Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 81 trang )

Danh mục bảng biểu, sơ đồ
............................................................................................................................12
Sơ đồ 1: Lợi nhuận và Các khoản nộp ngân sách.......................................12
.............................................................................................................................16
.......................................................................................................................................16
Bảng 2 : Danh sách cổ đông sáng lập...............................................16
Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ tổng quát ................................................21
Bảng 13: Chi tiết các khoản phải trả của công ty năm 2006..........................47
Bảng 14 : Mục tiêu kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm tới. ...............52
Bảng 15 : Bố trí, sắp xếp nhân sự của công ty.....................................64
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp dệt may ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, vì nó không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người mà
còn là ngành giải quyết nhiều việc làm cho lao động xã hội, có thế mạnh trong
xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và đóng góp ngày càng nhiều
cho ngân sách Nhà nước.
Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan là một trong những công ty
thành viên của ngành dệt may Việt Nam. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả chung của toàn ngành dệt may.
Trên thực tế, bên cạnh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa
cao, công nghệ còn lạc hậu, mẫu mã chưa phong phú, phát triển chưa đồng bộ
giữa dệt và may, phải nhập nhiều nguyên liệu, quản lý còn chồng chéo…công ty
còn phải đương đầu với rất nhiều đối thủ trong ngành dệt may trong và ngoài
nước. Vì vậy, công ty muốn phát triển một ngành có lợi thế này thì việc đi sâu
nghiên cứu để tìm hiểu nguồn gốc, các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may là hết sức quan trọng và cần
thiết.
Là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân, được sự cho phép


của nhà trường em đã và đang thực tập tại Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị
Loan. Trước tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh hiện tại của
công ty, em đã chọn đề tài : “Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may
của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của mình.
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
2
Chuyên đề thực tập gồm ba phần :
Chương I : Tổng quan về Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan.
Chương II : Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của
Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan.
Chương III : Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt
may của Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan.
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
3
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HOÀNG THỊ LOAN.
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.
1. -Tên công ty : Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
-Tên giao dịch quốc tế : Hoang Thi Loan textile&garment joint stock
company.
-Tên viết tắt : HALOTEXCO.
2. -Trụ sở giao dịch chính : Số 33, Nguyễn Văn Trỗi, P.Bến Thuỷ,TP Vinh,
Nghệ An.
-Điện thoại : 038.855149-551553-856642
-Fax : 038.855442
-Website : http:// www.htltex.com.vn
-Email :

3. -Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần.
-Vốn điều lệ : 16.000.000.000 đồng.
-Ngân hàng giao dịch chính : Ngân hàng công thương Bến Thuỷ, TP Vinh,
Nghệ An.
4. Ngành và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu : Sản xuất kinh doanh-Xuất nhập
khẩu ngành dệt may : sợi, vải dệt kim, sản phẩm may dệt kim và các dịch vụ
thương mại khác…
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan hiện nay, tiền thân là công ty dệt
kim Hoàng Thị Loan và Nhà máy sợi Vinh sát nhập lại. Công ty đã trải qua
những giai đoạn phát triển khác nhau, với những bước thăng trầm trong bối cảnh
chung của nền kinh tế đất nước. Có thể chia quá trình phát triển của công ty
thành các giai đoạn sau:
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
4
1.Giai đoạn 1985-1992:
Nhà máy sợi Vinh được thành lập từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ
20, bắt đầu đi vào sản xuất từ ngày 19/05/1985, nguyên là nhà máy thuộc liên
hiệp các xí nghiệp dệt do Cộng hoà dân chủ Đức viện trợ, giúp đỡ xây dựng và
thiết bị toàn bộ. Những ngày đầu thành lập quy mô của nhà máy còn rất nhỏ, chủ
yếu là sản xuất và kinh doanh sợi các loại. Sản lượng sợi hàng năm của nhà máy
thời kỳ đó là 1.500 tấn/năm, số lượng công nhân là 1.100 người.
Năm 1985 Nhà máy đầu tư một dây chuyền nồi cọc của Đức và 100 máy
khâu của Nhật. Thời kỳ này dây chuyền sản xuất với thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc
hậu đã ảnh hưởng không chỉ đến năng suất lao động mà còn ảnh hưởng đến chất
lượng lao động và môi truờng sinh thái. Trình độ quản lý thấp, lại chịu ảnh hưởng
của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp nên hiệu quả không cao. Tuy vậy ,
tập thể nhà máy đã phấn đấu, nỗ lực không ngừng trong những năm đầu đầy khó
khăn và thử thách này.

2. Giai đoạn 1993-2003:
Tháng 10/1993 Nhà máy được sát nhập vào Công ty dệt may Hà Nội và trở
thành nhà máy thành viên của công ty dệt may Hà Nội. Dưới sự quản lý điều
hành, sự quan tâm, truyền thống, uy tín, thương hiệu của Công ty dệt may Hà
Nội, Nhà máy đã ngày càng được củng cố, ổn định và phát triển.
Năm 2001, Nhà máy đầu tư thêm một dây chuyền OE của Italia. Sản lượng
sợi của nhà máy do đó cũng được tăng lên và đạt tới 5.000 tấn/năm, doanh thu
200 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân người lao động là 1.200.000
đồng/người/tháng. Nhà máy đang ngày một đi lên.
4.Giai đoạn 2004 đến nay:
Thực hiện quá trình đổi mới doanh nghiệp, Nhà nước đã có quyết định sát
nhập Công ty dệt kim Hoàng Thị Loan vào Nhà máy sợi Vinh thuộc Công ty dệt
may Hà Nội và đổi tên thành Công ty dệt may Hoàng Thị Loan (QĐ số 785-
HĐQT ngày 24/09/2004 của Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty dệt may Việt
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
5
Nam). Như vậy, Công ty dệt may Hoàng Thị Loan hôm nay đã có thế và lực mới,
với doanh nghiệp có doanh thu xấp xỉ 250 tỷ đồng/năm và có 1.300 lao động
đang là một trong những công ty có quy mô trung bình khá trong ngành dệt may
Việt Nam.
Công ty dệt may Hoàng Thị Loan ( HALOTEXCO) là một doanh nghiệp nhà
nước, là thành viên hạch toán độc lập với Tổng công ty dệt may Việt Nam. Công
ty hoạt động theo luật Doanh nghiệp và các quyết định khác của pháp luật. Điều
lệ tổ chức và hoạt động của công ty dệt may Hoàng Thị Loan được chủ tịch hội
đồng quản trị tổng công ty dệt may phê chuẩn. Tổng công ty dệt may Việt Nam
uỷ quyền cho Công ty dệt may Hà Nội quản lý,điều hành HALOTEXCO trong lộ
trình thực hiện công ty mẹ, công ty con.
Công ty có quyền và nghĩa vụ quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát
triển vốn, bảo đảm việc làm và đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân

viên chức. Bảo đảm ổn định chính trị trật tự an ninh, an toàn trong công ty, bảo
đảm môi trường sinh thái trên địa bàn hoạt động.
Sản phẩm của Công ty dệt may Hoàng Thị Loan đựoc sản xuất trên dây
chuyền thiết bị đồng bộ từ sợi đến may thêu và đóng gói sản phẩm.
Qua một chặng đường phát triển và trưởng thành, Công ty đã luôn luôn cải
tiến sản phẩm, giới thiệu và cập nhật những mẫu mã mới mang tính cách tân tiến
và những ý tưởng sáng tạo độc đáo được khách hàng ưa chuộng . Công ty có
những mối quan hệ hợp tác quốc tế rộng lớn, sản phẩm được xuất khẩu sang
nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ…
Đến ngày 16/11/2005 Căn cứ vào quyết định số 3795/QĐ-BCN về phê duyệt
phương án và chuyển Công ty dệt may Hoàng thị Loan thành Công ty cổ phần
dệt may Hoàng thị Loan.
Đầu năm 2006 Công ty thành lập thêm Nhà máy may thời trang và mạnh dạn
đầu tư thêm 150 máy khâu nữa. Hiện nay Công ty có tất cả 3 nhà máy thành viên:
Nhà máy sợi, Nhà máy may, Nhà máy may thời trang. Sản lượng sợi hiện nay
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
6
của công ty là 8.600 tấn/năm, sản lượng may là 1.800.000 sản phẩm, lao động có
1.200 người.
Sứ mệnh lịch sử của cán bộ công nhân viên toàn công ty cổ phần dệt may
Hoàng Thị Loan đến năm 2010 :
“Chúng ta vinh dự là những người chủ, những người lao động trong doanh
nghiệp mang tên thân mẫu Bác Hồ, hãy suy nghĩ và hành động để đến năm 2010,
Công ty trở thành nhà sản xuất và kinh doanh dệt may hàng đầu Việt Nam”.
Chính sách chất lượng của công ty : “Thoả mãn khách hàng vì uy tín và lợi
ích là móng cốt để chúng ta bền, phát ”.
III.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY.
1.Tình hình thực hiện kế hoạch .

1.1. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty- Công ty dệt may Hà Nội
trong việc sát nhập Nhà máy sợi Vinh và Công ty dệt kim Hoàng Thị Loan đã
khắc phục được một số khó khăn cho phần dệt may, việc làm cho các nhà máy
khá đầy đủ.
- Thị trường của công ty đã dần dần được ổn định, sản phẩm của Công ty
tiêu thụ tốt.
- Điện, nước và các vật tư cho sản xuất được cấp đầy đủ do đó quá trình sản
xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
- Nhờ sự sáng tạo, năng động của ban lãnh đạo Công ty mà uy tín của Công
ty đã bước đầu được khẳng định.
- Mặc dù Công ty cổ phần mới được thành lập song tập thể cán bộ công
nhân viên luôn đoàn kết, thi đua lao động sản xuất và công tác với tinh thần trách
nhiệm ngày càng cao của người làm chủ.
1.2.Khó khăn :
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
7
- Mặc dù được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty – Công ty dệt may Hà
Nội song tình hình tài chính của Công ty vẫn đang còn nhiều khó khăn, do sản
xuất kinh doanh nhiều năm trước đây thua lỗ kéo dài ( đây được xem như là khó
khăn bao trùm, chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ).
- Diễn biến thị trường các năm qua khá phức tạp, các chi phí đầu vào liên
tục biến động tăng trong khi giá bán sản phẩm có xu hướng giảm gây bất lợi cho
sản xuất kinh doanh.
- Nguyên phụ liệu thường không đồng bộ và kịp thời làm cho các nhà máy
bị động trong bố trí sản xuất, dẫn đến năng suất lao động thấp. Xuất hiện nhiều
đơn hàng nhỏ lẻ.
2.Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.

Trong 5 năm trở lại đây, Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan đã thu
được kết qủa trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặc dù chưa cao nhưng đó
cũng là kết quả đáng khích lệ trong việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức, đổi mới các
phương thức quản lý và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
TH
năm
2002
TH
năm
2003
TH
năm
2004
TH
năm
2005
TH
năm
2006
1 Gía trị SXCN trđ
123.50
0
156.00
9 221.380
248.40
0 263.485

2
Doanh thu
(không VAT ) trđ 84.724
117.02
7 133.694
244.00
0 259.750
3
Các khoản nộp
ngân sách trđ 1.219 1.716 2.072 3.025 3.695
4


Sản phẩm sản
xuất chủ yếu Tấn 7.605 9.069 10.727 10.550 10.820
a. Sợi: 6.275 7.074 8.291 7.700 8.000
b. Vải 1.330 1.995 2.436 2.850 2.820
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
8
5
Thu nhập bình
quân
1000
đồng 952 1.218 1.367 1.425 1.500
6 Lợi nhuận trđ -652 203 500 1.019 2.783
7 Tổng chi phí trđ 85.376
116.82
4 133.194 242.981 256.967
8 Vốn CSH trđ 6.000 8.700 13.000 16.000 16.700


( Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư )
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp chỉ
đạt 123.500 triệu đồng, đến năm 2006 con số này đã lên đến 263.485 triệu đồng.
Sau 4 năm giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng gấp đôi, đây là con số không nhỏ
trong quá trình hoạt động của công ty.
Doanh thu chưa tính VAT của công ty cũng tăng qua các năm và đặc biệt
tăng mạnh trong giai đoạn năm 2004-2005, từ 133.694 triệu đồng lên 244.000
triệu đồng. Đây là giai đoạn mà công ty có sự biến đổi lớn, Công ty dệt may
Hoàng Thị Loan được thành lập do sự sát nhập của Nhà máy sợi Vinh và công ty
dệt kim Hoàng Thị Loan làm cho doanh thu của công ty tăng vọt một cách nhanh
chóng.
Xét về lợi nhuận, năm 2002 là năm mà công ty gặp khó khăn nhất, trong
năm này công ty không những làm ăn không có lãi mà còn bị thua lỗ đến 652
triệu đồng. Đứng trước tình hình đó ban lãnh đạo công ty không hề nao núng mà
quyết tâm cùng toàn thể công nhân viên ra sức vực công ty dậy. Tinh thần đoàn
kết của các thành viên trong công ty cuối cùng cũng được đền đáp, lợi nhuận từ
năm 2003 trở đi bắt đầu tăng lên không ngừng, cứ năm sau tăng gấp đôi năm
trước. Đây là một kết qủa tốt có ảnh hưởng sâu rộng đến công ty ở cả hiện tại và
cả tương lai sau này, công ty sẽ ra sức cố gắng để những năm sau có thể đạt được
kết quả cao hơn những năm trước đó.
Sự gia tăng của giá trị sản xuất công nghiệp, của doanh thu và của lợi
nhuận cũng làm cho thu nhập bình quân của người lao động thay đổi. Thu nhập
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
9
bình quân tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 100 ngàn.
Năm 2002 là 952 ngàn đồng, năm 2003 là 1.218 ngàn đồng, năm 2004 là 1.367
ngàn đồng, năm 2005 là 1.425 ngàn đồng và đến nay thu nhập của người lao
động là 1500 ngàn đồng. Với mức thu nhập còn thấp như vậy đời sống của anh

chị em trong công ty vẫn chưa thể cải thiện nhiều được. Ban lãnh đạo cần có
chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý cho người lao động, tiền lương, tiền
thưởng phải đúng với công sức mà họ đóng góp vào công ty nhằm giúp họ đảm
bảo cuộc sống, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động trong công việc.
Nguyên nhân làm cho giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận
tăng lên qua các năm là do sản lượng sợi và vải của công ty sản xuất mỗi năm
nhiều hơn. Chỉ trong vòng 3 năm từ năm 2002 đến năm 2004 sản lượng vải và sợi
của công ty tăng 3.122 nghìn tấn. Tuy nhiên đến năm 2005 sản lượng có xu
hướng giảm xuống, cụ thể sản lượng vải thì vẫn tăng lên còn sản lợng sợi giảm
xuống từ 8.291nghìn tấn xuống còn 7.700 nghìn tấn. Và đến năm 2006 sản lượng
bắt đầu tăng trở lại nhưng tốc độ tăng có phần chậm lại. Đây cũng là một vấn đề
khó khăn mà ban lãnh đạo công ty cần phải quan tâm hơn nữa nhằm tìm biện
pháp nâng cao sản lượng vải và sợi trong những năm tới.
Một số chỉ tiêu tài chính khác :
 Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu (D).
D
2003
= 203 / 117.027 = 0,0017
D
2004
= 500 / 133.694 = 0,0037
D
2005
= 1.019 / 244.000 = 0,0042
D
2006
= 2.783 / 259.750 = 0,0107
Tỷ số này cho biết, cứ một đồng doanh thu thu được thì trong đó có bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2003, cứ một đồng doanh thu có 0,0017 đồng lợi
nhuận, năm 2004 là 0,0037 đồng, năm 2005 là 0,0042 đồng đến năm 2006 tăng

lên là 0,0107 đồng . Tỷ suất này rất thấp, qua đây ta thấy rằng hiệu quả hoạt động
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
10
sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao. Xảy ra vấn đề này là do hiệu quả sử
dụng chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh còn thấp, chi phí tăng nhưng giá
bán tăng chậm, do đó doanh thu tăng nhưng lợi nhuận công ty thu được vẫn
không cao. Để ngày càng thu được nhiều lợi nhuận, công ty cần xây dựng kế
hoạch sản xuất hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
 Tỷ suất lợi nhuận / chi phí (C).
C
2003
= 203 / 116.824 = 0,0017
C
2004
= 500 / 133.194 = 0,0038
C
2005
= 1.019 / 242.981 = 0,0042
C
2006
= 2.783 / 256.967 = 0,0108
Tỷ số này cho biết, cứ một đồng chi phí bỏ ra trong sản xuất kinh doanh thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này đều tăng qua các năm nhưng tốc
độ tăng chậm. Năm 2003, cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu về được 0,0017 đồng
lợi nhuận, năm 2004 thu được 0,0038, năm 2005 thu được 0,0042, và cho đến
năm 2006 tỷ số này cao hơn hẳn so với những năm trước đó. Điều đó chúng tỏ
công ty đang ngày càng có kế hoạch việc sử dụng chi phí hợp lý trong sản xuất
kinh doanh, nhờ đó mà lợi nhuận không ngừng tăng lên qua các năm. Công ty
cần duy trì và thực hiện tốt hơn nữa những biện pháp đã đề ra nhằm tiết giảm chi

phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế nâng cao khả năng cạnh
tranh.
 Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu (V).
V
2003
= 203 / 8.700 = 0,0233
V
2004
= 500 / 13.000 = 0,0385
V
2005
= 1.019 / 16.000 = 0,0637
V
2006
= 2.783 / 16.700 = 0,1666
Tỷ số này cho biết, cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Năm 2003, cứ một đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được
0,0233 đồng lợi nhuận, năm 2004 thu được 0,0385 đồng, năm 2005 thu được
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
11
0,0637 đồng và cho đến năm 2006, tỷ số này bắt đầu tăng vọt, trong năm này
công ty bỏ ra một đồng vốn thì thu về được 0,1666 đồng lợi nhuận. Có thể nói,
năm 2006 là năm mà công ty có những sự thay đổi rõ nét nhất, vốn công ty đưa
vào sản xuất kinh doanh đã phát huy được hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn chưa cao
so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Trong những năm tới, công ty
cần cố gắng đưa ra những biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn
của mình.
Bên cạnh các khoản công ty thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và
các khoản trả cho người lao động, công ty cũng không thể quên được nghĩa vụ

của mình đối với Nhà nước. Hằng năm công ty trích ra một khoản để nộp thuế và
các khoản khác cho Nhà nước, năm 2002 công ty nộp cho Nhà nước 1.219 triệu
đồng và cho đến năm 2006 công ty nộp 3.695 triệu đồng.
Nhìn vào sơ đồ Lợi nhuận - Nộp ngân sách ở dưới ta có thể thấy, so với lợi
nhuận thì các khoản mà công ty phải nộp cho nhà nước cao hơn rất nhiều. Năm
2002, công ty làm ăn thua lỗ tới 652 triệu đồng nhưng cũng phải nộp cho Nhà
nước 1.219 triệu đồng, đây là một khoản phải trả không nhỏ với tình hình của
công ty lúc đó. Những năm tiếp theo mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty đã bắt đầu có lãi nhưng các khoản nộp ngân sách cũng tăng lên không
kém. Công ty muốn bù đắp được mọi chi phí, muốn thực hiện được những chu kỳ
sản xuất kinh doanh tiếp theo đạt hiệu quả cao thì cần phải có chiến lược gia tăng
sản phẩm tiêu thụ nhằm làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh hơn nữa.

Sơ đồ 1: Lợi nhuận và Các khoản nộp ngân sách
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
12
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
13
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN
PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HOÀNG THỊ LOAN.
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY.
1. Đặc điểm về sản phẩm.
Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan là một doanh nghiệp sản xuất. Bản
thân tên công ty đã khái quát được sản phẩm mà công ty đang sản xuất. Hiện nay
công ty đang sản xuất 2 sản phẩm chủ yếu là sợi tổng hợp và vải dệt kim. Trong
nhiều năm qua 2 sản phẩm này luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao

khả năng cạnh tranh của Công ty, giúp Công ty đứng vững và sẵn sàng đương
đầu với rất nhiều đối thủ trong cùng ngành dệt may.
- Sợi tổng hợp : Là sản phẩm công nghiệp được sản xuất để phục vụ cho
ngành công nghiệp dệt may. Trong những năm đầu thành lập, sợi là sản phẩm
chính của công ty. Dây chuyền sản xuất sợi từ chỗ còn lạc hậu, quy mô sản xuất
nhỏ chỉ phục vụ đủ cho phân xưởng dệt, đến nay công ty đã có dây chuyền tiên
tiến, tự động hoá 100%, sản phẩm sợi được xuất bán cho nhiều đơn vị trong
nước. Hiện nay công ty đang sản xuất các loại sợi như sợi đơn cọc, sợi OE, sợi xe
và một số loại sợi khác.
Sợi đơn nồi cọc là loại sợi được kéo trên dây chuyền cổ điển - dây chuyền
có cọc.
Sợi OE là loại sợi được kéo trên dây chuyền không cọc.
Sợi xe là loại sợi gồm có 2, 3,… sợi được chập lại với nhau.
- Sản phẩm vải dệt kim : Sản phẩm vải của công ty hầu hết được sản xuất là
để tiêu dùng trực tiếp trong và ngoài nước. Các sản phẩm may từ vải dệt kim
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
14
như: Aó Poloshirt, T-Shirt, Aó cao cổ, Aó sơ mi, Đồ lót, Đồ thể thao, Bộ đồ trẻ
em, đồ phụ nữ, Aó Jacket…
Để có thể từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong
và ngoài nước, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, một đòi hỏi tất yếu với
sản phẩm đầu ra của công ty là phải đảm bảo chất lượng cao và ổn định.
2.Đặc điểm về vốn
Vốn điều lệ của công ty : 16.000.000.000 đồng
Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan là một công ty cổ phần nên nguồn
vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ số vốn góp của các cổ đông sáng lập.
Ngoài ra lượng vốn của Công ty còn được huy động từ việc đi vay của ngân hàng
giao dịch chính là ngân hàng công thương Bến Thuỷ.
Nguồn vốn của Công ty chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định,

mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Hiện nay công ty đang đứng trước một vấn đề hết sức khó khăn đó là tình trạng
thiếu vốn. Đây là vấn đề không chỉ của riêng công ty mà hầu hết các doanh
nghiệp ở nước ta đều đang ở trong tình trạng này. Vấn đề này càng trở nên khó
khăn khi sản phẩm của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan lại chủ yếu
được tiêu thụ trên thị trường tư liệu sản xuất, khối lượng hàng lớn, thời gian
khách hàng thanh toán hết số tiền mua hàng dài sẽ dẫn đến tình trạng vòng quay
của vốn bị chậm lại, công ty sẽ không có đủ vốn để thực hiện chu kỳ sản xuất
kinh doanh tiếp theo một cách có hiệu quả, khả năng cạnh tranh của công ty do
đó cũng bị giảm đi nhanh chóng. Việc đảm báo thu hồi nhanh lượng vốn lưu
động để đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ vòng quay vốn là vấn đề cấp
thiết đặt ra cho công ty.


Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
15


Bảng 2 : Danh sách cổ đông sáng lập.
Đơn vị : triệu đồng
STT Tên cổ đông
Nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ
trụ sở chính đối với tổ chức
Số cổ
phần
1
Tổng công ty dệt may
Việt nam

Số 25, Bà Triệu,Q.Hoàn
Kiếm,TP Hà Nội 640.000
2
Công ty dệt may Hà
Nội
Số 1,Mai Động,Q.Hoàng Mai,TP
Hà Nội 250.000
3
Công ty TNHH thương
mại dịch vụ và sản xuất
Tân Châu
217 Hoàng Hoa
Thám,P.13,Q.Tân Bình,TP Hồ
Chí Minh 20.900
4
Công ty TNHH dệt
may Châu Giang
Xóm 7,Xã Nhân Hậu,Huyện Lý
Nam,tỉnh Hà Nam 7.000
5 Phạm Thị Mậu
Số 20,Ngõ 203,Trường
Chinh,phường Phương
Mai,Q.Thanh Xuân,TP Hà Nội 10.000
6 Chu Trần Trường
Số 77,Ngõ 19,Lạc Trung,Q.Hai
Bà Trưng,TP Hà Nội 10.000
7 Phan Xuân Hợi
Khối 3,Phường Bến Thuỷ,TP
Vinh, tỉnh Nghệ An 7.827
8 Nguyễn Viết Cúc

Khối 3,Phường Bến Thuỷ,TP
Vinh, tỉnh Nghệ An 6.432
9 837 cổ đông khác ……………………………. ………….
(Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư)
3.Đặc điểm về thị trường .
Trước đây thị trường tiêu thụ của công ty được xác định cụ thể theo phân
bổ của Nhà nước và tương đối ổn định, sợi chủ yếu được cung cấp cho các công
ty thành viên trong tổ hợp công ty mẹ con của dệt may Hà Nội và các công ty
khác của ngành dệt may trong nước. Nhưng kể từ ngày Công ty dệt may Hoàng
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
16
thị Loan sát nhập vào Nhà máy sợi Vinh và trở thành Công ty cổ phần dệt may
Hoàng Thị Loan hiện nay thì đặc điểm thị trường của công ty đã có sự thay đổi rõ
nét. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất-kinh doanh của mình và đặc về sản phẩm đã
quyết định đến đặc điểm thị trường của công ty.
- Thị trường sợi bao gồm : Công ty dệt may Châu Giang-Hà Nam, Hợp tác xã
dệt may Duy Trinh, Nhà máy dệt DENIM, Dệt Hà Đông…
- Thị trường may nội địa bao gồm tất cả các đơn vị trong cả nước.
- Thị trường may xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Nga, Đức, Thuỵ Sỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và khối Đông Âu.
Bảng 3 : Lượng sợi tiêu thụ cho các khách hàng qua một số năm
Đơn vị : Tấn
TT Khách hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Dệt Denim 2800 2910 3105
2 Dệt Hà đông 800 620 700
3 Duy Trinh 1950 2105 2150
4 Châu Giang 630 410 430
5 Bảo Long 1080 1200 1305
6 Song Hoàng 520 250 275

7 Nam Tiến 291 205 235
( Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư )
Trong những năm gần đây, ba khách hàng lớn của Công ty gồm có Nhà
máy dệt Denim, hợp tác xã dệt may Duy Trinh và Công ty dệt Bảo Long. Số
lượng sợi mà công ty cung cấp cho ba khách hàng này tăng dần qua các năm.
Năm 2004 Công ty tiêu thụ được 2800 tấn sợi cho Nhà máy dệt Denim, năm
2005 là 2910 tấn ( tăng 3,9%), năm 2006 là 3105 tấn (tăng 6,7%). Lượng sợi tiêu
thụ cho Hợp tác xã dệt may Duy Trinh năm 2004 là 1950 tấn, năm 2005 lên tới
2105 tấn ( tăng 7,9% so với năm trước), và đến năm 2006 lượng sợi tiêu thụ
không biến đổi mấy, chỉ đạt 2150 tấn. Ngoài việc cung cấp sợi cho các khách
hàng lớn Công ty còn cung cấp cho các khách hàng khác khi họ co nhu cầu đặt
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
17
hàng. Hy vọng trong những năm tới Công ty có thể tìm kiếm thêm nhiều khách
hàng mới nữa để nhằm ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
mình.
4.Đặc điểm về lao động.
Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan có nguồn lao động khá dồi dào.
Lao động của công ty chủ yếu là nữ, chiếm khoảng 80% trong tổng số lao động.
Lao động nữ giới hầu hết làm các khâu chính còn nam giới chỉ tập trung ở khâu
sửa chữa, dịch vụ, bảo vệ, hành chính.
Bảng 4 : Cơ cấu lao động và trình độ lao động của Công ty.
Đơn vị : Người
TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1 Số lượng CBCNV 1190 1295 1482
2 Lao động trực tiếp 1125 1236 1422
3 Lao động gián tiếp 55 55 55
4 Tỷ lệ nữ (%) 80 80 80
5 Cán bộ hành chính 55 55 55

6 Công nhân SX 1135 1240 1427
7 Đại học 35 35 35
8 Cao đẳng 68 69 68
9 Trung cấp 85 88 88
10 Thợ bậc cao 105 142 155
( Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính)
Ở bảng trên ta có thể thấy số lao động của công ty không ngừng tăng qua các
năm cả về mặt cơ cấu lẫn số lượng. Tính đến năm 2007 Công ty có tất cả 1482
lao động. Do đặc thù sản xuất kinh doanh nên lao động trực tiếp của Công ty
chiếm một con số khá cao, năm 2004 có 1125 người, năm 2005 có 1236 người và
năm 2007 là 1422 người. Trong khi đó lao động gián tiếp vẫn giữ nguyên là 55
người qua các năm. Là công ty dệt may nên lao động ở đây yêu cầu phải có tay
nghề cao, có đầu óc quan sát tốt và phải thật sự nhạy bén trong mọi thao tác. Hiện
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
18
nay số lao động có trình độ đại học vẫn chỉ dừng lại ở con số 35 người, cao đẳng
là 68 người, và trung cấp là 88 người, số lao động còn lại chủ yếu được đào tạo từ
các trường học nghề ngắn hạn. Bậc thợ cũng là một trong những yếu tố quyết
định đến chất lượng của sản phẩm đầu ra, càng có nhiều thợ bậc cao thì sản phẩm
tạo ra có chất lượng càng cao. Thợ bậc cao của Công ty năm 2005 là 105 người,
năm 2006 là 142 người và năm 2007 là 155 người. Thật ra đây là một con số
không nhỏ đối với một công ty dệt may.
Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định
sự thành bại của tổ chức. Cũng như tất cả các doanh nghệp khác, Công ty cổ phần
dệt may Hoàng Thị Loan luôn nhận thức được điều này và luôn xem nguồn nhân
lực là yếu tố quyết định. Chính vì nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực
không thể thiếu được của bất kỳ một tổ chức nào nên Quản trị nhân lực là một
lĩnh vực quan trọng của quản lý trong công ty cũng như trong mọi tổ chức. Mặt
khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu công ty không

quản lý tốt nguồn nhân lực của mình, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều
thực hiện bởi con người. Trên thị trường hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng
gay gắt, công ty muốn tồn tại và phát triển thì buộc phải cải tổ tổ chức của mình
theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp
để giao đúng việc, đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với công ty.
Đứng trước tình hình đó, công ty luôn quan tâm chăm lo cho sức khoẻ và đời
sống người lao động, tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết năng suất lao
động của mình, sử dụng các biện pháp tạo động lực, các khuyến khích tài chính
và phi tài chính để người lao động nỗ lực hơn trong công việc và gắn bó hơn với
công ty. Đó là tất cả lợi thế mà công ty phải thực hiện và phát huy vì nó không
những giúp công ty phát triển ổn định mà ngày càng đi lên vững chắc.
5.Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của công ty bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sản phẩm
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
19
đầu ra. Đó không phải là vấn đề quá phức tạp song lại đòi hỏi phải được cung
ứng đầy đủ, kịp thời và đúng chủng loại để đảm bảo chất lượng thành phẩm, từ
đó mới có thể tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
Do sản phẩm của công ty là sợi và vải dệt kim nên nguyên liệu đầu vào chủ
yếu là bông và xơ. Trong cấu thành giá trị sản phẩm: Bông chiếm 50%, xơ chiếm
40%, vật tư nguyên liệu khác chiếm 10%.
Bảng 5 : Một số chỉ tiêu cơ lý của bông và xơ
TT Loại bông và xơ
Độ dài
(mm)
Độ dày
(Tex)
Độ bền

tương
đối
(cN/Tex)
Độ dãn
đứt
(%)
Độ ẩm
tiêu
chuẩn
(%)
1 Bông 25-45 0,1-0,2 17-37 6-9 8-12
2 Lanh(Xơ kỹthuật) 500-700 4,0-10 33-40 2-3 12
3 Len mịn 50-80 0,3-1,0 15-19 30-50 17
4 Len thô 50-200 1,2-3,0 11-15 25-35 15
5 Tơ tằm (tơ kén) - 0,3-0,4 30-34 15-20 11
6 Xơ Vitxcô 34-120 0,2-0,7 12-17 15-25 12
7 Xơ Amooniac đồng 65-90 0,3-0,7 11-13 27-34 12,5
8 Xơ Triaxetat 65 0,3-0,4 10-12 22-39 4,5
9 Xơ Lapxan(PE) 36-90 0,2-0,7 22-40 35-60 1
10 Xơ Nitron 36-95 0,2-0,8 20-30 30-45 2
11 Xơ Capron(PA) 65-110 0,3-1,0 32-46 40-60 5
( Nguồn : Phòng KCS )
Xơ có khối lượng riêng trung bình khoảng 1,38g/cm3, độ bền tương đối
cao hoặc cao hơn so với sự bền, độ bền nhiệt cao, chỉ giảm độ bền sau 160°C,
chịu đựng tốt trước tác dụng của ánh sáng. Tuy nhiên loại xơ PE có một số
nhược điểm : ít hút ẩm ( độ ẩm là 1%), sợi có độ cứng lớn dễ tạo ra hiện tượng
vón cục. Sử dụng xơ PE dưới dạng pha trộn với các loại xơ thiên nhiên (bông,
lanh, len) để kéo sợi, tạo ra chế phẩm dệt có độ bền cao và ít màu. Trong tất cả
các loại xơ hoá học thì xơ PE là rẻ nhất.
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công

nghiệp 45B
20
Trước đây công ty dùng xơ Đài Loan nhưng mấy năm gần đây công ty mua
xơ ở Đồng Nai.
Nguồn bông do thị trường trong nước cung cấp hầu như không đáng kể (Đắc
Lắc, Đồng Nai) nên chủ yếu phải nhập ngoại từ các nước Mêhicô, Liên Xô…
Mặc dù trong những năm qua, Chính phủ rất quan tâm đến việc phát triển
diện tích trồng bông, nhưng do khí hậu và thổ nhưỡng nước ta chưa phù hợp nên
diện tích và sản lượng bông tuy có tăng nhưng không đáng kể. Mặt khác do
người nông dân chuyển sang trồng các loại cây khác, hạn hán kéo dài đã làm
nhiều vùng trồng bông mất trắng hàng nghìn hécta, không cho thu hoạch.
Do những đặc điểm trên nên giá mua vào nguyên vật liệu cần cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào thị trường bông, xơ trong nước và
thế giới. Công ty buộc phải có một lượng dự trữ nguyên vật liệu để đảm bảo quá
trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách ổn định, điêù này có ảnh hưởng không
nhỏ đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
6. Đặc điểm về quy trình công nghệ và máy móc thiết bị.
Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan là một doanh nghiệp công
nghiệp, sản xuất có tính chất hàng loạt với khối lượng lớn. Quy trình sản xuất sản
phẩm được chia thành nhiều bước công việc và rất phức tạp.
Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ tổng quát

Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
Bông Sợi Sợi
Dệt Vải dệt kim
Vải dệt kim SP may dệt kim
21

Xuất thân là một xí nghiệp cũ, lâu đời, ít được đầu tư đổi mới trang thiết

bị. Công ty có khoảng 60 máy vi tính với mạng Lan, Internet và phần mềm quản
lý bán hàng, khoảng 550 máy khâu các loại cùng với 300 máy phụ trợ. Hệ thống
thiết bị của công ty gồm 2 mảng : Một là thiết bị phục vụ sản xuất cho nhà máy
sợi có tất cả 38.000 cọc sợi và 2.000 hộp sợi OE, công suất của dây chuyền nồi
cọc là 800 tấn/năm, của dây chuyền OE là 700 tấn/năm; nhà máy may và nhà
máy may thời trang có 550 thiết bị sản xuất. Hai là mảng thiết bị phụ trợ gồm có
1 hệ thống cung cấp nhiên liệu cho là bằng hơi quá nhiệt sử dụng lò hơi đốt than,
1 hệ thống cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Bảng 6 : Danh mục máy móc thiết bị của công ty
TT Tên thiết bị Số
lượng
Xuất xứ
Hãng SX Nước SX
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
22
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Thiết bị sản xuất sợi
Máy xé trộn
Máy xé 6 trục
Máy xé nằm
Máy xé mịn
Băng tải chuyền bông
Chải thô
Lọc bụi
Xé kiên tự động
Ghép Trung Quốc
Ghép VOUK
Máy sợi thô
Máy sợi con
Máy sợi con OE
Máy ống
Máy đậu

Máy xe
Thiết bị may
Máy bằng 1 kim
Máy bằng 2 kim
Máy bằng ziczac
Máy xén các loại
Máy chần viền
Máy chần chun
Máy viền đăng ten
Máy khuyết
Máy đính cúc
Máy cắt các loại
9
2
4
3
4
37
7
1
2
22
8
81
9
15
5
24
336
30

4
202
104
15
6
11
11
20
Textima
Marzoli
Textima
Trutzschler
Marzoli
Marzoli
Marzoli
Trutzschler
Marzoli
Marzoli
Textima
Sihlafhorst
Sihlafhorst
Majed
Textima
Juki, Protex
Juki, Protex
Toyota,Brother
Juki, Yamato
Yamato,Protex
Kansai,Suriba
Pegasus,Kansai

Juki,Protex
Juki,Protex
Sulee,MACK
CHDC Đức
Italia
CHDC Đức
CHDC Đức
Italia
Italia
Italia
CHDC Đức
Trung Quốc
Italia
Italia
CHDC Đức
CHDC Đức
CHDC Đức
Balan
CHDC Đức
Nhật, TQ
Nhật, TQ
Nhật
Nhật
Nhật, TQ
Nhật, TQ
Nhật
Nhật, TQ
Nhật, TQ
Nhật, HK
1985

1999
1985
2000
1999
1999
2000
2000
2000
2000
2000
1985
2000
1985
1985
1985
1990
1990
1992
1990
1995
1995
2000
1990
1990
1990
( Nguồn : Phòng kỹ thuật đầu tư )
Thiết bị sản xuất sợi chủ yếu được nhập từ CHDC Đức và Italia, thiết bị may
chủ yếu được nhập từ Nhật và Trung Quốc. Hầu hết máy móc thiết bị của Công
ty đều được sản xuất và đưa vào sử dụng từ những năm 80 của thế kỷ XX nên
đến bây giờ rất cũ kỹ, lạc hậu và bị khấu hao gần hết. Đây chính là nguyên nhân

chủ yếu dẫn đến năng suất lao động không cao, làm giảm số lượng và chất lượng
sản phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
23
doanh của công ty trong mấy năm qua. Hiện nay công ty đang cố gắng đầu tư,
đổi mới nhằm tạo tính đồng bộ cho dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị.
Bên cạnh đó, hầu hết xưởng cơ khí nằm trong công ty đến nay đều không
phát huy được hiệu quả, do không đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng,
giá cả và thời gian giao hàng của công ty. Vì vậy, công ty lại phải nhập khẩu
những phụ tùng, cơ kiện từ nước ngoài tới 80%, trị giá hàng chục triệu USD mỗi
năm. Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt
may của công ty là do :
Một là, trình độ máy móc thiết bị của các nhà máy cơ khí trong ngành quá
lạc hậu, không được đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
công ty về chất lượng và thời gian giao hàng.
Hai là, phụ tùng, cơ kiện phục vụ cho ngành dệt may đang nhập lậu vào
Việt Nam từ Trung Quốc với số lượng lớn, giá rẻ. Điều này luôn là vấn đề uy
hiếp tâm lý công ty, công ty không muốn đổi mới thiết bị cơ khí để sản xuất phụ
tùng vì sợ không cạnh tranh nổi với các sản phẩm của TrungQuốc.
Ba là, giá sắt thép trong nước thường xuyên biến động và tăng cao nên sản
xuất phụ tùng không có hiệu quả.
Bốn là, phụ tùng cơ kiện của ngành dệt rất phức tạp, yêu cầu khắt khe về
chất lượng, đòi hỏi phải có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại, điều này các
doanh nghiệp cơ khí trong ngành chưa đủ vốn để đầu tư.
7. Đặc điểm về môi trường kinh doanh.
7.1.Môi trường kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành
công và chiến lược của một doanh nghiệp. Thật vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh
tế của nước ta ngày càng đi lên như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu

dùng của dân cư trong nước. Thành phố Vinh tuy chỉ là một thành phố nhỏ
nhưng mấy năm gần đây liên tục phát triển không ngừng, đời sống của người dân
được tăng lên một cách rõ rệt, cũng nhờ đó mà công ty càng có nhiều cơ hội cho
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
24
đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ chỗ chỉ có 2 nhà
máy là nhà máy sợi và nhà máy may nay công ty đã mở rộng quy mô và cho ra
đời nhà máy may thời trang vào đầu năm 2006 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
người tiêu dùng địa phương, trong nước và nước ngoài. Không chỉ có vậy, thị
trường nguyên liệu ngày càng phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cung cấp kịp
thời và đầy đủ nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Ngoài nguồn vốn góp của các cổ đông, công ty còn được hỗ trợ bởi nguồn vốn
vay dồi dào và ổn định từ Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ - Ngân hàng giao
dịch chính của công ty. Với nhịp độ phát triển như vậy, công ty cổ phần dệt may
Hoàng Thị Loan đang ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trên mọi thị
trường.
7.2.Môi trường công nghệ
Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực hoạt
động trong công ty. Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học và công nghệ. Do đó việc
phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn
lúc nào hết. Sự thay đổi của công nghệ đương nhiên ảnh hưởng đến chu kỳ sống
của một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Hơn nũa, sự thay đổi công nghệ cũng ảnh
hưởng tới các phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như thái độ ứng xử
của người lao động. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của khoa học công nghệ,
ban lãnh đạo công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan đang cố gắng từng bước
áp dụng công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất vào phương pháp sản xuất nhằm mục
đích kéo dài tuổi thọ sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh cho công ty. Nếu
không làm được điều này công ty sẽ không bao giờ có thể đứng vững trên thị
trường đầy biến động. Bằng chứng cho thấy, mấy năm vừa qua công ty đã đầu tư

thêm 1 dây chuyền OE của CHDC Đức, máy móc thiết bị cũng thường xuyên
được đầu tư mới từ Đức, Italia, và Nhật… Nhờ có sự đổi mới đó mà năng suất
lao động và sản luợng tăng lên thấy rõ, sản phẩm của công ty dưới sự tác động
Phan Thu Linh Lỳ ớp Công
nghiệp 45B
25

×