Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Những thất bại của thị trường và vai trò của Chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.94 KB, 25 trang )

I. MỞ ĐẦU
Không có sự bóp méo nào thì cân bằng cạnh tranh là hiệu quả. Chúng ta sử
dụng thuật ngữ thất bại của thị trường để chỉ tất cả các tình huống trong đó cân
bằng cạnh tranh là không hiệu quả. Khi đó những bóp méo ngăn cản “ bàn tay vô
hình” phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả.
Vậy thất bại thị trường là gì, nguyên nhân và vai trò của Chính phủ trong
việc khắc phục những thất bại thị trường như thế nào?
Để trả lời được những câu trả lời trên, tôi tiến hành tìm hiểu những nguồn
gốc có thể của những bóp méo dẫn đến thất bại của thị trườn qua đề tài: “Những
thất bại của thị trường và vai trò của Chính phủ”.
II. NỘI DUNG
2.1 Những hiểu biết chung về thất bại thị trường
Trong điều kiện tất cả các thị trường trong nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo
thì điểm cân bằng của nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền
kinh tế sẽ đạt hiệu quả Pareto (hiệu quả phân bổ nguồn lực). Tại đó, lợi ích cận biên
mà người tiêu dùng nhận được đúng bằng chi phí cận biên mà người sản xuất bỏ ra
để có sản phẩm đó (MU=MC). Nhưng trên thực tế, nền kinh tế thị trường chưa phải
là nền kinh tế hoàn hảo tối ưu mà chính trong lòng nó cũng vốn có những mặt trái,
những thất bại mà con người không mong muốn. Đây chính là cơ sở để chính phủ
can thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy tính ưu việt và mặt trái của nó.
Những thất bại của thị trường là tình huống trong đó điểm cân bằng trong các thị
trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bố có hiệu quả, tức là ngăn cản
bàn tay vô hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả. Nói cách khác, thất bại của thị
trường là những trường hợp trong đó thị trường tự do cạnh tranh không thể sản xuất
ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn.
2.2 Nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường
Các thị trường cạnh tranh tự do thất bại vì bốn lý do: sức mạnh thị trường, thông
tin không hoàn hảo, các ngoại ứng và thiếu hụt hàng hóa công cộng.
Sức mạnh thị trường: là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng của một cá nhân (hay
nhóm người) trong việc gây ảnh hưởng quá mạnh lên giá thị trường. Ví dụ, chúng
ta giả định tất cả mọi người trong một thị trấn đều cần nước, nhưng lại chỉ có một


cái giếng. Người chủ giếng có sức mạnh thị trường - tức nắm được vai trò độc
quyền trong việc bán nước. Người chủ giếng không phải tuân theo sự cạnh tranh
khốc liệt mà nhờ nó bàn tay vô hình kiểm soát được lợi ích cá nhân.
Ảnh hưởng bên ngoài - các ngoại ứng: là tác động do hành vi của một người tạo ra
đối với phúc lợi của người ngoài cuộc. Ví dụ kinh điển về ngoại ứng tiêu cực (hay
chi phí ngoại ứng) là ôi nhiễm. Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ
chi phí cho khí thải của nó, thì có thể nó sẽ thải ra rất nhiều khí thải. Trong trường
hợp, này chính phủ có thể làm tăng phúc lợi kinh tế nhờ các quy định về môi
trường. Ví dụ, kinh điển về ngoại ứng tích cực (hay ích lợi ngoại ứng) là phát kiến
khoa học. Khi đi đến một phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn lực
có giá trị mà mọi người có thể sử dụng. Trong trường hợp này, chính phủ có thể
tăng phúc lợi kinh tế bằng cách trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Thiếu hụt hàng hóa công cộng: hàng hóa công cộng là hàng hóa không loại trừ,
không cạnh tranh vừa là hàng hóa mà mọi người đều có quyền hưởng thụ, quyền
sử dụng. Chúng cung cấp cho người ta những lợi ích với một chi phí cận biên bằng
không. Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được tự do hưởng
thụ mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Đứng trên giác độ kinh tế vì mục tiêu
lợi nhuận các cá nhân không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa công cộng
(vốn đầu tư rất lớn, lợi nhuận rất thấp hoặc không có lợi nhuận). Do đó, nền kinh tế
luôn thiếu hụt hàng hóa công cộng.
Thông tin không hoàn hảo (thông tin không đối xứng): là tình huống trong đó
người sản xuất, người tiêu dùng không có đủ thông tin về sản xuất, tiêu dùng hoặc
tham gia vào công việc nào đó làm giảm tính hiệu quả của thị trường.
2.3. Phân tích những thất bại của thị trường
2.3.1. Thông tin không hoàn hảo (incomplete information)
Nếu người tiêu dùng không có thông tin chính xác về giá thị trường hoặc chất
lượng sản phẩm thì hệ thống thị trường sẽ hoạt động không có hiệu quả. Việc thiếu
thông tin có thể làm cho người sản xuất cung cấp quá nhiều một vài loại sản phẩm
và quá ít các sản phẩm khác. Hoặc cũng do thiếu thông tin, một số người tiêu dùng
có thể không mua sản phẩm mặc dù họ sẽ được lợi nếu mua hàng hóa đó, khi đó

một số người tiêu dùng khác lại mua sản phẩm khiến họ bị thiệt. Ví dụ, trong thị
trường y tế, bác sỹ (người bán) thường có nhiều thông tin về bệnh tật, thuốc men
hơn người bệnh (ngươi mua). Chính vì điều này, một số bác sỹ thường lợi dụng sự
am hiểu thông tin không đầy đủ của bệnh nhân để mưu lợi cá nhân. Đây chính là
loại thất bại thị trường do thiếu thông tin, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhận xét tình hình buôn lậu và
gian lận thương mại trong năm đầu tiên khi VN gia nhập WTO rất phức tạp. Các
hình thức gian lận khi tạm nhập tái xuất với mặt hàng ô tô, gian lận xuất xứ hàng
hóa để được hưởng ưu đãi từ các nước ASEAN diễn ra phổ biến. Cùng đó, đã xuất
hiện các phương thức hoàn thiện hàng giả tại Hà Nội, TPHCM đưa đi các tỉnh tiêu
thụ như: kính mắt, giày, quần áo, rượu ngoại, sữa bột, mỹ phẩm. Đáng nói là phát
hiện ngày càng nhiều mặt hàng nhập lậu có giá trị cao qua đường hàng không như:
vàng, ngoại tệ, kim loại quý, tân dược, ma túy, mỹ phẩm, linh kiện điện tử cao cấp,
máy tính xách tay... Tinh vi hơn là một số doanh nghiệp nhập khẩu phần mềm khai
báo giá nhập khẩu với giá trị rất lớn, có dấu hiệu để chuyển tiền ra nước ngoài.
Chẳng hạn như các trường hợp, 4,6 tấn gà nhập lậu nguồn gốc không rõ ràng, có
nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm cao đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ và tiêu
hủy tại huyện Văn Lãng (Lạng Sơn). Tháng 8-2008, giá cả thị trường có chiều
hướng ổn định hơn. Cụ thể giá xăng dầu giảm nhẹ, xăng không chì và dầu hỏa giảm
1.000 đồng/lít, vàng SJC giảm 211.000 đồng/chỉ, đô la Mỹ giảm 150VNĐ/USD,
giá gas các loại giảm từ 4.000 đồng/bình. Tuy nhiên thực tế thị trường vẫn tồn tại
nhiều bất cập. Một số doanh nghiệp, cá nhân đã lợi dụng chính sách tạo thuận lợi
khi tiến hành thủ tục hải quan để xuất nhập khẩu hàng cấm, hàng giả, lợi dụng
chính sách quà tặng để nhập khẩu tân dược trái quy định. Không chỉ gian lận trong
kinh doanh xăng dầu, giả mạo các nhãn hiệu phân bón mà tình hình hàng giả, hàng
kém chất lượng đã xảy ra trên diện rộng như: rượu, sữa, thuốc tây, thuốc lá, điện
thoại di động, gas, xi măng... Nguy hại hơn khi tình trạng sử dụng hàn the - một
chất hóa học độc hại để pha chế trong thực phẩm vẫn còn tiếp diễn, bánh Trung thu
được sản xuất ở nhiều nơi bất chấp vệ sinh an toàn thực phẩm. Biến động nổi bật
nhất là tình trạng bán trái giá xăng và ngừng bán sau khi giá xăng đã giảm.

2.3.2. Độc quyền và thị trường (Monopoly)
Độc quyền có thể dẫn đến phân bổ không hiệu quả các nguồn lực vì họ có thể
khuyến khích các nhà cung cấp để tính phí với giá cao bất thường và sản xuất
quá ít, do đó làm giảm phúc lợi xã hội tổng thể. Họ cũng có tác dụng quan trọng
phân phối, dẫn đến sự phân phối lại lợi ích từ việc trao đổi từ người tiêu dùng để
doanh nghiệp độc quyền. Nếu độc quyền vẫn tiếp tục tồn tại trong dài hạn, sau đó
nó có thể đẩy lùi bất kỳ ưu đãi cho nhà cung cấp để đổi mới và giảm chi phí
Nguyên nhân quan trọng khác của thất bại thị trường bao gồm sự vắng mặt của
thông tin cần thiết để làm cho sự lựa chọn hợp lý hoặc phối hợp các hoạt động của
các tác nhân kinh tế khác nhau, sự tồn tại của sự không chắc chắn, tình trạng
bất động của các yếu tố sản xuất, và sở thích của người tiêu dùng không thích
hợp. Chúng tôi đã nhìn thấy rằng lạm dụng quyền lực thị trường độc quyền hoặc
oligopolies có thể dẫn đến giá cao hơn và sản xuất thấp hơn mức mong muốn xã
hội. Sự khác biệt trong sức mạnh thị trường thực hiện bởi các tác nhân kinh tế khác
nhau cũng có thể dẫn đến một mức độ không mong muốn của bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập và của cải.
Sen là mô hình thu hút sự chú ý đến tính chất conflictive của thị trường chứ không
phải là khía cạnh hài hòa của họ. Theo Sen, phân phối lợi nhuận tích luỹ từ một
cuộc trao đổi giữa các bên tham gia giao dịch phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế
tương đối của các bên giao dịch. Kể từ khi tình hình thị trường được kèm theo sự
mất cân bằng trong sức mạnh kinh tế, phân phối lợi ích thu được từ trao đổi kết quả
cũng không đồng đều, thường dẫn đến sự bất bình đẳng thu nhập cao tại các nền
kinh tế thị trường. Bất bình đẳng này có thể được làm giảm phần nào bởi những
hành động tái phân phối của nhà nước phúc lợi. Tất nhiên khác nhau đối với
extensiveness của nhà nước phúc lợi, và hầu hết các nước đang phát triển có quy
định phúc lợi nhà nước rất hạn chế.
Nếu bạn so sánh mô hình của Sen và mô hình của Schumpeter. Schumpeter nhấn
mạnh tính chất năng động của cạnh tranh, và cảm thấy rằng sự cạnh tranh trên sự
đổi mới trong các sản phẩm và quy trình là quan trọng hơn cạnh tranh về giá thuần
túy trong ngắn hạn, Đối với ông, chi phí được giảm tiến bộ trong công nghệ và

thông qua các nền kinh tế của quy mô đạt được của các công ty thành công. Các
công ty không thể theo kịp trong cuộc đua này đổi mới đi phá sản: ông gọi là quá
trình này “hủy diệt sáng tạo”.
Trên thị trường hiện nay có ba hình thức trong mối quan hệ hệ giữa các công ty với
nhau thể hiện hành vi độc quyền, hành động của một công ty hoặc sự kết hợp
về cấu trúc giữa các công ty độc lập. Ba hình thức này là:các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, độc quyền, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh và sáp nhập.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho phép các nhóm công ty hoạt động cùng
nhau nhằm đạt được lợi ích trong vị trí độc quyến, tăng giá ,hạn chế sản phẩm
và ngăn cản sự xâm nhập mới vào thị trường hoặc các hoạt động phát triển (thường
công nghệ hoặc kỹ thuật). Những thỏa thuận nguy hiểm nhất là các thỏa thuận ngăn
cản sự ganh đua về các động lực cơ bản của cạnh tranh trên thị trường là giá
cả sản phẩm.Tùy theo từng hoàn cảnh, các thỏa thuận về sản phẩm kết hợp chẳng
hạn như yêu cầu các nhà phân phối đảm nhận tất cả các khâu hoặc trói buộc các sản
phẩm khác nhau lại (chẳng hạn như yêu cầu bán kèm hoặc mua kèm một sản phậm
với một sản phẩm được thị trường ưa chuộng), có thể hoặc tạo điều kiện hoặc hạn
chế giới thiệu sản phẩm mới. Quyền kinh doanh thường bao gồm một tập hợp các
thỏa thuận với các yếu tố cạnh tranh quan trọng. Một thỏa thuận về sử dụng quyền
kinh doanh có thể bao gồm các điều khoản về cạnh tranh trong cùng môi trường địa
lý, về việc liên hệ với nguồn cung và về các quyền đối với sở hữu trí tuệ chẳng
hạn thương hiệu (ví dụ như kinh doanh dưới thương hiệu nào đó phải đảm bảo
thống nhất về cách thức trang trí cửa hàng hay sử dụng cùng một nhà cung cấp dịch
vụ). Lạm dụng vị trí độc quyền đích thực do không phải đối mặt với cạnh tranh hay
đe dọa canh tranh sẽ đưa mức giá cao hơn và sản xuất ít hơn hoặc sản phẩm kém
chất lượng hơn. Công ty này cũng có thể ít giới thiệu các sản phẩm phát triển hay
các phương pháp cải tiến chất lượng. Thứ ba là “sáp nhập” hay “tập trung kinh tế”
bao gồm các loại hợp nhất về cấu trúc chẳng hạn như cổ phần hoặc tài sản, công ty
liên doanh, cùng nắm giữ cổ phần hoặc ban quản trị phối hợp (cùng tham gia trong
vấn đề điều hành công ty) Việc sáp nhập tại các thị trường có độ tập trung bất
thường hoặc việc sáp nhập tạo ra các công ty có thị phần cao bất thường được coi là

có nhiều khả năng ảnh hưởng tới cạnh tranh.
2.3.2. Các yếu tố ngoại ứng (Externalities)
Các thị trường sẽ không dẫn đến hiệu quả xã hội nếu các hành động của các nhà
sản xuất hoặc người tiêu dùng ảnh hưởng đến người khác hơn bản thân họ. Những
ảnh hưởng trên người khác được biết như là yếu tố ngoại ứng: là các tác dụng phụ,
tác dụng của bên thứ ba, sản xuất, tiêu thụ. Yếu tố bên ngoài có thể được mong
muốn hoặc không mong muốn.
- Ngoại ứng tiêu cực
Xảy ra khi hoạt động của một bên áp đặt chi phí hoặc tổn thất cho bên khác
mà không được tính đến trong chi phí sản xuất của bên gây ra ngoại ứng. Ví dụ, khi
một công ty mỳ chính thải hóa chất ra một dòng sông mà không phải chịu một chi
phí nào mặc dù gây tổn thất cho cộng đồng nuôi cá trên sông. Điều này gây ra tính
phi hiệu quả trong sản xuất mỳ chính. Giá bán mỳ chính (=chi phí biên của việc sản
xuất mỳ chính) thấp hơn khi chi phí sản xuất bao hàm cả chi phi ôi nhiễm. Vậy là
ngoại ứng tiêu cực gây ra chi phí ngoài, trong khi giá cả thị trường không phản ánh
được tất cả các chi phí sản xuất ra nó dẫn đến thất bại thị trường.
Lợi ích dòng xã hội đạt tối đa tại mức hoạt động tối ưu xã hội Q
*
. Tuy nhiên, ở thị
trường, các cá nhân sẽ tối đa hóa lợi nhuận của họ ở mức hoạt động tối ưu cá nhân
là Q1. Do chi phí cận biên của cá nhân (MPC) nhỏ hơn chi phí cận biên xã hội
(MSC) nên Q1>Q
*
do việc định giá sản phẩm không chính xác, giá thị trường phản
ánh MPC nhưng không phản ánh MSC tức giá thị trường là thấp. Như vậy, ngoại
ứng tiêu cực đã làm cho chi phí xã hội của ngành cao hơn chi phí cá nhân dẫn đến
sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tối ưu. Sự thất bại của thị trường thể hiện ở
chỗ giá cả thị trường chỉ phản ánh chi phí biên cá nhân, nhưng không phản ánh
được chi phí biên xã hội và sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tối ưu xã hội.
- Ngoại ứng tích cực

Khi hoạt động của một bên mang lại lợi ích cho bên khác mà không được tính đến
trong chi phí sản xuất của bên gây ra ngoại ứng. Ví dụ, Trồng rừng tạo ra ngoại ứng
tích cực là bảo vệ đất, làm sạch môi trường không khí, tạo cảnh quan. Như vậy,
ngoại ứng tích cực là sự ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra bên trong một hệ
mang lại phúc lợi cho các yếu tố bên ngoài hệ đó. Bên cạnh chi phí ngoài gây nên
cho hệ môi trường không được cá nhân tính toán để xác định sản lượng tối ưu là
nguyên nhân gây nên sự thất bại của thị trường ở ví dụ trên những ngoại ứng tích
cực đã tạo nên những lợi ích ngoài cũng không được phản ánh vào lợi ích xã hội.
Ngoại ứng tích cực cũng đã tạo nên sự thất bại trên thị trường. Nó làm cho sản
lượng thực tế thấp hơn sản lượng hiệu quả xã hội (Q1<Q
*
)
Ở Việt Nam thực trạng hiện tại là ít có doanh nghiệp có trách nhiệm về môi
trường và lợi ích xã hội trong chính sách và tôn chỉ của doanh nghiệp. Sự xuất hiện
của những “làng ung thư”. Liên tục trong thời gian gần đây cho thấy, cái giá phải
trả cho ô nhiễm môi trường là quá đắt. Đứng đầu là ô nhiễm môi trường nước do
các doanh nghiệp sản xuất đã thải chất thải không được xử lý tiêu chuẩn. Theo ông
Trần Hồng Hà, Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường-Bộ TN&MT, cho biết tính đến
tháng 6/2006, Việt Nam co 134 khu Công Nghiệp, khu chế xuất, trong đó chỉ có 33
khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung. Các khu Công Nghiệp chế xuất
này thải ra hàng triệu tấn rác thải mỗi năm, trong đó có hàng vạn tấn chất thải nguy
hại
2.3.4. Hàng hóa công cộng (Public Goods)
Hàng hóa công cộng chính là trường hợp có tác động ngoại ứng mạnh tích cực
hoàn toàn có lợi ích. Ví dụ, sự nghiệp an ninh quốc phòng nếu quân đội và cảnh sát
làm tốt công tác này thì mọi công dân đều được hưởng bình yên.
Hàng hóa công cộng không có chủ sở hữu riêng, mọi người đều có quyền tiêu dùng
hàng hóa đó. Loại hàng hóa này mang hai đặc tính chủ yếu là không có tính loại trừ
và không có tính cạnh tranh.
- Hàng hóa không mang tính loại trừ: không thể loại trừ khỏi việc tiêu dùng nó. Do

đó rất khó hoặc không thể thu tiền mọi người về việc sử dụng hay hưởng thụ hàng
hóa này nói cách khác không thể đòi người ta trả giá trực tiếp cho việc sử dụng.
- Hàng hóa không mang tính cạnh tranh: một mức sản lượng đã cho có chi phí cận
biên bằng không (MC=0) khi cung cấp thêm hàng hóa đó cho một người tiêu dùng
bổ sung. Hàng hóa không mang tính cạnh tranh có thể được cung cấp cho mọi
người mà không ảnh hưởng đến cơ hội tiêu dùng chúng của bất cứ ai. Ví dụ pháo
hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó.
Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu
ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính
chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc
tiêu dùng hàng hóa công cộng.
Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên
như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh...Các hàng hóa đó có chi phí
biênđể phục vụ thêm một người sử dụng bằng không, ví dụ đài phát thanh một khi
đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số
luôn tăng. Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt
chẽ hai tính chất đó ví dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì
đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến
khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau. Đó là những hàng hóa công
cộng có thể tắc nghẽn. Một số hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể định
giá thì gọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá. Ví dụ đường cao tốc,
cầu...có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm tránh
tắc nghẽn
Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được tự do hưởng thụ mà không phải
trả bất kỳ một khoản phí nào. Ở đây xuất hiện “kẻ ăn không” - là người tiêu dùng
hàng hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng rất tốn kém nhưng không trả tiền. Vì mục
tiêu lợi nhuận các nhà kinh tế không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa công
cộng dẫn đến tình trạng luôn có sự thiếu hụt hàng hóa công cộng. Đây được xem
như một dạng thất bại của nền kinh tế thị trường.
4. Các biện pháp của chính phủ Việt Nam nhằm khắc phục những thất bại

của thị trường.
1. Đối với thất bại độc quyền và sức mạnh thị trường
Chính phủ có thể sử dụng luật chống độc quyền hoặc luật cạnh tranh để loại bỏ
sức mạnh thị trường của các hãng độc quyền. Tuy nhiên với trường hợp độc quyền
tự nhiên-độc quyền đạt được do giảm phí theo quy mô, Chính phủ phải dùng đến
biện pháp điều tiết để giảm giá bán và tăng sản lượng.
- Điều tiết giá cả: Mục tiêu của nó là giảm giá bán sản phẩm của hãng độc quyền,
Chính phủ phải lựa chọn một trong ba mục tiêu sau:
+ Hiệu quả giá cả đạt được khi giá cả phản ánh chi phí biên, tức là đặt giá trần
P
B
=MC. Nhưng mức sản lượng thu được nhà độc quyền thua lỗ, Chính phủ phải bù
lỗ.
+ Hiệu quả sản xuất đạt được khi giá cả phản ánh tổng chi phí bình quân tối thiểu
(ATC
min
). Điều này là phi thực tế
+ Sự công bằng đạt được khi giá cả phản ánh tổng chi phí bình quân (P
c
=ATC).
Khi đó hãng độc quyền chỉ thu được một khoản lợi nhuận bình thường nên không
có động lực thúc đẩy kinh doanh.
- Điều tiết sản lượng: Chính phủ quy định mức sản lượng tối thiểu mà hãng độc
quyền phải sản xuất
Các hình thức hợp tác giữa các công ty hoặc của một công ty đơn lẻ nhằm tối đa
hóa lợi nhuận trên thị trường đang diễn ra ngày càng nhiều. Đó cũng là lý do luật
cạnh tranh đang được thông qua ngày càng nhiều trên thế giới với xu hướng ngày
càng trừng phạt nặng hơn đối với các hành vi có hại cho cạnh tranh, làm giảm
sự năng động của thị trường và làm méo mó quan hệ cung cầu.Và 1/7/2005 theo
tờ trình của Chính phủ, sự cần thiết tạo công cụ pháp lý hạn chế cạnh tranh không

×