc
ngoài còn đang tìm mọi cách làm suy yếu, lật đổ Nhà nước mới ra đời. Trong phiên họp đầu tiên
của Chính phủ (3/9/1945), Hồ Chủ Tịch đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Chính Phủ, một trong số
đó là xây dựng Hiến pháp: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân
không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng
quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”.
Ngày 20/9/1945, Chính phủ lâm thời ra sắc lệnh thành lập ban dự thảo Hiến pháp gồm bảy người,
do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Tháng 11/1945, ban dự thảo đã hoàn thành công việc và bản
dự thảo hiến pháp được công bố cho toàn dân thảo luận. Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham
gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Hiến pháp -chứa đựng ước mơ bao đời của họ về độc lập và
tự do.
Trên cơ sở ban dự thảo Hiến pháp của Chính phủ, ngày 2/3/1946, Quốc hội ( Khóa 1, kì họp
thứ nhất) đã thành lập ban dự thảo Hiến pháp gồm 11người đại biểu của nhiều tổ chức, đảng phái
Bài Tập Nhóm - tháng một
2
Luật Hiến pháp Việt Nam Nhóm 5 - Lớp KT32E-2
khác nhau do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, với nhiệm vụ tổng kết các ý kiến đóng góp của
nhân dân và xây dựng ban dự thảo cuối cùng để đưa ra Quốc hội xem xét và thông qua.
Kì họp thứ hai của Quốc hội, nhóm họp từ ngày 28/10/1946 đã giành đến 2/3 thời gian (9
trong số 13 ngày) của chương trình nghị sự để thảo luận từng điều và thông qua toàn văn bản Hiến
pháp. Đây là một nét đặc thù tiêu biểu thể hiện quyết tâm to lớn của chính quyền nhân dân và đặc
biệt của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng cho chính quyền nhân dân non trẻ một đạo luật
cơ bản như một nguồn lực lớn tạo thế vững vàng cho chính quyền đó trở thành vũ khí cần thiết
nhất của Đảng và của nhân dân để tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng.
Qua đó càng thấy rõ quan niệm, cách nhìn, sự đánh giá vai trò tích cực, quan trọng như thế
nào của Hiến pháp đối với cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền nhân dân nhằm khẳng định tính chất
chính nghĩa, hợp pháp, hợp lòng dân, được toàn dân ủng hộ của chính quyền mới.
2. Nội dung của Hiến pháp 1946
Xét theo khuôn khổ, Hiến pháp năm 1946 không dài, chỉ gồm “Lời nói đầu”, 7 chương với 70
Điều ngắn gọn, nhưng xét theo nội dung, tính chất của các quy định của nó thì có thể coi là một
văn bản pháp luật hoàn chỉnh ở tầm đạo luật cơ bản của một Nhà nước để làm cơ sở, làm khung
hiến định, đáp ứng nhu cầu không chỉ trước mắt mà cả lâu dài của một đất nước vừa thoát khỏi
chế độ thực dân, phong kiến đang bước vào cộng đồng các quốc gia độc lâp, nhằm xây dựng một
Nhà nước thực sự dân chủ, khẳng định quyền dân tộc độc lập, quốc gia thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ cũng như quyết tâm của toàn dân tộc bảo vệ độc lập, chủ quyền, các quyền tự do dân chủ của
công dân.
“Lời nói đầu” khẳng định các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp, đó là:
Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
Cùng với các nguyên tắc lập hiến, “Lời nói đầu” khẳng định nhiệm vụ của dân tộc ta trong
giai đoạn phát triển mới của đất nước. Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn
lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.
Về tính chất, Hiến pháp 1946 thể hiện rõ nét tính dân chủ nhân dân nhưng mang màu sắc của Hiến
pháp tư sản, nhất là trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tính dân chủ nhân
dân trong Hiến pháp năm 1946 thể hiện trên các mặt:
Về hình thức chính thể và nguồn gốc quyền lực, đây là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Hiến
pháp 1946 ra đời khi nhiệm vụ giai cấp và nhiệm vụ dân tộc chi phối, gắn bó mật thiết với nhau,
khi nhiệm vụ “bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn” nổi lên hàng đầu, khi “đoàn kết không
phân biệt giống nòi, giàu nghèo…”, trở thành nguyên tắc lập hiến thì các quy định của Hiến pháp
1946 chứng tỏ là đã tìm ra phương thức thể hiện một cách phù hợp: “tất cả quyền bính trong nước
là của toàn thể nhân dân, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều
1). “Lời nói đầu” của Hiến pháp này cũng khẳng định: chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa là
“chính thể dân chủ”. Đây là bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của Nhà nước Việt Nam, là bước
ngoặt lớn trong sự phát triển của tư tưởng dân chủ.
Về quyền lực nhân dân - đầy đủ trên nhiều lĩnh vực. Với việc lấy “đảm bảo các quyền tự do
dân chủ” làm một trong ba nguyên tắc chỉ đạo, Hiến pháp 1946 thực sự là một bản Hiến pháp đặc
sắc trong các Hiến pháp của các nước, của các dân tộc xưa nay nói chung. Hiến pháp 1946 của
Việt Nam đã dành hẳn một chương và chương đó đặt ở vị trí trang trọng – chương II, tiếp chương
I “chính thể” để quy định quyền và nghĩa vụ của công dân và cũng không hoàn tòan ngẫu nhiên,
Hiến pháp 1946 để dành cho chương này 13 điều trong số 70 điều của Hiến pháp để quy định các
quyền tự do dân chủ của công dân, thể hiện bản chất thật sự dân chủ và là một nền dân chủ rộng
Bài Tập Nhóm - tháng một
3
Luật Hiến pháp Việt Nam Nhóm 5 - Lớp KT32E-2
rãi của chế độ mới. Hiến pháp này ghi: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi
phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa” (Điều 6); “tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước
pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh
của mình (Điều 7)…Có thể thấy rằng, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhân dân được đảm bảo
các quyền tự do, dân chủ; lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quyền bình đẳng trước pháp luật
của mọi công dân được pháp luật ghi nhận; và cũng lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, phụ nữ
được ngang quyền với nam giới trong mọi phương diện. Với bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta,
công dân Việt Nam được hưởng quyền bầu cử, nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình bầu
ra khi họ không tỏ ra xứng đáng với danh hiệu đó.
Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, Hiến pháp 1946 xác định đó là
nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo đó, Chính phủ gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch và Nội các.
Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thứ trưởng. Ở đó, Chủ tịch nước không chỉ thực hiện
chức danh nguyên thủ quốc gia thay mặt cho nước mà còn là người đứng đầu cơ quan hành pháp.
Tuy nhiên, Hiến pháp 1946 còn mang màu sắc của Hiến pháp tư sản, thể hiện rõ nhất là trong lĩnh
vực tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước: tập trung nhưng thiếu dân chủ. Chính phủ có những
quyền rất lớn như quyền bổ nhiệm và bãi miễn đối với Thẩm phán các Tòa án và Chủ tịch nước
cũng có những quyền rất lớn tương tự như quyền phủ quyết của Tổng thống các nước Tư sản , tuy
nhiên vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước chưa được đề cao.
3. Ý nghĩa của hiến pháp năm 1946
Mặc dù còn mang màu sắc của Hiến pháp tư sản song với tính cách là bản Hiến pháp đầu
nguồn của nền lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 1946 đã để lại cho nền lập hiến Việt Nam một
điểm sáng chói, một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kì một bản Hiến pháp nào trên
thế giới. Nó là bản hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương diện.
Hiến pháp năm 1946 đánh dấu thắng lợi lịch sử đã giành được trong Cách mạng Tháng Tám,
xác lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, phát triển cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, ghi
nhận thành quả đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc ta. Mục tiêu chiến lược của Hiến pháp là
hoàn thành độc lập dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiến lên làm cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi
quyền tự do phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi
quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân
tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp”.Đây là sự kiện đánh dấu sự
"đổi đời"của đất nước và của nhân dân ta.
- Các quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp năm 1946 quy định mang tính tiến bộ,
tính nhân văn sâu sắc.
- Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lý nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của 1 "chính
quyền mạnh mẽ và sáng suốt" của nhân dân với sự sáng tạo ra 1 hình thức chính thể cộng hòa dân
chủ độc đáo với chế định Chủ tịch nước phù hợp với điều kiện chính trị-xã hội rất phức tạp ở nước
ta giai đọan này.Nhiều nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước được Hiến pháp
1946 quy định đến nay vẫn còn nguyên giá trị
IV. Hiến pháp năm 1959
Hiến pháp 1959, Hiến pháp thứ hai theo trình tự thời gian trong lịch sử lập hiến nước ta. Ra
đời trong những điều kiện, hoàn cảnh trong nước và quốc tế hoàn toàn khác trước, nên bên cạnh sự
kế thừa nhiều quy định của Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 còn có sự bổ sung, phát triển lớn, và
đưa cả nền lập hiến Việt Nam vào một quỹ đạo mới - nền lập hiến xã hội chủ nghĩa.
1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1959
Bài Tập Nhóm - tháng một
4
Luật Hiến pháp Việt Nam Nhóm 5 - Lớp KT32E-2
Tính đến thời điểm năm 1959, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời và phát triển
được 14 năm. Đó là một khoảng thời gian có nhiều sự kiện chính trị quan trọng làm thay đổi tình
hình chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 1946, thực dân Pháp lại gây ra chiến tranh để
xâm lược nước ta một lần nữa. Với Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ thắng lợi,
miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Đất nước còn tạm thời chia làm hai miền Vì vậy
nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới này là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu
tranh thống nhất nước nhà.
Hiến pháp 1946, Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta đã hoàn thành sứ mệnh của nó,
nhưng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới nó cần được bổ sung và thay đổi.Vì vậy, trong
kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I đã quyết định sửa đổi Hiến
pháp 1946 và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Sau khi làm xong bản dự thảo đầu tiên,
tháng 7 năm 1958 bản dự thảo đã được thảo luận trong các cán bộ trung cấp và cao cấp thuộc các
cơ quan quân, dân, chính, Đảng. Sau đợt thảo luận này, bản dự thảo đã được chỉnh lý lại và ngày 1
tháng 4 năm 1959 đem công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng. Ngày
18/2/1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc báo cáo về Dự thảo
Hiến pháp sửa đổi. Ngày 31/12/1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày
1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp.
2. Nội dung của Hiến pháp 1959
Hiến pháp 1959 gồm có “Lời nói đầu” và 112 điều chia làm 10 chương:
“Lời nói đầu” khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau,
khẳng định những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. “Lời nói đầu” ghi nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) trong công cuộc đấu tranh
giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đồng
thời xác định bản chất của Nhà nước là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh
công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Hiến pháp 1959 về tính chất là Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa, nhưng mới được thực hiện ở
Miền Bắc. Tính chất ấy được thể hiện rõ nét trong các quy định tại 10 chương của Hiến pháp:
Chương I " Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" quy định về hình thức chính thể của Nhà nước
ta vẫn là Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân, xác định tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về
nhân dân. Hiến pháp khẳng định nước Việt nam là một khối thống nhất không thể chia cắt, khẳng
định nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc…
Chương II "Chế độ kinh tế và xã hội" là chương mới so với Hiến pháp năm 1946, trong đó
quy định về đường lối chính sách phát triển kinh tế, các hình thức sở hữu ( của Nhà nước, tập thể,
của người lao động riêng lẻ và của nhà tư sản dân tộc), về chính sách của Nhà nước đối với các
thành phần kinh tế…
Chương III "Quyền lợi và nghĩa vụ của công dân". Ở chương này, Hiến pháp năm 1959 đã kế
thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp năm 1946 về các quyền và nghĩa vụ của công dân,
đồng thời quy định những quyền và nghĩa vụ mới như : quyền người lao động được giúp đỡ về vật
chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động Điều 32, quyền tự do nghiên cứu khoa học, vệ tài
sản sáng tác văn học nghệ thuật Điều 34, quyền khiếu nại, tố cáo Điều 29, nghĩa vụ tôn trọng và
bảo công cộng Điều 46…
Từ chương IV đến chương VIII quy định về tổ chức bộ máy Nhà nước :
Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa
phương các cấp, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. So với Hiến pháp năm 1946, bộ máy
Nhà nước có những điểm mới cơ bản là: Hiến pháp quy định 4 cấp chính quyền ( trung ương, cấp
Bài Tập Nhóm - tháng một
5