Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài tập lớn học kỳ - Luật so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.54 KB, 5 trang )

Bài tập lớn học kỳ - Luật so sánh
BÀI VIẾT
Nguồn pháp luật bao gồm: Luật thành văn (statue law), án lệ (case law, judge
- made law), tập quán pháp luật (custom), các học thuyết pháp luật (legal doctrine),
các nguyên tắc pháp luật (legal priciple). Trong hệ thống nguồn luật của các nước
thuộc dòng Civil law luật thành văn giữ vai trò quan trọng và ngày càng được chú
trọng phát triển.
Nhận định trên đã bao quát được toàn bộ tầm quan trọng của luật thành văn
trong hệ thống luật của các nước thuộc dòng Civil law. Sau đây chúng ta sẽ tìm
hiểu rõ hơn về luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng
Civil law để giải thích và chứng minh nhận định.
1. Tại sao trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng Civil, luật thành
văn lại giữ vai trò quan trọng và được chú trọng phát triển ?
Luật thành văn là những văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Trước hết, trong hệ thống nguồn luật của nhà nước thuộc dòng Civil law, luật
thành văn giữ vai trò quan trọng và được ưu tiên áp dụng khi đem ra xét xử. Bởi lẽ,
ở các nước thuộc hệ thống nguồn luật Civil law luật thành văn chủ yếu do các nhà
làm luật hoặc nghị viện (cơ quan lập pháp hoặc hành pháp) soạn thảo ra. Trong khi
đó luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng Common law
lại do thẩm phán, tòa án (cơ quan tư pháp) soạn thảo và ban hành. Do đó luật thành
văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng họ Civil law thường mang
tính khái quát cao và là nguồn sơ cấp, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nguồn
luật của các nước thuộc dòng Civil law. Hơn thế nữa, mếu như các quốc gia thuộc
dòng họ Common law thường coi trọng án lệ, ưu tiên án lệ trong xét xử thì các
quốc gia thuộc dòng Civil law, luật thành văn vẫn được ưu tiên trong xét xử của
tòa.
[Type text] Page 1
1
Bài tập lớn học kỳ - Luật so sánh
Ngoài ra, thực tiễn xét xử cũng cho thấy so với tập quán pháp, án lệ các


nguyên tắc chung của pháp luật và tác phẩm của các học giả pháp lý thì luật thành
văn vẫn được ưu tiên hàng đầu:
• Tập quán pháp là những quy tắc xử sự hình thành một cách tự pháp, tồn tại lâu đời,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành thói quen tự nhiên và mang
tính bắt buộc chung như quy phạm pháp luật. Vai trò của tập quán pháp trong hệ
thống nguồn luật của các quốc gia thuộc dòng họ Civil law không đồng đều, nhưng
tập quán pháp chỉ là yếu tố góp phần tìm ra giải pháp công minh để giải quyết các
vấn đề pháp luật. Do đó trong quá trình xét xử không được ưu tiên áp dụng.
• Án lệ ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu âu lục địa được coi là những
giải pháp không chắc chắn, có thể bị hủy bỏ và sửa đổi bất kỳ lúc nào, hoặc thuộc
vào vụ việc mới. Án lệ và các tác phẩm của các học giả pháp lý là nguồn thứ cấp
của hệ thống pháp luật do đó nó không có giá trị áp dụng trực tiếp như luật thành
văn.
• Các nguyên tắc chung của pháp luật có thể là luật thành văn hoặc không thành văn
và được chấp nhận trong hầu hết hệ thống pháp luật thuộc dòng Civil law và giúp
chúng ta lấp các chỗ trống của pháp luật.
Trên cơ sở đó có thể khẳng định luật thành văn có vị trí quan trọng nhất
trong hệ thống nguồn luật của các nươc thuộc dòng Civil law và luôn được ưu tiên
trong thực tiễn xét xử
Thứ hai, luật thành văn trong hệ thồng nguồn luật của các nước Civil law
ngày càng được chú trọng phát triển. Biểu hiện là trình độ hệ thống hóa, pháp điển
hóa ngày càng được nâng cao. Trong hệ thống pháp luật thành văn ta thấy xuất hiện
rất nhiều bộ luật khác nhau, ngoài các bộ luật cơ bản. Các quy phạm pháp luật
trong bộ luật thường được xây dựng cụ thể với các chế tài rõ ràng vì vậy có thể áp
dụng trực tiếp vào các quan hệ xã hội mà không cần thông qua văn bản pháp luật
trung gian như nghị định hoặc thông tư ban hành.
[Type text] Page 2
2
Bài tập lớn học kỳ - Luật so sánh
2. Tầm quan trọng của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước

thuộc dòng Civil law được cụ thể hóa thông qua các văn bản
Hiến Pháp (Constitution) – đạo luật cơ bản của nhà nước, là văn bản có hiệu
lực pháp lý cao nhất do nghị viện ban hành với điều kiện có từ 2/3 số nghị sỹ trở
lên ở cả hai viện bỏ phiếu. Trước đây Hiến pháp là văn bản pháp lý không có gía trị
pháp lý cao như các văn bản pháp luật khác. Nhưng ngày nay, Hiến pháp có vị trí
khác, đây là văn bản có giá trị pháp lý và hiêu lực cao hơn các văn bản khác. Để
bảo vệ hiến pháp hầu hết các nước Châu âu đều thành lập tòa án hiến pháp hoặc hội
đồng bảo hiến. Điều này càng góp phần nâng cao tầm quan trọng của luật thành văn
trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng Civil law.
Các điều ước quốc tế bao gồm công ước tế và hiệp định, được xem là có vị
trí ngang bằng hiến pháp. Các điều ước quốc tế thường được kí kết khi không trái
với Hiến pháp quốc gia, trong trường hợp cần thiết thì phải sửa đổi hiến pháp trước
khi kí kết điều ước quốc tế. Ở một số quốc gia như Pháp, Hà Lan quy định các điều
ước quốc tế có hiệu lực cao hơn luật quốc gia và ngược lại một số nước coi điều
ước quốc tế có hiệu lực thấp hơn các đạo luật quốc gia.
Bộ luật- luật; sắc lệnh - luật là các văn bản có giá trị pháp lý ngang nhau và
thấp hơn hiến pháp do đó những quy định của nó không được trái với hiến pháp.
• Thuật ngữ Bộ luật (Code) được sử dụng rộng rãi để chỉ các văn bản luật tổng hợp
và trình bày có hệ thống các quy phạm điều chỉnh một lĩnh vực các quan hệ xã hội
nhất định. Ngoài các bộ luật thông thường như bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình
sự, bộ luật dân sự, bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật lao động, bộ luật thương mại các
quốc gia lục địa châu Âu đã xây dựng nhiều bộ luật khác như bộ luật đất đai, bộ
luật tổ chức hệ thống tòa án hành chính, bộ luật tố tụng hành chính, bộ luật hàng
hải, bộ luật bầu cử, bộ luật thuế,…. Có thể nói với sự ra đời của hàng loạt các bộ
luật trên đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của luật thành văn trong hệ thống
nguồn luật của dòng họ Civil law.
[Type text] Page 3
3
Bài tập lớn học kỳ - Luật so sánh
• Luật (Loi) là những văn bản quy phạm pháp luật do nghị viện ban hành theo một

trình tự, thủ tục nhất định và phải được đa số nghị sĩ ở cả hai viện bỏ phiếu thuận.
Luật ở các nước lục địa châu Âu thông thường có hiệu lực kể từ khi người đứng
đầu nhà nước kí lệnh công bố cho đến khi bị bãi bỏ. Để đảm bảo an toàn pháp lí
cho công dân, luật cũng như các văn bản khác không có hiệu lực hồi tố trừ khi việc
áp dụng văn bản pháp luật mới có lợi cho đương sự.
• Sắc lệnh (Décret) do tổng thổng ban hành (ở Pháp từ năm 1958 Thủ tướng
cũng có thể ban hành) có hiệu lực thấp hơn luật, tuy nhiên có những sắc lệnh được
ban hành thuộc lĩnh vực luật theo sự ủy quyền của nghị viện thì có hiệu lực như
luât gọi là sắc lênh - luật (Décret - loi).
Ngoài ra còn có các văn bản khác như: Nghị định (Ordonnance) do chính
phủ ban hành trong lĩnh vực lập quy và có hiệu lực thấp hơn luật và sắc lệnh;
Quyết định (Desscision) do tổng thống ban hành để thực hiện thẩm quyền đặc biệt
thepo quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 1958 của Cộng hòa Pháp. Những quyết
định này không cần các bộ trưởng liên quan tiếp kí; Quyết định (Arrêté) do các bộ
trưởng, thị trưởng ban hành; Các chỉ thị (Directive) của cấp trên đối với cấp dưới;
Các thông tư (Circulaire) của cấp trên đối với cấp dưới và phần lớn các thông tư
mang tính bắt buộc thực hiện; Luật của liên minh châu Âu là nguồn của nhiều hệ
thống pháp luật thuộc dòng civil law.
Những văn bản trên càng làm phong phú thêm cho nguồn luật thành văn.
Như vậy với những chứng minh và giải thích trên đây ta càng khẳng định
trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng họ Civil law luật thành văn
chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế, được áp dụng trong thưc tiễn xét xử
và ngày được coi trọng càng phát triển không chỉ trong pháp luật của dòng họ Civil
law mà còn trong cả dòng họ Common law.
[Type text] Page 4
4
Bài tập lớn học kỳ - Luật so sánh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb. CAND, Hà Nội,

2008.
2. Michael Bogdan, Luật so sánh (bản tiếng Việt), Nxb. Kluwer Norstedts
Juridik, Tano, 2002.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Luật so sánh, 2003.
4. Thái Vĩnh Thắng, “Tìm hiểu hệ thống pháp luật châu Âu lục địa”, Tạp chí
Luật học, số 2/2004.
5. Thái Vĩnh Thắng, “Tìm hiêu hệ thống pháp luật Anglo-Saxon (Common
law)”, Tạp chí Luật học, số 6/2003,
[Type text] Page 5
5

×