Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

tiểu luận môn lý luận nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.34 KB, 6 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Đề tài: So sánh cách thức thành lập, chức năng,
quyền hạn của nghị viện Anh và nghị viên Mĩ thời
kỳ cận đại.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Từ thề kỷ XV đến thế kỷ XVIII, ở phương tây chế độ phong kiên lâm vào
thời kỳ khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hình
thành và phát triển, giai cấp tư sản ra đời, là giai cấp tiến bộ, đại diện cho lực
lượng sản xuất mới. Giai cấp tư sản lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động, tiến
hành cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản. Nhà
nước quân chủ nghị viện Anh là nhà nước điển hình cho chính thể quân chủ nghị
viện, nhà nước cộng hòa tổng thống ở hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nhà nước điển
hình cho chính thể cộng hòa tổng thống. Để nhận thức được sâu sắc và thấy được
sự khác biệt giữa các nghị viện của nhà nước tư sản, nhóm chúng em đi tìm hiểu và
so sánh cách thức thành lập, chức năng, quyền hạn của nghị viện Anh và nghị viên
Mĩ thời kỳ cận đại.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. So sánh cách thức thành lập của nghị viện Anh với nghị viện Mĩ thời
kỳ cận đại.
• Điểm giống nhau trong cách thức thành lập nghị viện Anh và nghị viện Mĩ:
Cả hai nhà nước ANh và Mĩ thời cận đại đều dựa trên thuyết tam quyền phân lập,
chế độ hai viện với mục đích kiềm chế đối trọng lẫn nhau tạo ra sự cạnh tranh, hạn
chế quyền lực mỗi bên trong nghị viện nhằm quản lý và điều hành tốt hơn bộ máy
nhà nước cảu mình.
• Điểm khác nhau:
2
- Thứ nhất, tuy cả hai nhà nước đều thiết lập chế độ lưỡng quyền song mỗi
nước lại có những điểm khác nhau cơ bản về thành phần số lượng đại biểu. Ở Anh,
thượng nghị viện có 1885 người, hạ nghị viện có 635 đại biểu, ở Mĩ thì số lượng


đại biểu ít hơn, ở nghị viện chỉ có 435 người.
- Thứ hai. ở nghị viện Anh: cách thức thành lập của thượng nghị viện (Viện
nguyên lão và Vua): Đại quý tộc mới, thượng sĩ là những quý tộc có phẩm hàm từ
bá tước trở lê thì được cha truyền con nối, các thủ tướng Anh hết nhiệm kỳ, một số
hoàng thân quốc thích do hội đông bổ nhiệm hoặc các thủ lĩnh tôn giáo đương
nhiệm.
Cách thức thành lập của hạ nghị viện ở Anh là do đại diện các tầng lớp nhân
dân bầu ra. Gần một nửa số hạ nghị sĩ là những người được bầu ra từ những “ thị
trấn hoang tàn”. Đó là những vùng rất ít dân cư, thường bầu và cử theo ý muốn của
chúa Đất. Khi mảnh đất được bán đi, thì người chủ mới thay thế người chủ cũ làm
hại nghị sĩ. Ghế nghị viện được mua đi bán lại. Phiếu bầu cử cũng được mua bán.
Chế độ đa Đảng ở Anh là chế độ hai Đảng. Thông qua việc giới thiệu các
ứng cử viên của Đảng để bầu vào hạ viện, hai Đảng tư sản thay nhau khống chế
nghị viện.
Ở nghị viện Mĩ: thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang. Nhiệm
kì của thượng nghị viện là 6 năm và cứ 2 năm bầu lại 1/3 số thượng nghị sĩ, không
kể bang lớn hay bang nhỏ, dan số nhiều hay ít. Theo khoản 3 Điều 1 Hiến pháp
1787, thượng nghị sĩ cũng như hạ nghị sĩ, đều do dân chúng trực tiếp bầu ra.
Khi là nghị sĩ của một viện, thì không được bầu là nghị sĩ của viện kia và cũng
không được làm thành viên của cơ quan hành pháp hay cơ quan tư pháp. Các nghị
sĩ được hưởng lương, có văn phòng và người giúp việc.
Qua sự so sánh về cách thức thành lập nghị viện Anh và nghị viện mĩ đã thấy
được những mặt tích cực và hạn chế nhất định trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước tư sản hai nước này.
3
2.So sánh chức năng của nghị viện Anh và nghị viện mĩ thời cận đại.
• Điểm giống nhau:
-NGhị viện Anh và nghị viện Mĩ đều có chức năng lập pháp.
• Điểm khác nhau:
- Ở nghị viện Anh: chức năng lập pháp chính của thượng viện là nghiên

cứu, xem xét các dự thảo luật của hạ viện. thượng viện đóng vai trò là tòa phúc
thẩm cao nhất. Thông thường thượng viện không có quyền ngăn cản các dự thảo
luật trở thành luật chính thức nếu hạ viên nhất quyết bảo lưu ý kiến.
Chức năng chính của hạ viện ở Anh là thông qua các đạo luật, chủ trương, chính
sách lớn về kinh tế, xã hội, chính trị, đối nội và đối ngoại, giám sát hoạt động của
chính phủ.
- Ở nghị viện Mĩ: Chức năng lập pháp: Việc chấp nhuận của cả hạ viện và
thượng viện là bắt buộc đối với bất cứ các dự thảo luật nào, bao gồm dự thảo luật
về thu thuế để chúng trở thành luật. Cả hai viện phải thông qua cùng một phiên bản
giống như của dự thảo luật, nếu có khác biệt, chúng có thể được giải quyết bởi một
ủy ban hội nghị mà trong đó có cả thành viên của hai viện.
Ngoài ra ở nghị viện Mĩ, chúc năng kiểm tra và cân bằng quyền lực: Hiếm
pháp cho thượng viện một số chức năng có một không hai là khả năng “ Kiểm tra
và cân bằng” quyền lực của các thành phần khác trong liên bang. Khả năng này
gồm có quy định bắt buộc rằng thượng viện có quyền tư vấn và thượng viện ưng
thuận đối với một số bổ nhiệm viện chức chính phủ của tổng thống Hoa kì; cũng
như thượng viện phải phê chuẩn tất cả các hiệp ước với các chính quyền ngoại
quốc, xét xử tất cả các vụ luận tội và bầu phó tổng thống Hoa Kì trong trường hợp
không ai nhận đa số phiếu đại cử tri. Hiến pháp cho quyền hạ viện Hoa Kì luận tội
các viên chức liên quan vì lí do “ Phản quốc, hối lộ, hoặc các tội đại hình và các tội
phi pháp” và cho phép thượng viện quyền xử những vụ luận tội như thế. Trong bất
4
cứ vụ xử luận tội nào, các thượng nghị sĩ được hiến pháp yêu cầu đến chứng kiến
lời thề hoặc xác nhận lời khai. Để kết án cho một vụ luận tôi cần phải có 2/3 đa số
các thượng nghị si có mặt.
3. So sánh quyền hạn của nghị viện Anh và nghị viên Mĩ thời cận đại.
 Giống nhau:
- Nghị viện có quyền lớn, nghị viên thực sự có ưu thế hơn hẳn các cơ quan
nhà nước khác.
- Quyền lập pháp.

 Khác nhau:
- Thứ nhất:
+ Anh là nước theo chế độ quân chủ nghị viện là hình thức quân chủ hạn chế
vì vậy Hoàng Đế có quyền: “Nhà vua trị vì, nhưng không cai trị”. Việc áp dụng
học thuyết phân quyền nhưng mềm dẻo khiến nghị viện Anh có quyền hạn vô cùng
to lớn đăc biệt là thời kì cạnh tranh tự do nhằm hạn chế tới mức tối đa quyền hạn
của nhà vua, lam cho ngai vàng trở thành hư vị.
+ Còn Mĩ: đưa ra một cuộc cách mạng tư sản triệt để vì vậy tạo điều kiện
hình thành nhà nước cộng hòa tổng thống với việc áp dụng triệt để, cứng rắn học
thuyết tam quyền. Quyền lực ở nghị viện Mĩ không lớn như ở nghị viện Anh.
- Thứ hai:
+ Nghị viện Anh có quyền lập pháp, quyền quyết định ngân sách và thuế,
quyền giám sát hoạt động của các nội các, bầu hoặc bãi nhiệm thành viên của nội
các.
+ Nghị viện Mĩ có quyền thông qua các đạo luật, sửa đổi và bổ sung dự án
luật, dự án ngân sách của tổng thống bổ nhiệm, phê chuẩn, bãi bỏ các điều ước
quốc tế đã kí kết.
- Thứ ba:
5
+ Ở Anh: thượng nghị viện: lúc đầu có uy quyền hơn hạ nghị viện. Nhưng
sau đó là đại diện của thế lực bảo thủ, lỗi thời đã hết vai trò lịch sử hình thức hoạt
động chỉ là nhân dân và kiềm chế. Ngược lại thì hạ nghị viện thì quyền hạn và vai
trò ngày càng phát triển.
+ Ở Mĩ: thượng nghị viện là đại diện của các bang do cơ quan lập pháp của
các bang bầu ra, hai viện ở nghị Mĩ khó mà có thể nói việc nào nhiều quyền hơn
viện nào.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và so sánh, chúng ta đã phần nào hiểu thêm về cách
thức thành lập, chức năng, quyền hạn của nghị viện Anh và nghị viện Mĩ thời cận
đại, hiểu được thực chất của cơ chế chính trị của hai nhà nước này.

6

×