Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DĐịnh hướng ôn thi tót nghiệp năm 2011.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.79 KB, 3 trang )

Thứ Sáu, 08/04/2011, 07:32 (GMT+7)
Công bố định hướng đề thi tốt nghiệp THPT
TT - 50% nội dung đề thi tốt nghiệp sẽ đòi hỏi thí sinh phải biết vận dụng kiến thức
mới làm được bài, tiếp tục ra các câu hỏi mở trong đề thi các môn tự luận là những
thông tin quan trọng liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 được Bộ GD-ĐT
công bố chiều 7-4.
>> Đề thi tốt nghiệp THPT 2011: Theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 sẽ cụ thể hóa yêu cầu vận dụng kiến thức. Trong ảnh: học
sinh lớp 12 Trường THPT dân lập Thái Bình (TP.HCM) ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp -
Ảnh: Như Hùng
Cuộc họp báo thường kỳ quý 1-2011 được Bộ GD-ĐT tổ chức chiều 7-4 dưới sự chủ trì của
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa. Chủ đề được đại diện các cơ quan báo chí quan tâm, tập
trung chất vấn là những nội dung liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 được đại
diện Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - đơn vị chịu trách nhiệm ra đề thi và Vụ
Giáo dục trung học - đầu mối hướng dẫn ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi - đưa ra tại cuộc họp
báo.
50% nội dung đề yêu cầu vận dụng kiến thức
Ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm
định chất lượng giáo dục, cho biết định hướng đối với đề thi
các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2011 là yêu cầu vận dụng
kiến thức trong đề thi sẽ chiếm 50% nội dung và điểm số,
50% còn lại là để kiểm tra kiến thức.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên về định hướng liên quan trực tiếp đến thí sinh trong kỳ thi
tốt nghiệp THPT này, ông Nghĩa cho biết 50% nội dung đề thi yêu cầu thí sinh phải biết vận
dụng kiến thức là một định hướng mới sẽ thực hiện trong việc ra đề thi tốt nghiệp năm 2011.
Nhưng ông Nghĩa cũng khẳng định: “Định hướng này sẽ chỉ cụ thể hơn mức độ yêu cầu của
đề thi đã được đề cập trong quy chế và các văn bản hướng dẫn dạy - học và thi tốt nghiệp
của bộ chứ không làm thay đổi nhiều lắm trong cấu trúc, nội dung, mức độ yêu cầu của đề
thi. Do đó, có thể nói đề thi vẫn giữ khá ổn định so với năm trước”.
Theo ông Nghĩa, cụ thể hóa yêu cầu vận dụng kiến thức trong đề thi là một biện pháp để
thực hiện triệt để, hiệu quả hơn yêu cầu đã được đặt ra nhiều năm qua đối với đề thi tốt


nghiệp THPT là phải để HS tránh học vẹt, học tủ, chỉ học thuộc lòng mà không vận dụng
được kiến thức
Đối với câu hỏi của Tuổi Trẻ về việc định hướng ra đề thi nêu trên có tương đồng với định
hướng chung về mức độ yêu cầu đề thi tốt nghiệp của Bộ GD-ĐT phải đảm bảo HS có học
lực trung bình, có ôn tập là có thể đạt được điểm 5 trở lên, ông Nghĩa cho rằng: “Đối với
HS có học lực trung bình, khi tốt nghiệp THPT cũng phải có kỹ năng vận dụng kiến thức chứ
không thể chỉ học thuộc lòng kiến thức”.
Giải đáp cụ thể hơn về định hướng 50% nội dung đề thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ gắn
với yêu cầu đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, ông Vũ Đình Chuẩn - vụ trưởng Vụ
Giáo dục trung học - khẳng định điểm mới này đã được Bộ GD-ĐT triển khai cụ thể ngay từ
đầu năm học trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của giáo dục phổ thông ban
hành từ tháng 8-2010 đến các văn bản hướng dẫn về thi kiểm tra đánh giá, hướng dẫn ôn
tập thi tốt nghiệp Vì vậy đó không phải là một yêu cầu mới gây bất ngờ đối với thí sinh và
các trường THPT.
Ông Chuẩn nhìn nhận: “Trong dạy - học, lâu nay Bộ GD-ĐT vẫn đặt ra yêu cầu HS phải học
theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình. Thi cử, đánh giá trên cả ba khía cạnh nhận
biết, thông hiểu và vận dụng. Tuy nhiên phải thừa nhận trên thực tế những năm qua, HS khi
làm bài thi chủ yếu vẫn tập trung vào yêu cầu nhận biết.
Vì vậy, năm nay ngay từ hướng dẫn đầu năm học đến các văn bản hướng dẫn ôn tập thi,
chúng tôi đều nhấn mạnh yêu cầu nhà trường, giáo viên chú trọng việc hướng dẫn HS trong
quá trình học tập, kiểm tra, ôn tập chú ý kết hợp cả ba kỹ năng nhận biết, thông hiểu và vận
dụng kiến thức”.
"Đặt ra yêu cầu 50% nội dung
đề thi phải đòi hỏi thí sinh giải
quyết bằng kỹ năng thông
hiểu, vận dụng kiến thức là
làm rõ hơn những nội dung
chúng tôi đã triển khai hướng
dẫn từ đầu năm học mà các
nhà trường đã phải thực hiện,

hướng dẫn cho HS trong quá
trình học tập và ôn tập."
Ông VŨ ĐÌNH CHUẨN
Được tổ chức thi thử?
Trao đổi về phản ảnh của các phóng viên liên quan đến việc tổ chức thi thử tốt nghiệp ở các
trường THPT, trong đó có ý kiến cho rằng nhiều trường đang tổ chức thi thử một cách nặng
nề, gây áp lực tâm lý căng thẳng cho thí sinh, ông Trần Văn Nghĩa cho biết: trong các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT đều không đặt ra vấn đề tổ chức thi thử tốt nghiệp
cho HS.
Việc các trường tổ chức thi thử hay không là nằm trong phạm vi chỉ đạo của các sở GD-ĐT
địa phương và thuộc quyền chủ động của hiệu trưởng các trường THPT. Tùy từng địa
phương chọn phương thức thực hiện, bộ không có quy định phải tổ chức hay không được tổ
chức thi thử.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng nêu quan điểm cá nhân: “Theo cá nhân tôi, thi thử cũng có tác
dụng nhất định có lợi cho thí sinh và nhà trường. Nhà trường có thể nắm được tình hình ôn
tập, khả năng của HS để tiếp tục tổ chức ôn tập, thí sinh có thể định lượng được khả năng
của mình, có sự điều chỉnh cách ôn tập cho phù hợp. Khi tổ chức thi thử như một kỳ thi thật,
nhà trường và giáo viên sẽ rất vất vả ”.
Về vấn đề này, ông Vũ Đình Chuẩn cho rằng việc tổ chức thi thử là một giải pháp chuẩn bị
cho kỳ thi tốt nghiệp và thuộc quyền chủ động của các nhà trường. “Giáo viên, nhà trường
cần có những kênh để thu thập thông tin, đánh giá kết quả ôn tập của HS nhằm có điều
chỉnh hợp lý, kịp thời hướng dẫn từng nhóm HS ôn tập phù hợp. Thi thử trong trường hợp
này giống như khảo sát kỹ năng, kiến thức của HS.
Nhưng tất nhiên khi tổ chức thi thử cần có sự đồng thuận của HS, phụ huynh HS với chủ
trương của nhà trường. Cũng không nên lạm dụng, tổ chức thi thử quá nhiều để khỏi ảnh
hưởng đến thời gian, tâm lý, sức khỏe của thí sinh”- ông Chuẩn lưu ý thêm.
Đề thi có câu hỏi mở
Cũng liên quan đến đề thi, trả lời câu hỏi của các phóng viên: Năm nay đề thi tốt nghiệp
THPT có tiếp tục ra các câu hỏi mở, ông Trần Văn Nghĩa cho biết: “Đề thi phải tuân thủ
theo các quy định của quy chế. Năm nay quy chế tốt nghiệp THPT không có thay đổi. Như

vậy, đề thi tiếp tục ra theo hướng bám sát chương trình, tránh học tủ, học vẹt, đánh giá
đúng khả năng và kiến thức của thí sinh. Câu hỏi mở trong đề thi là nhằm mục đích này.
Vì vậy đề thi tốt nghiệp các môn tự luận năm nay sẽ tiếp tục có các câu hỏi mở”.
THANH HÀ

×