Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh ban hành.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.81 KB, 37 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động giao tiếp của nhân loại chủ yếu được thực hiện bằng ngôn ngữ.
Phương tiện giao tiếp này được sử dụng ngay từ buổi đầu của xã hội loài người.
Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thực hiện giao tiếp ở những khoảng
cách vô tận. Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, ngôn bản được tồn tại dưới
nhiều dạng khác nhau như âm thanh (lời nói), hoặc ghi dưới dạng chữ viết.
Ngôn bản được ghi lại dưới dạng chữ viết gọi là văn bản. Trong quá trình quản
lý nhà nước, văn bản là phương tiện công cụ để truyền tải thông tin, để các cơ
quan nhà nước cụ thể hoá và truyền đạt kịp thời các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống.
Sau một thời gian thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh, em đã
tìm hiểu và tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế về hoạt động
quản lý nhà nước. Qua đợt thực tập này đã góp phần cũng cố vững chắc những
kiến thức lý thuyết mà chúng em đã được học, tạo cơ hội cho chúng em có dịp
kiểm nghiệm cũng như rèn luyện được các kỹ năng làm việc của cán bộ công
chức, tìm hiểu thực tế các kỹ năng, nghiệp vụ Hành chính.
Những đợt thực tập như thế này rất bổ ích và có ý nghĩa lớn đối với em.
Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Học viện, Khoa Văn bản và Công nghệ
hành chính, các cô, chú, anh, chị công tác tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có dịp cọ xát với thực tế và giúp đỡ em hoàn
thành tốt đợt thực tập này.
2
PHẦN I: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
I. Kế hoạch thực tập
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã
học, Học viện đã tổ chức các đợt thực tập cho sinh viên khoá V trong hai tháng
(từ 25-02-2008 đến 25-04-2008).Trong thời gian thực tập tại Uỷ ban nhân dân
thành phố Vinh, em đã xây dựng kế hoạch thực tập cụ thể như sau:
1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
2. Tìm hiểu biên chế, chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên


môn trực thuôc Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
3. Tìm hiểu quy trình làm việc của trung tâm một cửa.
4. Tìm hiểu chế độ công vụ, công chức của Uỷ ban nhân dân thành phố
Vinh.
5. Tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban
nhân dân thành phố Vinh ban hành.
Để thực hiện tốt kế hoạch này, em rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
II. Những việc đã làm
Trong hai tháng thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh em đã được
thực hành nhiều kiến thức khác nhau. Dưới đây là một số công việc mà em đã
thực hiện trong hai tháng vừa qua.
3
Thời gian (Tuần) Nhũng việc đã làm
Tuần 1 (25-2 đến 2-3) Liên hệ thực tập,
Tìm hiểu khái quát về Uỷ ban nhân dân thành
phố Vinh.
Tuần 2 (3-3 đến 9-3) Tìm hiểu cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân
thành phố Vinh.
Tuần 3 (10-3 đến 16-3) Tìm hiểu biên chế, chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của các phòng ban chuyên môn trực
thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
Tuần 4 (17-3 đến 23-3) Tìm hiểu chế độ công vụ, công chức của Uỷ
ban nhân dân thành phố Vinh,
Nghiên cứu tài liệu tại phòng Tư pháp.
Tuần 5 (24-3 đến 30-3) Thu thập thông tin phục vụ cho báo cáo thực
tập,
Sắp xếp tài liệu tại phòng Tư pháp và phòng
Nội vụ.

Tuần 6 (31-3 đến 6-4) Nghiên cứu tài liệu,
Sắp xếp tài liệu,
Thực hành đóng dấu tại phòng Tư pháp.
Tuần 7 (7-4 đến 13-4) Quan sát, tìm hiểu chế độ làm việc của trung
tâm một cửa.
Tuần 8 (14-4 đến 20-4) Viết báo cáo thực tập.
Tuần 9 (21-4 đến 25-4) Hoàn thiện báo cáo thực tập.
III. Một số kết quả đạt được
Sau hai tháng thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh đã giúp em
tiếp xúc với môi trường công việc năng động và sáng tạo. Đây là cơ hội tốt để
cho bản thân em thực hành những kiến thức đã học trong bốn năm qua. Vì vậy,
kết thúc quá trình thực tập em đã đạt được một số kết quả sau đây:
Nắm vững cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh;
4
Nắm vững cơ chế hoạt động của trung tâm một cửa và tham gia tiếp nhận
hồ sơ của công dân tại trung tâm một cửa;
Thành thục kỹ năng đóng dấu và lưu trữ tài liệu;
Nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân
thành phố Vinh trong mấy năm gần đây thông qua việc sắp xếp văn bản của Uỷ
ban theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000;
Hoàn thành 01dự thảo báo cáo tuyên truyền và phổ biến pháp luật dưới sự
hướng dẫn của các anh chị chuyên viên phòng Tư pháp;
Tham gia đầy đủ các hoạt động do Thành đoàn thành phố phát động chào
mừng ngày thành lập đoàn 26-3.
PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
5
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong quá trình quản lý nhà nước, sản phẩm của các cơ quan quản lý nhà
nước là các quyết định quản lý, đó là các quyết định thành văn (văn bản hóa).
Văn bản có một vai trò to lớn trong quá trình quản lý, vì văn bản đảm bảo thông
tin cho hoạt động quản lý, truyền đạt các quyết định quản lý, kiểm tra theo dõi
các hoạt động của bộ máy lãnh đạo, là công cụ để xây dựng hệ thống pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật có chứa trong đó những quy tắc xử sự
chung, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc hay từng địa phương và được nhà
nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố
Vinh ban hành ra để thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ quan nhà
nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh
tế - xã hội, cũng cố an ninh - quốc phòng trên địa bàn thành phố nhằm đưa chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống
trên địa bàn thành phố Vinh.
Trong thời gian qua, Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh đã làm tốt công tác
xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn do chưa có một quy trình
chuẩn để xây dựng và ban hành văn bản. Đây là vấn đề cấp thiết và hết sức quan
trọng, vì vậy em chọn đề tài “Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh” làm nội dung nghiên
cứu trong báo cáo thực tập này.
Quy trình “Xây dựng và ban hành văn bản quy pham pháp luật của Uỷ
ban nhân dân thành phố Vinh” do phòng Tư pháp soạn thảo theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000.
Kết cấu nội dung gồm có 3 chương:
6
Chương I: Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Chương II: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của thành phố Vinh

Chương III: Giải pháp hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh
CHƯƠNG I
7
QUY TRÌNH CHUNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản có thể đưa ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội. Đó là hệ thống văn bản được xác định chặt chẽ về thẩm quyền, nội
dung, hình thức và quy trình ban hành. Theo luật định, đó là văn bản quy phạm
pháp luật.
Theo quy định tại Điều 1, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
1996, được sửa đổi bổ sung 2002: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định,
trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm
điều chỉnh mối quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
1.2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
* Thẩm quyền ban hành
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong
luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luât năm 1996, được sửa đổi, bổ sung
năm 2002, trong đó quy định rõ như sau:
Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết.
Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết.
Văn bản do Chủ tịch nước ban hành: lệnh, quyết định.
Văn bản do Chính phủ ban hành: nghị quyết, nghị định.
Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành: quyết định, chỉ thị.
Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành: quyết
định, chỉ thị, thông tư.
Văn bản do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành: nghị

quyết.
Văn bản do Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao ban hành: quyết định, chỉ thị, thông tư.
8
Văn bản do Hội đồng nhân dân ban hành: nghị quyết.
Văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành: quyết định, chỉ thị.
* Văn bản quy phạm pháp luật có chứa các quy tắc xử sự chung
Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, cá nhân, tổ
chức khi tham gia vào quan hệ xã hội bị quy tắc đó điều chỉnh thì phải tuân thủ
thực hiện.
* Đối tượng áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ vào thẩm quyền ban hành và nội dung của từng văn bản quy pạm
pháp luật mà áp dụng với các đối tượng khác nhau, có thể văn bản đó được áp
dụng cho toàn xã hội hoặc chỉ áp dụng cho một bộ phận trong xã hội.
* Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật được quy định hiệu lực về thời gian, không
gian. Văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng trong một thời gian dài, không
gian rộng lớn cho đến khi có một văn bản khác thay thế, bãi bỏ, phủ quyết văn
bản đó.
* Ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiệ bằng tiếng Việt. Ngôn ngữ sử
dụng trong văn bản phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.
* Số và ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật phải được đánh số thứ tự cùng với nămban
hành và ký hiệu cho từng loại văn bản.
1.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Hệ thống văn bản pháp luật bao gồm:
Văn bản luật:
Hiến pháp ( Hiến pháp và các đạo luật về bổ sung hay sửa đổi Hiến pháp)
Luật, các đạo luật.

Văn bản dưới luật mang tính chất luật:
Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Lệnh của Chủ tịch nước
9
Quyết định, pháp lệnh của Chủ tịch nước
Văn bản dưới luật lập quy ( thường gọi là văn bản pháp quy)
Nghị quyết của Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao,
Hội đồng nhân dân các cấp.
Nghị định của Chính phủ
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,Chánh án Toà án nhân dân tối cao,
Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp .
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao,
Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp .
Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Văn bản liên tịch
giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
2.1. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân
dân cấp huyện
Căn cứ vào luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Uỷ ban nhân dân
cấp huyện có thẩm quyền ban hành các loại văn bản như: quyết định, chỉ thị.
2.2. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
2.2.1. Nội dung quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyênh được ban hành để thực hiện
chủ trương, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, du lịch, dịch vụ, giáo dục, y
tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, khoa học - công nghệ, tài nguyên

- môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách
dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dụng chính quyền địa
phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn huyện.
2.2.2. Nội dung chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
10
Chỉ thi của Uỷ ban nhân dân cấp huyện được ban hành để quy định biện
pháp chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của
mình.
3. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ
ban nhân dân cấp huyện
3.1. Khái niệm quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là trình tự
các bước mà các cơ quan tổ chức có thẩm quyền nhất thiết phải tuân thủ khi xây
dựng và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm
vi hoạt động của mình.
3.2. Ý nghĩa của việc tuân thủ quy trình
Công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa to lớn trong
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, việc tuân thủ quy trình
xây dựng và ban hành văn bản sẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý cũng như tính
khả thi của văn bản; tức là văn bản ban hành phù hợp với chủ trương, đường lối
của Đảng, nhà nước và các quy định của pháp luật. Đồng thời, tuân thủ quy trình
này sẽ đảm bảo chất lượng của văn bản, phù hợp với tình hình phát triển của xã
hội. Mặt khác, tuân thủ quy trình xây dựng và ban hành văn bản sẽ tạo điều kiện
cho việc ban hành văn bản được thống nhất hơn, tránh tình trạng văn bản này
mâu thuẫn, chồng chéo lên văn bản khác. Đặc biệt, tuân thủ quy trình xây dựng
và ban hành văn bản sẽ giúp cho công tác xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật được thuận lợi và dễ dàng hơn.

3.3. Văn bản pháp luật quy định về quy trình xây dựng và ban hành văn
bản quy phạm pháp luật
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy
định trong các văn bản sau:
11
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, được sửa đổi, bổ
sung năm 2002;
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân;
Nghị định 161/2005/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật;
Nghị định 91/2006/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân.
3.4. Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Uỷ ban nhân dân cấp huyện gồm các bước cơ bản sau đây:
3.4.1. Soạn thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân phân công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và
tờ trình dự thảo quyết định, chỉ thị.
Căn cứ vào tính chất, nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan
soạn thảo tổ chức kấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự
tác động trực tiếp của quyết định, chỉ thị.
Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định, chỉ

thị.
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của
quyết định, chỉ thị thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề
cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất năm ngày, kể từ ngày tổ chức
12
lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định, chỉ
thị.
3.4.2. Thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện
Dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải được cơ
quan tư pháp cùng cấp thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân. Chậm nhất là
mười ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ
dự thảo quyết định, chỉ thị đến cơ quan tư pháp để thẩm định. Phạm vi thẩm
định của cơ quan tư pháp bao gồm:
Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết
định, chỉ thị;
Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị
với hệ thống pháp luật;
Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Cơ quan tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo quyết
định, chỉ thị. Chậm nhất là bảy ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan
tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.
3.4.3. Xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân
cấp huyện
Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ trình duyệt dự thảo văn bản lên cấp
trên xem xét và thông qua. Thông qua và ký ban hành văn bản đúng thẩm quyền
và thủ tục luật định.Việc thông qua văn bản được tiến hành hình thức tổ chức
phiên họp. Người ký ban hành văn bản phải chịu trách nhiệm pháp lý về văn bản
mình ký, do vậy trước khi ký cần xem xét kỹ về nội dung và thể thức của văn
bản.

- Việc xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị tại phiên họp Uỷ ban
nhân dân được tiến hành theo trình tự sau:
Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo quyết định, chỉ thị;
Đại diện cơ quan tư pháp trình bày báo cáo thẩm định Uỷ ban nhân dân
thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị.
13
- Dự thảo quyết định, chỉ thị được thông qua khi có quá nửa số thành viên
Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành quyết
định, chỉ thị.
3.4.4. Công bố
Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện phải được niêm
yết tại trụ sở của cơ quan ban hành và những địa điểm khác do Uỷ ban nhân dân
quyết định. Đồng thời các văn bản này cũng phải được đưa tin trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
3.4.5. Gửi và lưu trữ văn bản
Văn bản sau khi được ký ban hành phải được làm thủ tục gửi đi kịp thời
và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
14
CHƯƠNG II
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH
1. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân
thành phố Vinh
1.1. Khái quát về thành phố Vinh
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Nghệ
An. Tuy diện tích không lớn nhưng Vinh là đô thị được hình thành khá sớm, nổi
tiếng với truyền thống hiếu học, yêu nước giàu tinh thần cách mạng với nhiều
dấu mốc lịch sử quan trọng.
Năm 1786, sau khi đập tan chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ kéo

quân ra Bắc dẹp chúa Trịnh đã bỏ đường Thượng đạo mà đi theo đường Gián
đạo đã phát hiện ra vùng đất Yên Trường(Vinh ngày nay). Sau khi dẹp tan quân
Trịnh thống nhất đất nước, Nguyễn Huệ đã chọn Yên Trường làm kinh đô với
tên gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Đây được coi là dấu ấn lịch sử quan trọng
của thành phố Vinh.
Dưới các triều đại phong kiến Vinh là một trong những trung tâm học vấn
lớn ở trong nước. Do đó, Vinh nổi lên như một đô thị trung tâm công nghiệp của
miền Trung với nhiều nhà máy, xí nghiệp, bến cảng…Vinh cũng là thành phố
của thợ thuyền với hàng vạn công nhân. Với tinh thần yêu nước sâu sắc, nhân
dân thành Vinh đã có nhiều chiến công vang dội trong lịch sử cách mạng của
dân tộc mà tiêu biểu là phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết
Nghệ Tĩnh.
Ngày 24 - 01-1946, Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 2 tạm coi Vinh là
thị xã. Ngày 10- 10-1963, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 148/CP thành
lập thành phố Vinh.Vinh lúc này được coi là một trong năm thành phố công
nhiệp lớn nhất miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ngày 13-8-1993, Thủ tướng Chính
phủ ra quyết định công nhận Vinh là đô thị loại II. Ngày 30-9-2005, Chính phủ
15

×