Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

xã hội học pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.01 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ
ĐẦU 1
• Lí do chọn đề
tài 1
• Mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu 1
• Phương pháp nghiên
cứu 2
NỘI
DUNG
2
I.Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm trộm
cắp
2
• Khái
niệm 2
1.1Khái niệm tội
phạm. 2
1.2 Khái niệm tội phạm trộm cắp tài sản 3
1.3 Khái niệm phòng chống tội
phạm 3
• Chủ thể pháp
luật 4
• Nội dung chính của pháp
luật 5
• Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện phòng chống tội phạm trộm
cắp 7
II. Khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật trong công tác phòng
chống tội phạm trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh
viên 7


• Giới thiệu cuộc khảo
sát 7
• Thực trạng nhận thức của các bạn sinh viên về thực hiện phòng chống tội
phạm trộm cắp tại các khu phòng trọ sinh
viên 8
• Nhận xét
chung 15
III.Giải Pháp phòng chống tội phạm trộm cắp tại các khu phòng trọ sinh
viên 16
• Về mặt chủ
quan 16
• Về mặt khách
quan 16
KẾT
LUẬN 18
PHỤ LỤC 1 19
PHỤ LỤC 2 32
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Tội phạm trộm cắp tài sản nói chung và trộm cắp tài sản tại các khu
phòng trọ sinh viên nói riêng đã xâm hại đến quyền sở hữu về tài sản – một
trong các quyền cơ bản của mọi công dân được pháp luật bảo vệ. Điều 58
Hiến pháp hiện hành nước CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải
để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác…”.
Sự xâm phạm về quyền sở hữu đến một bộ phận sinh viên như đã trở thành
thói quen của các “đạo chích” và những nơi sinh viên ở đã trở thành “điểm
ghé thăm” của các vị khách không hẹn mà tới này. Chính điều đó đã dấy lên
sự bức xúc của một bộ phận sinh viên về những tài sản của mình “không
cánh mà bay” cũng có lẽ vậy mà, tình hình trộm cắp tài sản tại nơi sinh viên

sống trở thành đề tài nóng hơn bao giờ hết. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề
đồng thời có thể đưa ra được những giải pháp ngăn ngừa cũng như khắc
phục được tình trạng trên thì nhóm em xin được chọn đề tài : “Công tác
phòng chống tình trạng trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh viên: Thực trạng
và giải pháp”.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm bổ sung
và hoàn thiện lý luận, đánh giá thực trạng về tình hình trộm cắp tại các
phòng trọ sinh viên và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trộm
cắp ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của sinh viên nói riêng và của cả xã hội
nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần giải
quyết những nhiệm vụ vụ thể sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu, bổ sung hoàn
thiện lý luận về hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp. Thứ hai, khảo sát,
đánh giá thực trạng về tình hình trộm cắp tài sản ở các phòng trọ sinh viên:
tình hình diễn ra, nguyên nhân, hậu quả. Thứ ba, đề xuất những giải pháp
nhằm ngăn ngừa trộm cắp nhằm đảm bảo cuộc sống cho sinh viên.
3.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, bài làm của nhóm em sử dụng phương
pháp An-két là chủ yếu. Ngoài ra chúng em còn sử dung thêm các phương
pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về phòng chống tội phạm
trộm cắp.
• Khái niệm
1.1Khái niệm tội phạm
Trong khoa học Luật Hình sự ( viết tắt LHS), trước đây và hiện nay còn
tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nội dung lẫn nội hàm khái niệm tội
phạm. Nhưng xét trên góc độ khoa học LHS Việt Nam, khái niệm tội phạm
được nghiên cứu dưới phương diện “tĩnh” và có thể được hiểu ngắn gọn như

sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ
LuậtHình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, vốn là một khái niệm
được biết đến nhiều nhất mỗi khi nhắc đến luật hình sự, tội phạm được định
nghĩa khái quát đó là “hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật
hình sự và phải chịu hình phạt”. Theo đó, chúng ta có thể rút ra các đặc
điểm cơ bản sau: Một là, tính nguy hiểm cho xã hội của hành; hai là, tính có
lỗi; ba là tính trái pháp luậtt hình sự và cuối cùng là phải chịu hình phạt.
1.2 Khái niệm tội phạm trộm cắp tài sản
Theo từ điển Tiếng Việt thì “trộm cắp” là một hành vi phạm tội khi
một người hoặc một nhóm người lén lút, bí mật chém đoạt tài sản của người
khác một cách trái pháp luật , đối tượng tác động có thể là tiền, thông tin
hoặc dịch vụ mà không có sự cho phép của người sở hữu của nó. Nói cách
khác, mục đích trộm cắp là nhằm tước đoạt quyền sở hữu chính đáng của
chủ sở hữu đối với món đồ.
Về phương diện lý luận , tội “trộm cắp tài sản” là một loại tội phạm có
dấu hiệu hành vi khách quan khá đơn giản: “Trộm cắp tài sản được hiểu là
hành vi lén lút, bí mật chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người
khác thành của mình.”. Tuy nhiên, trên thực tế, hành vi “lén lút” diễn ra rất
đa dạng, biến hóa gây nhiều tranh cãi trong vấn đề định tội danh giữa các
nhà áp dụng luật.
1.3 Khái niệm phòng chống tội phạm .
Phòng ngừa tội phạm là việc mà các cơ quan của Nhà nước, các tổ
chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm khắc phục
những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội đồng thời tiến tới loại

trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
Phòng chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau:
Hướng thứ nhất: phát hiện, khắc phục, hạn chế và tiến tới thủ tiêu các
hiện tượng tiêu cực ra khỏi đời sống xã hội. Đây là phương hướng cơ bản
mang tính chiến lược, lâu dài.
Hướng thứ hai, Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội
phạm xảy ra. Đây là phương hướng quan trọng không thể xem nhẹ. Bởi
trong thực tế những nguyên nhân , điều kiện phát triển của tội phạm vân hoạt
động trong khi đó hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều hạn chế
và yếu kém. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời
phát hiện điều tra, truy tố và đưa ra xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội,
giúp họ trở thành người công dân lương thiện.
Tóm lại, phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, xã hội và công dân.
Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các
nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội từ đó, làm giảm và từng
bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi xã hội.
• Chủ thể pháp luật
Bất kể một ngành luật hay một quy định nào khi đưa ra cũng đều có
chủ thể thực hiện và hương tới một hay một nhóm đối tượng cụ thể. Và pháp
luật về phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản cũng vậy,nó được thể hiện
bởi chủ thể là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ phòng chống,quản lý và xét xử
tội phạm như cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án Nhân dân,…và một
số bộ phận đông đảo là tất cả người dân,họ đều có những quyền và nghĩa vụ
cụ thể.được quy định trong luật với mọi trường hợp như bắt tội phạm trộm
cắp quả tang tại chỗ Những phương thức và hành vi thực hiện pháp luật đó
đều hướng chung một đối tượng chịu tác động đó chính là tội phạm trộm
cắp. Ở đây ,tội phạm trộm cắp có thể là những người mắc vào các tệ nạn xã
hội.người dân bình thường hay có cả những người có giáo dục và bằng cấp
điều đó còn phụ thuộc vào mục đích và khác thể của tội phạm.

3.Nội dung chính của pháp luật.
Trộm cắp tài sản là một trong những hành vi vi phạm pháp luật hình
sự xuất hiện rất sớm trong đời sống xã hội.Điều này được thể hiện qua các
văn bản của nhà nước phong kiến điều chỉnh các hành vi trộm cắp tài
sản.Tiếp nối các quy định của thời phong kiến. Bộ Luật Hình Sự năm 2009
quy định tội trộm cắp tại điều 138 cụ thể: “Tội trộm cắp tài sản:
• Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu
đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
• Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới
hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
• Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
• Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
• Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng.”
Để cụ thể hóa quy định về tôi trộm cắp tài sản tại điều 138 BLHS năm
2009,Liên ngành trung ương gồm Tòa á nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
Nhân dân tối cao,Bộ công an,Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số
02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA ngày 25/12/2001 về việc
hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XIV “ các tội phạm sở hữu” của
BLHS và Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao còn ban hành Nghị
quyết số 01/2006/NQ ngày 12/05/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định
của BLHS (mục 6 và mục 7) quy định chi tiết tại một số nội dung nhằm áp
dụng một cách linh hoạt,thống nhất tội này trong thực tiễn.
4.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện phòng chống tội phạm trộm
cắp.
Dù đã dược quy định cụ thể và cá cơ quan ban hành phòng chọn tội
tội phạm vào cuộc ,nhưng tình trạng trộm cắp trên phạm vi cả nước vẫn
không có dấu hiệu giảm đi mà còn xảy ra với tần xuất ngày càng tăng lên
với những thủ đoạn .hành vi, phương thức tinh vi, phức tạp hơn.Thực trạng
này do một số yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới. Trước hết là do
việc hiểu và áp dụng quy định của BLHS cũng như các văn bản hướng dẫn
về phòng cống trộm cắp còn chưa thống nhất trong thực tiễn. Bên cạnh đó,
một số quy định của bộ luật hình sự và các văn bản hướng dân thi hành còn
bộc lộ một số bất cập nhất định. Chính vì vậy, việc hiểu thấu đáo quy định
của pháp luật hình sự về thực trạng trộm cắp tài sản là nhu cầu cấp thiết.
Ngoài ra, sự ý thức bảo vệ tài sản hay phối hợp phòng chống tội phạm trộm
cắp với cơ quan công an của người dân còn nhiều mâu thuẫn và hạn chế.
Đây là một trong những lý do khiến cho công tác phòng chống tội phạm
chưa đạt được kết quả cao.
II. Khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật trong công tác
phòng chống tội phạm trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh viên.

• Giới thiệu cuộc khảo sát
Cuộc khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện công tác phòng chống tội
phạm trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh viên được tiến hành bởi tất cả các
thành viên trong nhóm 01- NO4-TL3 chúng em đối với 100 bạn sinh viên,
bao gồm các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội và các bạn sinh viên
của một số trường khác như trường Đại học Nội Vụ, Giao Thông Vận Tải
Cuộc khảo sát này chủ yếu xoay quanh vấn đề nhà trọ, khu vực trọ và
hiện tượng tình trạng trộm cắp tại các khu phòng trọ mà các bạn sinh viên
đang thuê trọ. Đồng thời, khi thực hiện các cuộc khảo sát này, chúng em
cam đoan tính bảo mật của các bạn khi tham gia và được thực hiện trên cơ
sở tự nguyện( các bạn có quyền đồng ý hoặc từ chối tham gia cuộc khảo sát
này)
Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày bắt đầu từ ngày 05/05/2015 đến hết
ngày 15/05/2015 tại các phòng học của trường Đại học Luật Hà Nội và một
số trường Đại học khác xung quanh khu vực với kết quả thu về là 100/100
phiếu trả lời của các câu hỏi khảo sát.
• Thực trạng nhận thức của các bạn sinh viên về thực hiện phòng
chống tội phạm trộm cắp tại các khu phòng trọ sinh viên.
Thực trạng nhận thức thực hiện phòng chống tội phạm trộm cắp của các
bạn sinh viên được thể hiện thông qua các bảng số liệu được thiết lập sau khi
tiến hành cuộc khảo sát như sau:
Với câu hỏi thứ nhất : Bạn thấy vấn đề trộm cắp tài sản ở các khu phòng
trọ sinh viên hiện nay như thế nào?( chỉ chọn một phương án trả lời)
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Rất nghiêm trọng
86 86.00 86.000
• Nghiêm trọng
11 11.00 97.000
• Bình thường
3 3.00 100.000

Tổng cộng 100 100.00
Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ sinh viên cho rằng
vấn đề trộm cắp tại các khu phòng trọ sinh viên mức độ rất nghiêm trọng
là cao nhất với 86%. Trong khi đó, tỷ lệ nghiêm trọng chiếm có 11% và
cuối cùng là mức bình thường là 3%. Từ đây, ta có thấy, đa số các bạn
sinh viên trường luật nói riêng và các trường đại học nói chung đều nhận
thấy rằng hiện tượng trộm cắp tài sản ở các khu phòng trọ sinh viên có
mức độ rất nghiêm trọng. Điều đó cho thấy sự quan tâm và ý thức được
mức độ phản ánh của tình trạng này gây ra.
Với câu hỏi thứ 2: Khu trọ bạn đang ở hiện nay đã xuất hiện vụ trộm
cắp nào chưa?( chỉ chọn một phương án)
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Rồi
73 73.00 73.000
• Chưa
27 27.00 100.000
Tổng 100 100.00
Dễ có thể nhận thấy, tỷ lệ các bạn sinh viên đang ở trọ đã có xuất hiện
tình trạng trộm cắp tới 73% trong khi đó, tỷ lệ phòng trọ nơi các bạn ở
chưa có tình trạng trộm cắp lại chiếm có 27%. Điều đó chứng minh cho
thấy một thực trạng trộm cắp tài sản tại các phòng trọ sinh viên diễn ra
rất phổ biến.
Câu hỏi thứ 3: Cá nhân bạn có đồng tình với công tác phòng chống tội
phạm trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh viên không? (chỉ chọn một phương
án trả lời)
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Rất đồng tình
46 46.00 46.000
• Đồng tình
31 31.00 77.000

• Thế nào cũng được
16 16.00 93.000
• Không đồng tình
7 7.00 100.000
Tổng số 100 100.00
Nhìn chung, phần lớn các bạn sinh viên rất đồng tình với công tác
phòng chống trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh viên chiếm tới 46%; tiếp
ngay sau tỷ lệ đồng tình cũng tương đối cao chiếm 32%. Trong khi đó, chỉ
có 16% là thế nào cũng được và 7% là không đồng tình. Như vậy, có thể
thấy đa số các bạn sinh viên trường Đại học Luật và các bạn sinh viên khác
đều rất đồng tình và đồng tình với tình trạng phòng chống trộm cắp tài sản
này ở các khu phòng trọ sinh viên.
Câu hỏi thứ 4: Cá nhân bạn thấy rằng an ninh chưa đủ tốt ở các khu
phòng trọ sinh viên có phải là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trộm cắp:
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Có
86 86.00 86.000
• Không
14 14.00 100.000
Tổng số 100 100.00
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy rằng đa số sinh viên cho rằng an ninh
chưa tốt là nguyên nhân dân đến hiện tượng trộm cắp tại các khu phòng trọ
sinh viên chiếm tới 86%. Tuy nhiên, chỉ có 14% là cho rằng không phải điều
đó. Song nói tóm lại, việc dẫn đến hiện tương trộm cắp tại các khu phòng trọ
sinh viên phần lớn là do an ninh tại đó chưa đủ tốt để đam bảo an toàn về tài
sản cho sinh viên. Đồng thời , điều đó cho thấy công tác an ninh đa số ở các
khu phòng trọ sinh viên thực sự chưa đủ tốt và còn nhiều hạn chế.
Câu hỏi thứ 5: Ở khu vực hiện nay bạn đang trọ thì hiện tượng trộm
cắp xảy ra với tần suất như thế nào? ( Chỉ chọn một phương án trả lời)
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn

• tuần 1 lần
8 8.00 8.000
• Tháng 2 lần
13 13.00 21.000
• Ba tháng 1 lần
16 16.00 37.000
• Năm 2 lần
20 20.00 57.000
• Ý kiến khác
43 43.00 43.000
Tổng 100 100.00
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, tần suất trộm cắp k được xác định cụ
thể chiếm tỷ lệ lớn nhất với 43%. Tuy nhiên, tần suất 1 năm 2 lần khá là cao
với 20%, sau đó là ba tháng 1 lần với 16%, và tháng 2 lần là 13%. Tần suất
được xem là thấp nhất là tuần 1 lần. Điều đó cho thấy, tần suất trộm cắp
không ổn định, và nếu có ổn định thì một năm chúng trộm khoảng 2 lần.
Câu hỏi thứ sáu: Bạn đã có biện pháp khắc phục cho tình trạng mất
trộm tại khu phòng trọ bạn đang ở chưa?
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Rồi
58 58.00 58.000
• Chưa
42 42.00 42.000
Tổng 100 100.00
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ những bạn sinh viên đã có
biện pháp khắc phục tình trạng trộm cắp chiếm tỷ lệ lớn 58%, tuy nhiên tỷ lệ
sinh viên chưa có biện pháp khắc phục còn khá cao chiếm tới 42%. Vậy nên,
có thể thấy, đa số sinh viên chúng ta chưa có biện pháp phòng ngừa cũng
như ngăn chặn trộm cắp. Đây là một điều khá nguy hiểm, và càng trở nên
nguy hiểm hơn khi những tên trộm nắm được “ thóp” này của các bạn,

chúng rất dễ trộm cắp tài sản hơn bao giờ. Chúng ta đang dần tạo điều kiện
cho chúng thực hiện các hành vi trộm cắp tài sản của chúng ta. Và ắt hẳn
nạn nhân không phải ai hết chính là bản thân mỗi sinh viên chúng ta.
Câu hỏi thứ 7: theo bạn, các biện pháp như đặt camera, sử dụng báo
động, có thiết thực và cần thiết không( chỉ chọn một phương án trả lời)
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Rất cần thiết
39 39.00 39.000
• Cần thiết
23 23.00 62.000
• Khó thực hiện
17 17.00 79.000
• Không cần thiết
21 21.00 100.000
Tổng số 100 100.00
Có thể nhận thấy rằng, tỷ lệ sinh viên cho rằng việc sử dụng các thiết bị như
camera hay sử dụng chuông báo động là rất cần thiết chiếm tới 49%, bên
cạnh đó 28%tỷ lệ sinh viên cho rằng cần thiết. Tuy nhiên có 17% cho rằng
biện pháp này khó có thể thực hiện được và cũng khá cao sinh viên cho rằng
biện pháp này là không hợp lý, chiếm tới 21%. Có thể thấy, phần lớn sinh
viên cho rằng việc lắp đặt các thiết bị như trên là rất cần thiết và cần thiết.
Do đó, có thể nhận thấy, sinh viên trường Đại học Luật Và các trường Đại
học khác rất quan tâm đến việc sử dụng thiết bị hiện đại trong phòng chống
trộm cắp.
Nhiều khu nhà trọ sinh viên đang hoang mang với nạn trộm cắp hoành
hành( hình ảnh mang tính chất minh họa)
Kết luận trên là hoàn toàn có căn cứ, ta có thể nhận thấy rõ điều này qua
những con số “biết nói” phản ánh một cách chân thực về thực trạng trộm cắp
trong thời gian gần đây. Chỉ tính từ đầu năm 2015 cho đến cuối tháng
3/2015, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 89 vụ trộm cắp ở các khu

phòng trọ sinh viên lấy đi rất nhiều tài sản có giá trị như xe máy, máy tính,
điện thoại di động và nhiều đồ dùng có gá trị khác. Được biết đó mới chỉ là
những trường hợp báo cho cơ quan công an điều tra. Vậy nếu tính cả những
vụ trộm cắp vói thiệt hại không lớn hay cả những vụ việc không được khai
báo thì con số sẽ không dừng lại ở đó.
• Nhận xét chung
Trong quá trình tiến hành cuộc khảo sát, các bạn sinh viên rất đồng ý cùng
thực hiện. Vì theo các bạn sinh viên, vấn đề đó rất nghiêm trọng theo một số
sinh viên đã từng bị mất tài sản chia sẻ: “Bọn trộm cắp rất táo tợn, liều
lĩnh. Chúng thường lảng vảng bên ngoài để tìm chờ cơ hội là ra tay hành
động, bất kể ngày hay đêm. Có trường hợp còn bị trộm khống chế chiếm
đoạt tiền, điện thoại di động. Có tên trộm giả danh người quen, bạn bè của
người trong khu nhà trọ đến thăm bạn, sau đó trộm cắp tài sản… Tuy
nhiên cũng phải thừa nhận, sinh viên thuê trọ nhiều người rất chủ quan,
bảo vệ tài sản không tốt nên tạo điều kiện cho bạn trộm cắp hành sự”.
Tình trạng trộm cắp hoành hành, diễn ra cả ngày lẫn đêm với vô số những
thủ đoạn khác nhau khiến người dân sống cảnh nhà trọ vô cùng lo lắng và
cảm thấy rất bất an. Không chỉ có trộm cắp bằng cách lẻn vào ban đêm hay
lúc nhà vắng người, chúng còn dùng thủ đoạn giả danh là nhân viên bán
hàng, tiếp thị để đi vào các khu dân cư giới thiệu sản phẩm, sau đó ra tay lúc
chủ nhà sơ hở. Như vậy với cuộc điều tra này, Một mặt, giúp cho mọi người
hiểu rõ được tình trạng trộm cắp tài sản diễn ra ở khu phòng trọ sinh viên;
mặt khác mỗi người sẽ có những biện pháp nhất định hạn chế tình trạng đó
không chỉ tốt cho mình và cho cả những người khác. Nhìn chung sinh viên
đã nhận thức được mức độ rất nghiêm trọng của tình trạng trên đồng thời đã
có cái nhìn chính xác về các hành vi phạm tội trên xảy ra hiện nay như thế
nào.
III. Giải pháp phòng chống tội phạm trộm cắp tại các khu phòng trọ
sinh viên
• Về mặt chủ quan

Trước hết, các sinh viên thuê nhà trọ cần nêu cao ý thức cảnh giác,
bảo vệ tài sản của mình. Mỗi người phải tự mình rèn luyện bản thân tính
cẩn thận, đề phòng tự ý thức được việc kiểm kê và giữ gìn tài sản của
mình.Bên cạnh đó , tuyên truyền và vận động mọi người nâng cao cảnh
giác, nâng cao tinh thần đề phòng trộm cắp bất cứ lúc nào. Khi gặp tên
trộm đang thực hiện phải hô to để mọi người đến giúp đỡ, khi bị mất đồ
thì báo cho chủ nhà và nói cho mọi người phải cẩn thận đề phòng, cũng
như báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để trừng trị kẻ
phạm tội, đồng thời lấy lại tài sản của bản thân.
Bên cạnh đó, với những ời thú nhận của một kẻ từng là ăn trộm lão
luyện đã hé lộ các cách thức giúp chúng ta phòng ngừa việc bị dân đạo
chích "viếng thăm" các khu phòng trọ sinh viên. Khi hiểu rõ được cách
thức tiến hành trộm của chúng chúng ta có thể ngăn ngừa hiệu quả. Biến
những thứ chúng thực hiện trộm cắp để trị chúng.
• Về mặt khách quan
Nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng, cửa khóa phải thật cẩn thận tại khu
trọ sinh viên như : thay ổ khóa phòng, khóa cổng,của phòng chắc chắn, kiên
cố. Đăng kí tạm trú tạm vắng tại công an phường mình sinh sống.Đẩy mạnh
an ninh khu trọ đang ở.Khu trọ cùng nhau đoàn kết chung tay cùng thực hiện
các biệ pháp phòng chống hiện tượng trộm cắp ở khu trọ sinh viênNghiêm
khắc trừng trị những đối tượng trộm cắp.
Đồng thời đề nghị lực lượng công an phường, xã cần tăng cường các
hoạt động kiểm tra, kiểm soát, cần siết chặt hoạt động đăng ký tạm vắng,
tạm trú ở địa phương…Thiết nghĩ đã đến lúc cần phải thực hiện các giải
pháp đồng bộ để đấu tranh phòng chống nạn trộm cắp ở khu dân cư, nhất
là các khu vực tập trung nhiều nhà cho thuê, phòng trọ, để trộm cắp
không còn là nỗi ám ảnh của người dân. Đó không chỉ là trách nhiệm
riêng của lực lượng Công an mà cũng là trách nhiệm của các ngành chức
năng liên quan và của quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ, giữ gìn
trật tự an ninh, bảo vệ sự an toàn cho cuộc sống người dân tại địa

phương trên địa bàn thành phố nói chung và sinh viên tại tại các khu
phòng trọ nói riêng.
Nói tóm lại, mỗi người sinh viên chúng ta luôn luôn phải đề cao tinh
thần cảnh giác, nâng cao ý thức giữ gìn tài sản của bản thân nói riêng và
của những người xung quanh nói chung. Bình tĩnh trong việc giải quyết
một vụ trộm cụ thể. Đồng thời, đề nghị người chủ nhà nâng cao cơ sở hạ
tầng cũng như biện pháp chống trộm hiệu quả. Hơn nữa, vận động tuyên
truyền mọi người luôn giữu tác phong và tinh thần phòng chống trộm cắp
tại các khu phòng trọ sinh viên thật có hiệu quả.
Khi gặp phải một trường huống cụ thể, bình tĩnh báo cho mọi người
xung quanh xóm trọ biết tin đề phòng. Thêm đó, phải báo cáo cho các cơ
quan tổ chức có thẩm quyền để nhanh chóng kịp thời đưa những “ đạo
chích” vào nơi căn bản phải ở đếm những ngày tháng trong tù. Có như vậy
chúng ta mới dần khắc hục và loại bỏ trộm cắp tài sản ở các khu phòng
trọ sinh viên trả lại cuộc sống vốn dĩ những người sinh viên như chúng ta
phải được hưởng.
Bên cạnh đó, phải nghiêm khắc trừng trị những kẻ phạm tội, các cơ
quan tổ chức phải trừng trị theo đúng pháp luật, một mặt để giáo dục
những tên trộm. cải tạo chúng trở thành người có ích cho xã hội, thứ hai,
là để làm gương cho những kẻ luôn có ý định trở thành " đạo chính"
mượn đồ của người khác vĩnh viễn. Thế nên, việc tố giác những kẻ tội
phạm đã trở thành nghĩa vụ cao cả của mọi người. Là một kẻ phạm tội mà
những hành vi của chúng được quy định trong BLHS chắc hẳn sẽ không
thoát khỏi tội phạm hình sự. Đó là điều thiết yếu của cuộc sống đối với mỗi
chúng ta đặc biệt là những sinh viên sống trong các khu phòng trọ.
KẾT LUẬN
Thông qua cuộc điều tra xã hội học về : “Công tác phòng chống
tình trạng trộm cắp ở các khu phòng trọ sinh viên: Thực trạng và giải
pháp” không những giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình thực trạng
sinh viên bị mất trộm tại nơi mà mình đang sống diễn ra phổ biến như thế

nào trong thời đại kinh tế trên đà hội nhập toàn cầu. Từ đó đưa ra những giải
pháp thuyết phục mọi người phòng chống , ngăn chặn dần bài trừ tệ nạn này
trong thời gian gần nhất có thể, giúp cho cộng đồng xã hội phát triển và bình
yên cho những bạn sinh viên sống xa nhà như chúng ta.
PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN THEO BẢNG HỎI VÀ BIỂ ĐỒ THỂ
HIỆN KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
• Bạn thấy vấn đề trộm cắp tài sản ở các khu phòng trọ sinh viên hiện
nay thế nào?( chỉ chọn một phương án trả lời)
Bảng 1
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Rất nghiêm trọng
86 86.00 86.000
• Nghiêm trọng
11 11.00 97.000
• Bình thường
3 3.00 100.000
Tổng số 100 100.00
• Cá nhân bạn đã từng là nạn nhân của vụ trộm cắp nào chưa?
Bảng 2:
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lê cộng dồn
• Rồi
72 72.00 72.000
• Chưa
28 28.00 100.000
Tổng số 100 100.00
• Khu phòng trọ mà bạn đang ở hiện nay đã xuất hiện vụ trộm vụ trộm
cắp nào chưa?
Bảng 3:
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn

• Rồi
73 73.00 73.000
• Chưa
27 27.00 100.000
Tổng số 100 100.00
• Cá nhân bạn có đồng tình với công tác phòng chống tội phạm trộm
cắp tài sản ở khu phòng trọ sinh viên không?
Bảng 4
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Rất đồng tình
46 46.00 46.000
• Đồng tình
31 31.00 77.000
• Thế nào cũng được
16 16.00 93.000
• Không đồng tình
7 7.00 100.000
Tổng số 100 100.00
• Theo bạn chủ thể thực hiện vi phạm trộm cắp thường là:
Bảng 5.
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Sinh viên
11 11.00 11.000
• Những thành phần dân cư ở khu
vực sinh viên trọ
32 32.00 43.000
• Những thành phần mắc các tệ nạn
xã hội
45 45.00 88.000
• Ý kiến khác

12 12.00 100.000
Tổng số 100 100
6. Qua những gì bạn biết hay thấy được thì đồ đạc bị mất thường là?
Bảng 6 :
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Laptop
11 12.00 12.000
• Điện thoại di động
22 22.00 34.000
• Đồ dùng trong phòng
36 36.00 70.000
• Quần áo
8 8.00 78.000
• Đồ vật khác
22 22.00 100.000
Tổng số 100 100.00
7.Ở khu vực hiện nay bạn đang trọ hay đã từng trọ thì hiện tượng trộm cắp
xảy ra với tần suất như thế nào?(chỉ chọn một phương án trả lời)
Bảng 7:
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• tuần 1 lần
8 8.00 8.000
• Tháng 2 lần
13 13.00 21.000
• Ba tháng 1 lần
16 16.00 37.000
• Năm 2 lần
20 20.00 57.000
• Ý kiến khác
43 43.00 43.000

Tổng 100 100.00
Câu 8: Theo bạn, thời gian hay bị mất đồ là vào khoảng thời gian nào?(có
thể chọn nhiều phương án trả lời)
Bảng số 8 :
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Sáng
4 4.00 4.000
• Trưa
12 12.00 16.000
• Chiều
15 15.00 31.000
• Tối
46 46.00 77.000
• Đêm
23 23.00 100.000
Tổng số 100 100.00
Câu 9: Cá nhân bạn thấy rằng an ninh chưa đủ tốt ở các khu nhà trọ sinh
viên có phải là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trộm cắp?(chỉ chọn
một phương án trả lời)
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Có
86 86.00 86.000
• Không
14 14.00 100.000
Tổng số 100 100.00
Câu 10: Nếu bạn đã từng là nạn nhân của ít nhất một vụ trộm cắp, hãy cho
chúng tôi biết cảm giác của bạn sau khi phát hiện ra mình bị mất đồ?(có thể
chọn nhiều phương án trả lời)
1. Rất hoảng loạn và sợ hãi
2. Rất tức giận

3. Vẫn còn khá bình tĩnh
4. Rất bình tĩnh
Ý kiến khác (Vui lòng ghi rõ):
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………
Bảng số 10
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
• Rất hoảng loạn và sợ hãi
58 58.00 58.000
• Rất tức giận
22 22.00 80.000
• Vẫn còn khá bình tĩnh
9 9.00 89.000
• Rất bình tĩnh
6 6.00 95.000
• Ý kiến khác
5 5.00 100.000
Tổng số 100 100.00
Câu 11: Nếu bạn phát hiện mình đã bị mất cắp thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
(có thể chọn nhiều phương án trả lời)
1. Báo ngay công an phường
2. Thông báo cho chủ nhà trọ biết
3. Thông báo cho tất cả mọi người ở khu vực trọ
4. Không cho bất kỳ ai biết
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
1. Báo ngay công an phường 16 16.00 16.000
2. Thông báo cho chủ nhà trọ biết 58 58.00 74.000
3.Thông báo cho tất cả mọi người
ở khu vực trọ

13 13.00 87.000
4. Không cho bất kỳ ai biết 13 13.00 100.000
Tổng số 100 100.00
Câu 12: Phòng bạn đang trọ hiện nay có mấy người?(chỉ chọn một phương
án trả lời)
1. Chỉ mình bạn
2. Hai người
3. Ba người
4. Nhiều hơn ba người
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
1.Chỉ mình bạn 37 37.00 37.000
2.Hai người 42 42.00 79.000
3.Ba người 13 13.00 92.000
4.Nhiều hơn ba người 8 8.00 100.000
Tổng số 100 100.00
Câu 13: Theo bạn, nếu là phòng ở nhiều hơn một người mà có hiện tượng
mất cắp, có khi nào là do người cùng phòng lấy?(chỉ chọn một phương án trả
lời)
1. Có
2. Không
Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×