Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản riêng của vợ, chồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.49 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Gia đình có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội, “gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình lại càng tốt”. Trong gia
đình, vợ, chồng, cha, mẹ, con vừa là thành viên trong gia đình, vừa là thành viên
của xã hội; hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra
những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và
con cái, đó là gia đình… Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều
kiện vật chất – cơ sở kinh tế của gia đình, nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ tài
sản của vợ chồng luôn được nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các
chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về Hôn nhân và gia đình (HN –
GĐ).
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản,
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường
hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định.
Về mặt pháp lý, quan hệ tài sản của vợ chồng là một bộ phận không thể tách
rời của quan hệ hôn nhân, xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện của quan hệ hôn
nhân, tồn tại trong quan hệ hôn nhân và chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt.
Việc thiết lập quan hệ hôn nhân đồng thời làm nảy sinh quan hệ tài sản của vợ
chồng và quan hệ này tồn tại như một tất yếu khách quan của quan hệ hôn nhân.
Dưới góc độ kinh tế, quan hệ tài sản của vợ chồng là một bộ phận của quan
hệ kinh tế, do đó nó bị chi phối bởi các quy luật kinh tế của một nền tảng kinh tế
và chứa đựng trong nó các đặc trưng của nền tảng kinh tế đó. Các chế độ xã hội
dựa trên nền tảng kinh tế khác nhau thì quan hệ tài sản của vợ chồng khác nhau.
Ngay trên một nền tảng kinh tế nhất định, ở các giai đoạn lịch sử phát triển khác
nhau, quan hệ tài sản của vợ chồng cũng được nhìn nhận và xem xét một cách khác
nhau.
Hầu hết pháp luật các nước cũng như Luật HN – GĐ nước ta đều ghi nhận
chế độ tài sản riêng của vợ chồng. Thực chất đây là việc thừa nhận tính độc lập
trong quan hệ tài sản của vợ và chồng, bảo đảm tính thống nhất nội tại, chặt chẽ


trong chế định sở hữu chung và sở hữu riêng của vợ chồng. Không nên cho rằng
quy định chế độ tài sản riêng của vợ chồng sẽ gây tâm lý “của anh của tôi” làm cho
tình cảm vợ chồng sứt mẻ. Thực tế cuộc sống cho thấy, trong đời sống gia đình khi
hôn nhân đang tồn tại, vợ chồng đang chung sống hạnh phúc thì không bao giờ
phân biệt rạch ròi của chung, của riêng mà vấn đề sở hữu tài sản bao giờ cũng
được điều chỉnh hợp lý, phù hợp với từng gia đình. Việc xác định tài sản của vợ
chồng chỉ thực sự có ý nghĩa khi phải giải quyết các tranh chấp đến tài sản của vợ
hoặc chồng khi cần thanh toán tài sản mà bản thân người vợ hoặc người chồng
tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế cụ thể nào đó. Quy định vợ
chồng có tài sản riêng là rất cần thiết, nó bảo vệ quyền lợi chính đáng của hai vợ
chồng đối với tài sản riêng của họ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội. Ngày nay, do kết quả của sự nghiệp giải phóng phụ nữ, vai trò lao động và vai
trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội rất lớn và bình đẳng với
nam giới. Vì vậy pháp luật quy định vợ chồng có quyền sở hữu những tài sản riêng
không ảnh hưởng đến lợi ích của vợ chồng, không ảnh hưởng đến lợi ích của các
thành viên khác trong gia đình mà là cụ thể hóa Hiến pháp 1992 về quyền bình
đẳng của công dân trước pháp luật. Tuy nhiên, với điều kiện tâm lý, phong tục, tập
2
quán, thói quen… việc phân định tài sản riêng của vợ chồng gặp nhiều trở ngại, đòi
hỏi sự nỗ lực, cố gắng và ý thức của mỗi công dân và gia đình trong xã hội.
NỘI DUNG
I. Khái quát chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam qua các thời
kỳ lịch sử
1.1 Chế độ tài sản của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam
Lịch sử Việt Nam gắn liền với chế độ phong kiến tập quyền kéo dài hàng
nghìn năm, pháp luật chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng triết học, Nho giáp, Phật
giáo… với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “tam tòng tứ đức”…Bên cạnh đó,
pháp luật hôn nhân và gia đình có nhiều liên quan đến phong tục tập quán và đạo
đức, rất nhiều điều lệ được bắt rex từ phong tục tập quán của Việt Nam, đi sâu vào
tiềm thức, thành thói quen ứng xử trong nhân dân. Chế độ tài sản của vợ chồng ở

thời kỳ này được áp dụng trong Luật cổ và tục lệ phong kiến là chế độ cộng đồng
toàn sản. Với quan điểm coi điền sản là chính yếu, Quốc triều hình luật đã quy
định thành phần khối tài sản chung của vợ chồng gồm ba loại: Phụ tông điền sản,
3
thê điền sản, tần tảo điền sản. Tất cả các loại tài sản này được đặt dưới sự quản lý
của người chồng – chủ gia đình. Tuy vậy, pháp luật thời Lê và tục lệ cũng đã giành
cho người vợ được tham gia vào việc quản trị tài sản chung của vợ chồng, nhất là
đối với những nhu cầu gia vụ bảo đảm đời sống chung của gia đình.
1.2. Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ Pháp thuộc
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn
đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác và cuối cùng đã đầu hàng vô điều
kiện. Để thực hiện chính sách “chia để trị”, thực dân pháp đã chia nước ta thành ba
miền và ở từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật riêng điều chỉnh các
quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng. Chế độ tài
sản của vợ chồng được quy định trong Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ luật
dân sự Trung kỳ năm 1936 là chế độ cộng đồng toàn sản với quyền gia trưởng của
người chồng trong gia đình. Còn ở miền Nam, tập dân luật giản yếu Nam Kỳ năm
1883 không sự liệu cụ thể về chế độ tài sản của vợ chồng nên được áp dụng theo
án lệ, cho đến ngày ra đời luật gia đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình
Diệm.
1.3. Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật ở miền Nam nước ta
trước ngày thống nhất đất nước (1954 - 1975)
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi chấm dứt thời kỳ kéo dài gần 80
năm Pháp thuộc. Theo hiệp định Giơnevơ, đất nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt
thành hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt. Miền Bắc được giải phóng bước
vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, sau 1954, đế quốc Mỹ
đã thay chân thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới, hòng
chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong giai đoạn này, vấn đề pháp luật điều chỉnh các
quan hệ hôn nhân và gia đình dưới chế độ Ngụy quyền Sài gòn được thể hiện
thông qua ba vănn bản luật đó là: Luật gia đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô

Đình Diệm đã sự liệu chế độ cộng đồng toàn sản giữa vợ chồng; sắc luật số 15/64
ngày 23/7/1964 dưới chế độ Nguyễn Khánh quy định về giá thú, tử hệ và tài sản
cộng đồng; Bộ luật dân sự ngày 20/12/1972 dưới chế độ NguyễnVăn Thiệu đã dự
liệu chế độ cộng đồng động sản và tạo sản là chế độ tài sản pháp định áp dụng cho
vợ chồng.
1.4. Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Hôn nhân và gia đình
nước ta từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Tính tất yếu khách quan đòi hỏi phải có một hệ thống quy phạm pháp luật để điều
4
chỉnh các quan dần hoàn thiện và phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội, có tính khả
thi cao từ luật Hôn nhân gia đình năm 1959 đến luật Hôn nhânn – gia đình năm
1986 và 2000. Trong hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo thời
gian, phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế xã hội và yêu cầu của sự
nghiệp cách mạng cũng như thực tế các quan hệ hôn nhân – gia đình, Luật Hôn
nhân và gia đình (trong đó có các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng) từ chỗ
chưa được quy định cụ thể, đến đó, vợ chồng có quyền bình đẳng khi thực hiện
quyền sở hữu và định đoạt tài sản chung, tài sản riêng.
II. Khái quát về việc ghi nhận quyền có tài sản riêng trong pháp luật Hôn nhân
và gia đình Việt Nam
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, mỗi chế độ xã hội đều quy
định một chế độ tài sản giữa vợ chồng cho phù hợp với phong tục tập quán và hoàn
cảnh kinh tế xã hội.
Trong thời kỳ phong kiến, theo quan điểm Nho giáo, gia đình có vị trí đặc
biệt quan trọng trong xã hội, là nền tảng của xã tắc. Địa vị của người phụ nữ theo
triết lý Nho giáo rất thấp kém. Họ không có quyền gì trong gia đình mà bị ràng
buộc bởi thuyết tam tòng. Do đó, theo quan điểm nho giáo, hôn nhân là sự chuyển
giao uy quyền đối với người phụ nữ từ người cha sang cho người chồng. Tuy
nhiên, với sự tiếp nhận các phong tục tập quán dân tộc có lợi cho sự vững mạnh
của triều đình mặc dù các phong tục đó không phù hợp với triết lý Nho giáo, Bộ

luật nhà Lê đã phản ánh một cách khá trung thực và điều chỉnh một cách hợp lý
mối quan hệ giữa vợ và chồng phù hợp với thực tế xã hội việt nam. Vì vậy, địa vị
pháp lý của người vợ được cải thiện hơn hẳn so với quan niệm Nho giáo. Bộ luật
nhà Lê công nhận vợ chồng đều có quyền sở hữu đối với tài sản riêng. Tài sản
riêng của vợ chồng là tài sản mà mỗi bên vợ , chồng có trước khi kết hôn, do thừa
kế do gia đình của mỗi người. Đối với tài sản này, vợ chồng đều có quyền sở hữu
riêng rẽ mặc dù những tài sản này được quản lý chung bởi vợ chồng và các tức lợi
của nó là tài sản chung. Những tài sản này chỉ tạm thời gộp vào để vợ chồng quản
lý chung trong thời gian hôn nhân. Người chồng không có quyền chiếm dụng tài
sản mà vợ được thừa kế từ dòng họ nhà mình và ngược lại, người vợ cũng vậy. Do
đó, khi ly hôn thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc về sở hữu riêng của người đó và họ
có quyền mang theo, trừ trường hợp ly hôn do người vợ có lỗi như gian dâm thì
điền sản của vợ phải để lại cho chồng (điều 401).
5
Sự thừa nhận người vợ có quyền sở hữu tài sản riêng là điểm tiến bộ của
Quốc triều hình luật mà không tìm thấy trong pháp luật phong kiến Trung Quốc
cũng như trong Hoàng Việt luật lệ vì Hoàng Việt luật lệ được sao chép nguyên văn
từ luật nhà Thanh.
Dưới thời kỳ Pháp thuộc, với chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã chia
nước ta thành ba miền và ở từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật riêng
điều chỉnh các quan hệ HN - GĐ, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng.
Thời kỳ đầu, các án lệ ở Nam Kỳ đã áp dụng theo quan niệm người vợ có tài
sản riêng và chế độ hôn sản là theo chế độ cộng đồng tài sản; nhưng sau đó các án
lệ lại đổi hướng không công nhận quyền có tài sản riêng của người vợ với lập luận
rằng: “nếu công nhận chế độ cộng đồng tài sản tức là đã gán cho người vợ những
quyền ngang hàng với quyền của ngườ chồng, trong khi đó trong gia đình, người
vợ chỉ có địa vị như địa vị của một người con gái”. Tất cả tài sản trong gia đình
đều thuộc sở hữu và quản lý của người chồng. Như vậy, chế độ tài sản của vợ
chồng được áp dụng tại Nam Kỳ dưới thời kỳ Pháp thuộc đã rất bất công đối với
người vợ, kể cả những tài sản do người vợ tạo ra được khi hành nghề riêng trước

thời kỳ hôn nhân vẫn phải coi là thuộc tài sản của người chồng.
Khác với Nam Kỳ,điều 106, 107 dân luật Bắc Kỳ và điều 105 dân luật Trung
Kỳ quy định: “nếu hai vợ chồng không có tư ước với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất
tài sản, nghĩa là bao nhiêu tức lợi tài sản của chồng và của vợ hợp làm một mà
chung nhau…”.
Mặc dù vợ và chồng có thể có tài sản chung từ trước khi kết hôn , nhưng kể
từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì các tài sản riêng đó (bao gồm cả
động sản và bất động sản) được hợp nhất thành khối tài sản chung vợ chồng. Tuy
nhiên, đó chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn nhân. Chỉ có những tài sản
do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung chính thức. Khi
hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ, chồng đã được hợp nhất tạm thời
vào khối tài sản chung của vợ chồng lại được tách ra để chia theo nguyên tắc tài
sản riêng của bên nào thì bên đó được quyền lấy lại, còn đối với tài sản chung sẽ
được chia đôi cho vợ và chồng.
Tuy dân luật Bắc Kỳ và dân luật Trung kỳ có điểm tiến bộ hơn pháp luật
Nam Kỳ trong việc quy đinh chế độ tài sản của vợ chồng nhưng nhìn chung, trong
chế độ cũ, tài sản của vợ chồng thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ
và chồng trong gia đình.
6

×