Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

nguyên tắc “hôn nhân một vợ, một chồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.59 KB, 11 trang )

11
A. Mở đầu
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội thông qua ngày 09/6/2000
đã lần đầu tiên ghi nhận một cách khái quát rõ rang các nguyên tắc cơ bản của
chế độ hôn nhân và gia đình, qua đó khẳng định những tư tưởng chủ đạo, quán
triệt suốt quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình ở Việt
Nam. Những nguyên tắc cơ bản của Luật này có một ý nghĩa to lớn, là sự định
hướng vững chắc của Đảng và Nhà nước cho việc thực hiện những quan hệ hôn
nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, phù hợp với xu thế tất yếu của xã hội loài
người. Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình 2000 nhìn
chung đã phát huy được vai trò, tác dụng trong thực tế cuộc sống hôn nhân gia
đình. Bên cạnh đó, do xuất phát từ tình hình thực tế thực hiện quan hệ hôn nhân
và gia đình còn bộc lộ không ít những trường hợp vi phạm các nguyên tắc của
luật hôn nhân gia đình ở nhiều địa phương.
Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình là yêu cầu bắt
buộc đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi cá nhân. Đó là cơ sở vững
chắc cho việc xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư còn lại của chế độ hôn nhân và gia
đình phong kiến đồng thời chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân
gia đình tư sản để củng cố chế độ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Do đó, việc nghiên cứu, đề ra các biện pháp hữu hiệu đảm bảo các nguyên
tắc đó trở thành những nguyên tắc của cuộc sống là một yêu cầu cấp thiết, trong
đó có nguyên tắc “hôn nhân một vợ, một chồng”.
B. Nội dung
I. Khái quát về nguyên tắc một vợ một chồng
1. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng - một trong những nền
tảng của hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
“Nguyên tắc” là điều cơ bản, những nguyên lý phản ánh những quy luật khách
quan và được coi là cái chuẩn cho một quá trình hoạt động. Trong khoa học
pháp lý cũng vậy, bất cứ một hệ thống pháp luật nào cũng được xây dựng trên
11
cơ sở những tư tưởng chỉ đạo nhất định. Pháp luật là công cụ của nhà nước ,


được dung để điều chỉnh những quan hệ xã hội, hướng chúng đi theo một trật tự
có lợi nhất cho nhà nước và cho xã hội. Ở mỗi quốc gia, nhà nước trên cơ sở
những mục tiêu trước mắt và lâu dài, định hình nên những hướng chỉ đạo cho
việc điều chỉnh pháp luật trong các lĩnh vực. Trong hệ thống pháp luật, những
tư tưởng chỉ đạo đó xuyên suốt quá trình lập pháp cũng như thi hành và áp dụng
pháp luật. Để có một sự thống nhất trong quá trình lập pháp, thi hành và áp
dụng, cần có những nguyên lý chung chỉ đạo mang tính bắt buộc. Những
nguyên lý chỉ đạo này được gọi là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật.
Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam , luật
hôn nhân và gia đình có những nguyên tắc cơ bản riêng., trong đó nguyên tắc
hôn nhân một vợ , một chồng là một trong những nguyên tắc quan trọng, gắn
liền với lịch sử phát triển của gia đình Việt Nam. Nội dung nguyên tắc này thể
hiện quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta trong việc xây
dựng, thực hiện quan hệ hôn nhân và gia đình, cụ thể hóa những quy định của
hiến pháp về hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc này có những đặc điểm sau:
- Là nguyên lý chỉ đạo việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng
trong gia đình, được quy định trong văn bản pháp luật về hôn nhân và gia
đình, cụ thể là tại khoản 1 điều 2 luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Nguyên tắc này thể hiện tính độc lập nhưng đồng thời cũng gắn bó với
những nguyên tắc khác tạo thành thể thống nhất. Nội dung của nguyên
tắc này thể hiện tạp trung chế độ hôn nhân và gia đình mà Đảng và nhà
nước ta chủ trương xây dựng.
- Nguyên tắc này thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật, mang tính
chỉ đạo, định hướng, thuộc nhóm những quy phạm chuyên biệt Do đó nó
không trực tiếp điều chỉnh một quan hệ hôn nhân và gia đình cụ thể .
11
Với những đặc điểm đó, nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
ngành luật hôn nhân và gia đình. Điều đó được thể hiện ở những đặc điểm chủ
yếu sau:
- Là cơ sở đảm bảo sự nhất quán, thống nhất trong việc xây dựng những

chế định, những quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Để điều chỉnh
những quan hệ hôn nhân và gia đình, nhà nước phải xây dựng các quy
phạm pháp luật cụ thể. Các quy phạm này phải thống nhất với nhau trong
một chế định và ngành luật. Cơ sở cho sự thống nhất đó chính là những
nguyên tắc cơ bản. Như vậy, nguyên tắc này được coi là nền tảng của hệ
thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
- Là cơ sở cho việc giải thích pháp luật, quy phạm pháp luật và áp dụng
pháp luật trong trường hợp có tranh chấp. Thông thường, khi xây dựng
những quy phạm pháp luật, nhà lập pháp luôn chú ý đảm bảo tính rõ rang
đầy đủ, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong thực tế vẫn có
nhiều trường hợp thiếu quy phạm pháp luật cụ thể để điều chỉnh quan hệ
xã hội nảy sinh hoặc xảy ra tranh chấp về cách hiểu và áp dụng luật.
Trong những trường hợp đó, cần phải lấy “tinh thần” pháp luật hôn nhân
và gia đình để giải quyết.Tinh thần của pháp luật hôn nhân gia đình thể
hiện chính trong nội dung của những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân
và gia đình, trong đó có nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành và phát triển nguyên
tắc
2.1- Quan điểm của chủ nghĩa Mác lê-nin
Chủ nghĩa Mác- lê nin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã
hội có quá trình phát sinh, phát triển, do các điều kiện kinh tế- xã hội quyết
định. Trong tác phẩm : “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước”, Mác và Ăng ghen đã chứng minh một cách khoa học rằng: lịch sử của
gia đình là lịch sử của quá trình xuất hiện chế độ quần hôn, chuyển sang gia
11
đình đối ngẫu, phát triển lên gia đình một vợ một chồng – là quá trình không
ngừng hoàn thiện hình thức gia đình, trên cơ sở sự phát triển của các điều kiện
sinh hoạt vật chất của con người.
Mác và Ăng ghen đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng hình thức hôn nhân một vợ
một chồng ra đời trên cơ sở sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư

liệu sản xuất và những tài sản khác trong xã hội. Được củng cố bởi chính sách,
pháp luật của giai cấp thống trị bóc lột, ngay từ khi mới ra đời, chế độ hôn nhân
một vợ một chồng đã bộc lộ tính giả dối và tiêu cực đối với số đông những
người dân lao động.
Đồng hành với chế độ hôn nhân một vợ một chồng là nạn mại dâm công khai và
tệ ngoại tình. Phản ánh về tình trạng này, Ăng ghen viết : “ Ngày nay trong môi
trường tư sản, hôn nhân được tiến hành theo hai cách. Trong các nước theo đạo
Thiên chúa, thì vẫn như trước kia , tức là cha mẹ tìm cho đứa con trai tư sản của
mình một người vợ xứng đáng, và kết quả dĩ nhiên của việc làm này là làm cho
mâu thuẫn chứa đựng trong chế độ một vợ, một chồng phát triển đầy đủ nhất:
chế độ Hê- ta- ai về phía người chồng là chế độ hê-ta-ia bừa bãi, về phía vợ là
ngoại tình lu bù. Nhà thờ Thiên chúa giáo sở dĩ bác bỏ ly hôn, có lẽ cũng chỉ vì
nó đã thấy rằng không có phương thuốc nào trj được ngoại tình, cũng như
không có phương thuốc nào trị được cái chết cả. Trái lại, ở các nước theo Đạo
Tin lành thì thông thường người ta để cho đứa con trai tư sản được ít nhiều tự
do chọn vợ trong những người cùng cấp, thành thử một mức độ nào đó có thể là
cơ sở của hôn nhân, điều mà người ta thường xuyên giả định- vì thể diện- cho
phù hợp với tính chất đạo đức giả của đạo này. Ở đây, chế độ hê-ta-ia của chồng
được thực hành ít tích cực hơn, và tệ ngoại tinhg của vợ cũng ít thành lệ hơn.”
Chế độ một vợ một chồng ở những thời kỳ này thể hiện công khai gia trưởng
của người chồng, người cha trong gia đình. Quá trình thực hiện quyền gia
trưởng tuyệt đối đó đồng thời thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng,
giữa con trai và con gái, sự coi rẻ quyền lợi con cái.
11
Một điều cơ bản nữa là cơ sở của hôn nhân. Hôn nhân tư sản được xác lập trên
cơ sở tiền tài, địa vị, sự tính toán thiệt hơn về kinh tế. Về hậu quả của hôn nhân
tư sản, Ăng ghen viết: “ Thường thường sự biến thành sự mại dâm ti tiện nhất-
có khi là của cả đôi bên, nhưng thông thường nhất là về phía người vợ…”
Như vậy ngay trong long của xã hội tư sản, hôn nhân của người vô sản hình
thành trên cơ sở tình yêu chân chính của nam và nữ tồn tại vững chắc trên cơ sở

đó. Vượt lên trên những ảnh hưởng kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,
những ngưiờ vô sản tự do kết hôn với nhau : “ Trong giai cấp bị áp bức, những
cuộc hôn nhân thật sự tự do đó lại là thông lệ”, “ vì do bản chất của nó, tình yêu
nam nữ không thể chia sẻ được- cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu nam nữ, do
ngay bản chất của nó, là hôn nhân một vợ một chồng”. Cuộc cánh mạng xã hội
chủ nghĩa là cuộc cách mạng sau sắc và triệt để nhất. Trong cuộc cách mạng đó,
chắc chắn là cơ sở kinh tế trước đây của chế độ một vợ một chồng cũng như của
cải bổ sung cho nó là tệ ngoại tình , nạn mại dâm, đều sẽ bị tiêu diệt. Lúc này,
hôn nhân mới có điều kiện thể hiện đúng đắn bản chất của nó là hôn nhân một
vợ một chồng đích thực, trên cơ sở tình yêu nam nữ, bình đẳng nhằm xây dựng
gia đình để cùng nhau thỏa mãn những nhu cầu tinh thần và vật chất.
Những tư tường cơ bản về hôn nhân và gia đình trên đây của chủ nghĩa Mác- lê
nin chính là cơ sở lý luận dể định hình nên nguyên lý chỉ đạo cho việc thực hiện
những quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa dân chủ tiến bộ.
2.2- Quan điểm đường lối của Đảng
Ở nước ta, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhiệm vụ, mục tiêu được đặt ra
là phải xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư, hủ tục lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia
đình phong kiến để lại, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia
đình tư sản, đồng thời xây dựng những quan hệ mới xã hội chủ nghĩa. Trong
cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã
khẳng định: “ Gia đình là tế bào của xã hội…các chính sách của Nhà nước phải
chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ…”

×