Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM PHẦN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.88 KB, 3 trang )

Bia hơi hoặc bia đóng chai mới thịnh hành trong ẩm thực người Việt chưa lâu, có lẽ từ
thời Pháp thuộc đến nay, và lập tức được người Việt say mê. Hiện trong nước có một loại
bia nổi tiếng như bia Hà Nội, bia Sài Gòn và nhiều hãng bia nước ngoài. Văn hóa uống
bia chiều hè nóng nực rất phổ thông trong cộng đồng người Việt tại các đô thị, đặc biệt là
các đô thị miền Bắc.
Các loại trà (chè) đắng
Trà là thức uống phổ thông trong ẩm thực của người Việt cũng như hầu hết các nước châu
Á khác. Dù cách uống trà kiểu Việt chưa được nâng lên thành nghi thức như nghệ thuật
thưởng trà Trung Hoa hay thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống như trà đạo Nhật
Bản, nhưng người Việt vẫn sử dụng nước chè một cách phổ biến với hàng chục dạng
thức: sử dụng búp chè sao khô (các loại trà đá, trà nóng rót ra chén), sử dụng lá chè bánh
tẻ hoặc lá già để hãm nước chè xanh, hạt chè, hoa chè cũng được tận dụng nấu nước
uống. Việt Nam có nhiều loại chè nổi tiếng có nguồn gốc từ miền Bắc như chè Thái (Thái
Nguyên), chè Suối Giàng (Nghĩa Lộ), chè San Tuyết, chè Lâm Thao (Phú Thọ). Không
chỉ được sử dụng nguyên chất, nhiều loại chè được ướp với các loại hoa có hương thơm
như chè ướp hoa sen (dùng các hạt gạo sen), chè ướp hoa nhàitrà lài, chè ướp hoa sói, hoa
ngâu v.v.
Hiện nay, có nhiều loại chè du nhập từ ngoại quốc cũng dần thịnh hành trong ẩm thực của
người Việt như trà oolong, trà sữa trân châu Đài Loan, các loại trà Trung Hoa, trà Nhật
Bản. Số ít người Việt cũng sử dụng các loại chè tán bột đựng trong các túi lọc nhỏ, nhưng
đa phần người Việt chuộng uống trà bằng bộ ấm chuyên dùng để pha trà pha.
Cà phê
Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê, do đó nhiều loại cà phê được sử dụng ngày càng
thịnh hành trong ẩm thực của người Việt tại khắp các vùng miền, đặc biệt tại các đô thị.
Cà phê thường được pha, chiết bằng phin pha cà phê. Theo thuộc tính nhiệt, có thể kể ra
hai cách uống phổ biến là cà phê nóng và cà phê đá, xét theo nguyên liệu phụ gia, cà phê
thuần nhất gọi là cà phê đen, và cà phê sữa. Nước chiết cà phê cũng thường dùng để chế
thêm vào một số loại nước sinh tố hay sữa chua cho hương vị đặc biệt. Ngày nay, cà phê
hòa tan cũng là loại cà phê thông dụng.
Các loại nước lá, củ, quả
Các loại thực vật có tính mát được sử dụng để nấu nước uống như lá vối, nụ vối, hạt vối;


nước lá mỏ quạ, nước nhân trần, chè đắng, nước rễ đinh lăng, củ sâm,chè dây, nước rau
má, mướp đắng phơi khô hãm nước uống, nước nấu hoa và lá Áctisô (trà bông), chè
vằng, bột sắn dây, thạch đen (làm từ lá thạch), thạch trắng (thạch rau câu) v.v.
Các loại chè ngọt
Thạch đen
Chè là một đồ ăn ngọt, dùng nhiều đường, có thể được ăn lạnh hay ăn nóng. Đặc tính của
chè trải rộng từ loại dùng nhiều nước đường loãng (như chè trân châu, thạch chè, chè đỗ
đen), cũng có thể nửa loãng nửa đặc như cháo (như chè bưởi, chè khoai môn) hoặc đặc
sệt (chè bà cốt, chè đỗ xanh). Chè thường được dùng ăn tráng miệng hoặc ăn như một
món quà vặt. Ở Việt Nam, các món chè được chế biến khá giản dị nhưng tinh tế: nguyên
liệu chính thường là các loại ngũ cốc (đậu, đỗ các loại, gạo nếp, bột sắn dây, bột đao, bột
năng, bột khoai); các nguyên liệu khác như thạch đen, thạch trắng, nước cốt dừa, trân
châu; đường trắng, đường đỏ, mật mía; các hương liệu như gừng, tinh dầu hoa bưởi, dầu
chuối, vani được nấu chung với nhau cho mềm. Chè thường thấy nhất bao gồm các loại
chè đỗ xanh (nấu đỗ xanh đặc), chè bà cốt (nấu gạo nếp, gừng, đường đỏ hay mật mía) có
thể được ăn chung với xôi tạo thành món xôi-chè.
Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều loại chè, mỗi loại dùng một kiểu thành phần khác
nhau. Có các loại chè như: chè con ong (hay chè bà cốt), chè đậu xanh, chè đậu đen, chè
ngô cốm, chè đỗ đỏ, chè đỗ trắng, chè bưởi, chè thập cẩm,chè hạt sen long nhãn, v.v. Một
món chè có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng cũng được nhiều người Việt biết tới là chè
mè đen hay xí mè phủ (phát âm kiểu người Hoa) làm từ hạt mè đen và sâm bổ
lượng (đúng ra chữ Nho phải đọc là "thanh bổ lượng"). Các món chè Huế và chè Hà Nội
nổi tiếng vì phong phú, đa dạng chủng loại với chất lượng cao.
Các loại thức uống từ hoa quả,
Trong các dạng đồ uống có nguồn gốc hoa quả, người Việt đã sử dụng rất nhiều loại hoa
quả ngâm với đường (dạng xi rô) hoặc muối, chiết lấy nước pha đường để uống như
nước chanh leo, nước sấu (sấu ngâm đường và gừng), nước dứa, nước mít, chanh muối
(quả chanh nạo vỏ, vắt bớt nước, ngâm muối trong lọ để dùng dần), mơ muối (mơ ngâm
tỷ lệ một kg mơ với một lạng muối), mơ đường (mơ ngâm theo tỷ lệ một kg mơ với một
kg đường, ngâm 2 năm trở lên có thể dùng làm thuốc chữa ho).

Các loại nước uống sử dụng hoa quả xay thuần nhất hay hỗn hợp, hoặc hoa quả ép lấy
nước du nhập cách thức chế biến từ nước ngoài, trước kia không được thông dụng. Hiện
nay phương thức chế biến hoa quả kiểu này dần phổ biến trong cộng đồng người Việt với
các món như sinh tố bơ, sinh tố mãng cầu (mãng cầu dầm), sinh tố dâu tây, sinh tố
xoài, sinh tố đu đủ, sinh tố dưa hấu, nước cà chua ép, nước cà rốt ép.
Đồ uống khác
Một số dạng đồ uống khác cũng khá phổ thông như bát bảo lường xà (nấu bằng các loại
thảo dược như lá tre, mía, táo tàu, có vị ngọt); tào phớ du nhập từ Trung Hoa, làm từ óc
đậu có màu trắng, ăn ngậy và mát do chan cùng nước đường pha nhạt; nước đậu (đậu
tương xay hòa nước, lọc và đun sôi để nguội); sữa tươi vàsữa chua; các loại nước uống
ngọt có gas du nhập từ ngoại quốc và các loại nước khoáng đóng chai như nước khoáng
Kim Bôi.

×