Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

giáo án vật lí 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.37 KB, 84 trang )

TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Ngày soạn………………… :
Ngày dạy:……………………
Tiết 1 ĐO ĐỘ DÀI
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Kể tên một số dụng cụ đo độ dài, biết được GHĐ và ĐCNN
- Kĩ năng : Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo, đo độ dài của một số đồ vật thông thường
+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo
+ Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo
- Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận
B. P hương pháp :
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
C. C huẩn bị :
- Giáo viên: + Tranh vẽ thước kẻ, có GHĐ 20 cm và ĐCNN 2mm. Tranh vẽ to bảng 1.1
- Mỗi nhóm:+ Một thước kẻ có ĐCNN là 1mm. Một thước dây có ĐCNN 1mm. Một tờ giấy kẻ bảng
kết quả đo độ dài 1.1
D. Tiến trình lên lớp.
I. Ổn định lớp : (1') Nắm sỉ số lớp
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Bài mới :
1.Đặt vấn đề ( 3’)- Giới thiệu chung những kiến thức cần nghiên cứu ở Chương 1
Yêu cầu HS đọc đoạn đối thoại ở tranh vẽ đầu trang 6
Tại sao lại có sự khác nhau giữa kết quả xác định độ dài đoạn dây giữa 2 chị em, yêu cầu HS đưa ra
phương án giải quyết để xem phương án giải quyết của các em có đúng không và để khỏi tranh cãi
thì 2 chị em cần thống nhất với nhau điều gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi
đó
2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại và ước lượng độ dài của một
số đơn vị đo độ dài (15')
I. Đơn vị đo độ dài


1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài 1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp
của nước ta là gì ? Kí hiệu ?
- Đơn vị đo độ dài: mét
- GV: Chú ý cho HS trong các phép tính toán cần đưa
về đơn vị chính là mét
- Kí hiệu : m
GV: Giới thiệu một số đơn vị đo độ dài thường sử
dụng: dm, cm, mm
1m =10dm; 1m = 100 cm
GV: Yêu cầu học sinh làm câu hỏi C1 gọi học sinh trả
lời và bổ sung
C
1
.1cm=10dm;1m=100cm
1cm=10mm; 1km=1000m
HS: Làm câu hỏi C
1

2. Ước lượng độ dài
- GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C
2
2. Ước lượng độ dài
C
2
.
HS: Đọc độ dài theo nhóm và trả lời câu C
2
GV: Hướng dẫn ước lượng độ dài của 1m trên mép
bàn

GV: Sự khác nhau càng nhỏ thì khả năng ước lượng
càng tốt.
GV: Yêu cầu HS dọc câu hỏi C3 và trả lời C
3
.
GV: Hướng dẫn HS ước lượng độ dài gang tay từng
HS và so sánh với độ dài thật.
HS: Ước lượng và đo độ dài thật của gang tay
GV: Giới thiệu một số đơn vị đo độ dài của Anh
1 inch = 2,54 cm
GV: Hoàng Thanh Hòa
1
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
1 ft = 30,48 cm
Tại sao trước khi đo độ dài chúng ta phải thường ước
lượng độ dài vật cần đo
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cu đo độ dài (6') II. Đo độ dài
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 SGK và trả lời
câu hỏi C
4

- HS: hoạt động theo nhóm và trả lời
GV: Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cần biết GHĐ
và ĐCNN của nó.
GHĐ là gì ?
ĐCNN là gì ?
GV: Cho HS quan sát thước dài 50 cm và có ĐCNN
1mm. Yêu cầu HS xác định GHĐ và ĐCNN của thước
này
GV: Giới thiệu cách các định GHĐ và ĐCNN.

?Dùng thước có ĐCNN 0,5 cm có đo chính xác bề
rộng của cuốn sách VL6 không?
HS: Không vì có ĐCNN lớn.
Dùng thước có GHĐ 50cm có đo chính xác bề rộng
của sân trương không ?
HS: Không vì có GHĐ lớn nên phải đo nhiều lần
không chính xác
GV: Khi đo vật cần chọn thước GHĐ và ĐCNN phù
hợp > tránh sai số nhiều
GV: Yêu cầu HS làm bài tập C
5
,C
6
, C
7
Hs: Suy nghỉ trả lời
Hoạt động 3 : Đo độ dài (15')
GV: + Nêu mục đích của thực hành
+ Giới thiệu dụng cụ đo: thước kẻ học sinh và thước
dây có ĐCNN 1mm
+ Cách tiến hành: Dùng bảng 1.1 đã vẽ to để hướng
dẫn HS đo độ dài và ghi kết quả đo vào bảng
HS: Tiến hành đo độ dài theo nhóm
GV: Kiểm tra từng nhóm tại sao lại dùng thước đo đó?
HS: Dùng thước kẻ HS để đo bề rộng cuốn sách và
thước dây để đo chiều dài bàn học vì có GHĐ và
ĐCNN phù hợp.
GV: Yêu cầu từng nhóm báo cáo kết quả và so sánh
đối chiếu kết quả từng nhóm. Rút ra nhận xét về kết
quả đó.

C
5
.
C
6
.
a) Dùng thước có GHĐ 20cm và
ĐCNN 1mm để đo chiều rộng của
sách Vật lí 6
b) Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN
1mm để đo chiều dài của sách.
c) Thước có GHĐ 1m và Đcnn 1cm
đo chiều dài bàn học.
2. Đo độ dài
IV. Củng cố : (3')
Gv: Hệ thống lại các kiến thức của bài học theo hệ thống các câu hỏi
? Đơn vị đo độ dài chính là gì ?
? Khi dùng thứơc đo cần phải chú ý điều gì ?
? Vì sao chúng ta cần ước lượng độ dài trước khi đo?
V. Dặn dò : (2')
- Các em về nhà đọc và học kĩ nội dung bài học theo hệ thống các câu hỏi. Liên hệ thực tế để tìm
hiểu thêm vầ các dụng cụ đo dộ dài.
- Làm bài tập 1 >2.1 >1-2.6 ở SBT
- Đọc và chuẩn bị trước bài 2: Đo độ dài : Tìm hiểu các cách đo và đọc độ dài cần đo
VI: Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………….
GV: Hoàng Thanh Hòa
2
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Ngày soạn: ……………….

Ngày dạy…………………………
Tiết 2 : ĐO ĐỘ DÀI
(Tiếp theo)
A. M ục tiêu :
- Kiến thức: + Cũng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
+ Cũng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.
- Kĩ năng: + Rèn luyện kỷ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả
+ Biết tính giá trị trung bình của độ dài
- Thái độ: Nêu tính trung thực thông qua báo cáo kết quả
B. P hương pháp :
Trực quan – Đặt + Giải quyết vấn đề
C. C huẩn bị :
- Gv: Nghiên cứu sgk, sgv vật lí 6. Cả lớp : hình vẽ 2.3 Mỗi nhóm : Thước đo có ĐCNN
1mm ; Thước dây
- Hs: Đọc và chuẩn bị trước bài
D. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định : (1') Nắm sỉ số lớp
II. Kiểm tra bài cũ: (4')
- GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì ?
- Yêu cầu HS xác định ĐCNN và GHĐ trên thước đo, thước dây. Làm BT 1-2.3
III. Bài mới :
1.Đặt vấn đề: ( 1’)Chúng ta đã được thực hành đo độ dài ở tiết học trước. Vậy phải tiến hành
đo, đọc kết quả như thế nào là đúng. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu ở tiết 2: Đo độ dài
2.Triển khai bài dạy:
Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Thảo luận về cách đọc độ
dài (14')
GV: Yêu cầu HS nhớ lại bài thực hành đo
độ dài ở tiết trước và thảo luận theo nhóm
để trả lời các câu từ C

1
-> C
5
- HS: Thảo luận theo nhóm, ghi ý kiến trả
lời vào phiếu học tập của nhóm.
GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm và
bổ sung câu trả lời từ C
1
-> C
5
.
- Tại sao không dùng thước dây để đo bề
dày cuốn SGK hay thước kẻ để đo chiều dài
bàn học.GV: Nhấn mạnh việc ước lượng
gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo
thích hợp.
HS: đại diện các nhóm trình bày câu trả lời
theo sự điều khỉên của GV
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS rút ra kết
I. Cách đo độ dài
C
1
, C
2
, C
3
, C
4
, C
5

,
* Rút ra kết luận.
C
6
. (1): Độ dài; (2) GHĐ; (3) ĐCNN; (4)
Đọc theo; (5) ngang bằng với (6) vuông
góc; (7) gần nhất.
GV: Hoàng Thanh Hòa
3
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
luận. (5')
- GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu
C
6
- GV: Gọi 1-2 HS đọc phần điền từ của
mình và hướng dẫn HS thảo luận để thống
nhất phần thảo luận.
- HS: Làm việc cá nhân và điền từ thích hợp
tham gia thảo luận
Hoạt động 3: Vận dụng (14')
- Đo chiều dài cuốn sách vở ước lượng là
bao nhiêu, nên chọn thước có GHĐ, ĐCNN
là bao nhiêu ?
- Đo độ dài của một vật cần theo những
bước nào ?
- GV: Yêu cầu HS lần lượt làm các câu từ
C
1
-C
10

.
- HS: Thảo luận theo bàn và trả lời.
- GV: Treo hình vẽ 2.3 và hướng dẫn HS
đọc kết quả đo độ dài: làm tròn két quả đo
theo vạch chia gần nhất với đầu cuối vật đo
II. Vận dụng
C
7
. Hình 2.1C
C
8
. Hình 2.2C
C
9
. a) l=7cm; b) l=7cm; c) l=7cm
C
10
.
IV. Cũng cố: (4')
- Đo độ dài của một vật cần theo những bước nào ?
- Hướng dẫn về nhà bài 1-2.8 SBT
+ Yêu cầu một học sinh đọc đề bài.
ĐCNN ghi trên thứơc có đơn vị là gì ? Vậy kết quả đo được phải có đơn vị là gì trong
bốn đáp án của bài ?
+ Chú ý: Nếu ĐCNN là một số chẵn bội số của ĐCNN.
Tại sao không đọc kết quả là 24,0 cm
( vì đã đọc đến đơn vị là mm)
Vậy đáp án đúng là câu nào ? (câu c)
V . Dặn dò, hướng dẫn về nhà : (2')
- Trả lời các câu hỏi từ C

1
-> C
10

- Làm bài tập 1. 2. 9 > 1. 2. 13 SBT
- Chuẩn bị bài mới : Đo thể tích chất lỏng
+ Đơn vị đo thể tích thường dùng?
+ Có những dụng cụ nào dùng để đo thể tích?
+ Kẻ bảng 3.1 vào vở
VI. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
GV: Hoàng Thanh Hòa
4
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Ngày soạn:………………………
Ngày dạy:………………………
Tiết 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
A. M ục tiêu :
- Kiến thức : + Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
+ Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
- Kỷ năng : Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
- Thái độ : Rèn tính trung thực, tỉ mĩ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả
đo thể tích chất lỏng.
B. P hương pháp :
Trực quan nêu vấn đề và từ thực hành rút ra kết luận
C. C huẩn bị :
-GV: Nghiên cứu tài liệu vật lí 6. Cả lớp : 1 xô đựng nước. Mỗi nhóm : 2 Bình đựng nước

(chưa biết dung tích),1 bình chia độ ,1 vài loại ca đong
Hs: Chuẩn bị bài, tìm hiểu một số dụng cụ đo thể tích trong thực tế
D. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định : (1') Nắm sỉ số lớp
II. Kiểm tra bài cũ: (3')
- Để đo độ dài của một vật cần tuân theo những bước nào ?
III. Bài mới :
1. Đặt vấn đề : (1')Dùng bình có đựng nước có hình dạng khác nhau và dung tích gần
bằng nhau. Làm thế nào để biết chính xác 2 bình đó chứa bao nhiêu nước ? yêu cầu HS đưa
ra phương án xác định. Để biết được cách xác định như thế có đúng hay không chúng ta vào
học bài : "Đo thể tích chất lỏng"
2. Triển khai bài dạy.
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại đơn vị đo thể tích (5')
- GV: Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?
- HS: mét khối (m
3
) và lít (l)
- GV: dùng xi lanh để giới thiệu cở 1cc
- GV: chú ý : 1 lít = 1 dm
3
và 1ml = 1cm
3

1m
3
= 1000 lít GV : Yêu cầu HS làm bài tập C
1
.
Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập C

1

- GV : gọi HS nhận xét và bổ sung. GV thống
nhất kết quả
- HS : trả lời câu C
1
theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về các dụng cụ đo thể
tích chất lỏng. (5')
- GV Yêu cầu học sinh đọc mục 2.1 và hoạt động
cá nhân trả lời các câu hỏi C
2
, C
3
, C
4
, C
5
.
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất câu
trả lời.
? Để lấy đúng lượng thuốc để tiêm nhân viên y tế
thường dùng dụng cụ nào.
- HS : xi lanh
. Đơn vị đo thể tích.
Đơn vị đo thể tích thường dùng: m
3

lít
1lít = 1dm

3
; 1ml = 1cm
3
C
1
. 1m
3
=1000dm
3
=1000000cm
3
1m
3
=1000lít=1000000ml=1000000cc
II. Đo thể tích chất lỏng
1. Tìm hiểu về các dụng cụ đo thể tích
C
2
. - Can: GHĐ là 5lít; ĐCNN là 1lít
- Ca đong lớn: GHĐ là 1lít; ĐCNN
là 0,5lít
- Ca đong nhỏ: GHĐ là 1/2lít;
ĐCNN là 1/2lít
C
3
. Chai, thùng, ca
C
4
. - Hình a: GHĐ: 100ml và ĐCNN:
2ml

- Hình b: GHĐ: 250ml và
ĐCNN:50ml
- Hình c: GHĐ: 300ml và
GV: Hoàng Thanh Hòa
5
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
? Những người bán xăng lẽ thường dùng dụng cụ
nào để đong xăng cho khách hàng.
HS : Chai nước suối (1500 ml)
- GV: Câu C
5
: Chai bia 333 gần bằng 1/3 lít, chai
nước suối nhỏ: 0,5 lít, chai nước ngọt: 1,5 lít
- HS: Trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của giáo
viên.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách đo thể tích chất
lỏng. (9')
- GV: Yêu cầu HS trả lời các câu C
6
- C
7
- C
8
.
- HS: làm việc cá nhân các câu C
6
- C
8
và thảo
luận thống nhất câu trả lời

- GV: Yêu cầu HS điền câu C
9
và thảo luận lớp
thống nhất phần kết luận.
- HS: điền từ câu C
9
Hoạt động 4: Thực hành đo thể tích của chất
lỏng chứa trong 2 bình (15')
- GV: YC hs nêu phương án đo thể tích của nước
trong 2bình khác nhau.
- HS: Đưa ra các phương án trả lời
- GV: Nhận xét và thống nhất phương án
- GV: Giới thiệu dụng cụ TN, nêu lại cách
tiến hành TN. Sau đó yc đại diện các nhóm lên
nhận dụng cụ TN và làm TN theo nhóm.
- HS: Nhận dụng cụ và làm TN theo nhóm, ghi
kết quả vào bảng 3.1
GV: Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Gv
nhận xét quá trình làm thực hành của các nhóm
và kết quả
ĐCNN:50ml
C
5
.bình chia độ, ca đong
2. Tìm hiều cách đo thể tích chất
lỏng
C
6
. Hình b
C

7
. Hình b
C
8
. - Hình 3.5a: 70cm
3
- Hình 3.5b: 50cm
3
- Hình 3.5c: 40cm
3

* Rút ra kết luận:
(1) thể tích; (2) GHĐ; (3) ĐCNN; (4)
thẳng đứng; (5) ngang; (6) gần nhất
3. Thực hành:
IV. Hệ thống cũng cố bài (3’)
- Chúng ta đã biết cách xác định thể tích của 2 bình chứa nước như thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc và làm bài tập 3.2 và 3.3
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà. (3’)
- Các em về nhà đọc và học kỉ nội dung bài học theo hệ thống các câu hỏi
- Hướng dẫn bài 3.5 ở sách BT:
a. ĐCNN của bìh có đơn vị là gì?Chú ý: V phải là bội số của ĐCNN
- Làm lại các câu hỏi từ C
1
- c
9
. Làm BT 3.1 3.7
- Đọc và chuẩn bị trước bài:Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
- Chuẩn bị bài mới: Đo thể tích của vật rắn không thấm nước
+ Mỗi nhóm: 1vật rắn không thấm nước( hòn đó, ổ khoá hỏng ); dây buộc; kẻ bảng 4.1

vào vở.
+ Cả lớp: 1xô đựng nước
+ Ôn kỷ cách dùng bình chia độ để đo thể tích
VI. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
GV: Hoàng Thanh Hòa
6
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Ngày soạn:………………….
Ngày dạy………………….
Tiết 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
A. Mục tiêu :
- Kĩ năng: + Biết cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
+ Biết cách lựa chọn các dụng cụ đo thể tích cho vật rắn không thấm nước
- Kĩ năng: + Lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ đo chất lỏng, đo thể tích vật rắn bất kỳ
không thấm nước.
- Thái độ: +Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác
trong công việc của nhóm học tập.Đảm bảo an toàn
B. P hương pháp :
Đặt + Giải quyết vấn đề + Trực quan + phát vấn và thảo luận nhóm
C. C huẩn bị :
-Gv: Nghiên cứu kĩ Sgk, Sgv Vật lí 6, tranh vẽ các hình sgk.
+ Bình chia độ, bình tràn, ca đong và vật rắn không thấm nước
-Hs: Đọc và chuẩn bị trước bài, chuẩn bị vật rắn không thấm nước, khay hứng nước
+ Kẻ bảng 4.1 vào vở
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định : (1') Nắm sỉ số lớp
II. Kiểm tra bài cũ: (4') Để đo thể tích chất lỏng em dùng dụng dụ nào ? Nêu phương
pháp đo. Làm bài tập 3.5

III. Bài mới :
1. Đặt vấn đề:(1'): Dùng bình chia độ có thể đo được thể tích của chất lỏng. Có những vật
rắn không thấm nước như cái đinh ốc, hòn đá thì đo thể tích bằng cách nào? (yêu cầu học
sinh dự đoán). Để kiểm tra xem các phương án đo của các bạn có đúng không, chúng ta vào
học bài "Đo thể tích của vật rắn không thấm nước".
2.Triển khai bài dạy:
Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách đo thể tích của
những vật rắn không thấm nước. (15')
GV : Vật cần đo thể tích là hòn đá có 2TH là bỏ lọt
bình chia độ và bỏ không lọt bình chia độ. Với hình
4.2 và 4.3 người ta mô tả 2 cách đo thể tích hòn đá
GV : Y/c dãy phải quan sát 4.2 và trả lời câu C1, dãy
trái quan sát hình 4.2 và trả lời câu C2.
HS : Thảo luận theo bàn với nhiệm vụ được giao.
? Ở hình 4.2 do thể tích hòn đá bằng dụng cụ gì. Mô
tả cách đo.
GV: Yêu cầu các HS khác trong cùng dãy phải nhận
xét và bổ sung.
GV : Yêu cầu các HS ở dãy trái theo dõi cách trả lời
của bạn để nắm cách đo. Gọi 1 HS nói lại cách đo.
? Ở hình 4.3 đo thể tích hòn đá bằng dụng cụ gì ? Mô
tả cách đo.
GV : Y/c các HS khác trong cùng dãy trái nhận xét
và bổ sung.
I. Cách đo thể tích vật rắn không thấm
nước
1. Bình chia độ
C
1

. - Đổ nước vào bình đến vạch chia
V
1
= 150cm
3
- Thả vật vào bình sao cho vật chìm hoàn
toàn xuống nước, nước dâng lên đến vạch
V
2
=200cm
3
- Thể tích vật rắn bằng thể tích nước dâng
lên: V=V
2
-V
1
=200-150=50cm
3
2. Dùng bình tràn
C
2
. - Đổ nước vào bình tràn lên đến vòi
tràn.
- Thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời
hứng nước tràn ra vào bình chứa.
- Đổ hết nước ở bình chứa vào bình chia
GV: Hoàng Thanh Hòa
7
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
GV: Mô tả cách đo. Y/c 1 HS ở dãy phải nói lại cách

đo bằng bình tràn.
? Có cách nào làm hơi khác với hình vẽ 4.3 để đo V
hòn đá bằng PP bình tràn chính xác hơn không ?
GV : Y/c HS làm việc cá nhân với câu C3.
HS : Trả lời câu C3 và Hs khác nhận xét bổ sung
Hoạt động 2 : Thực hành đo thể tích. (12')
- GV: + Nêu mục đích thực hành, đo thể tích của vật
rắn (hòn đá)
+ Dụng cụ : 1 bình chia độ, 1 bình tròn, 1 bình chứa,
vật rắn, dây buộc, xô đựng nước.
+ Cách tiến hành
? Với những dụng cụ như trên thì cách tiến hành đo
như thế nào.
GV: Gọi HS nêu cách tiến hành cụ thể qua bảng 4.1
- HS: +Xác định vật cần đo
+ Dụng cụ đo có ĐCNN, GHĐ là bao nhiêu
+ Ước lượng thể tích vật rắn
+ Tiến hành đo theo phương pháp dùng bình tràn.
- GV: Y/c HS nhắc lại pp dùng bình tràn
- GV : Y/c HS thực hành theo nhóm. Tiến hành đo 3
lần và lấy giá trị trung bình. Sau đó báo cáo kết quả.
- HS : Tiến hành đo và báo cáo kết quả.
- GV: nhận xét về kết quả các nhóm : độ chính xác
và đơn vị đo theo ĐCNN
Hoạt động 3 : Vận dụng (7')
- GV: Y/c HS đọc câu C
4

- HS: trả lời câu C4
Gv: Hướng dẫn Hs về nhà làm câu C4 và C5

- GV chú ý : Ở hình 4.4 cách đo như vậy không
chính xác nên phải lau sạch bát, khoá và ca.
độ. Thể tích của nước đo được chính là thể
tích của hòn đá.
* Rút ra kết luận.
C
3
. (1) thả chìm; (2) dâng lên; (3) thả (4)
tràn ra.
3. Thực hành đo thể tích vật rắn
II. Vận dụng
C
4
. Ca, bát to và bình chia độ, vật đều
phải lau sạch, khô nước. Khi đổ nước vào
ca nên đổ ngang miệng ca
IV. Củng cố : (3')
Gv: Hệ thống lại các kiến thức đã học bằng các câu hỏi
? Dùng những dụng cụ nào để đo thể tích vật rắn không thấm nước
? Để đo thể tích một vật rắn lớn hơn bình chia độ thì ta làm thế nào?
- Làm 4.1SBT
IV. Dặn dò : (2')
+ Bài 4.4 : Quả bóng bàn nổi hay lặn trong nước ?
Làm thế nào để quả bóng chìm trong nước.
(Buộc hòn đá và quả bóng với nhau, dùng đất nặn để gói quả bóng)
GV. Đo thể tích hòn đá + quả bóng (V1). Đo thể tích hòn đá + dây (V2)
Lấy V1-V2 => thể tích của quả bóng.
? Nếu dùng đất nặn thì xác định thể tích quả bóng như thế nào.
- Làm bài tập ở nhà : 4.1 -> 4.4 (HS khá 4.6 -> 4.6*)
- Chuẩn bị bài mới : Khối lượng và đo khối lượng.

+ Đơn vị khối lượng là gì? Cách đổi đơn vị? Cách đo khối lượng?
+ Có những loại cân nào thường dùng để đo khối lượng?
VI. Rút kinh nghiệm
GV: Hoàng Thanh Hòa
8
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn……………………
Ngày dạy …………………………………
Tiết 5 : KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
A. M ục tiêu :
- Kiến thức:
+ Biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì
+ Biết được khối lượng của quả cân 1 kg.
- Kĩ năng : Biết sử dụng cân Robevan
+ Đọc được khối lượng của 1 vật bằng cân.
+ Chỉ ra được ĐCNN, GHĐ của cân.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, trung thực khi đọc kết quả.
B. P hương pháp : Đặt + Giải quyết vấn đề
C. C huẩn bị :
-Gv: Nghiên cứu kĩ Sgk,Sgv vật lí 6. Tranh vẽ to các cân. 01 cân rôbevan ,2 vật để cân
- Hs: Đọc và chuẩn bị trước bài, Chuẩn bị vật để cân
D. T iến trình lên lớp :
I. Ổn định lớp : (1') Nắm sỉ số lớp
II. Bài cũ : (3') Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước dùng phương pháp nào ?
trình bày phương pháp dùng bình tràn ?
III. Bài mới :
1. Đặt vấn đề : (1') Em nào biết em nặng bao nhiêu cân ? Dùng cách nào để biết được đó
là khối lượng của mỗi người. Để biết các vật khác người ta đo khối lượng như thế nào

chúng ta vào học bài : Khối lượng, đo khối lượng
2. Triển khai bài dạy
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1 : Khối lượng - đơn vị khối lượng
(10')
I. Khối lượng. Đơn vị khối lượng
1. Khối lượng : 1. Khối lượng
GV: Y/c HS làm việc theo bàn để trả lời câu C1. Gọi
2 HS trả lời câu C1
HS : 397g là lượng sửa chữa trong hộp.
Hs khác : Nhận xét bổ sung
a. Trả lời câu hỏi.
C
1
. 397 g ghi trên hộp sữa là lượng sữa
chứa trong hộp.
GV : y/c cá nhân HS trả lời câu C2 C
2
. 500g là lượng bột giặt chứa trong túi
HS: Suy nghỉ trả lời
GV : đưa thêm một số vật khác để HS đọc KL b. Điền từ:
- GV : y/c HS chọn các từ trong khung để điền vào
chỗ trống ở câu C
3
, C
4
, C
5
, C
6

.
C
3
. (1) 500g
C
4
. (2) 397g
? Gọi HS trả lời và nhận xét. C
5
. (3) khối lượng
- GV: thống nhất câu trả lời đúng. C
6
. (4) lương
- GV thông báo dựa trên kiến thức đã thu thập của
học sinh: Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng.
* Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối
lượng.
- Khối lượng của một vật chỉ lượng chất
tạo thành vật đó
2. Đơn vị đo khối lượng. 2. Đơn vị khối lượng.
- GV: Em đã biết đơn vị đo khối lượng là gì ?
- HS: Suy nghỉ trả lời
- Đơn vị chính là kilôgam (kg)
GV: Hoàng Thanh Hòa
9
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Hoạt động của GV - HS Nội dung
- GV : Kilogam là khối lượng của một quả cân mẫu,
là một khối hình trụ tròn xoay có đường kính và
chiều cao đều cao bằng 39mm làm bằng bạch kim

pha ridi, đặt ở viện đo lường Quốc tế ở Pháp (y/c HS
quan sát hình 5.1)
? Ngoài kg còn dùng các đơn vị nào
Hs: Suy nghỉ trả lời. Hs khác : Nhận xét bổ sung
Gv Nhận xét + Kết luận
- HS : g, hectôgam (lạng), tấn, mg, tạ + Hectôgam (lạng): 1lạng=100g
- GV: Y/c HS điền vào chỗ trống.
1 kg = g + Tấn : 1t=1000kg
1 tạ = kg + Tạ: 1tạ=100kg
1 tấn = kg
+ Miligam (mg): 1mg=
1000
1
g
1 gam = kg
1 lạng = g
1 mg = g
Hoạt động 2 : Đo khối lượng (18') II. Đo khối lượng
- GV: Để đo khối lượng dùng dụng cụ nào ?
Trong phòng TN, người ta thường dùng cân
Rôbecvan.
1. Tìm hiểu cân Rôbecvan. 1. Tìm hiểu cân Rôbecvan.
- GV: y/c HS quan sát và phân tích hình 5.2. chỉ ra
các bộ phận của cân.
C
7
.
- HS : Quan sát hình và trả lời
- GV: Giới thiệu cân R0bécvan thật để HS quan sát.
Y/c HS chỉ ra các bộ phận của cân.

- GV : y/c các nhóm lên nhận cân để HS quan sát.
? GHĐ và ĐCNN của cân R đó là bao nhiêu. Giới
thiệu rút đ/c số 0 và vạch chia trên thành đòn
C
8
. - GHĐ của cân R chính là tổng KL các
quả cân trong hộp quả cân.
HS : ĐCNN là khối lượng của cân NN của cân,
GHĐ chính là tổng KL các quả cân trong hộp quả
cân.
- ĐCNN : KL của quả cân nhỏ nhất.
- GV: Với việc quan sát và phân tích cân R. các em
đã trả lời được 2 câu C
7
, C
8
- GV: Các em đã biết được các bộ phận của cân R
cũng như GHĐ và ĐCNN của nó. Vậy cách sử dụng
cân Roobec van ntn ?
2. Cách dùng cân R để cân một vật 2. Cách dùng cân R để cân một vật
GV: Hoàng Thanh Hòa
10
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Hoạt động của GV - HS Nội dung
GV: Y/c HS chọn từ trong khung điền vào chỗ trống
để làm câu C
9
.
- HS: làm việc theo bàn.
- GV: Sau khi hoàn tất xong phần điền từ các em đã

biết được cách sử dụng cân R để đo khối lượng một
vật ntn ?
GV: y/c HS thực hiện cân một vật bằng cân R theo
nhóm TH.
C
9
. (1) điều chỉnh số 0
(2) vật đem cân
(3) quả cân
(4) thăng bằng
(5) đứng giữa
(6) quả cân
(7) vật đem cân

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
-GV: quan sát và hướng dẫn, điều chỉnh cách cân
cho HS.
3. Các loại cân khác. 3. Các loại cân khác.
- GV: Trong đời sống hàng ngày người ta dùng
nhiều loại cân khác nhau. Yêu cầu HS đọc và trả lời
câu C
11
- HS: quan sát hình vẽ và trả lời C
11
. - Hình 5.3: cân y tế; Hình 5.4: cân tạ;
Hình 5.5: cân đòn; Hình 5.6 cân đồng hồ
- GV: y/c HS nói phương pháp cân từng loại.
GV bổ sung về các PP cân từng loại cân
+ Hình 5.6 cân có GHĐ 1000g và ảnh chụp cảnh cân
1 kg quả cam.

? Tại sao kim cân không bị lệch.
-GV:Hướng dẫn HS tìm hiểu cái cân mà HS mang
đến lớp.
? ĐCNN và GHĐ của cân.
Y/c 1 HS đo khối lượng của 1 vật và đọc kết quả.
Hoạt động 3: Vận dụng (7') III. Vận dụng
- GV: Y/c HS đọc câu C
12
. Hướng dẫn HS về thực
hành ở nhà.
- GV: Y/c HS đọc câu C
13
và cá nhân trả lời.
- HS: Tải trọng (mức chịu lực) của cầu bằng trọng
lượng xe tải có khối lượng 5 tấn.
Hs: Nhận xét bổ sung
Gv: Nhận xét + kết luận
C
13
. Số 5T cho biết khối lượng xe trên
5tấn không được đi qua cầu.
IV . Cũng cố : (3')
- Nêu các lợi cân? Cách dùng cân rô-béc van
-Khi cân cần ước lượng khối lượng vật cần cân để chọn cân, điều này có ý nghĩa gì ?
- GV giới thiệu cân tiểu ly có ĐCNN rất nhỏ dùng để cân vàng. Cân gạo có dùng cân tiểu ly
không.
- Làm BT 5.1
V. Dặn dò : (2')
- Hướng dẫn về nhà BT 5.4 SBT
- Trả lời lại các câu hỏi từ C1 -> C13

- Học bài và làm BT 5.1 -> 5.4, BT 5.5 dành cho học sinh khá.
- Chuẩn bị bài mới: Lực - Hai lực cân bằng
+ Tìm hiểu về các khái niệm: lực hút, lực đẩy, lực kéo, lực ép
+ Thế nào là hai lực cân bằng? Tìm ví dụ
GV: Hoàng Thanh Hòa
11
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
VI: Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn………………………
Ngày dạy…………………………
Tiết 6: LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG
A. M ục tiêu :
- Kiến thức: Chỉ ra được lực đẩy, lực hút, lực kéo khi vật này tác dụng vào vật khác. Chỉ
ra được hướng chiều của các lực đó.
- Kỹ năng: HS lắp được các bộ phận TN sau khi nghiên cứu hình vẽ
- Thái độ: Nghiêm túc khi n/c hiện tượng, rút ra kết luận.
B. P hương pháp : Đặt + giải quyết vấn đề, trực quan
C. Chuẩn bị :
Gv: Nghiên cưu kỉ sgk,sgv vật lí 6. Mỗi nhóm : 1 chiếc xe lăn, 1 lò xo lá tròn, 1 thanh nam
châm1 quả gia trọng sắt,1 giá sắt.
Hs: Đọc và chuẩn bị trước bài
D. T iến trình lên lớp
I. Ổn định : (1') Nắm sỉ số lớp
II. Bài cũ : (3')Gv? Thế nào là khố lượng? Đơn vị đo khối lượng?
III. Bài mới :
1 Đặt vấn đề. (1') Yêu cầu HS quan sát hình vẽ đầu bài, đọc câu hỏi đặt ra và trả lời. Tại
sao gọi là lực kéo và lực đẩy -> nghiên cứu bài: Lực - Hai lực cân bằng

2. Triển khai bài dạy:
GV: Hoàng Thanh Hòa
12
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
GV: Hoàng Thanh Hòa
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm lực I. Lực (10')
a. Thí nghiệm 1: 1. . Thí nghiệm
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 6.1 aThí nghiệm 1
- HS: Bố trí TN theo hình vẽ 6.1 và theo
hướng dẫn của GV.
HS: Làm TN và tìm ra kết quả TN.
GV: yêu cầu HS trả lời câu C
1
sau khi làm tn.
HS: Suy nghỉ trả lờiHs khác: bổ sung
Gv: Nhận xét + kết luận
b. Thí nghiệm 2:
GV:Cho quan sát hình vẽ 6.2 để lắp Tn, trả lời
C2
C
1
. - Lò xo lá tròn tác dụng 1 lực đẩy lên xe.
- Xe lăn tác dụng lên lò xo 1 lực ép
b. Thí nghiệm 2

- HS: lắp TN và tiến hành TN theo sự hướng
dẫn của GV,GV kiểm tra cách lắp
GV yêu cầu HS trả lời câu C
2

Hs: Suy nghỉ trả lời, Hs khác: Bổ sung
C
2
. - Lò xo tác dụng lên xe lăn 1 lực kéo.
- Xe lăn tác dụng lên lò xo 1 lực kéo.
c. Thí nghiệm 3: c. Thí nghiệm 3
- GV: yêu cầu HS đọc câu C
3
và quan sát hình
vẽ 6.3 để lắp TN.
Gv:Hướng dẫn tiến hành làm TN:
- HS: bố trí TN và tiến hành làm TN
GV: yêu cầu HS trả lời câu C
3
sau khi làm TN C
3
. N/c tác dụng lên quả nặng 1 lực hút
- GV: yêu cầu HS trả lời câu C
4
: Tiến hành,
thảo luận, điền từ theo bàn.
C
4
. (1) Lực đẩy; (2) Lực ép; (3) lực kéo; (4) Lực
kéo; (5) lực hút
- HS: thảo luận theo bàn để điền từ,đại diện
nhóm trình bày
Hoạt động của GV- HS Nội dung
2. Rút ra kết luận 2. Rút ra kết luận: (Sgk)
- GV: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói

vật này tác dụng lực lên vật kia.
VD: tay ta (không qua xe) kéo lò xo, ta nói tay
đã tác dụng lực lên lò xo.
Hoạt động 2: Nhận xét về phương, chiều
của lực (10')
II. Phương, chiều của lực
- GV: yêu cầu HS n/c lực của lò xo tác dụng
lên xe lăn bằng cách làm lại TN 6.2: Nhận xét
trạng thái xe lăn.
- Mỗi lực có phương và chiều xác định
? xe lăn chuyển động theo phương nào.
? xe lăn chuyển động theo chiều nào.
- HS làm TN và trả lời câu hỏi của GV
- GV: yêu cầu HS làm lại TN hình vẽ 6.1 và
buông tay ra như ở hình vẽ 6.2
? Xe lăn chuyển động theo chiều
? Xe lăn chuyển động theo phương
- HS: làm TN và trả lời
Hs khác: Nhận xét bổ sung
Gv: Nhận xét + kết luận
GV: yêu cầu HS đọc câu C
5
và trả lời. C
5
. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
Hoạt động 3: Nghiên cứu hai lực cân bằng III. Hai lực cân bằng (10')
-GV: yêu cầu HS quan sát hình vẽ 6.3 và cá
nhân trả lời câu C
6
, C

7,
C
8
Hs: Suy nghỉ trả lời
Hs khác : Nhận xét bổ sung
Gv: Nhận xét: Kết luận
C
6
. .
C
7
C
8
–Kl: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như
nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác
dụng vào cùng một vật
13
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Hoạt động 4 : Vận dụng (5') IV. Vận dụng
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 6.5, 6.6 để
điền từ vào câu a và b
C
9
. a, lực đẩy
b, lực kéo
HS: quan sát hình vẽ và điền từ.
GV: Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về lực cân
C
10
.

IV. Củng cố : (3')
Gv: Cũng cố bài học theo các nội dung chính của bài
- Làm BT 6.1 SBT
V. Dặn dò : (2')
- Hướng dẫn về nhà BT 6.5 SBT
- Dặn dò: Học bài, làm bài tập 6.1 - 6.5SBT.
- Trả lời lại câu C
1
-> C
10
, học phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực.
+ Khi có lực tác dụng vào vật thì có hiện tượng gì xảy ra? Cho ví dụ
+ Xem lại thí nghiệm ở hình 6.1 (Bài 6)
VI:Rút ra kết luận
…………………………………………………………………………………………………
………
…………………………………………………………………………………………………
………
Ngày soạn 7/10/2010
Ngày dạy 12/10/2010
Tiết 7 : TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG LỰC
A. Mục tiêu :
- Kiến thức : Biết được thế nào là sự biến đổi của chuyển động và vật bị biến dạng. Tìm
được ví dụ
+ Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc
làm vật đó bị biến dạng hoặc làm vật đó vừa biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng
- Kĩ năng :+ Biết lắp ráp thí nghiệm
+ Biết phân tích thín nghiệm, hiện tượng để rút ra quy luật của vật chịu tác dụng lực
- Thái độ : Nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý, xử lý các thông tin thu thập được.

B. P hương pháp :
Trực quan, làm TN, nêu vấn đề + giải quyết vấn đề
C. C huẩn bị :
- Gv: Nghiên cứu kĩ sgk, sgv vật lí 6.Mỗi nhóm :
+ 01 xe lăn ; mộtlò xo lá tròn, 01 máng nghiêng ; 01 hòn bi, 01 lò xo xoắn ; 01 sợi dây
- Hs : Đọc và chuẩn bị trước bài, thước, bút
D. T iến trình lên lớp :
I. Ổn định lớp : (1')
II. Bài cũ : (3')
- Thế nào là 2 lực cân bằng, cho ví dụ ? Làm bài tập 6.2
III. Bài mới :
1. Đặt vấn đề: (1')
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở trang 24. Cho biết trong 2 người ai đang giương cung và
ai chưa giương cung. Tại sao? Để tìm hiểu xem tại sao khigiương cung thì dây cung bị giãn
ra và cung bị cong hơn chúng ta vào nghiên cứu bài :Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực.
2. Triển khai bài :
GV: Hoàng Thanh Hòa
14
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1: Hiểu những hiện tượng xãy ra
khi có lực tác dụng. (8')
I. Những hiện tượng cần chú ý quan sát
khi lực tác dụng
1. Những sự biến đổi của chuyễn động
- Theo em hiểu thế nào là sự biến đổi của chuyển
1. Những sự biến đổi chuyển động
C
1
- xe dang chạy hãm phanh xe dừng lại

- Xe đang chạy chậm tăng ga xe chạy
nhanh, đá quả bóng bay vào tường quả
bóng bay ngược trở lại
+ Vật đang chuyển động bị dừng lại ; ví dụ chiếc
xe đang chạy khi phanh nó dừng lại.
+ Vật đang đứng yên bắt đầu chạy; ví dụ một hòn
bi đang đứng yên bắn một hòn khác vào nó
chuyển động.
+ Vật chuyển động nhanh lên: Tốc độ (vận tốc)
của vật ngày càng lớn (càng nhỏ)
+ Vật chuyển động chậm lại : Ví dụ giảm ga hay
phanh cho xe máy chạy chậm lại.
? Cho ví dụ về sự biến đổi của chuyển động.
- HS : Cho ví dụ.
- GV: Đó là nội dung trả lời của câu C
1

- GV: Yêu cầu HS tự tìm thêm ví dụ và ghi vào
vở
2. Những sự biến dạng. 2. Những sự biến dạng
- GV: Sự biến dạng đó là những sự thay đổi của
một vật.
- GV: Nêu ví dụ và làm minh hoạ để HS quan sát:
lò xo bị kéo giãn dài ra.
? Nêu những ví dụ khác về sự biến dạng
- GV: Trở lại câu hỏi đầu bài, yêu cầu HS trả lời
lại câu hỏi đó -> nội dung câu c
2
- HS: Suy nghỉ trả lời
C

2
. Người thứ nhất đang giương cung vì
tay ta tác dụng vào dây cung 1 lực làm cả
dây cung và cũng bị biến dạng
Hoạt động 2: Những kết quả tác dụng của lực
(20')
II. Những kết quả tác dụng của lực
1. Thí nghiệm: 1. Thí nghiệm
- GV: Để tìm hiểu về kết quả tác dụng của lực
như thế nào các em tiến hành làm 4 thí nghiệm.
a. Thí nghiệm 1: a. Thí nghiệm 1
- GV: Thí nghiệm này giống với thí nghiệm
1(hình 6.1) ở bài 6. Nêu lại cách tiến hành thí
nghiệm 1
C
3
. Biến đổi chuyển động của xe lăn
(xe lăn đang đứng yên sẻ bắt đầu chuyển
động)
- GV: ở thí nghiệm 1 đẩy xe lăn vào lò xo lá tròn
nhưng ở thí nghiệm này thêm một bước là ta đột
nhiên buông tay không giữ xe nữa sau đó nhận xét
về kết quả của lò xo lá tròn lên kết quả đó.
b. Thí nghiệm 2: bố trí như hình vẽ 7.1 b. Thí nghiệm 2:
GV: Hoàng Thanh Hòa
15
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Hoạt động của GV - HS Nội dung
-GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: 1 máng
nghiêng và một xe lăn

C
4
: Biến biến đổi chuyển động (của xe lăn
đang chuyển động bị dừng lại)
- GV: tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của câu
C
4
, Yêu cầu HS đọc nội dung câu C
4
- GV: Hướng dẫn HS cách giữ dây sao cho xe xhỉ
chạy đến lưng chừng dốc thì dừng lại.
c. Thí nghiệm 3: cách bố trí thí nghiệm như hình
7.2
c. Thí nghiệm 3:
- GV: Dụng cụ thí nghiệm 1 máng nghiêng, mộtlò
xo lá tròn gắn vào giá thông qua kẹp và một hòn
bi.
Ơí thí nghiệm này chúng ta sẽ tiến hành như thế
nào ?
C
5
: Lực mà lò xo tác dụng lên hòn bi khi
va chạm làm hòn bi đang chuyển động theo
hướng này bổng chuyển động theo hướng
khác
- GV: chú ý quan sát để nhận xét về kết quả của
lực mà llồ xo tác dụng lên hòn bi khi va chạm là
như thế nào
d. Thí nghiệm 4: d. Thí nghiệm 4:
- GV: chỉ dùng một lò xo xoắn, lấy tay ép hai

đầulò xo, sau đó nhận xét về kết quả của lực mà
tay ta tác dụnglên lò xơnh thế nào.
C
6
. Biến dạng lò xo
- GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo
`nhóm và theo sự hướng dẫn của GV vvà tham
khảo thêm ở sgk
- HS: tiến hành các thí nghiệm theo nhóm.
2. Rút ra kết luận. 2. Rút ra kết luận
- GV: Yêu cầu HS dựa vào các kết quả TN và các
câu trả lời từ C
3
->C
6
chọn từ trong khung điền vào
chổ trống trong câu C
7
để rút ra kết luận
C
7
. (1) biến đổi chuyển động của; (2) biến
đổi chuyển động của; (3) biến đổi chuyển
động
của; (4) biến dạng
- HS: Làm việc cá nhân điền từ vào chổ trống câu
C
7
- GV: Yêu cầu HS suy nghĩ làm câu C
8

C
8
. (1) biến đổi chuyển động của
(2) biến dạng
Hoạt động 3 : Vận dụng (7') III. Vận dụng
- GV: Chúng ta vận dụng kiến thức trong bài học
và trong thực tế để tìm các ví dụ minh hoạ ở câu
C
9
, C
10
, C
11

Hs: Suy nghỉ trả lời
HS khác: Nhận xét bổ sung
C
9
. ( HS tìm ví dụ)
C
10
C
11
Đá vào quả bóng làm bóng vừa bị
biến dạng vùa thay đổi chuyển động
- Khi vợt tác dụng vào quả bóng
GV: Nhận xét + kết luận
IV. Củng cố : (3')
- Một cái vợt đang đập vào một quả bóng cao su. Phân tích hiện tượng đó:
+ Vật nào tác dụng lên vật nào ?

+ Những kết quả tác dụng của lực ?
GV? Vậy khi một lực tác dụng vào một vật thì nó có thể xảy ra các kết quả tác dụng lực
nào?
GV: Hoàng Thanh Hòa
16
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
V. Dặn dò : (2')
- Hướng dẫn về nhà : bài 7.2 SBT. Làm bài tập 7.1-> 7.5 ở SBT
- Học phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài mới: Trọng lực - đơn vị lực
+ Trọng lực là gì ?
+ Phương và chiều ?
+ Đơn vị lực
VI: Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………
……….
…………………………………………………………………………………………………
……….
…………………………………………………………………………………………………
……….

GV: Hoàng Thanh Hòa
17
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Ngày soạn 12/10/2010
Ngày dạy:19/10/2010
Tiết 8 : TRỌNG LỰC- ĐƠN VỊ LỰC
A. M ục tiêu :
- Kiến thức:
+ Hiểu được trọng lực hay trọng lượng là gì ?

+ Biết cách xác định phương và chiều của trọng lực.
- Kỹ năng : Hs xác định được phương, chiều của trọng lực
- Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống
B. P hương pháp :
- Từ thực nghiệm, kết luận + Đặt + gải quyết vấn đề
C. C huẩn bị :
- Gv: Nghiên cứu kỉ sgk, sgv vật lí 6.Mỗi nhóm:Một giá treo,một quả nặng 100 g có móc
treo,một khay nước,một lò xo, một dây dọi,một thước ê ke
Hs: Đọc và chuẩn bị trước bài , chuẩn bị dụng cụ học tập
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp : (1') Nắm sỉ số lớp :
II. Bài cũ : (3') Khi lực tác dụng vào một vật có kết quả như thế nào ? Cho ví dụ ?
III. Bài mới :
1. Đặt vấn đề (1') Yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở trang 27, vậy tại sao người đứng ở NC
không bị rơi ra ngoài TĐ ? yêu cầu HS dự đoán trả lời.
Để biết bạn trả lời như vậy đúng không chúng ta vào tìm hiểu bài: Trọng lực - Đơn vị lực
2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1: Phát hiện sự tồn tại trọng lực (11') I. Trọng lượng là gì ?
- GV: Để tìm hiểu về trọng lực phải tiến hành thí
nghiệm.
- GV: Nêu phương án thí nghiệm
- HS: Nắm phương án TN
1. Thí nghiệm
a. Treo một vật nặng vào một lò xo,lò xo
bị giản ra.
GV: em hãy chú ý quan sát trạng thái lò xo trước và
sau khi móc quả nặng.
- HS: Tiến hành TN theo nhóm
C

1
. Lò xo đã tác dụng vào quả nặng 1 lưc
có phương dọc theo lò xo chiều từ dưới
lên.
- Gv. Yêu cầu đại diện một nhóm nêu kết quả thí
nghiệm. Các nhóm khác nghiên cứu trả lời câu C
1
- Hs: Nghiên cứu trả lời câu C
1
Quả nặng đứng yên vì có 2 lực cân bằng
tác dụng vào nó
- Gv: Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm thứ 2 b. Thả một viên phấn từ trên cao
- Hs: Làm thí nghiệm trong nhóm.
- Gv: Gọi đại diện một nhóm nêu kết quả thí nghiệm.
- HS: Viên phấn rơi xuống đất C
2
. Có lực tác dụng lên viên phấn làm viên
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu để trả lời câu C
2
- HS: Trả lời câu C
2
phấn rơi, lực đó có phương thẳng đứng,
chiều từ trên xuống
- GV: Yêu cầu cá nhân HS chọn từ để điền vào chổ
trống trong câu C
3
C
3
(1) cân bằng; (2) TĐ; (3) biến đổi; (4)
lực hút; (5) TĐ

- HS: Điền từ vào chổ trống 2. Kết luận
-GV: TĐ tác dụng lên mọi vật một lực như thế nào?
Gọi là gì? Người ta thường gọi trọng lựclà gì?
- HS: Trả lời các câu hỏi của gv, từ đó nêu được kết
luận.
- TĐ tác dụng lực hút lên mọi vật,lực này
gọi là trọng lực.
- Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là
trọng lượng của vật
GV: Hoàng Thanh Hòa
18
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương và chiều của
trọng lực (11')
II. Phương và chiều của của trọng lực
1. Phương và chiều của trọng lực
? Thế nào là dây dọi. Người thợ nề dùng dây dọi để
làm gì
- Dây dọi gồm một quả nặng treo vào đầu
một sợi dây mềm
? Dây dọi có phương như thế nào.Vì sao có phương
như vậy.
Phương của dây là phương thẳng đứng
- GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hình vẽ 8.2
theo nhóm, từ đó thảo luận theo bàn chọn từ thích
hợp để điền vào chổ trống ở câu C
4
.
C

4
: (1) cân bằng; (2) dây dọi; (3) thẳng
đứng;
- HS: Thảo luận hoàn thành C
4
- GV: Gọi 1-2 HS đọc phần trả lời câu C
4
(4) từ trên trời rơi xuống
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu lại 2 thí nghiệm ở hình
8.1 và hình 8.2 và câu C
4
để rút ra kết luận về phương
và chiều của trọng lực.
2. Kết luận
Trọng lực có phương thẳng đứng và có
chiều từ trên xuống dưới
- HS: Rút ra KL bằng cách điền từ vào câu C
5
- GV: Kiểm tra phần điền từ ở câu C
5
của 5 HS để
đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đơn vị lực (5') III. Đơn vị lực
- GV: Để đo độ mạnh (cường độ) của lực, hệ thống
đo lường hợp pháp VN dùng đơn vị Niutơn (N)
Độ lớn của lực gọi là cường độ
- Đơn vị lực là Niutơn (N)
+ Trọng lượng của quả cân 100g được tính tròn 1N - Trọng lượng của quả cân 100g là 1N
+ Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N
Hoạt động 4: Vận dụng (8') IV. Vận dụng

- GV: Yêu cầu HS bố trí thí nghiệm như hình vẽ 8.2,
dưới đặt chậu nước. Làm TN theo yc câu C
6
theo
nhóm
- HS: Bố trí và làm thí nghiệm theo nội dung yêu cầu
của câu C
6
C
6
. tạo thành một góc vuông
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu C
6
- HS: Suy nghỉ trả lời Hs khác: Bổ sung
IV. Củng cố : (3')
- GV: Hệ thống bài học bằng các câu hỏi
? 1 vật có khối lượng 1kg ,trọng lượng là bao nhiêu ?
? Một vật có khối lượng là 50 kg -> trọng lượng ?
? Một vật có trọng lượng 10N -> khối lượng ?
? Trọng lực là gì ? Phương và chiều ? đơn vị lực là gì ?
IV. Dặn dò : (2')
- Học bài và phần ghi nhớ ở SGK.
- Làm bài tập từ 8.1 -> 8.4. GV hướng dẫn về nhà bài 8.4
- Ôn tập lại từ bài 1 -> bài 8 tiết sau kiểm tra một tiết
VI: Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………
……
GV: Hoàng Thanh Hòa
19

TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6

…………………………………………………………………………………………………
……

…………………………………………………………………………………………………
……

Ngày soạn: 18/10/2010
Ngày dạy: 26 /10/2010
Tiết 9: KIỂM TRA 1 TIẾT
A. M ục tiêu :
-Kiến thức: Nắm vững những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 8 của chương I.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
- Thái độ: Thật thà, nghiêm túc.
B. P hương pháp : Làm việc cá nhân
C. C huẩn bị :
- GV: Chuẩn bị đề kiểm tra .Ra theo hình thức trắc nghiệm (60%) và tự luận (40%)
Hs: Chuẩn bị dụng cụ học tập
D. T iến trình lên lớp :
I. Ổn định : Nắm sỉ số lớp
II. Bài cũ:
III. Bài mới
1. Đặt vấn đề
2. Triển khai bài dạy
- GV: Phát đề cho hs
- HS: Làm bài
- GV: Quan sát, nhắc nhở thái độ làm bài của hs.
ĐỀ KIỂM TRA
Ma trận đề 1. Đề 1

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận
dụng
Tổng hợp
TN TL TN TL TN T
L
Đo độ dài- Đo thể tích chất lỏng 2(1,5đ) 1(2đ) 1(0,2
5 )
TN4(3,75)
Đo thể tích vật rắn không thấm
nước
2(0,5 đ) TN2(0,5 đ)
Khối lượng- đo khối lượng 2(0,75 ) Tn2(0,75 đ)
Lực – hai lực cân bằng 1(1 đ) TN1(1 đ)
Kết quả tác dụng lực 1(2,5) TL1(2,5)
Trọng lực 1(1,5đ) TL1(1,5đ)
Tổng 7(3,75) 1(1,5đ) 1(2đ) 1(2,5) 1(0,2
5 đ)
TN9(6)
TL2(4)
Câu 1. Tìm số thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau
a. 1mm = …………… cm ; 1dm = …………………cm
b. 1 km = ……………….m ; 1 cm = ……………… mm
GV: Hoàng Thanh Hòa
20
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
c. 1m
3
= ……………… dm
3
; 1dm

3
= …………… cm
3
d. 1m
3
= ………………… lít ; 1 lít = ………………. Cm
3
Câu 2. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất
1. Để đo khối lượng của một vật ta dùng gì?
a. Thước b. Cân c. Bình tràn d. Bình chia độ
2. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước chìm trong nước ta dùng?
a. Cân b. Bình chia độ c. Ca đong d. Chậu
3. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước chìm trong nước không bỏ lọt vào bình chia độ ta
dùng
a. Cân b. Ca đong c. Bình tràn d. Can
4. Để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6 với thước đo có Đ C N N 2 cm. Cách ghi nào sau đây là
đúng
a. 240mm b. 24 cm c. 24,0 cm d. 24,5 cm
Câu 3. Điền các cụm từ thích hợp vào ………. Sao cho đúng
1. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng …………………………. mà vật vẫn đứng yên, Thì
hai lực đó là hai lực …………………
Hai lực cân bằng là hai lực …………………, có cùng phương nhưng
………………………… chiều
2. Đơn vị đo khối lượng là ……………………… , người ta dùng …………… để đo khối
lượng
3. Cách đo độ dài
- ………………………… độ dài cần đo để chọn …………… thích hợp
- Đặt thước và mắt nhìn đúng ……………
- Đọc, ghi ……………………… đúng quy định
4. Khi dùng thước đo cần biết ………………………… và ……………………….

II. Tự luận
Câu 1. Lực tác dụng lên một vật có thể xảy ra các kết quả nào?
Nêu ba trường hợp cho ba ví dụ riêng biệt của ba trường hợp đó (3 đ)
Câu 2. Xác định phương và chiều của trọng lực (1 đ)
Đáp án và biểu điểm
Câu 1
Câu a b c d
Đáp án đúng 0,1 10 1000 10 1000 1000 1000 1000
Đúng mỗi ý được 0,25 đ
Câu 2.
Câu 1 2 3 4
Đáp án đúng b b c b
Đúng mỗi ý được 0,25 đ
Câu 3.
1. (1 )một vật (2) Cân bằng (3)mạnh như nhau (4) ngược chiều
2. (1)Kg (2)Cân
3. (1)Ước lượng (2) thước (3) Đúng cách (4) kết quả
4. (1)GHĐ (2)ĐCNN
II. Tự luận
Câu 1. Lực tác dụng vào một vật có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Làm vật biến dạng
- Làm biến đổi chuyển động
- Vừa làm biến dạng vừa biến đổi chuyển động
GV: Hoàng Thanh Hòa
21
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
Đúng mỗi ý được o,5 đ và dúng mỗi ví dụ được 0,5 đ
Câu 2. Phương và chiều của trọng lực
- Phương thẳng đứng
- Chiều hướng về phía trái đất . Đúng mỗi ý được 0,5 đ

Ma trận đề 2
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng hợp
TN TL TN TL TN TL
Đo độ dài 2(1,5đ) 1(0,25 đ) TN3(1,75)
Đo thể tích vật rắn không thấm
nước
2(0,5 đ) TN2(0,5 đ)
Khối lượng- đo khối lượng
Đo thể tích chất lỏng
2(0,75 đ) 1(2đ) TN3(2,75 đ)
Lực – hai lực cân bằng 1(1 đ) TN1(1 đ)
Kết quả tác dụng lực 1(2,
5)
TL1(2,5)
Trọng lực 1(1,5đ) TL1(1,5đ)
Tổng 7(3,75) 1(1,5đ) 1(2đ) 1(2,
5)
1(0,25 đ) TN9(6)
TL2(4đ)
Đề 2.
Câu 1. Tìm số thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau
a. 1Kg = …………… g ; 1g = ………………… mg
b. 1 lạng = ………………. g ; 1 tạ = ……………… Kg
c. 1m
3
= ……………… dm
3
; 1m
3
= …………… cm

3
d. 1m
3
= ………………… lít ; lít = ………………. Cm
3
Câu 2. Điền các cụm từ thích hợp vào ………. Sao cho đúng
1. Cách đo độ dài
- (1)………………………… độ dài cần đo để chọn (2)……………………………… thích
hợp
- Đặt thước và mắt nhìn đúng(3) ……………
- Đọc, ghi (4)……………………… đúng quy định
2. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng (1)…………………………. mà vật vẫn đứng yên,
Thì hai lực đó là hai lực(2) …………………
Hai lực cân bằng là hai lực(3) …………………, có cùng phương nhưng(4)
………………………… chiều
3. . Đơn vị đo khối lượng là(1) ……………………… , người ta dùng (2) …………… để
đo khối lượng
4. Khi dùng thước đo cần biết(1) ………………………… và (2) ……………………….
Câu 3. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất
1.Để đo thể tích vật rắn không thấm nước chìm trong nước không bỏ lọt vào bình chia độ ta
dùng
a. Cân b. Ca đong c. . Can d. Bình tràn
2. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước chìm trong nước ta dùng?
a. Chậu b. Cân c. Ca đong d. Bình chia độ
3. Để đo khối lượng của một vật ta dùng gì?
a. Bình tràn b. Cân c. Thước d. Bình chia độ
4. Để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6 với thước đo có Đ C N N 2 cm. Cách ghi nào sau đây là
đúng
a. 240mm b. 24 cm c. 23,0 cm d. 23,5 cm
GV: Hoàng Thanh Hòa

22
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
II. Tự luận
Câu 1. Lực tác dụng lên một vật có thể xảy ra các kết quả nào?
Nêu ba trường hợp cho ba ví dụ riêng biệt của ba trường hợp đó(2,5 đ)
Câu 2. Xác định phương và chiều của trọng lực (1,5 đ)
Đáp án và biểu điểm
Câu 1
Câu a b c d
Đáp án đúng 1000 1000 100 100 1000 1000 1000 1000
Đúng mỗi ý được 0,25 đ
Câu 2. 1. (1)Ước lượng (2) thước (3) Đúng cách (4) kết quả
2 (1 )một vật (2) Cân bằng (3)mạnh như nhau (4) ngược chiều
3. (1)Kg (2)Cân
4.(1)GHĐ (2)ĐCNN
Câu 3.
Câu 1 2 3 4
Đáp án đúng d d b b
Đúng mỗi ý được 0,25 đ
. II. Tự luận
Câu 1. Lực tác dụng vào một vật có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Làm vật biến dạng
- Làm biến đổi chuyển động
- Vừa làm biến dạng vừa biến đổi chuyển động
Đúng mỗi ý được o,5 đ và đúng mỗi ví dụ được 0,5 đ
Câu 2. Phương và chiều của trọng lực
- Phương thẳng đứng
- Chiều hướng về phía trái đất
- Đúng mỗi ý được 0,5 đ
Đề 3 Ma trận đề 3

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng hợp
TN TL TN TL TN TL
Đo độ dài- Đo thể tích chất lỏng 2(1,5đ) 1(2đ) 1(0,25 đ) TN4(3,75)
Đo thể tích vật rắn không thấm
nước
2(0,5 đ) TN2(0,5 đ)
Khối lượng- đo khối lượng 2(0,75 đ) Tn2(0,75
đ)
Lực – hai lực cân bằng 1(1 đ) TN1(1 đ)
Kết quả tác dụng lực 1(2,5) TL1(2,5)
Trọng lực 1(1,5đ) TL1(1,5đ)
Tổng 7(3,75) 1(1,5đ) 1(2đ) 1(2,5) 1(0,25 đ) TN9(6)
TL2(4đ)
Câu 1. Tìm số thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau
a. 1m
3
= ………………… lít ; 1 lít = ………………. Cm
3
b. 1 km = ……………….m ; 1 cm = ……………… mm
c. 1mm = …………… cm ; 1dm = …………………cm
d. 1m
3
= ……………… dm
3
; 1dm
3
= …………… cm
3
Câu 2. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất
1. Để đo khối lượng của một vật ta dùng gì?

a. Thước b. Cân c. Bình tràn d. Bình chia độ
GV: Hoàng Thanh Hòa
23
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
2. Để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6 với thước đo có Đ C N N 2 cm. Cách ghi nào sau đây là
đúng
a. 240mm b. 24,5 cm c. 24,0 cm d. 24 cm
3. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước chìm trong nước không bỏ lọt vào bình chia độ ta
dùng
a. Cân b. Ca đong c. Bình tràn d. Can
4.Để đo thể tích vật rắn không thấm nước chìm trong nước ta dùng?
a. Cân b. Bình chia độ c. Ca đong d. Chậu
Câu 3. Điền các cụm từ thích hợp vào ………. Sao cho đúng
1. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng …………………………. mà vật vẫn đứng yên, Thì
hai lực đó là hai lực …………………
Hai lực cân bằng là hai lực …………………, có cùng phương nhưng
………………………… chiều
2. Đơn vị đo khối lượng là ……………………… , người ta dùng …………… để đo khối
lượng
3. Cách đo độ dài
- ………………………… độ dài cần đo để chọn ……………………………… thích hợp
- Đặt thước và mắt nhìn đúng ……………
- Đọc, ghi ……………………… đúng quy định
4. Khi dùng thước đo cần biết ………………………… và ……………………….
II. Tự luận
Câu 1. Lực tác dụng lên một vật có thể xảy ra các kết quả nào?
Nêu ba trường hợp cho ba ví dụ riêng biệt của ba trường hợp đó (2,5 đ)
Câu 2. Xác định phương và chiều của trọng lực (1,5 đ)
Đáp án và biểu điểm
Câu 1

Câu a b c d
Đáp án đúng 1000 1000 1000 10 0,1 10 1000 1000
Đúng mỗi ý được 0,25 đ
Câu 2.
Câu 1 2 3 4
Đáp án đúng b d c b
Đúng mỗi ý được 0,25 đ
Câu 3. 1. (1 )một vật (2) Cân bằng (3)mạnh như nhau (4) ngược chiều
2. (1)Kg (2)Cân
3. (1)Ước lượng (2) thước (3) Đúng cách (4) kết quả
4. (1)GHĐ (2)ĐCNN
II. Tự luận
Câu 1. Lực tác dụng vào một vật có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Làm vật biến dạng
- Làm biến đổi chuyển động
- Vừa làm biến dạng vừa biến đổi chuyển động
Đúng mỗi ý được o,5 đ và dúng mỗi ví dụ được 0,5 đ
Câu 2. Phương và chiều của trọng lực
- Phương thẳng đứng
- Chiều hướng về phía trái đất
- Đúng mỗi ý được 0,5 đ Đề 4 Ma trận đề 4
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng hợp
GV: Hoàng Thanh Hòa
24
TRƯỜNG THCS GIO MỸ Giáo án vật lí 6
TN TL TN TL TN TL
Đo độ dài 2(1,5đ) 1(0,25 đ) TN3(1,75)
Đo thể tích vật rắn không thấm
nước
2(0,5 đ) TN2(0,5 đ)

Khối lượng- đo khối lượng
Đo thể tích chất lỏng
2(0,75 đ) 1(2đ) TN3(2,75
đ)
Lực – hai lực cân bằng 1(1 đ) TN1(1 đ)
Kết quả tác dụng lực 1(2,5) TL1(2,5)
Trọng lực 1(1,5đ) TL1(1,5đ)
Tổng 7(3,75) 1(1,5đ) 1(2đ) 1(2,5) 1(0,25 đ) TN9(6)
TL2(4đ)
Câu 1. Tìm số thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau
a. 1Kg = …………… g ; 1g = ………………… mg
b. 1m
3
= ………………… lít ; lít = ………………. Cm
3
c. 1m
3
= ……………… dm
3
; 1m
3
= …………… cm
3
d. 1 lạng = ………………. g ; 1 tạ = ……………… Kg
Câu 2. Điền các cụm từ thích hợp vào ………. Sao cho đúng
1 Khi dùng thước đo cần biết ………………………… và ……………………….
2. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng …………………………. mà vật vẫn đứng yên, Thì
hai lực đó là hai lực …………………
Hai lực cân bằng là hai lực …………………, có cùng phương nhưng
………………………… chiều

3. . Đơn vị đo khối lượng là ……………………… , người ta dùng …………… để đo khối
lượng
4. Cách đo độ dài
- ………………………… độ dài cần đo để chọn ……………………………… thích hợp
- Đặt thước và mắt nhìn đúng ……………
- Đọc, ghi ……………………… đúng quy định
Câu 3. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất
1.Để đo thể tích vật rắn không thấm nước chìm trong nước không bỏ lọt vào bình chia độ ta
dùng
a. Cân b. Ca đong c. . Can d. Bình tràn
2. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước chìm trong nước ta dùng?
a. Chậu b. Cân c. Ca đong d. Bình chia độ
3. Để đo khối lượng của một vật ta dùng gì?
a. Bình tràn b. Cân c. Thước d. Bình chia độ
4. Để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6 với thước đo có Đ C N N 2 cm. Cách ghi nào sau đây là
đúng
a. 240mm b. 24 cm c. 25,0 cm d. 23,5 cm
II. Tự luận
Câu 1. Lực tác dụng lên một vật có thể xảy ra các kết quả nào?
Nêu ba trường hợp cho ba ví dụ riêng biệt của ba trường hợp đó(2,5 đ)
Câu 2. Xác định phương và chiều của trọng lực (1,5 đ)
Đáp án và biểu điểm
Câu 1
Câu a b c d
Đáp án đúng 1000 1000 1000 1000 1000 1000000 1000 100
Đúng mỗi ý được 0,25 đ
GV: Hoàng Thanh Hòa
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×