Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

XÃ hội học PHÁP LUẬT học kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.03 KB, 15 trang )

MỞ BÀI
Ý thức xã hội tồn tại trong những bộ phận và những hình thái khác nhau.
Những bộ phận của ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội, dư luận xã hội… những
hình thái chủ yếu của ý thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý
thức đạo đức… Tính phong phú, đa dạng của các bộ phận, các hình thái ý thức xã
hội phản ánh tính phong phú, đa dạng của bản thân đời sống xã hội. Trong sự phát
triển chung của ý thức xã hội, các bộ phận, các hình thái ý thức xã hội luôn ảnh
hưởng, tác động qua lại với nhau. Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai
cấp, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của pháp luật. Các giai cấp, tầng lớp xã hội
khác nhau có sự thể hiện ý thức pháp luật khác nhau, trong đó ý thức pháp luật giữ
vai trò chủ đạo là ý thức pháp luật của giai cấp thống trị cầm quyền. Nhưng, trước
khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những
yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại
chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng… đặc
biệt là dư luận xã hội.
Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã từng đóng vai trò điều hoà
các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi xã hội của con người ngay cả khi
trong xã hội chưa có sự phân hoá giai cấp, chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật,
cũng có nghĩa là chưa có ý thức pháp luật đó là xã hội nguyên thuỷ. Ph.Ăngghen
đã nhận xét rằng, trong chế độ xã hội này không hề có các phương tiện ép buộc nào
khác ngoài dư luận xã hội. Cơ chế tác động, điều tiết được thực hiện dựa trên
phương pháp tác động xã hội và phụ thuộc vào mức độ chín muồi của dư luận xã
hội, mức độ xâm nhập và ảnh hưởng của nó, cũng như trình độ phát triển của xã
hội.
THÂN BÀI
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1. DƯ LUẬN XÃ HỘI.
Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức của một cộng đồng người, là
một phương thức tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội. Trong cấu trúc của dư luận xã
hội luôn có mặt tất cả các thành phần, các yếu tố cấu thành ý thức xã hội: nhận
thức, tình cảm và ý chí, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng, ý thức chính trị, ý thức pháp


quyền, ý thức đạo đức và thẩm mỹ… “Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái
đọ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung
trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được
sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành
động thực tiễn của họ.” Dư luận xã hội hình thành từ sự việc, sự kiện, hiện tượng
có thật thông qua quá trình trao đổi, tranh luận để đi đến ý kiến chung, là sản phẩm
của tư duy phán xét, của chủ thể mang nó. Dư luận xã hội ban đầu có thể bao gồm
nhiều luồng ý kiến khác nhau nhưng khi lan càng rộng thì càng có xu hướng thóng
nhất về nội dung phán xét, hoặc tích tụ lại thành một vài hướng cơ bản.
Chủ thể của dư luận xã hội là các giai cấp, cộng đồng xã hội hay nhóm người
mang dư luận xã hội. Chủ thể của dư luận xã hội không chỉ là các nhóm đa số (một
giai cấp, một tầng lớp hoặc toàn xã hội), mà còn bao gồm các nhóm thiểu số (một
tập thể, nhóm xã hội)
Khách thể của dư luận xã hội là những sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội hay
quá trình xã hội được phản ánh bởi dư luận xã hội, thể hiện trong nội dung của dư
luận xã hội. Khách thể của dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói
chung mà chỉ là những vấn đề, sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội
được các giai cấp, cộng đồng xã hội quan tâm tới, vì nó liên quan tới nhu cầu, lợi
ích về vật chất hay tinh thần của họ. Ví dụ như các vấn đề về: giá cả thị trường,
thiên tai, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm .v.v…
2. Ý THỨC PHÁP LUẬT
Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã
hội từ góc nhìn pháp luật, là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về
bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức
xã hội và công dân, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người
trong xã hội. Ta có thể định nghĩa như sau: “ý thức pháp luật là toàn bộ các học
thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan
hệ của con người đối với pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật, thái độ, sự đánh
giá về pháp luật của các giai cấp, tầng lớp xã hội, về tính hợp pháp hay không hợp
pháp trong hành vi ứng xử của con người, trong tổ chức và hoạt động của các

thiết chế xã hội”.
Ý thức pháp luật có hai đặc trưng cơ bản là: ý thức pháp luật là một hình thái ý
thức xã hội có tính độc lập tương đối và ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính
giai cấp. Ý thức pháp luật có cấu trúc tương đối phức tạp, có thể được nhìn nhận từ
nhiều góc độ khác nhau. Căn cứ vào nội dung và tính chất của các bộ phận hợp
thành, ý thức pháp luật bao gồm: hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. Căn cứ
vào cấp độ và giới hạn nhận thức, ý thức pháp luật được chia thành hai bộ phận cơ
bản: ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lý luận. Còn căn cứ vào chủ
thể của ý thức pháp luật, ý thức pháp luật được chia thành: ý thức pháp luật của cá
nhân, ý thức pháp luật của nhóm xã hội và ý thức pháp luật xã hội nói chung.
Do vậy, dựa vào cấu trúc của ý thức pháp luật, chúng ta có thể đứng trên nhiều góc
độ khác nhau để phân tích sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật.
II. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI Ý
THỨC PHÁP LUẬT
1. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI Ý THỨC PHÁP
LUẬT.
Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận xã hội đã và đang đóng vai trò điều hòa
các mối quan hệ, định hướng hành vi xã hội của con người ngay cả khi trong xa
hội chưa có sự phân hóa giai cấp, chưa xuất nhà nước và pháp luật, cũng có nghĩa
là chưa có ý thức pháp luật. Cơ chế tác động điều tiết dựa trên phương pháp tác
động xã hội và phụ thuộc vào mức độ chín muồi của dư luận xã hội, mức độ xâm
nhập và ảnh hưởng của nó cũng như trình độ phát triển xã hội. Trong xã hội có
nhiều giai cấp, vai trò điều hòa của các mối quan hệ xã hội của dư luận được thể
hiện cùng với pháp luật. Khi nói về pháp luật, theo C.Mác, dư luận xã hội là kết
của việc biến ý thức xã hội thành sức mạnh xã hội nhờ có pháp luật chung do chính
quyền nhà nước thi hành. Sự khẳng định của Mác cho chúng ta chiếc chìa khóa để
hiểu biết về cơ chế biến đổi dư luận xã hội thành sức mạnh xã hội, đồng thời tìm
hiểu về sự tác động của dư luận xã hội đến ý thức pháp luật. Dựa trên sự căn cứ về
chủ thể của ý thức pháp luật, theo đó dư luận xã hội có tác động đến ý thức pháp
luật cá nhân, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật xã hội.

a. Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật cá nhân.
Sự hình thành của một luồng dư luận nào đó trước hết xuất phát từ ý thức cá
nhân. Trong cuộc sống laao động, sinh hoạt hàng ngày, mỗi cá nhân được trực tiếp
chứng kiến hoặc được nghe kể lại về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong
thực tế xã hội. Mỗi người sẽ suy ngẫm hình dung hoặc liên tưởng về các sự việc,
sự kiện nảy sinh những tình cảm ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự
kiện, hiện tượng pháp luật đó. Những tình cảm, ý kiến này bước đầu là riêng tư,
chúng thuộc lĩnh vực ý thức cá nhân. Đây là cơ sở quan trọng đầu tiên để dư luận
xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành, củng cố và phát triển ý thức phát triển cá
nhân, dồng thời ý thức pháp luật của cá nhân lại chi phối nội dung cá phán xét
đánh giá về hiện tượng pháp luật mà các cá nhân đó đưa ra. Tính chất sâu sắc hay
hời hợt trong nội dung các phán xét đánh giá về hiện tượng pháp luật mà các cá
nhân đó đưa ra phụ thuộc chủ yếu vào trình độ hiểu biết của các nhân đó. Chính vì
vậy dư luận xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới ý thức pháp luật cá nhân.
Dư luận xã hội khi đã hình thành, thường tác động vào ý thức con người, trước hết
là ý thức cá nhân, chi phối điều chỉnh ý thức, hành vi của con người phù hợp với ý
chý chung của cộng đồng xã hội. Bằng sự khen hay chê, tán thành hay phản đối, sự
khuyên can kịp thời đối với hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với các lợi ích,
giá trị xã hội, nhất là các nguyên tắc quy dịnh của pháp luật, dư luận xã hội có vai
trò giáo dục cho cá nhân thức đúng đắn về sự đúng-sai, phải-trái, đẹp-xấu, việc nên
làm, điều nên tránh…phù hợp với nguyên tắc yêu cầu của pháp luật hiện hành.
Điều đó thể hiện ở hai phương diện sau:
Một mặt, dư luận của xã hội có sự tác động trực tiếp nhằm phê phán, những
hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hoặc khích lệ, cổ vũ những hành vi phù hợp
với lợi ích chung, biểu dương những tấm gương cao đẹp. Trong cá trường hợp này,
sự tác động của dư luân xã hội tới ý thức pháp luật cá nhân thể hiện ở chỗ các cá
nhân, dựa trên những ý thức, hiểu biết về pháp luật có thể tiếp nhận được, sẽ có
hành vi pháp luật đáp ứng sự đòi hỏi, mong đợi của dư luận xã hội. Cụ thể là, mỗi
cá nhân sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với quy tắc, yêu cầu
của các giá trị, quy phạm pháp luật chung. Mặt khác, dư luận xã hội có tác động

lâu dài đến việc xây dựng nhân cách, ý thức pháp luật cá nhân- tức là tác động đến
quá trình xã hội hóa cá nhân trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Trải qua
một thời gian nhất định tham gia vào các lĩnh vực quan hệ pháp luật, các cá nhân
sẽ tự cảm nhận được điều nên làm và không nên làm, những hành cách xử sự chấp
nhận được trong cuộc sống cộng đồng của họ. Điều đó cho thấy dư luận xã hội có
ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành và và phát triển ý thức pháp luật cá nhân.
Trong ý thức pháp luật cá nhân, tâm lý pháp luật là yếu tố có ý nghĩa rất
quan trọng. Tâm lý pháp luật hình thành tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc, tâm
trạng của các cá nhân đối với pháp luật cũng như các hiện tượng pháp lý xảy ra
trong đời sống xã hội. Tâm lý pháp luật chỉ biểu hiện ở cấp độ nhận thức dựa trên
cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống, kinh nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã
hội. Tâm lý pháp luật cũng như thuộc tâm lý xã hội vốn có của con người là sự
phản ánh trực tiếp các sự kiện, hiện tượng bên ngoài có liên quan đến pháp luật.
Những sự kiện hiện tượng pháp luật đó đồng thời là cũng là đối tượng của phản
ánh dư luận xã hội. Vì vậy dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới tâm lý pháp
luật cá nhân, thể hiện trên các phương diện sau:
Thứ nhất, dư luận xã hội tác động quan trọng tới tình cảm pháp luật cá nhân.
Tình cảm pháp luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, thường được hình thành
tự phát dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp hàng ngày của mỗi con người với
môi trường pháp lý xung quanh. Vì là yếu tố mang tính tự phát, chịu sự chi phối
của phong tục tập quán, kinh nghiệm sống và nếp sống của mổi cái nhân nên tình
cảm pháp luật có thể được bộc lộ dưới dạng các phản ứng tích cực củng như tiêu
cực của mỗi người trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong thực tế. Tình
cảm pháp luật, có thể biểu hiện dưới dạng tích cực, như thái độ công phẫn trước
các hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, yêu công lý, thích sự công bằng, đề
cao trách nhiệm pháp lý… Tình cảm pháp luật cũng có thể biểu hiện dưới dạng
tiêu cực, như cỗ vũ cho hành vi phạm pháp (đua xe trái phép), chống đối người thi
hành công vụ (không chấp hành lệnh kiểm tra của cảnh sát giao thông), làm ngơ
trước người bị hại … Tất cả những biêu hiện đó của tình cảm pháp luật đề là đối
tượng phán xét đánh giá của dư luận xã hội. Trong thực tiễn đời sống pháp luật,

trước diễn biến của một sự kiện hay hiện tượng pháp luật , dự luận xã hội thường
được nảy sinh và biểu liện ở hai xu hướng cơ bản:
Một là, dư luận xã hội khen ngợi, biểu dương tinh thần đấu tranh không khoan
nhựng trước các hành vi vi phạm pháp luật, ủng hộ những việc làm phù hợp với
quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân. Nhân dân ta thường bày tỏ sự xúc động,
cảm phục khi nghe tin về những tấm gương chiến sĩ công an hy sinh anh dũng
trong khi truy bắt tội phạm là ví dụ điển hình trong trường hợp này.
Hai là, dư luận xã hội tường phê phán mạnh mẽ các hành vi sai trái, phạm pháp,
lên án gay gắt các hành vi phạm tội nguy hiểm; đòi hỏi cơ quan chức năng phải
dành cho kẻ phạm tội những hình phạt thích đáng. Về mặt tình cảm, không cái
nhân nào muốn mình trở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội, không ai
muốn hứng chịu sức ép của “búa rìu xã hội”. Do vậy, mỗi cá nhân đều mong
muốn có thể kiểm soát, điều chỉnh tình cảm và hành vi xử sự của mình phù hợp với
ý chí chung của cộng đồng và xã hội. Với ý đó, dự luận xã hội tác động mạnh mẽ
tới tình cảm pháp luật của các cá nhân, góp phần định hướng để hình thành tình
cảm pháp luật tích cực, đúng đắn của mỗi công dân.
Thứ hai, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của cá nhân trước pháp luật. Tâm
trạng của mỗi người trước pháp luật là sự thể hiện trạng thái tâm lý của các cá nhân
trước các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội thường ngày.
Đây là yếu tố rất linh động, dễ thay đỗi của tâm lý pháp luật. Do sự tác động, ảnh
hưởng của các yếu tố như điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày mà tâm
trạng của con người thường được thể hiện ra ở các trạng thái đối lập: hưng phấn -
ức chế, lạc quan – bi quan, hy vọng – thất vọng, quan tâm – thờ ơ, … trước thực
tiễn cuộc sống. Tùy thuộc vào tâm trạng của mỗi người ở những thời điểm khác
nhau. Chẳng hạn đang khi trong tâm trạng hưng phấn, nhiệt tình người ta dễ có
những phản ứng mạnh mẽ, tích cực trước các hành vi vi phạm pháp luật ở nơi công
cộng; còn khi không tin tưởng vào tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật,
người ta thường thờ ơ trước các sự kiện pháp lý những tâm trạng đó được bộc lộ
trong nội dung phán xét, đánh giá của dư luận xã hội và qua đó dư luận xã hội tác
động tới tâm trạng của cá nhân trước pháp luật. Với tư cách là sự thể hiện ý chí

chung của cộng đồng xã hội, dư luận xã hội có thể động viên, khích lệ khơi gợi
niềm tin của các cá nhân – thành viên trong xã hội vào tính công bằng, nghiêm
minh của pháp luật; đưa ra những lời khuyên, tư vấn về cách ứng xử trước một
thực tiễn pháp luật nhất định. Dư luận xã hội có thể tác động làm nảy sinh trong
mỗi cá nhân tâm trạng xúc động trước hành vi thể hiện ý thức tự giác chấp hành
pháp luật. Đây là một biểu hiện cao của lương tâm con người, hướng các cá nhân
tới ý muốn noi theo những người có ý thức tự giác chấp hành các nguyên tác, các
qui định của pháp luậ, tuân theo qui luật hướng thiện. Thông qua việc tạo ra những
“khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mấu hành động” cho các thành viên trong xa hội, dư
luận xã hội hướng các cá nhân theo gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực chấp
hành pháp luật. Như vậy, dư luận xã hội có tác động tích cực tới tâm trạng của các
cá nhân trước pháp luật.
Thứ ba, thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vứng xử của
mình trong phạm vi điều chỉnh các qui phạm pháp luật hiện hành. Tâm trạng pháp
lý pháp luật không chỉ biểu hiện ở tình cảm của pháp luật, tâm trạng của con người
trước pháp luật mà còn được biểu hiện ra ở các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng
xử của mình trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Hành vi pháp luật của con
người chính là sự hiện thân của tình cảm pháp luật và tâm trạng trước pháp luật của
họ. Cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình có thể biểu
hiện dưới dạng cảm xúc như vinh dự, tự hào… Sự phán xét, đánh giá (khen – chê,
biểu dương- lên án ) của dư luận xã hội về hành vi của cá nhân, tham gia định
hướng và điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân. Nói cách khác, dư luận xã hội
là “chuẩn mực”, là “tấm gương” để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó mà điều chỉnh
hành vi ứng xử của bản thân. Sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho các
cá nhân phải luôn xem xét, suy nghĩ, trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào
đó: hành vi đó đúng hay sai? phù hợp hay không phù hợp với các nguyên tắc qui
định của pháp luật hiện hành? … Điều đó cho thấy, dư luận xẫ hội có tác động
quan trọng tới cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình
b. Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật của nhóm xã hội.
Nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định.

Người ta phân chia thành hai loại gồm nhóm xã hội nhỏ và nhóm xã hội lớn. Nhóm
xã hội nhỏ là tập hợp xã hội ít người mà trong đó các thành viên có quan hệ trực
tiếp và tương đối ổn định. Nhóm xã hội lớn là tập hợp các ộng đồng người được
hình thành trên cơ sở các dấu hiệu chung có liên qun đến trước hết là đời sống xã
hội, trên cơ sở một hệ thóng các quan niệm hiện có trong đời sống xã hội. Sự tác
động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của nhóm xã hội mà chúng ta đề
cập ở đây được với ý nghĩa là nhóm xã hội nhỏ.
Ý thức pháp luật xã hội hình thành, phát triển và được thể hiện ra trên nhận
thức, quan điểm, thái độ lập trường, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng
pháp luật của tập hợp người có những nét cơ bản tương đồng về điều kiện sống, lao
động, sinh hoạt, nhu cầu, lợi ích cơ bản. Dư luận xã hội với tư cách là ý chí chung
của các nhóm xã hội và của cộng đồng xã hội, có tác động quan trọng đối với ý
thức pháp luật của nhóm xã hội. Dư luận xã hội được coi là biểu hiện của hành vi
của tập thể. Dưới tác động của các luồng thông tin về sự kiện, hiện tượng pháp luật
xảy ra trong xã hội, các thành viên của nhớm xã hội sẽ cùng được lôi cuốn vào quá
trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm
kiếm thông tin, chia sẻ ý kiến của mình với những người xung quanh. Cơ sở cho
quá trình thảo luận trong nhóm xã hội là lợi ích chung của cả nhóm và hệ thống các
qui luật pháp luật hiện hành đang chi phối các khuôn mẫu tư duy và khuôn mẫu
hành động của các thành viên trong nhóm. Qua đó, nhóm xã hội cùng đi tới những
thái độ, tình cảm và ý kiến chung trước cá sự kiện, hiện tượng pháp luật trong nội ộ
nhóm xã hội đưa tới kết quả là nhận thức, tình cảm pháp luật, thái độ đối với pháp
luật của nhóm.
Trong phạm vi nhóm xã hội, dư luận xã hội không phải là ý kiến, đánh giá,
nhận xét, của nhiều thành viên trong nhóm xã hội, là sự phát ngôn chung của họ về
một sự kiện, hiện tượng pháp luật nhất định. Từ sự phán xét, đánh giá chung đó,
nhóm xã hội bày tỏ nhận thức, tình cảm pháp luật, đi tới hành động thống nhất, nêu
lên những kiến nghị của họ trướ thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội. Tức là, dư
luận xã hội tác động tới sự hình thành, củng cố và phát triển ý thức pháp luật của
xã hội.

c. Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật xã hội.
Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát triển
của hệ thống quan điểm, tư tưởng pháp luật. Với tư cách là một hiện tượng xã hội,
dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng
pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội. Sự trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong
xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là họ đạt tới sụ thống nhất
trong cá phán xét đánh giá về sự vật, sự kiện pháp luật. Ban đầu, “chuẩn mực
chung” chi phối quá trình thảo luận, bàn bạc giữa họ là những thông tin, kiến thức,
hiểu biết về pháp luật mà mỗi mà mỗi thành viên, mỗi nhóm xã hội có được từ
những nguồn khác nhau, chủ yếu lafg những khái niệm mang tính cơ sở, mang tính
kinh nghiệm. Các ý kiến bước đầu đưa ra có thể khác nhau về nhận thức tình cảm,
nhận thức pháp luật của mỗi thành viên xã hội cũng khác nhau. Dần dần, các cuộc
thảo luận đi vào chiều sâu, nội dung cá đánh giá phán xét của dư luận xã hội tập
trung vào những vấn đề trọng tâm, đưa ra được những nhận định phản ánh đúng
đắn bản chất của các sự kiện, hiện tượng pháp luật. Khi đã hình thành dư luận xã
hội biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số người trong
cộng đồng xã hội trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội, thể hiện trình độ
nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề có tính bản chất của pháp luật và
hiện tượng pháp luật. Như vậy trên cơ sở sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện
tượng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm hình thành trong
nhận thức của mọi người ban đầu là những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài,
ngẫu nhiên; dần dần đi đến những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất cá hiện
tượng pháp lý. Từ đó hình thành nên các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh
những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luạt một cách sâu
sắc, có tính hệ thống trong xã hội.
Đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là tính lan truyền. Sự tác động của dư luận
xã hội đối với ý thức pháp luạt còn thể hiện ở chỗ, dư luận xã hội tham gia vào phổ
biến, lan truyền trong các tầng lớp xã hội các giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan
điểm pháp luật tiến bộ nhân văn. Dư luận xã hội bảo vệ các quyền lợi các giá trị hổ
biến của xã hội cũng như các giá trị, lợi ích cá nhân chính đáng của con người. Mỗi

khi lợi ích, giá trị xã hội bị xâm hại thì lập tức dư luận xã hộ xuất hiện với thái độ
lên án gay gắt. Điều đó cho thấy dư luận xã hội có tác dụng củng cố, bảo vệ tính
dân chủ, khoa học và tính xã hội của ý thức pháp luật. Dư luận xã hội là sản phẩm
của quá trình giao tiếp xã hội. Chính trong quá trình đó mà ý thức pháp luật xã hội
được hình thành và phát triển; những quan điểm khoa học về pháp luật được thừ
nhận và thình hành trong xã hội.
Như vậy là, dưới ảnh hưởng nhất định của dư luận xã hội mà những tư tưởng, quna
điểm khoa học về pháp luật và những vấn đề cơ bản nhất của đời sống pháp luật
từng bước được thẩm thấu trong tùng nhận thức pháp luật của mỗi người, đươkc
khái quát ở trình đội cao và mang tính hệ thống chặt chẽ; trở thành giá trị, chuẩn
mực chung cho toàn xã hội. Điều đó nói lên sự tác động rất quan trọng của dư luận
xã hội đối với ý thức pháp luật.
III. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI DƯ LUẬN XÃ
HỘI.
Sự tác động của ý thức pháp luật đối với dư luận xã hội là sự tác động qua lại
lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Ý thức pháp luật không chỉ chịu sự tác động của dư
luận xã hội, mà nó còn có sự tác động trở lại đối với dư luận xã hội.
nhất, ý thức pháp luật là cơ sở , tiền đề cho sự hình thành thái độ, tình cảm,
niềm tin đối với pháp luật của công chúng – điều kiện tiên quyết cho sự hình thành
và phát triển dư luận xã hội về các vấn đề pháp luật.
Trong đời sống xã hội thường ngày, cùng với sự kiện, hiện tượng xã hội
khác như kinh tế, chính trị văn hóa, giáo dục các sự kiện pháp lý luôn là “tiêu
điểm” thu hút sự quan tâm, chú ý của công chúng, nhất là những sự kiện pháp lý
liên quân thiết thực đến lợi ích chung của họ. Dư luận xẫ hooij về các vấn đề pháp
luật thể hiện ý kiến, thái độ của con người trước một thực tiễn pháp luật nhất định.
Thái độ tích cực hay tiêu cực, ý kiến đó dung hay sai- điều đó phụ thuộc vào tình
cảm, thái độ niềm tin của công chúng đối với pháp luật. Tình cảm, thái độ, niềm tin
đối với pháp luật là những thành tố quan trọng của ý thức pháp luật nói chung.Tình
cảm pháp luật mang tính tích cực như yêu công lý, thích sự công bằng v.v…chỉ có
thể có được ở công chúng khi nó dự trên nền tảng ý thức pháp luật xã hội ở trình

độ caovaf khi đó cá sụ kiện, hiện tượng pháp lý mới được phản ánh một cách chân
thực, khách quan. Ngược lại nếu ý thức pháp luật ở trình độ thấp thì khi đó dẽ dàng
dẫn đến dư luận xã hội phản ánh sai sự thật, phát sinh tin đồn thất thiệt.
Thứ hai, ý thức pháp luật cung cấp, bổ sung những tri thức, hiểu biết pháp
luật cho các cá nhân, nhóm xã hội; từ đó tạo ra “khuôn mấu tư duy”cho sự phán
xét đánh giá của dư luận xã hội về cá sự kiện hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời
sống xã hội.
Trong hoạt động sống, lao động, giao tiếp hằng ngày con người luôn bắt gặp
và phải đối phó với rất nhiều tình nhuống xảy ra. Muốn nắm bắt, dối phó nhanh thì
phải nhận thức và hiểu được các tình huống. Khuôn mẫu tư duy giúp con người
nhanh chóng nắm bắt tình huống, không phải chỉ tiêu tốn nhiều trí lực cho việc tìm
hiểu bối cảnh. Khi các tình huống diễn ra trong đời sống xã hội là nững sự kiện,
hiện tượng pháp lý thì cần phải có tri thức, hiểu biết pháp luật. Tính chất đúng sai,
mức độ sâu sắc hay hời hợt, khuynh hướng tán thành hay phản đối nội dung phản
ánh của dư luận xã hội về các vấn đề pháp lý cũng phụ thuộc vào trình độ tri thức,
hiểu biết pháp luật của công chúng. Mà tri thức, hiểu biết pháp luật của con người
lại phụ thuộc vào ý thức pháp luật của họ ở trình độ cao hay thấp; bởi vì tri thức,
hiểu biết pháp luật vừa là nội dung, vừa là thước do trình độ ý thức của con người.
Ý thức pháp luật là biểu hiện khả năng nhận thức của con người trong lĩnh vực
pháp luật. Nếu ý thức pháp luật là tích cực, nó trở thành điều kiện trực tiếp quan
trọng để xây dựng và hoàn thiện pháp luật; nghĩa là, những người có trách nhiệm
sạo thảo, xây dựng và ban hành phâp luật có ý thức pháp luật tốt, có trình độ hiểu
biết pháp luật cao; cũng như là cá công dân khác khi tham gia thảo luận, đóng góp
vào việc xây dựng và ban hành pháp luật có ý thức pháp luật tốt thì họ sẽ là những
người góp phần tạo ra những văn bản pháp luật có giá trị cao. Ngược lại, nếu ý
thức pháp luật ở trình độ thấp thì khó có thể xây dựng được những văn bản pháp
luật phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội. Rõ ràng là, ý thức pháp luật cung
cấp, bổ sung những tri thức, hiểu biết pháp luật cần thiết cho các cá nhân các nhóm
xã hội; giúp họ có căn cứ pháp lý để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề pháp luật diễn
ra trong xã hội. Thông qua đó, ý thức pháp luật tạo ra khuôn mẫu tư duy cho sự

phán xét đánh giá của dư luận xã hội. Khi đã có khuôn mẫu tư duy là những tri
thức, hiểu biết đúng đắn vè pháp luật, dư luận xã hội sẽ tự khắc nảy sinh khi gặp
các sự kiện, hiện tượng pháp lý tương ứng. Chẳng hạn, các khuôn mẫu tư duy, như
“mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, “công dân có nghĩa vụ tuân theo
hiến pháp vè pháp luật”…. là những qui định ngắn gọn, dễ hiểu trong Hiến Pháp
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992. Những khuôn mẫu tư duy
này được các tầng lớp nhân dân tiếp nhận, tích lũy từ các kênh thông tin khác
nhau, trở thành ý thức pháp luật và thường trực trong ý thức pháp luật của họ. Tóm
lại sự tồn tại của những khuôn mấu tư duy là hết sức cần thiết, là nền tảng cho sụ
phán xét, đánh giá của cá dư luận xã hội về các hiện tượng pháp lý diễn ra trong
thực tiễn xã hội.
Thứ ba, ý thức pháp luật xã hội là nhân tố định hướng hành vi pháp luật
hợp pháp cho các chủ thể của dư luận xã hội.
Chủ thể của dư luận xã hội chính là các cộng đồng người mang dư luận xã
hội, bao gồm các nhóm xã hội, các tập thể, các giai cấp, tầng lớp xã hội . Không có
dư luận xã hội nào của từng cá nhân đơn lẻ, mỗi cá nhân chỉ tham gia vào chủ thể
của dư luận xã hội với tư cách là thành viên của nhóm xã hội, của cộng đồng hay
của xã hội nói chung. Chính vì vậy dư luận xã hội được coi là biểu hiện của hành
vi tập thể, thể hiện quan điểm, ý chung của nhiều người. Hành vi là những cách
phản ứng, cách ứng xử. Cũng như hành vi của cá nhân, hành vi tập thể diễn ra
trong môi trường điều chỉnh pháp luật, cho nên nó là hành vi pháp luật. Khác với ý
thức pháp luật của mối cá nhân và ý thức pháp luật nhóm, ý thức xã hội mang tính
khái quát ở trình độ cao và hệ thống chặt chẽ. Hệ thống quan điểm, tư tưởng của ý
thức pháp luật xã hội giữ vai trò quyết dối với tính đúng đắn, khoa học trong nội
dung các phán xét đánh giá của dư luận xã hội về các vến đề pháp luật; từ đó, ý
thức pháp luật xã hội là nhân tố định hướng cho hành vi pháp luật hợp pháp cho
chủ thể của các dư luận xã hội. Xã hội càng phát triển thì pháp luạt càng có vai trò
quan trọng trong đời sống xã hội, do đó ý thức pháp luật của con người phải càng
cao. Nhà nước quản lý xã pháp luật đã dần dần trở thành nguyên tắc hoạt động của
các nhà nước. Nguyên tắc đó đòi hỏi nhà nước phải chú trọng đên việc hoàn thiện

hẹ thống pháp luật. Ngoài ra, việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội
ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân, nâng cao trình dộ nhận thức pháp
luật và ý thức pháp luật của họ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện
pháp luật. Ý thức pháp luật còn có vai trò quan trọng đối với việc áp dụng pháp
luật trong trường hợp các qui phạm pháp luật hienj hành đã lạc hậu, lỗi thời, không
còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống nữa, hoặc trong những trường hợp pháp luật
không trực tiếp đề cập đến. Trong các trường hợp này, chủ thể áp dụng pháp luật
phải có bản lĩnh chính trị tốt, có ý thức pháp luật cao để tạo ra khả năng giải quyết
đúng đắn các vụ việc trên cơ sở vận dụng các qui định mà pháp luật cho phép.
KẾT BÀI
Như vậy, sự tác động qua lại giữa dư luận xã hội và ý thức pháp luật là sự
tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Với những ảnh hưởng nhất định của
dư luận xã hội, mà những tư tưởng, quan điểm khao học về pháp luật và những vấn
đề cơ bản nhất của đời sống pháp luật từng bước được thẩm thấu vào trong nhận
thức pháp luật của mỗi người, được khái quát ở trình độ cao và mang tính hệ thống
chặt chẽ; trở thành giá trị, chuẩn mực chung cho toàn xã hội. Ngược lại, ý thức
pháp luật lại là cơ sở tiền đề cho sự hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin đối với
pháp luật của công chúng- điều kiện tiên quyết cho sự hình thành và phát triển dư
luận xã hội vè các vấn đề pháp luật; cung cấp những tri thức, hiểu biết pháp luật
cho các cá nhân, các nhóm xã hội, từ đó tạo “khuôn mẫu tư duy” cho sự phán xét
dánh giá của dư luận xã hội; định hướng các hành vi pháp luật hợp pháp cho các
chủ thể của dư luận xã hội

×