Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Giáo trình dạy lái xe A1 - phần lý thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 53 trang )

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ ĐAM RÔNG
Giáo trình dạy lái xe A1
ĐAM RÔNG, NĂM 2011
PHẦN I
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI XE MÔ TÔ HAI BÁNH
I- Nguyên tắc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ:
1- Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và
của toàn xã hội.
2- Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an
toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao
thông.
3- Việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ phải được thực hiện đồng bộ về kỹ
thuật và an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện GTĐB, ý thức chấp hành
pháp luật của người tham gia giao thông và các lĩnh vực khác liên quan đến an toàn giao thông
đường bộ.
4- Mọi hành vi vi phạm luật GTĐB phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.
5- Người nào vi phạm luật GTĐB mà gây ra tai nạn thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm của mình; nếu gây tai nạn làm thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo qui định
của pháp luật.
II- Các hành vi bị nghiêm cấm:
1- Phá hoại công trình đường bộ.
2- Sử dụng lòng đường, hè phố trái phép.
3- Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên đường bộ.
4- Đua xe, tổ chức đua xe trái phép.
5- Người lái xe sử dụng chất ma tuý.
6- Người lái xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh đang điều khiển trên đường mà trong máu có
nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc các chất
kích thích khác mà luật pháp cấm sử dụng.
7- Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo qui định.


8- Bấm còi và rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử
dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư trừ các xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ qui
định trong luật này.
9- Vận chuyển trái phép hàng nguy hiểm hoặc không thực hiện đầy đủ các qui định về vận
chuyển hàng nguy hiểm.
10- Người gây ra tai nạn rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm.
11- Người có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
12- Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe doạ, xúi giục, gây sức ép,
làm mất trật tự, cản trở việc xử lý.
13- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm luật giao thông đường bộ.
14- Các hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường
bộ.
III- Qui tắc giao thông đường bộ:
1- Qui tắc chung:
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường
qui định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 2 Giáo trình dạy lái xe A1
2- Hệ thống báo hiệu đường bộ:
Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Tín hiệu đèn giao thông
- Biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông:
- Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại;
- Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước
và phía sau của người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên
phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải;
- Tại nơi giao nhau khi người điều khiển tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người
tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người
tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở

phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ đi qua đường phải đi sau
lưng người điều khiển giao thông.
Đèn tín hiệu giao thông:
Đèn tín hiệu giao thông có ba màu: Xanh, vàng, đỏ có dạng hình tròn lắp theo hình thẳng
đứng hoặc nằm ngang.
+ Theo chiều thẳng đứng thì: Trên cùng là màu đỏ, giữa là màu vàng và dưới cùng là màu
xanh.
+ Theo chiều nằm ngang thì: Đỏ phía tay trái, vàng ở giữa và xanh phía bên phải.
Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông như sau:
- Tín hiệu xanh là được đi.
- Tín hiệu đỏ là cấm đi.
- Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng người điều khiển
phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được
đi tiếp.
- Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.
- Nếu đèn tín hiệu có lắp hộp đèn phụ tín hiệu hình mũi tên thì các loại phương tiện giao
thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái đồng
thời cho phép quay đầu. Khi tín hiệu mũi tên được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc
vàng thì lái xe và những người điều khiển phương tiện đi theo hướng mũi tên phải nhường
đường cho các phương tiện đi từ hướng khác
- Điều khiển giao thông bộ hành bằng loại đèn hai màu: Có hình người tư thế đứng ở tín
hiệu màu đỏ, hình người tư thế đi ở tín hiệu màu xanh. Người đi bộ được phép đi khi tín hiệu
màu xanh bật sáng, tín hiệu đèn xanh nhấp nháy báo hiệu rằng sẽ nhanh chóng chuyển sang tín
hiệu màu đỏ.
c- Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa từng nhóm như sau:
Nhóm 1: Nhóm biển báo cấm
- Gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139.
- Biển báo cấm có dạng hình tròn (trừ biển 122 “Stop"có hình tám cạnh đều) nhằm báo
điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền
đỏ, nền màu trắng, trên nền có màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế đi lại của các

phương tiện xe cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
- Biển báo cấm được đặt ở các ngã ba, ngã tư hoặc một vị trí nào đó trên đường cần cấm
hoặc hạn chế thích hợp.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 3 Giáo trình dạy lái xe A1
- Biển có hiệu lực từ chỗ đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa chổ
định cấm hoặc hạn chế thì phải đặt biển phụ số 502 để chỉ rõ từ sau khoảng cách ghi trên biển
phụ thì biển bắt đầu có hiệu lực.
- Các biển báo cấm từ biển số 120 không cần qui định phạm vi có hiệu lực của biển, không
có biển báo hết cấm.
- Khi cần thiết để chỉ rõ hướng tác dụng của biển và chỉ chỗ bắt đầu hay chỗ kết thúc hiệu
lực của biển, phải đặt biển phụ số 503 "Hướng tác dụng của biển”.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 4 Giáo trình dạy lái xe A1
Nhóm 2: Nhóm biển báo nguy hiểm
- Gồm có 46 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246
- Biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn, một cạnh nằm ngang,
đỉnh tương ứng hướng lên phía trên (trừ biển 208 “giao nhau với đường ưu tiên"và biển số 242
“Chỗ đường sắt cắt đường bộ”) viền đỏ, nền biển màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen mô tả
sự việc nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để
có biện pháp phòng ngừa, xử trí cho phù hợp với tình huống.
- Khi gặp biển báo nguy hiểm người lái xe phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan
sát và chuẩn bị sẳn sàng xử trí những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 5 Giáo trình dạy lái xe A1
Nhóm 3: Nhóm biển hiệu lệnh
- Gồm có 09 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309
- Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền biển màu xanh, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc
trưng cho hiệu lệnh nhằm báo hiệu lệnh cho người sử dụng đường phải thi hành.
- Các biển hiệu lệnh được đặt trực tiếp tại chỗ, nếu đặt xa hơn phải kèm biển phụ số 302.
- Các biển hiệu lệnh có hiệu lực tại chỗ. Riêng biển số 301a nếu đặt ở sau ngã tư thì hiệu
lực của biển kể từ chỗ đặt biển đến ngã tư tiếp theo. Biển cho phép xe rẽ phải, rẽ trái để vào cổng
nhà hoặc ngõ phố trên đoạn đường có hiệu lực của biển.

Nhóm 4: Biển chỉ dẫn
- Gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến 448.
- Biển chỉ dẫn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông (trừ biển số 415 “mũi tên chỉ hướng
đi”), nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc
những điều có ích khác trong hành trình. Đồng thời biển còn có tác dụng giúp việc điều khiển và
hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn giao thông.
- Đối với những lái xe chưa quen đường, biển chỉ dẫn là một phương tiện giúp đỡ không
thể thiếu được.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 6 Giáo trình dạy lái xe A1
Nhóm 5: Nhóm biển phụ
- Nhóm biển phụ gồm có 09 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509.
- Biển phụ có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông (trừ biển số 507, 508a, 508b, 509 có
đặc điểm riêng), nền là màu trắng, hình vẽ và chữ vẽ có màu đen, thường đặt kết hợp với các
biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để
hiểu rõ các biển đó hoặc sử dụng độc lập.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 7 Giáo trình dạy lái xe A1
3. Chấp hành báo hiệu đường bộ:
- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lện và chỉ dẫn của hệ thống biển báo
đường bộ.
- Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu
lệnh của người điều khiển giao thông.
- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có biển báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao
thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
- Qui định về tốc độ của xe mô tô hai bánh chạy trên đường bộ:
a- Người lái xe hai bánh tham gia giao thông trên đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành
các qui định về tốc độ và khoảng cách ghi trên biển báo hiệu.
b- Tại nơi có biển báo “Tốc độ tối đa cho phép”, người lái xe hai bánh không được cho xe
chạy vượt số ghi trên biển báo, trừ các xe ưu tiên theo qui định tại Điều 20 Luật giao thogn6
đường bộ.
c- Người lái xe mô tô hai bánh tham gia giao thông trên đường bộ phải điều khiển xe chạy

với tốc độ và khoảng cách phù hợp với điều kiện của đường, mật độ giao thông, thời tiết, phương
tiện và sức khỏe của mình theo qui định tại Bảng 1.
TT Loại phương tiện
Tốc độ tối đa (km/h)
Trong khu vực
đông dân cư
Ngoài khu vực
đông dân cư
1 Xe mô tô 2 bánh 40 60
2 Xe gắn máy 40 50
Bảng 1
Khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô rào, thời tiết bình thường,
người lái xe mô tô hai bánh không được cho xe chạy vượt quá tốc độ tối đa qui định tại Bảng 1.
Trong điều kiện thời tiết không bình thường (trời mưa, đường trôn ướt, sương mù, địa hình
miền núi) người lái xe mô tô hai bánh phải cho cho xe chạy với tốc độ phù hợp thấp hơn so với
tốc độ tối đa qui định tại Bảng 1.
4. Sử dụng làn đường:
- Trên đường có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ
phân làn đường, người lái xe môtô hai bánh phải cho xe chạy trong một làn đường và chỉ được
chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và
phải đảm bảo an toàn
- Các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tốc độ thấp hơn đi về bên phải
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, các xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải
trong cùng, xe môtô hai bánh đi trên làn đường bên trái
5- Quy định vượt xe:
a) Xe xin vượt:
- Phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư, từ 22 giờ đến 5 giờ
chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy
ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã

tránh về bên phải.
- Khi vượt các xe vượt về bên trái, trừ các trường hợp quy định cho phép vượt bên phải.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 8 Giáo trình dạy lái xe A1
b) Khi có xe xin vượt:
Nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát
về bên phải của phần đường xe chạy đến khi xe sau đã vượt, không được gây trở ngại cho xe xin
vượt.
c) Các trường hợp được phép vượt bên phải:
- Khi xe trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
- Khi xe điện đang chạy giữa đường.
- Khi xe chuyên dụng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
d) Cấm vượt xe khi có một trong những trường hợp sau đây:
- Không đảm bảo điều kiện để vượt.
- Trên cầu hẹp có một làn xe.
- Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế.
- Nơi đường giao nhau, đường bộ cắt ngang đường sắt.
- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không đảm bảo an toàn cho việc vượt.
- Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
6- Quy định về chuyển hướng xe:
- Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển xe môtô hai bánh phải giảm tốc độ và có tín
hiệu báo hướng rẽ.
- Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ,
người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược
chiều và chỉ cho các xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc gây nguy hiểm
cho người và phương tiện khác.
- Trong khu dân cư, người lái xe chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có
biển báo cho phép quay đầu xe.
- Cấm quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm
cầu vượt, ngầm trong hầm đường bộ, tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt, đường hẹp, đoạn
đường cong tầm nhìn bị che khuất.

7- Quy định về tránh xe đi ngược chiều:
a) Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt: hai xe đi ngược chiều
tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của
mình.
b) Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau:
- Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào gần chỗ tránh hơn
phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.
- Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc.
- Xe nào có chướng ngại vật ở phía trước phải nhường đường cho xe kia đi.
- Ban đêm, xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu
gần.
8- Quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị:
a) Khi dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị, người điều khiển phương tiện phải
thực hiện các quy định sau đây:
- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
- Cho xe dừng, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe
chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép phía
bên phải theo chiều đi của mình.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 9 Giáo trình dạy lái xe A1
- Trường hợp bên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe,
đỗ xe thì người điều khiển phải cho xe dừng, đỗ tại các vị trí đó.
b) Cấm dừng xe, đỗ xe ở các vị trí sau đây:
- Bên trái đường một chiều.
- Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc, tầm nhìn bị che khuất.
- Trên cầu, gầm cầu vượt
- Song song với một xe khác đang dừng, đỗ.
- Trên phần đường dành cho người đi bộ đi qua đường.
- Nơi đường giao nhau.
- Nơi dừng của xe buýt.
- Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở, cơ quan, tổ chức.

- Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe.
- Trong phạm vi an toàn của đường sắt.
- Che khuất các biển báo hiệu đường bộ
9- Quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị:
Khi dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị, người điều khiển xe mô tô hai bánh ngoài việc
phải tuân theo các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị còn phải thực hiện các
quy định sau:
- Phải cho xe dừng, đỗ sát hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình.
- Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện. Không được để phương tiện giao thông ở
lòng đường, hè phố trái quy định.
10- Quy định về quyền ưu tiên của một số xe:
a) Những xe sau đây được quyền đi trước những xe khác khi qua đường giao nhau ở bất kỳ
hướng nào tới theo thứ tự:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
- Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo
quy định của pháp luật.
- Đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
- Đoàn xe tang.
- Các xe khác theo quy định của pháp luật.
b) Các xe được quyền ưu tiên (Trừ đoàn xe tang, các xe quy định khác của pháp luật) khi
đi làm nhiệm vụ khẩn cấp phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ;
được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả có tín hiệu của đèn
đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
c) Khi có tín hiệu của xe ưu tiên: Mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm
tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không các hành vi gây cản
trở xe ưu tiên.
Thứ tự ưu tiên:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
- Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai;
- Đoàn xe có cảnh sát dẫn đường;
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 10 Giáo trình dạy lái xe A1
- Đoàn xe tang;
- Các xe khác theo quy định của pháp luật.
11- Quy định về qua phà, qua cầu phao:
a/ Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm
cản trở giao thông.
b/ Khi xuống phà, đang trên phà và khi lên bến mọi người phải xuống xe trừ người điều
khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, già yếu.
c/ Các loại xe cơ giới phải xuống phà trước, xe thô sơ, người xuống phà sau; khi lên bến
người lên trước các phương tiện lên sau theo hướng dẫn.
d/ Thứ tự ưu tiên qua phà, cầu phao:
- Các xe được quyền ưu tiên theo luật định;
- Xe chở thư báo;
- Xe chở thực phẩm tươi sống;
- Xe chở khách công cộng.
12- Quy định về nhường đường tại nơi giao nhau:
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và
nhường đường theo quy định sau đây:
- Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo hình vòng xuyến, phải nhường đường
cho xe đi đến từ bên phải.
- Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo hình vòng xuyến, phải nhường đường cho xe
đi bên trái.
- Tại nơi giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và
đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi
trên đường ưu tiên hoặc đường chính ở bất kỳ hướng nào tới
13- Quy định đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt.

- Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và có chuông báo hiệu, khi
đèn màu đỏ bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang di chuyển hoặc đã đóng, người
tham gia giao thông phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng an
toàn (tối thiểu 5m tính từ ray gần nhất) ; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn đã mở hết, tiếng chuông
báo hiệu dừng mới được đi qua.
- Tại nơi đường bộ giao cắt với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi
đèn tín hiệu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ
phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt
hoặc chuông báo hiệu đã ngừng mới được đi qua.
- Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và có chuông báo
hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có
phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi
tới thì dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; chỉ khi phương tiện
đường sắt đã di qua thì mới được đi.
- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao cắt
với đường sắt và trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng
mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt tối thiểu 500 mét về hai phía để báo hiệu cho
người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nah2 ga
nơi gần nhất đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi
an toàn đường sắt.
- Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông bị hư hỏng trên đoạn đường
bộ giao cắt với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển đưa phương tiện ra khỏi
phạm vi an toàn đường sắt.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 11 Giáo trình dạy lái xe A1
14- Quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô.
a- Người điều khiển xe mô tô 2 bánh chỉ được chở tối đa một người lớn và 1 trẻ em dưới
14 tuổi; trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội thì được chở 2 người
lớn.
b- Phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông;
c- Cấm người đang điều khiển xe mô tô hai bánh các hành vi sau đây:

- Đi xe dàn hàng ngang;
- Đi xe lạng lách, đánh võng;
- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
- Sử dụng ô, điện thoại di động;
- Sử dụng xe để kéo, đẩy các phương tiện khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
- Buông cả 2 tay, đi xe 1 bánh đới với xe 2 bánh;
- Sử dụng xe không có bộ phận giảm thanh và làm ô nhiễm môi trường;
- Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
d- Cấm người ngồi trên xe mô tô hai bánh có các hành vi sau đây:
- Mang, vác vật cồng kềnh;
- Sử dụng ô;
- Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
- Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
- Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
15- Quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao
thông:
a- Người lái xe và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm:
- Dừng ngay xe lại, giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ
quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho tới khi người của cơ quan công an tới, trừ trường hợp người
lái xe cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc trường hợp vì lý do đe dọa đến tính mạng, nhưng
phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an.
b- Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn phải có trách nhiệm:
- Bảo vệ hiện trường;
- Báo tin ngay cho cơ quan công an gần nhất hoặc Ủy ban nhân dan nơi gần nhất;
- Bảo vệ tài sản người bị nạn;
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cuầ của cơ quan công an.
c- Người lái xe khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp
cứu. Các xe ưu tiên, xe của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không bắt

buộc phải thực hiện qui định tại khoản này.
d- Cấm các hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản của người bị nạn, người gây tai nạn.
16- Quy định về thồ hàng, xếp hàng:
- Không được nhô ra phía sau khỏi giá chở hàng > 0,5 mét.
- Không được nhô ra hai bên > 0,3 mét.
- Không được cao hơn 2 mét tính từ mặt đất
17- Quy định về gương chiếu hậu:
Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe môtô hai bánh phải có đủ hai gương chiếu
hậu và vẫn còn tác dụng (nhìn bao quát được phía sau cả 2 gương).
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 12 Giáo trình dạy lái xe A1
IV- ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI LÁI XE MÔTÔ HAI BÁNH THAM GIA GIAO
THÔNG:
1– Điều kiện của người lái xe môtô hai bánh tham gia giao thông:
- Người lái xe môtô hai bánh tham gia giao thông phải có GPLX A1, A2 phù hợp với loại
xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Người lái xe phải đảm bảo sức khoẻ, độ tuổi theo quy định.
2- Điều kiện của xe mô tô hai bánh tham gia giao thông:
a) Xe môtô 2 bánh đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải đảm bảo các tiêu
chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
- Có đủ hệ thống hãm, chuyển hướng có hiệu lực.
- Có đủ hệ thống chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
- Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
- Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
- Có còi với âm lượng đúng tiêu chuẩn, có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói. Các kết cấu
phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
b/ Phải có đăng ký và gắn biển do cơ quan NN có thẩm quyền cấp.
V- XỬ LÝ TÌNH HUỐNG GIAO THÔNG
Sa hình là việc bố trí các xe đi với những tình huống giao thông như thường gặp
trên thực tế xe chạy.
Giải sa hình (xử lý tình huống giao thông) là người điều khiển phương tiện giao

thông phải vận dụng tổng hợp các kiến thức về Luật giao thông đường bộ, chọn cách đi
đúng luật.
A- Các đặc điểm của sa hình:
Đối với các sa hình phức tạp ở các loại đường khác nahu, trước khi xử trí, chọn
cách đi cho các phương tiện đúng luật cần phải phân tích các đặc điểm của sa hình.
1- Đặc điểm của đường sá:
Phải quan sát xem trên đường sa hình là: Đường rộng, đường hẹp, đường ưu tiên,
đường không ưu tiên, đường chính, đường phụ. Nơi giao nhau là ngã ba, ngã tư, ngã năm
hay đường giao nhau thành hình vòng xuyến.
2- Đặc điểm của phương tiện:
- Trên thế sa hình có bao nhiêu phương tiện, gồm những loại phương tiện nào.
Phương tiện có quyền ưu tiên không, thứ tự ưu tiên như thế nào.
- Có phương tiện nào đã vào ngã ba, ngã tư trước không, có phương tiện nào đến
cùng một lúc, có phương tiện nào đi cùng đoàn.
- Phương tiện nào đi thẳng, phương tiện nào rẽ phải, rẽ trái hay quay đầu, phương
tiện nào đi cùng hướng.
3- Các loại biển báo trên sa hình:
Phải quan sát trên sa hình có các loại biển báo náo nào, hiệu lực của các loại biển
báo đó đối với các loại phương tiện trên sa hình.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 13 Giáo trình dạy lái xe A1
a- Bảy nguyên tắc xử lý sa hình:
1- Xe có đường riêng:
Các loại phương tiện cơ giới có đường riêng như tàu hoả, tàu điện thường chạy trên
ray sắt. Tại các nơi đường sắt giao cắt đường bộ, quyền ưu tiên thuộc về các phương tiện
chạy trên đường sắt.
2- Xe ưu tiên theo luật định:
Những xe cơ giới có quyền ưu tiên, được quyền ưu tiên khi qua đường giao nhau
bất kể từ hướng nào tới.
3- Quyền bình đẳng giữa các xe trên đường:
Khi tới đường giao nhau, xe thô sơ và xe cơ giới đều có quyền bình đẳng ngang

nhau. Xe nào vào ngã ba, ngã tư trước thì xe đó được đi trước.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 14 Giáo trình dạy lái xe A1
4- Xe ở trên đường ưu tiên:
Tại những đường giao nhau giữa một đường ưu tiên và một đường không ưu tiên
hoặc một đường chính với một đường phụ, thì quyền ưu tiên dành cho xe đang chạy trên
“đường ưu tiên"và trên “đường chính"bất kỳ hướng nào tới.
5- Xe có quyền bên phải:
Khi đến đường giao nhau, các loại xe đều đến cùng một lúc thì xe nào rẽ phải và
bên phải không vướng được đi trước (trừ xe được quyền ưu tiên)
6- Xe cùng đoàn cùng hướng thì được cùng đi:
Trên sa hình có các loại xe cùng đoàn, cùng hướng thì được đi trước, nhưng với
điều kiện là xe đầu đoàn đã vào phần đường giao nhau, các xe cùng đoàn được phép bám
theo để qua đường giao nhau
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 15 Giáo trình dạy lái xe A1
7- Hai xe chạy ngược chiều nhau, xe rẽ trái phải nhường đường cho xe đi thẳng:
Khi đến đường giao nhau, mà các xe đến cùng một lúc thì những xe rẽ trái phải
dừng lại nhường đường cho xe đi thẳng đi trước.
C- Phối hợp các nguyên tắc xử lý trên sa hình
1- Ở các đường giao nhau có nhiều loại xe:
Thứ tự các xe đi như thế nào cho đúng luật?
Trên hình: Xe mô tô và xe đạp do
bên phải không vướng nên được
đi trước sau đó đến xe lam và
cuối cùng là xe con.
2- Nơi có các biển báo:
Thứ tự các xe đi như thế nào cho đúng luật?
Trên hình: Trường hợp này có
hai loại biển báo nguy hiểm là
biển báo giao nhau với đường ưu
tiên và giao nhau với đường

không ưu tiên. Xe tải và xe môtô
đang đi trên đường ưu tiên, còn
hai xe con và xe lam đang đi trên
đường không ưu tiên. Do đó theo
luật xe tải đi thẳng đi trước tiếp
đến xe môtô rẽ trái và tiếp theo
là xe lam và cuối cùng là xe con
rẽ trái.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 16 Giáo trình dạy lái xe A1
3- Nơi có người điều khiển giao thông:
Theo hướng mũi tên, những xe nào được phép đi?
Trên hình: Trường hợp này, người
cảnh sát giao thông giang ngang hai
tay là động tác cho xe đi thẳng là hiệu
lệnh cho các phương tiện ở bên tay
phải và tay trái người điều khiển được
đi. Từ phía trước ngực và sau lưng
người điều khiển giao thông cấm các
loại phương tiện đi lại. Do đó theo
hướng mũi tên chỉ xe tải và xe môtô
được phép đi trước và xe con phải
dừng lại.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 17 Giáo trình dạy lái xe A1
Qui trinh sat hach
PHẦN II
KỸ THUẬT LÁI XE MÔTÔ HAI BÁNH
I- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE MÔTÔ HAI BÁNH:
1- Khóa điện:Khóa điện dùng để khởi động hoặc tắt máy bằng cách nối hoặc ngắt
mạch điện tử nguồn (ắc qui, máy phát điện) tới các phụ tải (máy khởi động, hệ thống
đánh lửa…). Ngoài ra ở một số xe máy hiện nay còn có tác dụng khóa cổ xe.

2- Công tắc báo rẽ (Xi nhan): Dùng để điều khiển các đèn báo rẽ (ở một số loại xe
hiện nay còn có thêm bộ phận âm thanh cảnh báo) khi người lái xe thay đổi hướng đi: rẽ
trái, rẽ phải, vượt xe, dừng xe.
3- Tay ga: Tay ga dùng để điều khiển độ mở của bướm ga, giữ cho động cơ làm
việc ổn định ở một tốc độ nhất định, thay đổi tốc độ (hay công suất của động cơ) theo ý
muốn của người lái xe.
4- Cần bướm gió:Cần bướm gió dùng để điều khiển bướm gió, thường được sử
dụng để đóng bớt bướm gió khi khởi động động cơ lúc động cơ nguội, trời lạnh.
5- Phanh tay: Khi điểu khiển phanh tay có tác dụng làm giảm tốc độ quay vòng
của bánh xe trước hoặc làm dừng hẳn trong những trường hợp cần thiết. Phanh tay
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 18 Giáo trình dạy lái xe A1
thường được bố trí ở tay lái phải, cá biệt có trường hợp ở xe SPACY, VESPS,
PEUGEOT … phanh tay làm nhiệm vụ của phanh chân.
6- Phanh chân: Phanh chân được điều khiển bằng chân phải, có tác dụng làm giảm
tốc độ quay vòng của bánh xe sau hoặc dừng hẳn trong những trường hợp thật cần thiết.
7- Công tắc đèn báo phía trước: Công tắc đèn báo trước có 3 vị trí:
- HL: (pha cốt): Đèn trước, đèn lái và đèn đồng hồ.
- P (sương mù): Đèn sương mù, đèn lái và đèn đồng hồ sáng.
- OFF (chấm tròn trắng): Tất cả đèn đều tắt (đèn sương mù, đèn trước, đèn lái, đèn
đồng hồ sáng…).
8- Công tắc khởi động động cơ: Công tắc khởi động động cơ thường bố trí ở tay
lái phải, dùng để khởi động động cơ bằng cách ấn công tắc khi không khởi động bằng cần
khởi động đạp chân.
9- Công tắc pha – cốt: Công tắc pha – cốt dùng để điều khiển đèn trước sáng ở nấc
chiếu xa (pha) hay chiều gần (cốt) nhằm tránh dọi sáng bất hợp lý vào người và phương
tiện đi ngược chiều.
10- Công tắc còi: Công tắc còi dùng để điều khiển còi phát ra âm thanh báo hiệu
cho người và phương tiện tham gia giao thông biết có xe đang đi tới.
11- Cần khởi động: Cần khởi động thường bố trí ở bên phải xe, dùng để khởi động
động cơ bằng bàn đạp chân khi không khởi động bằng công tắc khởi động.

12- Cần sang số: Cần sang số dùng thay đổi tỷ số truyền giữa động cơ và hệ thống
truyền lực ra phía sau. Cần sang số thường bố trí ở bên trái xe và sang số bằng cách đạp
chân với li hợp tự động. Đối với một số xe nam có tay đóng mở li hợp ở bên trái tay lái.
Có một số loại xe như Vespa được thay cần sang số bằng “tay sang số” bố trí ở bên trái
tay lái, điều khiển sang số bằng cách bóp và xoay tay sang số. Còn một số loại xe như
Spacy dùng li hợp, số tự động nên trên xe không bố trí “tay đóng mở li hợp” và “cần sang
số”.
13- Khóa xăng: Đối với loại xe có đồng hồ báo xăng, khóa xăng có hai chế độ làm
việc: Chế độ đóng (OFF) xăng không thể chảy từ bình xăng xuống bộ chế hóa khí. Khi
không dùng xe, đóng khóa xăng lại để bảo đảm an toàn. Chế độ mở (ON) xăng sẽ chảy từ
bình chứa xăng xuống bộ chế hóa khí. Đối với loại xe không có đồng hồ báo xăng, khóa
xăng ngoài 2 chế độ làm việc trên còn có thêm chế độ tận dụng (RES) nhằm mục đích khi
chế độ mở hết xăng người lái xe đưa khóa xăng về vị trí tận dụng để chạy tiếp tới nơi
cung cấp xăng gần nhất.
14- Bảng đồng hồ (Táp lô): Trên bảng đồng hộ ở giữa tay lái có bố trí nhiều loại
đồng hồ chỉ thị:
- Đồng hồ tốc độ: Chỉ thị tốc độ thực tế xe chạy tính bằng Km/h.
- Đèn báo rẽ trái, phải: Chỉ thị nhấp nháy khi báo rẽ theo từng hướng.
- Đèn báo pha: Chị thị sáng khi đèn trước ở nấc chiếu xa.
- Đèn báo số cao nhất: Đèn sáng khi hộp số đang ở số cao nhất.
- Đèn báo số không: Đèn sáng khi hộp số đang ở số không (số “mo”).
- Đồng hồ báo xăng: Báo mức xăng hiện có trung bình chứa xăng.
- Chỉ dẫn tốc độ các tay số: Chỉ dẫn khoảng tốc độ nên dùng cho từng tay số.
- Đo quãng đường; Chỉ quảng đường đã vận hành tính bằng Km, sai số ±50m
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 19 Giáo trình dạy lái xe A1
14- Gương chiếu hậu: Gương chiếu hậu giúp cho người lái xe quan sát được phía
sau nhằm bảo đảm an toàn khi vận hành. Gương chiếu hậu được bố trí ở hai bên tay lái.
15- Các phụ kiện khác: Ngoài các bộ phận cơ bản nêu trên, xe môtô 2 bánh còn
được bố trí các phụ kiện như: khóa yên, chân chống đứng, chân chống nghiêng, gác chân
lái, gác chân sau, giá nâng dắt xe, giá bảo vệ đèn, giá đèo hàng …

II- KỸ THUẬT LÁI XE CƠ BẢN:
1- Kiểm tra trước khi sử dụng xe môtô hai bánh:
a- Chọn xe: Hãy chọn xe môtô cho phù hợp với thể lực của chính mình bằng cách
thử nghiệm sau:
- Có đủ sức khỏe để nâng xe đó lên khi dừng chân chống đứng một cách dễ dàng
không?
- Các ngón chân có chạm đất khi ngồi trên yên xe không?
- Có đủ sức khỏe để dắt xe khi cần quay đầu xe, cần vòng gấp mà xe đang ở cả hai
vị trí trong và ngoài vòng rẽ, được một cách linh hoạt không?
b- Xăng:
- Kiểm tra lượng xăng trong bình chứa xăng thông dụng đồng hồ báo xăng hoặc mở
nắp bình xăng ra kiểm tra.
- Kiểm tra xăng để biết có đủ đi một quãng đường dự tính.
c- Dầu bôi trơn:
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn:Dựng xe bằng chân chống đứng trên chỗ bằng phẳng,
lấy cây thước thăm dầu ra lau sạch và cắm vào nhưng không vặn. Luôn luôn duy trì
lượng dầu bôi trơn ở giữa hai vạch trên thước thăm dầu. Nếu thiếu dầu bôi trơn phải bổ
sung bằng dầu bôi trơn mới. Quá nhiều hay quá ít dầu bôi trơn có thể làm hỏng một số
chi tiết máy.
- Kiểm tra độ nhớt hay độ bẩn của dầu bôi trơn: Nếu quá loãng hay quá bẩn (dầu
bôi trơn có màu đen) thì phải thay dầu bôi trơn mới hoặc thay dầu bôi trơn theo quy định
định kỳ tiêu chuẩn của nhà chế tạo theo từng loại xe.
c- Phanh: Phanh là công cụ an toàn quan trọng của chiếc xe nền cần kiểm tra trước
mỗi lần sử dụng:
- Cự ly tự do của tay phanh là 10mm đến 20mm và của cần đạp phanh là từ 20mm
đến 30mm.
- Kiểm tra vỏ và dây phanh: Nếu bị sờn hay đứt, gẫy thì phải thay thế.
- Kiểm tra độ mòn của má phanh theo thước chỉ độ mòn trên ổ trục bánh xe.
- Kiểm tra đảm bảo phanh luôn hoạt động tin cậy ổn định.
d- Đèn:

- Đèn là bộ phận chiếu sáng và là công cụ cần thiết của mỗi chiếc xe để giao tiếp
với người và các phương tiện khác.
- Kiểm tra bảo đảm tất cả các đèn sau đây phải hoạt động tốt: đèn trước, đèn báo rẽ,
đèn hậu, đèn phanh, các đèn chị thị trên bảng đồng hồ.
e- Bánh xe:
- Bánh xe là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, khi vận hành
nên cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không có sự cố bất ngờ nào xảy ra khi vận
hành:
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 20 Giáo trình dạy lái xe A1
- Kiểm tra tình trạng của lốp xe: Nếu sứt, nứt, rách lớn thì cần phải thay ngay.
- Kiểm tra độ mòn của lốp.
- Kiểm tra áp suất hơi của lốp xe.
f- Động cơ:
Kiểm tra xem động cơ có bị rò rỉ dầu nhớt hay co hiện tượng gì khác thường
không?
Kiểm tra day cao áp lắp đặt có chặt chẽ không?
g- Gương: Kiểm tra, điều chỉnh hai gương chiếu hậu trước khi khởi động động cơ.
2- Trang phục lái xe môtô hai bánh:
- Cần đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường.
- Luôn mặc quần áo gọn gàng.
- Khi trời mưa nên mặc áo mưa có tay.
- Nên đi giầy khi đi xe máy.
3- Tư thế ngồi khi lái xe hai bánh: Tư thế ngồi lái lái xe có liên quan đến việc lái
xe an toàn, do đó cần ngồi đúng tư thế để đảm bảo xe được thuận tiện và linh hoạt. Ngồi
đúng tư thế còn tạo ra dáng vẻ đẹp và khỏe khi lái xe. Tư thế ngồi lái phải thự hiện đúng
7 điểm quan trọng sau:
a- Mắt: Khi lái xe, phải tập trung quan sát về phía trước.Nhìn thẳng về phía phía
trước bảo đảm tầm bao quát rộng và xa, dẽ dàng phát hiện chướng ngại vật ở cả bên phải
và bên trái. Việc quan sát gần hay xa phụ thuộc vào tốc độ xe đang chạy. Nếu xe chạy
càng nhanh thì tầm quan sát càng phải xa. Khi lái vòng, phải quan sát về hướng chuẩn bị

đi tới để đề phòng những chướng ngại, tình huống bất ngờ.
b- Vai: Để thả lỏng thoại mái, hai vai thẳng hàng và vuông góc với đường tâm dọc
của xe tránh mỏi vai khi lái xe lâu.
c- Khuỷu tay: Khuỷu tay để gập, thả lỏng, hơi khép vào phía trong để tránh xô
người về phía trước khi phanh gấp và không bị mỏi khuỷu tay. Tuyệt đối không để thẳng,
cứng khuỷu tay vì như vậy sẽ không thể điều khiển được tay lái khi có lực tác động vào
bánh trước (chẹt lên hoàn đá hoặc ổ gà) hay khi có chướng ngại vật đột ngột.
d- Bàn tay: Luôn dùng cả hai bàn tay nắm không quá chặt nhưng chắc chắn tay lái,
không đặt 1 hay 2 ngón tay lên phanh tay vì khi phanh cần phải dùng cả bàn tay bóp
phanh mới đủ lực không để mép ngoài bàn tay thò ra ngoài tay lái vì dễ bị chấn thương
do va quẹt vào tường hay vào xe khác. Cổ tay để thả lỏng tránh bị mỏi khi lái xe.
e- Hông: Xác định vị trí của hông tức là xác định vị trí ngồi trên xe. Có thể xác định
vị trí của hông bằng cách như sau:
- Đứng thẳng người trên giá để chân, buông tay xuống.
- Sau đó từ từ ngồi ngay ngắn xuống yên xe.
- Kiểm tra lại bằng cách: Đặt hai tay lên tay lái rồi lái hết về bên phải và lái hết về
bên trái, nếu thấy thoải mái thì đó là vị trí đúng. Trường hợp khuỷu tay chống vào người
thì phải ngồi lùi lại phía đằng sau và ngược lại.
- Bằng cách này có thể đảm bảo khi ngồi không bị lệch, vẹo về bên phải hay bên
trái hoặc gần quá, xa quá. Việc ngồi đúng vị trí sẽ tạo cảm giác thoại mái và thuận tiện
khi điều khiển môtô
f- Đầu gối: Để hai đầu gối thẳng hề phía trước và cho hai đùi khép nhẹ vào yên.
Việc này làm cho người điều khiển và xe tạo thành một khối thống nhất. Tuyệt đối không
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 21 Giáo trình dạy lái xe A1
được dang đầu gối vì như vậy người ngồi sẽ không vững dễ bị lắc không giữ cho xe cân
bằng được.
g- Bàn chân: Đặt gan bàn chân lên giá để chân, mũi chân thẳng về phía trước để
thuận tiện cho việc sử dụng cần phanh và cần số. Chú ý luôn đặt mũi chân lên bàn đạp
phanh để đảm bảo có thể sử dụng phanh bất cứ lúc nào.
4- Những điểm cần chú ý khi lên và xuống xe môtô hai bánh:

a- Khi lên xe cần thao tác theo trình tự sau:
- Dựng thẳng xe bằng hai tay trong khi bóp phanh trước
- Gạt chân chống lên.
- Kiểm tra an toàn phía sau.
- Ngồi lên xe bằng cách vòng chân đưa qua yên xe.
b- Khi xuống xe cần thao tác theo trình tự sau:
- Tắt máy và về số 1 (số 1 có tác dụng như phanh hẵm khi xe dừng).
- Xuống xe.
- Dừng chân chống nghiêng và quay đầu về bên trái.
5- Kỹ năng lái xe cơ bản:
a- Quan sát:
- Đối với mắt người, góc để quan sát mọi vật một cách rõ ràng là 15 độ về bên trái
và bên phải. Những vật nằm trong 30 độ này có thể phân biệt được rõ ràng và chính xác
về kích thước, màu sắc cũng như tốc độ chuyển động của vật thể. Phạm vi nhìn không rõ
(mờ, không chính xác) nằm trong khoảng 200 độ, trong phạm vi này con người không thể
phân biệt được chi tiết của vật, độ nhảy cảm với những vật xuất hiện đột ngột, vật chuyển
động khi rõ khi mờ.
- Tuy nhiên khi xe chuyển động thì khả năng quan sát của mắt sẽ hạn chế hơn. Khi
lái xe chạy nhanh mọi vật ở gần sẽ trở nên không rõ, trong khi đó những vật ở xa có thể
quan sát được rõ hơn.
- Do đó khi lái xe tùy thuộc vào tốc độ xe chạy mà chọn khoảng cách nhìn phù hợp
để mở rộng tầm quan sát.
b- Vào cua, rẽ: Kỹ năng vào cua, rẽ đòi hỏi nắm vững tất cả yếu tố về điều khiển
xe như phanh, giảm ga và giữ thăng bằng.
+ Sử dụng ga:
- Khi tăng ga thì tăng từ từ.
- Khi giảm ga thì phải giảm thật nhanh cho đến khi hết ga.
c- Kỹ thuật phanh:
d- Trình tự phanh:
- Về hết ga

- Dùng đồng thời cả phanh sau và phanh trước
- Đầu tiên phanh nhẹ sau đó tăng dần lực phanh.
- Tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn nếu cần thiết.
- Chống chân trái xuống đất trong khi chân phải tiếp tục phanh.
+ Luôn luôn sử dụng cả hai phanh để đạt được hiểu quả phanh cao nhất cho dù ở
bất kỳ loại đường nào.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 22 Giáo trình dạy lái xe A1
- Khi phanh, trọng lượng xe dồn về phía trước làm tăng tải trọng lên bánh xe trước,
điều này có nghĩa là khi phanh lực ma sát của bánh trước sẽ lớn hơn bánh sau.
- Việc sử dụng riêng phanh trước sẽ tạo ra lực ma sát lớn, tuy nhiên rất nguy hiểm,
đặc biệt khi phanh chết bánh xe trước có thể làm văng, bị đổ xe. Còn chỉ sử dụng phanh
sau thì lực ma sát yếu hơn do đó sẽ trược đi dài hơn khi phanh. Như vậy, trong trường
hợp phanh gấp thì việc chỉ sử dụng phanh sau cũng rất nguy hiểm.
- Về cự ly phanh thì khi sử dụng kết hợp cả hai phanh là ngắn nhất so với sử dụng
độc lập phanh trước hoặc phanh sau.
- Chỉ phanh xe khi xe đang đi thẳng và xe không nghiêng, không nên phanh khi xe
đang vòng, rẽ; không nên phanh chết bánh xe vì có thể bị văng đi mà người lái xe không
thể điều khiển được.
+ Có thể dùng số để giảm tốc độ: Trong trường hợp xe đi trên đường trơn trượt
(trường hợp trời mưa hay trên đường có cát, sỏi) dễ bị đổ xe thì có thể bằng cách về số
thấp để giảm tốc độ nhằm tránh bị đổ, ngã. Chú ý không nên về số thấp nhất ngay vì có
thể làm mất cân bằng khi lái xe và làm hư hỏng động cơ.
+ Việc sử dung phanh thành thạo và có hiệu quả là yếu tố quan trọng để đảm bảo lái
xe an toàn.
6- Giữ thăng bằng xe:
+ Giữ thăng bằng khi đi chậm: Cân bằng của xe không ổn định hay khi giảm tốc độ
hay đi chậm. Tuy nhiên vẫn có thể giữ được thăng bằng tốt bằng các biện pháp sau đây:
- Luôn ngồi đúng tư thế lái xe.
- Đi xe ở số thấp.
- Có thể giữ cho xe thăng bằng bằng cách đánh tay lái hay di chuyển một phần cơ

thể sang bên phải hay bên trái.
- Sử dụng tay ga; Bằng cách tăng ga sẽ luôn làm cho xe có xu hướng đứng thẳng
lên, do đó có thể giữ thăng bằng khi xe đi chậm.
+ Giữ thăng bằng xe khi đi trên đường gồ ghề: Khi đi trên đường gồ ghề, đường
xóc, nếu người lái ngồi yên xe để đi như bình thường thì xe nẩy lên do đường xóc có thể
làm người lái chóng mệt mỏi và rất khó điều khiển xe. Do đó trong trường hợp này tư thế
người lái xe cần thay đổi như sau:
- Đứng thẳng lên giá gác chân lái.
- Đầu gối và hai khuỷu tay để hơi gấp lại. Khi đi trên đường xóc, xe bị nẩy lên ta
dùng đầu gối và khuỷu tay như một chiếc lò xo gập vào, nhả ra để cho thân người không
nẩy lên theo xe.
+ Cách đều khiển: Đi chậm để không nẩy quá mạnh: Trường hợp đi quá nhanh có
thể làm cho xe nẩy lên quá mạnh và thậm chí có thể làm cho bánh xe bay lên, không còn
tiếp xúc với mặt đất nữa, khi đó rất khó điều khiển xe. Để đảm bảo cho xe chạy không
quá nhanh, nên tăng ga khi phải vượt qua chướng ngại vật và giảm ga khi xe đã vượt qua
chướng ngại vật.
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 23 Giáo trình dạy lái xe A1
III. QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE MÔ TÔ
Mỗi thí sinh thực hiện 4 bước học và thi sát hạch theo trình tự sau:
Bài 1: Đi hình số 8
Các bước phải thực hiện:
1- Thí sinh được gọi tên, đưa xe đến vị trí qui định tại vạch
xuất phát cách 3m trước cửa vào hình số 8, tắt máy chờ
hiệu lệnh củ sát hạch viên.
2- Khi có hiệu lện, khởi động máy, khởi hành số 1, tăng số
phù hợp với điều kiện của sân bãi thi, tiến đến cửa vào
(cửa nghiêng 45
o
so với trục OO) của hình số 8.
3- Vào cửa hình số 8, rẽ phải đi một vòng hình số 8.

4- Tiếp tục điều khiển xe tiến đến của ra (cửa ra vuông góc
với trục OO), ra cửa tiến đến bãi “vạch đường thẳng.
Bài 2: Đi vạch đường thẳng
Hình thi
Các bước phải thực hiện:
1- Tiếp tục tiến đến hình thi “Vạch đường thẳng”
2- Vào hình đi hết quãng đường hình thi “Vạch đường thẳng”
3- Ra khỏi hình thi tiếp tục tiến đến hình thi “đường có vạch cản”
Bài 3: Đường đi có cạch cản
Hình thi
Các bước phải thực hiện:
1- Tiếp tục tiến đến hình thi “Đường có vạch cản”
2- Vào hình đi hết quãng đường hình thi “Đường có vạch cản”
3- Ra khỏi hình thi tiếp tục tiến đến hình thi “đường ghồ ghề”
Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 24 Giáo trình dạy lái xe A1
Hình thi
Bài 4: Đường đi gồ ghề
Hình thi
Các bước phải thực hiện:
1- Tiếp tục tiến đến hình thi “Đường gồ ghề”
2- Vào hình đi hết quãng đường hình thi “đường gồ ghề”
3- Ra khỏi hình thi tiếp tục tiến đến và dừng lại tại vị trí qui định kết thúc bài thi “Sát hạch
kỹ năng lái xe trong hình”.
Bốn bài thi tổng hợp:
* Phương pháp chấm thi:
- Giám khảo trực tiếp.
* Yêu cầu đạt được:
1- Làm đúng các bước phải thực hiện.
2- Không đè lên vạch chuẩn.
3- Duy trì hành trình liên tục ổn định.

Trung tâm Dạy nghề Đam Rông Trang 25 Giáo trình dạy lái xe A1

×