Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư cũng người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.25 KB, 9 trang )

MỤC LỤC:
Trang.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2
1. Khái niệm nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng.
2
2. Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng.
3
2.1. Cơ sở thực tiễn 3
2.2. Cơ sở pháp lí. 3
3. Ý nghĩa nguyên tắc đảm bảo sự vô sự của người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng.
4
4. Nội dung của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng.
4
4.1. Đối với người tiến hành tố tụng. 4
4.2. Đối với người tham gia tố tụng. 5
5.Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
6
6. Về thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư cũng người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng và một số giải pháp.
7
III. KẾT LUẬN.
8
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Khi xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật ngoài quan tâm tới sự phù


hợp với thực tiễn, sự hoàn thiện của văn bản thì để đảm bảo cho sự thống nhất
cũng như đúng mục tiêu ban đầu đề ra các nhà làm luật phải tuân theo các nguyên
tắc mang tính định hướng. Pháp luật tố tụng dân sự cũng không phải là một ngoại
lệ, nó cũng được xây dựng trên nên tảng của một hệ thống các quan điểm pháp lý
mang tính xuất phát điểm đó là hệ thống những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân
sự việt nam. Một trong những nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo nhằm bảo đảm
bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác và khách quan nhất là
nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tốt tụng, người tham gia
tố tụng. Vậy nguyên tắc này được ghi nhận như thế nào, nội dung, ý nghĩa cũng
như việc đảm bảo thực hiện nó ra sao là một điều cần tìm hiểu. Sau đây em xin
được trình bày những hiểu biết của mình về nguyên tắc này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Khái niệm nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “nguyên tắc” được giải thích là những quy định,
phép tắc hay những tiêu chuẩn làm cơ sở, chỗ dựa để xem xét hay làm một việc gì
đó. Hiểu một nghĩa chung nhất thì nguyên tắc là điều cơ bản đã định ra, nhất thiết
phải tuân theo trong một loại việc làm. Nguyên tắc là sản phẩm của quá trình nhận
thức thế giới khách quan được đúc rút lại thành những nguyên lí, phản ánh những
quy luật khách quan và được coi là “cái chuẩn” cho mọi quá trình hoạt động. Mỗi
ngành khoa học, mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể đề cập nguyên tắc theo những góc
độ riêng, đặc thù cho từng ngành khoa học hay lĩnh vực hoạt động đó. Dưới góc độ
pháp lý, với ý nghĩa là một nguyện tắc của một ngành luật, những nguyên tắc trong
tố tụng dân sự được hiểu là “những nguyên lí, tư tưởng chỉ đạo, được quy định
trong các văn bản pháp luật , thể hiện đường lối chính sách của đảng và nhà nước
đối với toàn bộ quá trình giải quyết một vụ việc dân sự tại tòa án” những nguyên
tắc này sẽ định hướng cho quá trình xây dựng nên luật tố tụng dân sự.
Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Cụ thể nguyên tắc này
được ghi nhận tại Điều 16 Bộ luật tố tung dân sự theo đó phải: “Đảm bảo sự vô tư

2
của những người tham gia tố tụng. Chánh án Tào án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch,
người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tốt tụng, nếu có lý do xác
đáng để cho rằng họ có thể không có sự vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình”.
2. Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng.
2.1. Cơ sở thực tiễn
Đây là một nguyên tắc xuất phát từ đòi hỏi đảm bảo lợi ích giữa các đương
sự tham gia trong quá trình xử lí các vụ việc dân sự, đảm bảo sự công bằng và sự
thật khách quan của vụ việc, bởi lẽ không phải lúc nào thì những người tham gia tố
tụng, ngươi tiến hành tố tụng cũng thực sự vô tư. Như trong trường hợp họ là
người nhà của nhau, vợ chồng của nhau, họăc họ có mối thân tình với nhau …
những trường hợp này sẽ làm cho những người tham gia tố tụng, người tiến hành
tố tụng có sự thiên vị hay định kiến tạo nên sự không công bằng đối với một trong
hai bên điều này ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, làm
giảm lòng tin của người dân đối với việc thực thi pháp luật và ngay cả trong trường
hợp người tiến hành tốt tụng người tham gia tố tụng có thực sự công tâm thì những
người xung quanh cũng không có sự tin tưởng một cách tuyệt đối với sự tham gia
của họ vào quá trình giải quyết vụ việc. Chính vì những lí do trên
mà nguyên tắc được đặt ra.
2.2. Cơ sở pháp lí.
Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng được xuất phát từ nguyên tắc pháp chế. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi trong
mọi mặt của đời sống xã hội pháp luật được tuân thủ một cách triệt để, pháp luật là
tối thượng. Để thực hiện được điều này cần thiết phải đặt ra nguyên tắc đảm bảo sự
vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, bởi lẽ chỉ khi nào mà
người tiến hành tố tụng ngưởi tham gia tố tụng thực sự vô tư, thực sự tôn trọng sự
thật, sự khách quan trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án thì pháp luật mới được

tuân thủ một cách triệt để. Ngoài ra nguyên tắc này còn xuất pháp tư nguyên tắc
thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật bởi lẽ
một trong những khía cạnh của việc độc lập trong xét xử đó là thẩm phán và hội
thẩm xét xử độc lập với những người tham gia xét xử. Để đảm bảo cho việc xét xử
của thẩm phán và hội thẩm khi xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đòi hỏi họ
3
cần phải vô tư trong quá trình xét xử, không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên
ngoài.
3. Ý nghĩa nguyên tắc đảm bảo sự vô sự của người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng.
Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng dân sự là những người có
trách nhiệm chứng minh và làm rõ bản chất vụ việc dân sự nên việc vô tư của họ
khi tiến hành tố tụng có ý nghĩa quan trọng góp phần giải quyết vụ việc dân sự
một cách khách quan. Luật tố tụng dân sự quy định họ sẽ không được tiến hành
hoặc tham gia tố tụng, nếu có lí do xác đáng để cho rằng có thể không vô tư trong
khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Những lí do xác đáng để cho rằng họ không vô
tư tuy mới chỉ là khả năng, nhưng để đảm bảo chắc chắn có sự vô tư khi giải quyết
vụ việc dân sự nên khi có căn cứ quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49, 70, 75.
Bộluật tố tụng dân sự thì họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc buộc phải thay đổi
nếu họ không từ chối. Nguyên tắc này góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền
con người trong Tố tụng dân sự.
4. Nội dung của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng.
Nội dung của nguyên tắc được thể hiện như sau:
4.1. Đối với người tiến hành tố tụng.
Người tiến hành tố tụng là “những người thực hiện nhiệm vụ quyền hạn
trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng dân sự”. Người tiến hành tố tụng là chủ thể tiến hành
hoạt động chứng minh và giải quyết vụ việc dân sự trong hoạt động tố tụng dân sự,
để sự thật của vụ việc cũng như việc giải quyết vụ việc được khách quan, chính xác

đòi hỏi những người này phải thật sự vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ.
Để đảm bảo sự vô tư của những người tham gia tố tụng thì theo quy định tại Điều
46 Bộ luật tốt tụng dân sự thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
“1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án
đó.
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Như vậy khi có căn cứ chứng minh người tiến hành tố tụng có thể không vô
4
tư hay thậm chí chỉ là có khả năng cho rằng những người tiến hành tố tụng không
vô tư trong việc tham gia tố tụng thì lập tức họ sẽ bị thay đổi. Việc này đảm bảo
cho việc xem xét các chứng cứ, việc quyết định, xét sử, giám sát việc xét sử các vụ
việc dân sự được diễn ra một cách vô tư, chính xác nhất không làm ảnh hưởng tới
sự công bằng, bình đẳng giữa các đương sự trong các vụ việc dân sự. Việc thay đổi
người tiến hành tố tụng được quy định tại các Điều 47, 48, 49 Bộ luật tố tụng dân
sự, thẩm quyền và thủ tục tiến hành được quy định tại các Điều 50, 51.
4.2. Đối với người tham gia tố tụng.
Người tham gia tố tụng là: “Những người tham gia vào việc giải quyết vụ
việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay
của người khác hoặc hỗ trợ tòa án, cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ
việc dân sự và thi hành án dân sự”. Để đảm bảo cho sự vô tư của những người
tham gia tố tụng thì theo quy định tại các Điều 68, 70 đối với người tham phiên
dịch người giám định là người không có các quyền và lợi ích pháp lí liên quan đến
vụ án mà hộ tham gia tố tụng nhằm góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án,
pháp luật cũng đòi hỏi sự vô tư của họ khi tham gia vào tố tụng hình sự vụ việc này
được quy định cụ thể như sau:
Khoản 3 Điều 68 quy định “ Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi
trong những trường hợp sau đây:

a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều
46 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên”.
Khoản 3 điều 70 quy định “Người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi
trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều
46 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
Thư ký Toà án, Kiểm sát viên”.
5

×