Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Thực trạng về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị điện Hòa Năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.43 KB, 18 trang )


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã từng bước ổn định, phát triển và ra
nhập nền kinh tế thế giới và khu vực; Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang
không ngừng đổi mới trong quản lý để cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Sự
phát triển của các doanh nghiệp đóng một vai trò quyết định đối với sự ổn
định và phát triển của nền kinh tế, bởi mỗi doanh nghiệp là một tế bào của
nền kinh tế.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển thì trước hết doanh nghiệp phải tự chủ xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh cũng như tự hạch toán kinh doanh đảm bảo kinh doanh có hiệu quả,
và đảm bảo đời sống không ngừng được cải thiện cho cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp.Do vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý là vấn
đề quản trị tài chính doanh nghiệp, mà một trong những nội dung quan trọng
của quản trị tài chính doanh nghiệp là việc kiểm tra, giám sát một cách thường
xuyên, thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. Và để làm tốt điều đó, bắt
buộc doanh nghiệp phải thực hiện phân tích đánh giá tình hình tài chính của
mình một cách thật chi tiết, khoa học để từ đó doanh nghiệp có kế hoạch, định
hướng và hoạt động có hiệu quả hơn. Bởi vì chỉ trên cơ sở phân tích tài chính,
doanh nghiệp mới đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ, thấy được những trọng điểm quản lý của công tác quản trị tài chính, để từ
đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động
của mình.
Em đã có cơ hội được thực tập tại Công ty Cổ phần thiết bị điện Hòa
Năng. Trong thời gian đó, em đã tiến hành viết báo cáo tổng quan về Công ty,
bao gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng Quan về Công ty Cổ phần thiết bị điện Hòa Năng
Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
thiết bị điện Hòa Năng
Chương 3: Một số nhận xét về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần thiết bị điện Hòa Năng



1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN HÒA NĂNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thông tin chung về Công ty
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN HÒA NĂNG
- Tên giao dịch: HÒA NĂNG ELECTRICITY EQUIPMENT JOINT
STOCK COMPANY
- Địa chỉ trụ sở chính: 150 Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia
Lâm,
thành phố Hà Nội
- Điện thoại: (84)(4)3827-1498 Fax: (84)(4)3827-1731
- Email: Website: pecvn.com.vn
Quá trình ra đời và phát triển của công ty.
Công ty Cổ phần thiết bị điện Hòa Năng (PEC) là thành viên của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 111/QĐ-BCN ngày
13/10/2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) trên cơ sở cổ phần
hóa doanh nghiệp Nhà nước (Nhà máy Cơ khí Yên Viên) thành Công ty Cổ
phần thiết bị điện Hòa Năng
Vốn điều lệ: 24.3 tỷ đồng.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101643744 do Phòng Đăng ký
kinh doanh thành phố Hà Nội cấp ngày 26/7/2010 (chuyển đổi từ số
0103007120- cấp lần đầu ngày 30/3/2005).
Ngày 06/10/2010, cổ phiếu PEC chính thức được giao dịch trên sàn
UPCoM của HNX.
Bước sang thời kỳ đổi mới, đất nước bước vào công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Xác định được đây là quy luật tất yếu và cũng chính là cơ
hội và tiền đề cho các doanh nghiệp phát triển, công ty cổ phần thiết bị điện


2

Hòa Năng đã nhanh chóng tự đổi mới trên nhiều lĩnh vực nhằm đáp ứng đòi
hỏi của thị trường. Công ty rất vinh dự là thành viên của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam- một trong những tập đoàn hùng mạnh của Việt Nam về công
nghiệp nặng. Công ty đã có nhiều thành tích xuất sắc khi tham gia xây dựng
các công trình điện, thực hiện vượt mức sản xuất kinh doanh, trở thành một
trong những công ty ưu tú của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam và Bộ công
nghiệp. Đặc biệt, công ty đã có thành tích lớn trong tham gia xây dựng công
trình đường dây 500 kV Bắc- Nam và được Thủ Tướng Chính Phủ khen tặng.
Phát huy các ngành nghề truyền thống, mạnh dạn mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh, thêm các sản phẩm mới, nên chỉ sau 5 năm đổi mới, Công ty đã
thực sự trở thành điểm sáng của ngành cơ khí điện.
Đằng sau mỗi thành công ấy là cả một sự cố gắng, tự tin đoàn kết của mỗi
CBCNV Công ty, và hơn thế là sự kế thừa những kinh nghiệm đúc kết của
một đơn vị Cơ khí mạnh với bề dầy hơn 30 năm hoạt động. Ban lãnh đạo
công ty hiểu rằng sự nghiệp đổi mới nào thì cũng bắt đầu từ con người, sản
phẩm nào muốn có chất lượng tốt cũng đều do con người tạo ra. Vì vậy, Công
ty luôn quan tâm đến đời sống người lao động, tập trung đào tạo bồi dưỡng để
công nhân làm chủ kỹ thuật, làm chủ khoa học công nghệ mới.
1.2 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chức năng phòng ban.
- Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi
mặt sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho 02 phó giám
đốc, giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp các phòng ban chức năng.
- Hai phó giám đốc:
+ Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách về mặt kỹ thuật, sản xuất của Công
ty. Tiến hành sản xuất kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân bổ nhiệm vụ cho


3

các phân xưởng, kiểm tra, giám sát kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu sản xuất
phương pháp kiểm tra chất lượng tối ưu nhằm giảm đến mức thấp nhất mọi
thiệt hại do sản phẩm hỏng gây nên và tận dụng triệt để phế liệu.
+ Phó giám đốc kinh doanh phụ trách về công tác tiêu thụ thành phẩm và
tìm hiểu thị thị trường.
- Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu hoàn hoàn thiện mô hình tổ
chức của Công ty ; đào tạo sắp xếp cán bộ công nhân viên ; Sản xuất quỹ
lương, định mức lao động, tổ chức ban hành các quy chế quản lý và sử dụng
lao động theo quy định của Nhà nước.
- Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán
trong toàn bộ công ty và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo nhà
nước theo đúng quy định.
- Phòng công nghệ và kỹ thuật : Điều hành các hoạt động về kỹ thuật và
công nghệ, bên cạnh đó phòng công nghệ còn có trách nhiệm về mặt kỹ thuật
và nghiên cứu mẫu mã của tất cả các mặt hàng đã và chưa có trong công ty,
ngoài ra phòng công nghệ còn chịu trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, sản
xuất và lập kế hoạch công nghệ để xác định tình hình thực hiện kế hoạch, tổ
chức đánh giá hàng hoá trong công ty.
- Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tiếp nhận các đơn đặt hàng trực
tiếp (khách hàng đến thẳng công ty) hoặc gián tiếp (khách hàng đặt hàng qua
đường điện thoại- nếu là khách hàng đã làm ăn với công ty nhiều năm )
phòng bán hàng còn chịu trách nhiệm theo dõi doanh thu bán hàng của công
ty trong tháng.
- Các phân xưởng sản xuất: Có trách nhiệm sản xuất theo kế hoạch sản
xuất của phòng kế hoạch đã lập.
Công ty giao kế hoạch, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện kế hoạch, áp
dụng các biện pháp kế toán, thưởng và chế độ trách nhiệm đối với tất cả công


4

nhân viên trong toàn công ty. Đảm bảo quyền lợi cả về mặt vật chất lẫn tinh
thần cho mọi cán bộ công nhân viên như chế độ Nhà nước quy định
- Phòng bảo vệ: Chịu trách nhiệm về công bảo vệ cho toàn Công ty.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

5

1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị điện
Hòa Năng
+ Sản xuất, mua bán các cấu kiện thép, sắt thép cho xây dựng (dầm cầu
thép, xà, thanh giằng, các cột tháp, cột ăng tên truyền hình, cột điện bằng thép
mạ kẽm có cấp điện áp đến 500kV, kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn của
các nhà máy thủy điện và nhiện điện) và kim loại màu;
+ Sản xuất thiết bị phân phối điện (phụ kiện đường dây) và trạm cao,
trung hạ thế;
+ Xây dựng công trình công nghiệp (xây lắp đường dây và trạm có cấp
điện áp đến 220kV, xây lắp các công tr ình viễn thông);
+ Xuất nhập khẩu những mặt hàng mà Công ty kinh doanh;
+ Sửa chữa thiết bị, xây lắp các công tr ình nhà máy nhiệt điện, thủy
điện;
+ Vận tải hàng hóa;
+ Môi giới thương mại ;
+ Đại lý mua- bán, ký gửi hàng hóa;
+ Đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập
nhật kiến thức; giáo dục đáp ứng nhu cầu người học (chỉ hoạt động sau khi
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);
+ Dịch vụ môi giới, tuyển chọn lao động và cung cấp nhân sự (không

bao gồm giới thiệu, tuyển chọn, cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp có
chức năng xuất khẩu lao động);
+ Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật);
+ Tư vấn quản lý kinh doanh;
+ Cho thuê kho, bãi đỗ xe;
+ Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh;
+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng;

6

+ Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;
+ Lắp đặt hệ thống điện;
+ Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước và lắp đặt hệ thống xây dựng khác;
+ Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa bằng kim loại;
+ Sản xuất thiết bị nâng hạ và bốc xếp;
+ Sửa chữa thiết bị điện;
+ Chế tạo sửa chữa, lắp đặt thiết bị chịu áp lực.
1.4 Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán công ty
* Tổ chức công tác kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty hình thành và phát triển cùng với sự ra đời
của Công ty Cổ phần thiết bị điện Hòa Năng. Công ty áp dụng hình thức tổ
chức kế toán tập trung. Bộ máy biên chế gọn, lực lượng lao động chủ yếu thuê
ngoài vì vậy phòng kế toán chỉ biên chế 3 người trong đó có 1 kế toán trưởng,
1 kế toán tổng hợp và 1 kế toán tiền mặt, tiền lương, quỹ.
Cơ cấu bộ máy kế toán
Sơ đồ 1.2: cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
* Chức năng, nhiệm vụ của mỗi người:
- Kế toán trưởng: Giúp Ban giám đốc chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn và
kiểm tra toàn bộ công tác kế toán. Điều hành công việc chung trong Phòng tài
chính- kế toán.

- Kế toán tổng hợp: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh. Tất cả các báo cáo của các đội sản xuất đều do kế toán tổng hợp duyệt.

7
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp
KT tiền mặt, tiền lương

- Kế toán tiền mặt, tiền lương: Chịu trách nhiệm viết phiếu thu, phiếu
chi trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ, tập trung vào sổ quỹ để hàng tháng đối
chiếu; Chịu trách nhiệm tính lương cho các cán bộ công nhân viên và lương
cho công nhân theo chế độ quy định.
- Đơn vị hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên; Tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ. Công ty đang sử dụng các sổ kế toán: Chứng
từ gốc, chứng từ ghi sổ, sổ quỹ và các sổ chi tiết, sổ cái.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra

8
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp Chứng
từ gốc
Sổ kế toán
chi tiết
Sổ quỹ
Chứng từ

ghi sổ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN HÒA NĂNG
2.1. Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty
Năm 2010 là một năm mà Công ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất,
kinh doanh do tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều biến
động phức tạp, khủng hoảng tài chính vẫn còn tiếp diễn, giá vật tư biến động
thất thường ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu đã ảnh
hưởng trực tiếp đến việc tìm kiếm việc làm, đặc biệt là chế tạo cột thép mạ
kẽm. Ban lãnh đạo và tập thể người lao động trong Công ty đã đồng tâm hiệp
lực cùng nhau vượt qua khó khăn thách thức, luôn tự đổi mới tư duy trong
điều hành sản xuất, kinh doanh, biết chuyển từ khó khăn thành thuận lợi, tạo
nên sức mạnh tổng hợp mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, cụ thể:
Bảng 2.1: Tài sản - nguồn vốn năm 2009 –2010
Đvt: Trđồng
STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 SO SÁNH 2010/2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền
Tỷ lệ
%

I Tài sản 315.337 100% 392.193 100% 76.856 24%
1 TSLĐ 280.357 89% 326.414 83% 46.057 16%
2 TSCĐ 34.980 11% 65.780 17% 30.800 88%
II Nguồn vốn 315.337 100% 392.193 100% 76.856 24%
1 Nợ phải trả 268.945 85% 326.786 83% 57.841 22%
2 Vốn CSH 46.392 15% 65.407 17% 19.015 41%
Nguồn: Phòng TC-KT Công ty
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng tài sản năm 2010 tăng 78.956 Tr

9

đồng tương ứng với 24% cho thấy tài sản của Công ty đã có những thay đổi
và có những dấu hiệu tăng dần. Trong đó tài sản lưu động tăng 46.057 tr đồng
tương đương 16%, tài sản dài hạn tăng 30.800 Tr đồng tương đương 88%.
Việc tăng về quy mô tài sản chủ yếu do tài sản lưu động tăng, nguyên nhân
tăng là do vốn bằng tiền của Công ty tăng, điều này cho ta thấy quá trình quản
lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty đã hợp lý về kết cấu. Tài sản cố định
năm 2010 so với năm 2009 giảm 3.343 Tr đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 41%
là do năm 2010 Công ty đã thanh lý một số thiết bị. So với năm 2009 nguồn
vốn năm 2010 78.956 Tr đồng tương ứng với 24%. Nguồn vốn kinh doanh
tăng là nợ phải trả tăng 22% tương đương 22% và vốn chủ sở hữu tăng 41%.
Như vậy quy mô tài sản, nguồn vốn của Công ty đang được mở rộng.
Bảng 2.2:Bảng các chỉ số thanh toán
Năm 2010 2009 2008 2007 2006
Chỉ số thanh toán hiện thời 0.69 1.823 2.218 2.402 1.089
Chỉ số thanh toán nhanh 1.09 0.18 0.77 2.05 0.99
(Nguồn:Tính toán từ báo cáo tài chính các năm từ 2006 đến 2010)
Chỉ số thanh toán hiện thời=Vốn lưu động/Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh =(Vốn lưu động-Giá trị lưu kho)/Nợ ngắn hạn
Nhận xét: Qua bảng 2.5 - bảng thể hiện hai chỉ số thanh toán qua các

năm từ 2006 tới 2010 ta thấy: Các chỉ số thanh toán khá lớn, chẳng hạn như
chỉ số thanh toán hiện thời đều lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng 1, chứng tỏ Công ty
có khả năng thanh toán cao.

10

2.2. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Như ta đã biết, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận
chủ yếu của mỗi doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính,
công ty không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, để hiểu được tình hình thực
hiện lợi nhuận ở Công ta hãy xem xét qua bảng kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Bảng 2.3: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đvt:Tr đồng
Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch Thực hiện So sánh
Thực hiện
2010/Kế
hoạch
2010
Thực hiện
2010/Thực
hiện 2009
1. Doanh thu
thuần
321.226.269 315.689.000 383.713.000 121,54 122,89
2.Tổng lợi
nhuận kế toán
trước thuế
11.532.402 10.620.000 28.329.644 266,75 245,65

3. Lợi nhuận
sau thuế
9.972.313 9.292.500 26.969.191 290,22 270,44
Nguồn: Phòng TC-KT Công ty
Qua bảng số liệu trên, ta thấy lợi nhuận của Công ty có chiều hướng
giảm. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, vì thế nếu tăng
được doanh thu sẽ trực tiếp góp phần tăng lợi nhuận. Ta thấy năm 2010, tổng
doanh thu thực hiện tăng 21,54% so với kế hoạch - Tổng lợi nhuận trước thuế
thực hiện tăng 166,75% so với kế hoạch. Hơn nữa, doanh thu và lợi nhuận
năm sau luôn lớn hơn các năm trước. Đây là thành tích đáng mừng của công
ty trong giai đoạn vừa qua.

11

- Khả năng sinh lời năm 2010
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản: 6,87%
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần: 7,02%
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu: 43,07%
Ta thấy các chỉ tiêu sinh lời của công ty luôn ở mức cao.

12

CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
ĐIỆN HÒA NĂNG
3.1 Những kết quả đạt được
- Ngày 06/10/2010 cổ phiếu PEC chính thức được giao dịch trên sàn
UPCoM của HNX và đến ngày 10/3/2011, số cổ phiếu được lưu ký trên
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là 1.226.870 cổ phiếu/2.430.000
cổ phiếu.

- Đã sửa chữa Nhà ăn ca, Nhà làm việc, cải tạo trạm phân phối điện, xây
dựng mới văn phòng Xưởng Mạ.
- Đã mua sắm máy móc, thiết bị như: Máy trộn Nhũ Tương vào Dầu FO,
Palăng Huyndai loại 2T và 1T cho Xưởng Mạ; Máy dập 70T và máy cán tôn
sóng cho Xưởng Cơ khí; Máy Sấn tôn, máy cắt thép tấm cho Xưởng KCT và
một Với các cán bộ công nhân viên có tay nghề, kinh nghiệm với đội ngũ
công nhân lành nghề, Công ty đã sản xuất được nhiều nhóm sản phẩm giao
thông thuỷ lợi có chất lượng tốt, tạo được sự tin cậy của khách hàng.
3.2 Những hạn chế
Bên cạnh những thành quả đạt được Công ty cũng gặp phải những khó
khăn như là :
+ Công ty còn là một công ty nhỏ, hoạt động ở địa bàn huyện, nên trang
thiết bị còn sơ sài.
+ Các khoản chi phí còn cao như giá thành sản xuất, chi quản lý doanh
nghiệp.
+ Hoạt động của Công ty chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều này tuy là phù hợp với đặc điểm của Công ty tuy nhiên mảng hoạt động
tài chính lại thấp và giảm hơn năm trước, Công ty đã không thể tăng lợi nhuận

13

qua hoạt động này.
3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan:
- Có sự cạnh tranh của các Công ty cùng ngành.
- Công tác quản lý sản xuất đôi khi còn nhiều hạn chế, bất cập.
- Giá cả của nguyên vật liệu thường không ổn định và có xu hướng tăng
dần nên đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ tổ chức, quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác

quản lý mới.
- Nguồn vốn kinh doanh còn nhỏ nên chưa có điều kiện để triển khai
các hoạt động tài chính.
- Công nhân thuê ngoài và chủ yếu là lao động phổ thông nên nhiều lúc
không đủ chuyên môn cho những nhóm sản phẩm có tầm vóc lớn.
3.4 Định hướng của Công ty
- Phát triển bền vững, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kinh
doanh năm 2011; Đảm bảo cổ tức, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao
động; Tạo lợi nhuận và bảo đảm an sinh xã hội;
- Trở thành Công ty đa ngành nghề, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có
chất lượng cao, có uy tín và thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước
- Đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất thiết bị kết cấu
thép, mạ kẽm cho các nhà máy điện tại KCN huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương.
Ngoài ra, Công ty còn có các mục tiêu sau:
a) Công ty tập trung vào sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí phi tiêu
chuẩn, phấn đấu đưa thương hiệu PEC thành thương hiệu uy tín chuyên
nghiệp hàng đầu về sản xuất, gia công sản phẩm cơ khí phi tiêu chuẩn;

14

b) Lập kế hoạch về đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, ngoại ngữ đáp ứng công tác quản lý điều hành của Công ty
trong giai đoạn mới;
c) Công ty dự kiến triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng mới Nhà máy
sản xuất thiết bị kết cấu thép mạ kẽm cho các n hà máy điện tại KCN thuộc
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương với tổng vốn đầu tư là 51,689 tỷ đồng và
tham gia thực hiện dự án sản xuất Công tơ điện thông minh và Đèn tiết kiệm
điện (LED) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
d) Tập trung vào các dự án có khả năng thu hồi vốn nhanh, tỷ suất sinh

lời cao;
đ) Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2012 đã
được

15

KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập ngắn ngủi của công ty, bằng những hiểu biết hạn
hẹp của mình em nhận thấy nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của
công ty là vấn đề sống còn và cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Vì
vậy, em đã viết báo cáo tổng quan về Công ty. Tuy vậy, em cũng nhận thấy
rằng vấn đề mình đưa ra là rộng và khó so với những kiến thức về tài chính
mà em thu nhận được. Những kiến thức em đưa ra về đề tài này không tránh
khỏi thiếu sót: Phần cơ sở lý luận chung chỉ để là tài liệu tham khảo; Phần
thực trạng mang nhiều ý kiến chủ quan. Do đó, em mong rằng bằng những cố
gắng và nỗ lực của mình trong khi phân tích sẽ được đáp lại bằng sự đóng
góp ý kiến của thầy cô, các bạn, công ty những người quan tâm đến nội dung
nầy để vấn đề này ngày một hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn các cô, các chú, các anh chị trong công ty
đặc biệt là ở phòng kế toán tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành chuyên đề này. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, thạc sĩ
…. đã hướng dẫn em về kiến thức để em có thể tiếp cận vấn đề này tốt hơn,
với nội dung rộng và khó của chuyên đề, những khiếm khuyết xảy ra là điều
không thể tránh khỏi, em mong thầy thông cảm và bỏ qua.

16

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN HÒA NĂNG 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2 Cơ cấu tổ chức 3
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 5
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị điện Hòa
Năng 6
1.4 Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán công ty 7
Cơ cấu bộ máy kế toán 7
Sơ đồ 1.2: cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 7
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 8
CHƯƠNG II 9
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN HÒA NĂNG 9
2.1. Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty 9
2.2. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 11
Bảng 2.3: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN HÒA NĂNG 13
3.1 Những kết quả đạt được 13
3.2 Những hạn chế 13
3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 14
3.4 Định hướng của Công ty 14


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN HÒA NĂNG 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2 Cơ cấu tổ chức 3

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 5
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị điện Hòa
Năng 6
1.4 Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán công ty 7
Cơ cấu bộ máy kế toán 7
Sơ đồ 1.2: cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 7
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 8
CHƯƠNG II 9
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN HÒA NĂNG 9
2.1. Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty 9
2.2. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 11
Bảng 2.3: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN HÒA NĂNG 13
3.1 Những kết quả đạt được 13
3.2 Những hạn chế 13
3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 14
3.4 Định hướng của Công ty 14

×