Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Lý luận nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.99 KB, 7 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Sự xuất hiện của nhà nước là một điều tất yếu trong xã hội có giai
cấp. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, cùng với sự phát triển của xã hội loài
người và quá trình đấu tranh gai cấp, nhà nước cũng phát triển và thay đổi
từ hình thức này sang hình thức khác; nhà nước sau phát triển và hoàn thiện
hơn nhà nước trước. Đó là một quy luật tất yếu của sự phát triển. Vì vậy, để
tìm hiểu rõ hơn quy luật này, nhóm chúng em xin được tìm hiều về đề tài: “
Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch sử ”.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát chung
Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức được tổ chức
chặt chẽ để thực thi chủ quyền quốc gia, tổ chức và quản lí xã hội bằng pháp
luật, phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội và thực thi các cam kết quốc tế.
Nhiệm vụ và các chức năng của nhà nước được thực hiện bởi bộ máy
nhà nước. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương
đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung,
thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích
của giai cấp thống trị.
Kể từ khi nhà nước ra đời cho tới nay đã hình thành nên bốn kiểu
nhà nước đó là: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và
Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ứng với mỗi kiểu nhà nước là một bộ máy nhà
nước khác nhau với các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động khác nhau.
Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, cùng với sự thay thế của
kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn thì bộ máy nhà
nước cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn để nhằm phát huy hiệu
lực cũng như chức năng của nhà nước.
II. Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch sử
1. Bộ máy nhà nước chủ nô
Lịch sử bắt đầu từ bộ máy nhà nước chủ nô ban đầu còn giản đơn và
mang tính cưỡng chế là chủ yếu. Mới đầu, hoạt động của bộ máy nhà nước
chưa mang tính chuyên nghiệp, việc tổ chức bộ máy nhà nước còn mang tính


nặng tính tự phát, những người làm việc trong bộ máy nhà nước thường đảm
tránh tất cả các công việc. Cùng với sự phát triển của chế độ chiếm hữu nô
lệ, chức năng của nhà nước ngày càng trở nên phức tạp, bởi vậy, bộ máy nhà
nước cũng được tổ chức ngày càng quy củ và mang tính chuyên nghiệp hơn.
Nhà nước đã từng bước chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính lãnh thổ
và tổ chức bộ máy theo từng cấp, hình thành hệ thống các cơ quan nhà nước
từ trung ườg đến địa phương.
Ở phương Đông, nhà vua được thần thánh hóa để thực thi các quyền
lực nhà nước. Ở hầu hết các nhà nước chủ nô phương Đông, trong thời gian
tương đối dài, chính quyền cấp cơ sở là công xã nông thôn. Còn ở phương
Tây, nhiều nhà nước đã thiết lập ra những bộ máy nhà nước khá hoàn thiện,
tính chuyên môn hóa tương đối cao, trong bộ máy của nhiều nhà nước đã tồn
tại các cơ quan nhà nước với cách tổ chức và hoạt động dân chủ. Đã có sự
phân công giữa các cơ quan trong việc lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong bộ máy của các nhà nước chủ nô, bộ phận giữa vai trò chủ đạo
là lực lượng cưỡng chế chuyên nghiệp. Thời gian đầu, quân đội đảm nhận
chức năng của cảnh sát. Về sau, cơ quan chuyên nghiệp làm nhiệm vụ bảo
trật tự xã hội (Cảnh sát) được từng bước hình thành. Ở một số nước, cảnh sát
còn có thêm chức năng giúp tòa án điều tra các vụ án, người đứng đầu các
cơ quan này còn có chức năng xét xử. Như vậy, bộ máy nhà nước chủ nô
được tổ chức đơn giản và mang nhiều dấu vết thị tộc, bô lạc.
2. Bộ máy Nhà nước Phong kiến
Bộ máy nhà nước phong kiến là hình thái tổ chức thứ hai trong lịch
sử xã hội loài người. Thời kì đầu khi nhà nước phong kiến mới ra đời, nhìn
chung tổ chức và hoạt động còn khá đơn giản. Ở nhiều nước, bộ máy nhà
nước mới được tổ chức ở cấp trung ương . Sự phân biệt về chức năng nhiệm
vụ giữa các quan chức trong bộ máy nhà nước cũng còn rất đơn giản. Ở một
số nước đã có sự phân công quan lại phụ trách các việc như quân sự, tư
pháp, tài chính, văn thư… Về sau, cùng với sự phát triển của chế độ phong
kiến, bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng được tổ chức một cách chặt

chẽ, quy củ, hoàn chỉnh hơn, thể hiện tính chuyên nghiệp cao. Bước đầu đã
có sự phân biệt về chức năng nhiệm vụ giữa lập pháp, hành pháp, và tư
pháp. Nhìn chung, các nhà nước phong kiến đều đã biết đến việc phân chia
lãnh thổ thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, hình thành hệ thống cơ quan
nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trong bộ máy nhà nước phong
kiến, đội ngũ quan liêu được từng bước hình thành với những chức vụ
chuyên nghiệp, phẩm hàn và chức vụ đi kèm với nhau.
Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở phương Đông có nhiều điểm
khác so với phương Tây. Ở phương Đông, trong suốt quá trình tồn tại của
chế độ phong kiến, yếu tố trung ương tập quyền luôn được duy trì bởi vậy,
bộ máy nhà nước phong kiến luôn được tổ chức đảm bảo tính thống nhất của
quyền lực nhà nước. Ở phương Tây, chế độ phong kiến đã trải qua các giai
đoạn phát triển từ phân quyền cát cứ đến trung ương tập quyền. Khác với
phương Đông, ở phương Tây thời kì này đã bắt đầu hình thành các thuyết
chế dân chủ như nghị viện ở Anh, hội nghị tam cấp ở Pháp, hội nghị quốc
dân ở Nga… Đặc biệt, trong bộ máy nhà phong kiến phương Tây tòa án với
chức năng là cơ quan xét xử chuyên nghiệp được hình thành từ rất sớm.
Bên cạnh sự tiến bộ rõ rệt về cách thức tổ chức, bộ máy nhà nước
phong kiến còn tồn tại những hạn chế như: Sự chuyên môn hóa trong việc tổ
chức quyền lực nhà nước còn chưa rõ ràng, cụ thể. Vua nắm trong tay mọi
quyền lực, do đó sự chuyên quyền và thiếu dân chủ là điều dễ thấy ở các
Nhà nước Phong kiến. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi một
bộ máy nhà nước mới ra đời đem lại hiệu quả quản lí cao hơn.
3. Bộ máy nhà nước tư sản
Sau một thời gian dài tồn tại nhà nước chiếm hữu nô lệ - nhà nước
chủ nô với bộ máy nhà nước còn đơn giản và mang tính cưỡng chế là chủ
yếu. Tiếp đến là sự tồn tại lâu dài của nhà nước phong kiến với bộ máy có sự
phân cấp rạch ròi hơn, xong vẫn chủ yếu mang tính chuyên quyền độc đoán.
Sự ra đời của nhà nước tư sản là một bước tiễn vĩ đại của lịch sử nhân loại.
Nhà nước tư sản, với bộ máy hoàn chỉnh có hệ thống và phân công, phân cấp

đã thể hiện rõ ưu điểm của mình trong việc lãnh đạo nhân dân, duy trì trật tự
xã hội.
Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức và hoạt động theo những
nguyên tắc nhất định do tư tưởng chỉ đạo và định hướng cơ bản của nhà
nước tư sản. Đây là điểm mới của bộ máy nhà nước tư sản so với nhà nước
chủ nô và phong kiến.
Nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc phân chia quyền lực, được xây dựng trên
cơ sở học thuyết phân chia quyền lực thành ba nhánh : Lập pháp, hành pháp
và tư pháp, ba quyền này độc lập kiềm chế đối trọng lẫn nhau. Việc phân
chia quyền lực như vậy nhằm khắc phục tình trạng chuyên quyền khi quyền
lực nằm trong tay một người hoặc một cơ quan, đồng thời tránh được sự
chồng chéo, lẫn lộn hoặc tranh giành quyền lực giữa các hệ thống cơ quan
nhà nước khác nhau. Đây là điều kiện đảm bảo cho sự thống nhất quyền lực.
Nguyên tắc quan trọng được áp dụng trong bộ máy nhà nước tư sản đó là
nguyên tắc chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân có
thể thực hiện chủ quyền tối cao của mình bằng các phương pháp dân chủ
trực tiếp như trưng cầu dân ý, bầu cử phổ thông đầu phiếu. Nguyên tắc đa
nguyên chính trị và đa đảng là một trong những nguyên tắc cơ bản và phổ
biến của nền dân chủ tư sản.
Về mặt nhiệm vụ và quyền hạn của các yếu tố cơ bản trong bộ máy
nhà nước tư sản cũng thể hiện rõ tính chất của nhà nước. Nguyên thủ quốc
gia có quyền hạn lớn nhất là ở trong chính thể cộng hòa tổng thống. Còn ở
các nước quân chủ lập hiến, quyền lực của nguyên thủ quốc gia bị hạn chế
hơn. Trong bộ máy nhà nước tư sản, nghị viện là thiết chế đặc trưng nhất của
chế độ dân chủ tư sản, nghị viện là cơ quan đại diện cao nhất cho các tầng
lớp dân cư trong xã hội có chức năng chủ yếu là lập pháp. Chính phủ ở các
nước tư sản là cơ quan tập thể chịu trách nhiệm thực hiện quyền hành pháp.
Tổ chức tòa án là hệ thống độc lập trong bộ máy nhà nước tư sản, thường
được xây dựng thành ba hệ thống: Tòa án tư pháp, tòa án hành chính và tòa
án hiến pháp.

Như vậy, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản nhìn
chung là hoàn toàn mới mẻ so với nhà nước chủ nô và phong kiến. Bộ máy
nhà nước tư sản đã thể hiện rõ tính dân chủ, đề cao quyền con người phù
hợp với tiến trình phát triển của xã hội. Tuy nhiên hạn chế cơ bản của nó là
có thể dẫn tới sự thiếu đồng bộ, sự mâu thuẫn trong tổ chức hoạt động của
bộ máy Nhà nước, thậm chí nó còn có thể làm cho bộ máy Nhà nước bị tê
liệt, không hoạt động được; tính dân chủ và khách quan nhiều khi còn bị hạn
chế.
4. Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là kết quả tất yếu của những
mâu thuẫn sâu sắc và ngày càng trở nên nghiêm trọng đến mức không thể
điều hòa được giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao
động. Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất dẫn đến yêu
cầu phải có một kiểu quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa mang tính nhân
dân sâu sắc. Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa do nhân dân tổ chức ra.
Thông qua hoạt động bầu cử nhân dân trực tiếp bầu ra hệ thống cơ quan đại
diện của nhân dân, từ hệ thống cơ quan này mà hình thành ra các cơ quan
khác trong bộ máy Nhà nước. Như vậy, bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa
được tổ chức và hoạt động trên cơ sở sự ủy nhiệm của nhân dân, đều nhằm
hướng tới nhân dân, chăm lo cho nhân dân, bảo đảm, bảo vệ lợi ích cho nhân
dân.
Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
luôn đảm bảo quyền lực của Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa bộ máy Nhà
nước xã hội chủ nghĩa với bộ máy tư sản
Trong bộ máy Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, các cơ quan quản lý kinh
tế xã hội ngày càng phát triển và hoàn thiện để quản lý mọi mặt của đời sống
xã hội, ngược lại, các cơ quan cưỡng chế chuyên nghiệp sẽ ngày càng được

tổ chức thu hẹp lại. Các cơ quan cưỡng chế, trấn áp vẫn phải duy trì nhưng
tính chất và mục đích của sự trấn áp của nhà nước xã hội chủ nghĩa đã có sự
khác biệt hoàn toàn về chất so với các kiểu nhà nước khác.
Đảm bảo sự lãnh đạo của đảng là nguyên tắc đặc thù trong tổ chức
hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đối với bộ máy nhà nước
Tư sản, nguyên tắc phân chia quyền lực, đa nguyên trong chính trị…là
những nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của nó. Ngược lại,
đảm bảo sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất, đảng cộng sản là điều
kiện tiên quyết, mang tính sống còn của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Có thể nhận thấy rằng, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ máy
nhà nước tương đối hoàn chỉnh, thể hiện được tính chất dân chủ sâu sắc là
triệt để nhất. Có sự thống nhất giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp, tạo thành một thể thống nhất, làm cơ sở cho sự ổn định và bền vững
của bộ máy nhà nước; phù hợp với quá trình tiến bộ của loài người nói
chung đồng thời bảo vệ cho lợi ích của đại bộ phận người lao động. Tuy vậy,
hạn chế lớn nhất của nó là dễ dẫn đến nguy cơ lạm dụng quyền lực, chủ
quan, duy ý chí. Vì thế, việc đảm bảo tính khách quan và dân chủ trong bộ
máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là vô cùng quan trọng, có như thế mới phát
huy được hết tính dân chủ và sự ưu việt vốn có của nó.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch sử trải qua quá trình
phát triển từ thấp lên cao. Các nhà nước sau thay thế cho các nhà nước trước
trên cơ sở chọn lọc những ưu điểm của nhà nước trước đó, đồng thời loại bỏ
những điểm còn hạn chế. Sự chọn lọc đó làm cho cơ cấu của bộ máy nhà
nước ngày càng hoàn thiện, khoa học, chặt chẽ hơn và dân chủ hơn. Sự thay
thế này là điều tất yếu, giống như một sự lựa chọn tự nhiên để tiến tới và giữ
lại những gì tốt nhất của xã hội loài người. Xét cho cùng chì chỉ có nhà nước
Xã hội chủ nghĩa mới thực sự là kiểu nhà nước phát triển ở hình thức cao
nhất, dân chủ nhất, hướng tới phục vụ lợi ích của gai cấp công nhân và nhân
dân lao động, thực hiện công bằng xã hội trên cơ sở học thuyết của chủ

nghĩa Mác- Lênin.

×