Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Tuyển chọn những bài văn nghị luận hay lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.28 KB, 71 trang )

Suy nghĩ của bản thân khi nhìn những em bé
không nơi nương tựa
Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải
nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi
bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó
khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã
hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho
tâm hồn mình.
Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường
riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn
nhỏ như các em được cha mẹ nâng niu, chăm bẵm, lo lắng cho
từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ quần áo mới
đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn
bươn bải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi
khi thì bị hắt hủi, khi bị đáng đuổi và cả những khi nhịn đói chịu
rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước khi đến với đám bạn
nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi
hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có
em mất cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì
nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng
trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa
nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn
lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống.
Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi,
khổ cực. Các em không được vui chơi, không được đến trường. Đã
có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa
trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày,
báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư.
Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách.
Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật
khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều


tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn
đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ
xem số phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành
những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường phố chúng lại đến
với song sắt nhà tù.
Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai
mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những
người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên
con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc
rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn
bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những
mùa đông rét mướt.
Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ
vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không
người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết
nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà
mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì
cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột
đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ qun tâm giúp đỡ để hạn chế
những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không
phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu
thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta
đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn
trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.
Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đành lá rách”, đã
khuyên chúng ta:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi
con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời

đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động
với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật
tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu
thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn
hơn.
Cảm xúc khi đứng trước cánh đồng lúa chín
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi
đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu
vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông
như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối
hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt
nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên
những gương mặt hân hoan.
Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm
xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng
nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình
cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu
nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn.
Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao
nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của
con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt
thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào
đã được giải phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn
rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì
trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng

của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm
phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu
ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết
ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công
trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những
mùa vàng bội thu.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt
của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi
làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi
thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình.
Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu
đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng
giàu đẹp.
Bình giảng một bài thơ em yêu thích
Nhà thơ Vũ Duy Thông sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944; nguyên
quán: Tự Lập, Mê Linh, Vĩnh Phúc; từng là phóng viên mặt trận,
làm báo nhiều năm. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Tiến
sĩ Mĩ học, hiện công tác tại Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
Tác phẩm đã xuất bản: Nắng trung du (1979); Những đám lá đổi
màu (1982); Tình yêu người thợ (1987); Gió đàn (1989); Trái đất
không chỉ có một người (1991); Ai là bạn tốt (1978); Cây bưởi
ngây thơ và con bướm sặc sỡ(1980); Chú tôm gõ mõ (1981); Cuộc
phiêu lưu kỳ lạ của ong vàng (1982); Chiếc kẹo tàng hình (1987);
Xứ sở không người (1987); Chiếc nồi trên vách đá (1988); Mèo
con và cáo đỏ đuôi (1983); Thỏ rừng hóa hổ (1988); về thăm bà
nội (1993) Nhà thơ đã được nhận: hai giải thưởng sáng tác cho
thiếu nhi do Nhà Xuất bản Kim Đồng và Trung ương Đoàn tổ chức
(1978 và 1988); Giải ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1969).
Bài thơ được hình thành sau chuyến đi thực tế, khi ấy Vũ Duy
Thông lù một nhà báo trẻ được cử làm phóng viên thường trú

Thông tấn xã Việt Nam tại Hà Tĩnh nãm 1968. Con sông La trong
bài thơ - theo tác giả - được bắt nguồn từ hai con sông Ngàn Trươi
và Ngàn Phố chảy từ Trường. Sơn qua hai huyện Hương Khê vã
Hương Sơn gặp nhau tại cuối huyện Hương Sơn, trở thành ranh
giới tự nhiên của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cuối dòng, sông
La hòa với sông Lam đổ ra biển.
Sông La nước trong xanh, hiền hòa quanh năm, hai bên sông là
xóm làng trù phú, yên bình đó cũng là khung cảnh chất chứa
nhiều sức gợi để khi viết, tác giả trào dâng cảm xúc:
Bè ta xuôi sông La
Dẻ cau cùng táu mật
Muồng đen và trai đất
Lứt chun rồi lút hoa
Không biết có phải vì tác giả đã cùng những bè gỗ ấy xuôi dòng
trong tâm trạng dạt dào cảm xúc mà lời thơ ở đây được cất lên như
lời hát với âm vực rộng mở, phóng túng, mênh mang đến thế! Câu
thơ đầu có hình thức như là một câu thông báo, nhưng lại được sắp
xếp bằng một chuỗi ngôn ngữ mang tính biểu cảm: Bè ta xuôi sông
La. Bắt đầu từ một điểm xuất phát: "Bè" rồi ý thơ như cũng "dời
chỗ" trôi theo, cùng những lâm sản quí. Có cảm giác các loại gỗ
được ken lại với nhau qua các từ nối "cùng", "vù", "rồi" kết thành
bè - để bắt đầu một hành trình hối hả về xuôi. Hãy cùng hành trình
với dòng sông:
Sông La ơi sông La trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát
mươn mướt đôi hàng mi Câu mở đầu khổ thơ thứ hai có dáng dấp
một tiếng gọi thiết tha, đồng thời cũng có dáng dấp một lời hát trữ
tình trước dòng sông thật dẹp: "Sông La ơi sông La". Đây là câu
thơ có tính chất "bắc cầu" cho việc chuyển giọng của bài thơ. Đang
giọng kể ở khổ thơ trước, đến đây lời thơ bỗng chuyển sang giọng
miêu tả một cách trìu mến. Nhìn ra dòng sông "trong veo như ánh

mắt " không khó, nhưng nhận ra ánh mắt ấy trong mối liên hệ với
"hàng mi" mới đòi hỏi sự xuất hiện đúng lúc của hồn thơ. Thông
thường thì kết quả ấy phải xuất phát từ điểm nhìn ở trên cao - song
ở đây, ngay ở trên sông, để có được ý thơ, dường như tác giả đã lùi
sâu vào bầu trời tâm tưởng, để mặc cho trí tưởng tượng của mình
được tự do cất cánh giữa miền sông nước trong veo và đôi bờ xanh
mươn mướt. Một khoảnh khắc lãng mạn hiếm có trong những năm
tháng mà bom đạn của không quân Mỹ đang ngày đêm cày xới
miền Trung. Đó cũng là phút giây bâng khuâng, xúc cảm trào dâng
của tác giả giữa một vùng đất, vùng trời tươi đẹp:
Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả.
Hình ảnh những chiếc bè trên sông vừa được ẩn dụ trong chữ "gỗ",
vừa được nhân hóa trong chữ "lượn" thật khéo léo, tài tình. Lòng
như bỗng xôn xao.
tở mở cùng những bè gỗ nối nhau mềm mại uốn lượn trên sông, vẻ
đẹp trữ tình của chiều sông La, cái thơ thới của cuộc đời xao động
như cùng hòa nhịp trong từng nét bút của nhà thơ - khiến tất cả
như phơi phới giao hòa cùng nối theo dòng xưôi bè gỗ. Các câu
thơ như gọi nhau sóng sánh trong cái nhìn của buổi chiều trời mây
in bóng, da diết hồn người.
Theo Bè xuôi sông La, sẽ hiển hiện ảnh hình và sáng tươi đường
nét những miền quê yêu mến. Dường như trong mắt nhìn và ý nghĩ
ngỡ ngàng của tác giả càng trào dâng xúc cảm và bời bời những
hình dung cảnh tượng khi bè cập bến. Gỗ sẽ về với những công
trình xây dựng, gỗ sẽ về với xưởng máy công trường - ỗ nối những
nhịp đời, góp phần hàn gắn những vết thương chiến tranh trên đất
nước. Trong cảm giác như say, như mơ ấy, người chở hè cũng như
tác giả bài thơ như ngây ngất với những ảnh hình do trí tưởng
tượng sáng tạo nên:

Trong đạn bom đổ nát Bừng tươi nụ ngói hồng Đồng vàng hoa lúa
trổ Khói nở xòa như bông.
Đó là những hình ảnh tươi tắn, rực rỡ sắc màu của một niềm mơ
ước, hình ảnh giàu chất suy tưởng về sức sống mãnh liệt của con
người và dân tộc Việt Nam.
Ta nằm nghe, nằm nghe Giữa bốn bề ngây ngất
Hai chữ "nằm nghe" được điệp lại diễn tả niềm hào sảng, say mê
chừng không dứt. Người đọc như cũng được cái cảm giác lâng
lâng xúc động tỏa sáng, như cũng được bay cùng những hình dung
về phía miền quê "bừng tươi nụ ngói hồng" thấm đẫm niềm tin và
hy vọng giữa những năm tháng oanh liệt khi xưa.
Đọc Bè xuôi sông La, còn có cảm giác được tắm mình trong tưởng
tượng trữ tình mươn mướt của cảnh sắc sông La, được khỏe khoắn
và lớn dậy trong hồn một tình yêu quê hương đất nước.
Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương của trẻ em mồ côi
Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể
xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta
không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực
lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của
các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính
là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận
trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về
những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn
luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng
trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được
nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ
ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội,
những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là
xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân,

các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập
nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung
huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy
bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một
cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi
sáng. Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ
em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số
những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì
cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có
tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ số
ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững
vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi” nhỏ mù lòa.Dù chỉ là
sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn
gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống
no đủ, được vui chơi, được học hành bằng những mối làm thêm
đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện
“cổ tích” giữa đời thường.
Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông?
Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng
nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại
thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không
nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng
trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng
phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là
không no đủ. Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ,
không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa vào những đứa trẻ lang
thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu,
làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những
kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em,
xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.

Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo
tâm thì song song đó
cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ
mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi dụng các em, bóc lột sức lao
động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số,
thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng.Nếu các em không
kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói.
Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí
là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu
quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân
ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt
lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.Một thực trạng đau
lòng khác là nhiềuu vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột
đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường hợp
em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh
mất sớm từ lúc hai tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày
trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày
của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa
nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm
bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM,
bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục
học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi
ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi
về quê” – Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh
lại sống bằng số tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không
biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao
dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật
nghiêm minh,để làm gương cho bọn xấu còn lại.
Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là
tuyệt vời.Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất

cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống trong xã hội,
chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai
phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có
một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước,
là tương lai của chính chúng ta.“Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày
mai”, hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì
tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được.
Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều
cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả
chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau vận động
mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã
hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống ngày
một tốt đẹp hơn.
Những kiến thức cơ bản của chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ Triều đình
nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc,
Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
- Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về,
sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá. Đó là cách phản kháng của
nhiều tri thức tâm huyết đương thời.
II. Tác phẩm:
1. Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16
trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn
Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ
dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.
2. Thể loại: Truyện truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những
truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền). Viết bằng chữ Hán.
3. Chủ đề: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của
Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm
thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp

truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
4. Tóm tắt: Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc,
đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít
lâu. Nàng ở nhà, một mình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ
chồng đau ốm rồi làm ma chu đáo khi bà mất. Trương Sinh trở về,
nghe lời con, nghi vợ thất tiết nên đánh đuổi đi. Vũ Nương uất ức
gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, được thần Rùa Linh
Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan. Ít
lâu sau, Vũ Nương gặp Phan Lang, người cùng làng chết đuối
được Linh Phi cứu. Khi Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa
vàng nhắn chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Trương Sinh
nghe theo, Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ
rồi biến mất.
5. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1:… của mình: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ
Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong
thời gian xa cách.
- Đoạn 2: … qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ
Nương.
- Đoạn 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và Phan
Lang trong đội Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.
III. Giá trị nội dung của tác phẩm: (Giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo sâu sắc)
1. Giá trị hiện thực:
- Chuyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế
độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật
Trương Sinh).
- Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận phụ nữ: chịu
nhiều oan khuất và bế tắc.
- Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa

làm cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc.
2. Giá trị nhân đạo:
a. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
thông qua nhân vật Vũ Nương
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để
bộc lộ đời sống và tính cách nhân vật.
Ngay từ đầu, nàng đã được giới thiệu là “tính đã thuỳ mị, nết na,
lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chàng Trương cũng bởi mến cái dung
hạnh ấy, nên mới xin với mẹ trăm lạng vàng cưới về.
Cảnh 1: Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng luôn giữ
gìn khuôn phép nên dù chồng nàng đa nghi, đối với vợ phòng ngừa
quá sức nhưng gia đình chưa từng phải bất hoà.
Cảnh 2: Khi tiễn chồng đi, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò
chồng những lời tình nghĩa đằm thắm. Nàng “chẳng dám mong”
vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng “khi về mang theo được hai chữ
bình yên, thế là đủ rồi”. Vũ Nương cũng thông cảm cho những nỗi
gian lao, vất vả mà chồng sẽ phải chịu đựng. Và xúc động nhất là
những lời tâm tình về nỗi nhớ nhung, trông chờ khắc khoải của
mình khi xa chồng. Nhữnglời văn từng nhịp, từng nhịp biền
ngẫu như nhịp đập trái tim nàng – trái tim của người vợ trẻ khát
khao yêu thương đang thổn thức lo âu cho chồng. Những lời đso
thấm vào lòng người, khiến ai ai cũng xúc động ứa hai hàng lệ.
Cảnh 3: Rồi đến khi xa chồng, nàng càng chứng tỏ và bộc lộ
nhiều phẩm chất đáng quý. Trước hết, nàng là người vợ hết mực
chung thuỷ với chồng. Nỗi buồn nhớ chồng vò võ, kéo dài qua
năm tháng. Mỗi khi thấy “bướm lượn đầy vườn” – cảnh vui mùa
xuân hay “mây che kín núi” – cảnh buồn mùa đông, nàng lại chặn
“nỗi buồn góc bể chân trời nhớ người đi xa. Đồng thời, nàng
là người mẹ hiền, hết lòng nuôi dạy, chăm sóc, bù đắp cho đứa con
trai nhỏ sự thiếu vắng tình cha. Bằng chứng chính là chiếc bóng ở

phần sau câu chuyện mà nàng vẫn bảo đó là cha Đản. Cuối cùng,
Vũ Nương còn bộc lộ đức tính hiếu thảo của người con dâu, tận
tình chăm sóc mẹ chồng già yếu, ốm đau. Nàng lo chạy chữa thuốc
thangcho mẹ qua khỏi, thành tâm lễ bái thần phật, bởi yếu tố tâm
linh đối với người xưa là rất quan trọng. Nàng lúc nào cũng dịu
dàng, “lấy lời ngọt ngào khôn khéo, khuyên lơn”. Lời trăng trối
cuối cùng của bà mẹ chồng đã đánh giá cao công lao của Vũ
Nương đối với gia đình: “Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như
con đã chẳng phụ mẹ”. Thông thường, nhất là trong xã hội cũ, mối
quan hệ mẹ chồng – con dâu là mối quan hệ căng thẳng, phức tạp.
Nhưng trước người con dâu hết mực hiền thảo như Vũ Nương thì
bà mẹ Trương Sinh không thể không yêu mến. Khi bà mất, Vũ
Nương đã “hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như
đối với cha mẹ đẻ mình”. Có thể nói, cuộc đời Vũ Nương tuy ngắn
ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của người phụ nữ: một
người vợ thuỷ chung, một người mẹ thương con, một người dâu
hiếu thảo. Ở bất kỳ một cương vị nào, nàng cũng làm rất hoàn hảo.
Cảnh 4: Khi bị chồng nghi oan, nàng đã tìm mọi cách để xoá bỏ
ngờ vực trong lòng Trương Sinh.

×